Xem mẫu

  1. 316 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP VAI TRÒ CỦA ĐÄO ĐỨC KINH DOANH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP Ở HÂI PHÒNG HIỆN NAY PGS. TS. Trần Đăng Sinh - TS. Cao Thị Sính Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt: Đạo đức kinh doanh ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp lớn trên thế giới lại luôn quan tâm đến việc xây dựng các chương trình đạo đức cho doanh nghiệp. Hải Phòng có tổng số 43.420 doanh nghiệp, chiếm khoảng 6,1% số doanh nghiệp trong cả nước. Các doanh nghiệp đóng góp trên 16.000 tỷ đồng, chiếm gần 73% tổng thu ngân sách của Hải Phòng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn chung các doanh nghiệp ở Hải Phòng còn nhiều bất cập, yếu kém. Giải pháp vừa mang tính cần thiết, cấp bách vừa có tính lâu dài, thường xuyên, đó là phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp ở Hải Phòng. Có như vậy, các doanh nghiệp ở Hải Phòng mới xây dựng, phát triển và khẳng định được thương hiệu của mình và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới. Bài viết này, bên cạnh việc làm rõ một số vấn đề cơ bản về đạo đức, đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp ở Hải Phòng, chúng tôi tập trung phân tích vai trò của đạo đức kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp ở Hải Phòng hiện nay trên một số khía cạnh chủ yếu. Từ khóa: Doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân, Đao đức, Đạo đức kinh doanh, Hải Phòng. THE ROLE OF BUSINESS ETHICS TO THE DEVELOPMENT OF ENTERPRISES IN HAI PHONG NOWADAYS Abstract: Business ethics plays an increasingly important role in business operations of enterprises. Therefore, it is not random that big enterprises in the world always concern about building ethical programs for businesses. There are total of 43,420 enterprises in Hai Phong, accounting for 6.1% of enterprises in the country. Enterprises contributed over VND 16,000 billion, accounting for nearly 73% of Hai Phong's total budget revenue. In general, in addition to the achieved results, enterprises in Hai Phong still have many shortcomings and weaknesses. The solutions which are necessary, urgent and long-term, regular are to raise awareness on the position and role of business ethics for enterprises in Hai Phong. Thus, the enterprises in Hai Phong have built, developed and affirmed their brand and at the same time also competed with other enterprises in the country, the region and over the world. We not only clarify some basic issues about ethics, business ethics, and enterprises in Hai Phong in this article, but also focus on analyzing the role of business ethics to the development of enterprises in Hai Phong on some key aspects nowadays. Key words: Enterprise, Private Enterprise, Ethics, Business Ethics, Hai Phong.
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 317 I. ĐẶT VÇN ĐỀ: Hải Phòng là thành phố nằm ở phía Đông miền duyên hải Bắc bộ. Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, với 125 km bờ biển, Hải Phòng có vị trí hết sức thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và cả nước, là cửa chính ra biển của vùng châu thổ sông Hồng và các tỉnh phía Bắc có tiềm năng đa dạng, phong phú để phát triển kinh tế biển, là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có vị trí chiến lược, đóng vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Bắc. Trong lịch sử, Hải Phòng là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa với hàng loạt các di chỉ khảo cổ nổi tiếng như: Cái Bèo (Cát Hải) thuộc văn hóa Hạ Long, Tràng Kênh (Thủy Nguyên) thuộc văn hóa Đông Sơn. Ngày nay, Hải Phòng là thành phố trẻ, năng động, phát triển vào bậc nhất cả nước, đặc biệt là sự phát triển đột phá của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2019, ước tính 86.305 tỷ đồng, tăng 16,30% so cùng kỳ năm trước (6 tháng/2018 tăng 16,03%), vượt kế hoạch năm (kế hoạch năm 2019 tăng 15,5%), đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, cũng là mức tăng trưởng cao so với cả nước và các tỉnh, thành phố lớn.(1) Thực hiện Nghị quyết TW 10 về phát triển kinh tế tư nhân, Hải Phòng đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng doanh nghiệp thành phố Hải Phòng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất chỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Để thực hiên được mục tiêu đó, các doanh nghiệp ở Hải Phòng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó giải pháp vừa mang tính cần thiết, cấp bách vừa có tính lâu dài, thường xuyên, đó là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp. Có như vậy, các doanh nghiệp ở Hải Phòng mới xây dựng, phát triển và khẳng định được thương hiệu của mình và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới. Bài viết này làm rõ một số vấn đề cơ bản về đạo đức, đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp ở Hải Phòng và đi sâu phân tích vai trò của đạo đức kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng ở Hải Phòng hiện nay trên một số khía cạnh như: Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh; góp phần vào sự cam kết, tận tâm của nhân viên, sự hài lòng, tin tưởng của khách hàng; góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp; góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia. (1) Cục Thống kê Thành phố Hải Phòng, Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 6, 6 tháng năm 2019, Báo điện tử, đăng ngày Thứ bảy - 29/06/2019.
  3. 318 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP II. NỘI DUNG 1. Đạo đức kinh doanh và khái quát về doanh nghiệp ở Hải Phòng hiện nay 1.1. Một số vấn đề cơ bản về đạo đức, đạo đức kinh doanh Khái niệm Đạo đức Tư tưởng đạo đức xuất hiện từ rất sớm, khoảng 2600 năm trước đây ở cả phương Đông và phương Tây, trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hi Lạp cổ đại. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội” (1). Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức là một hình thái “ý thức xã hội” chịu sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, pháp quyền, tôn giáo… và cùng với các hình thái ý thức xã hội ấy chịu sự quy định bởi tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Do đó, đạo đức có “bản chất xã hội”. “Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội”(2). Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức, song chúng tôi tán đồng với quan niệm cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”(3). Như vậy, đạo đức là một phạm trù thuộc hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội mà trực tiếp là phản ánh đời sống hiện thực đạo đức xã hội. Đó là những quan điểm, quan niệm, những chuẩn mực, nguyên tắc sống…có chức năng điều chỉnh hành vi của con người để mọi người tự nguyện tuân theo nhằm bình ổn xã hội, duy trì sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung. Xét đến cùng, sự phát sinh, phát triển của đạo đức phụ thuộc vào sự phát triển của phương thức sản xuất. Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, dù có biểu hiện khác nhau, song đạo đức luôn khẳng định vai trò to lớn là điều chỉnh hành vi, ý thức, quan hệ ứng xử giữa người với người bằng những công cụ đặc trưng của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của xã hội. Giá trị đạo đức là tiêu chuẩn làm nên cái đẹp của con người. Đạo đức góp phần phát triển những giá trị văn hóa tinh thần cơ bản Chân- Thiện - Mĩ của xã hội. Đạo đức kinh doanh Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển ngày càng cao, sự phân công lao động xã hội ngày càng phong phú, phức tạp, nhiều ngành nghề được hình thành và hoạt động nghề nghiệp trở thành phương thức kiếm (1) Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, trang 595. (2) Bộ Giáo dục và đào tạo (2003), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, trang 444. (3) Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (Đồng chủ biên), (2011), Giáo trình Đạo đức học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, trang 6.
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 319 sống chủ yếu của con người. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, lợi ích trực tiếp và thiết yếu nhất của con người được thực hiện tất yếu tạo nên những mối liên hệ lợi ích giữa người với người. Song, mỗi nghề nghiệp, như Ăngghen đã chỉ rõ: “Trong thực tế, mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình”(1) Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có tính đặc trưng của nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội được thể hiện một cách đặc thù, cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp. Với tính cách là một dạng của đạo đức xã hội, nó có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân và thể hiện thông qua đạo đức cá nhân. Đồng thời, do liên quan với hoạt động nghề và gắn liền với một kiểu quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định nên đạo đức nghề nghiệp cũng mang tính giai cấp, tính dân tộc. Mỗi lĩnh vực nghề nghiệp đều có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đặc trưng. Có thể hiểu về đạo đức nghề nghiệp như sau: Đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội mang tính đặc thù của một bộ phận xã hội có chung một nghề nghiệp nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối quan hệ xã hội giữa các thành viên và xã hội. Đạo đức kinh doanh thuộc phạm trù đạo đức nghề nghiệp. Nó xuất hiện khi sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến sự phân công lao động, các mối quan hệ của con người ngày càng phức tạp. Do đó, trong kinh doanh đòi hỏi những yêu cầu đạo đức nhất định như: trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh, song phẳng, tôn trọng đối tác, người tiêu dùng… Đạo đức kinh doanh là tập hợp các qui tắc xử sự, các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức… có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh mang tính đặc thù của hoạt động kinh doanh, bởi có những giá trị thuộc lĩnh vực kinh doanh, không giống với các hoạt động khác trong xã hội (như tính thực dụng, coi trọng, đề cao hiệu quả kinh tế…). Tuy nhiên, đạo đức kinh doanh vẫn chịu sự chi phối bởi các hệ giá trị đạo đức của xã hội, cộng đồng, dân tộc, phản ảnh tồn tại xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh bao gồm: tính trung thực, tôn trọng con người, gắn lợi ích của tổ chức với lợi ích khách hàng, gắn hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt… Trong hoạt động kinh doanh sẽ liên quan đến rất nhiều đối tượng khác nhau như: khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, các đối tượng khác tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp, công chúng, các nhân tố ở bên trong doanh nghiệp như người lao động. Cho nên, đạo đức kinh doanh sẽ xem xét trên tất cả các chức năng quản trị của doanh nghiệp và trong mối quan hệ với các đối tượng hữu quan có liên quan. Vì vậy, vai trò của đạo đức kinh doanh cũng được thể hiện rất rõ nét đối với doanh nghiệp cũng như (1) C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội, trang 256.
  5. 320 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP toàn bộ nền kinh tế. Do đó, đòi hỏi các chủ thể tham gia kinh doanh phải hướng đến việc tuân thủ các giá trị đạo đức dân tộc, xã hội và trong kinh doanh. Đạo đức trong kinh doanh trở thành nhân tố bên trong của hoạt động kinh doanh. 1.2. Khái quát về doanh nghiệp ở Hải Phòng hiện nay Hải phòng có tổng số 43.420 doanh nghiệp, chiếm khoảng 6,1% số doanh nghiệp trong cả nước, trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động là 21.613 doanh nghiệp, chiếm 3,02% so với cả nước (tổng số doanh nghiệp trong cả nước đang hoạt động là: 714.755 doanh nghiệp(1), trong đó đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân. Năm 2018, Hải Phòng có 3.155 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn 19.647 tỷ đồng, tăng 5,8% về số lượng và 19,75% về vốn. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và quy mô vốn, có 1.559 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới; 6.006 doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (bao gồm chuyển đổi); 137 doanh nghiệp giải thể và 1.246 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Năm 2017, các doanh nghiệp đóng góp gần 16.000 tỷ đồng, chiếm gần 73% tổng thu ngân sách của Hải Phòng (22.000 tỷ đồng). Hải Phòng coi thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, coi phát triển doanh nghiệp là then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Về số lượng doanh nghiệp, Hải Phòng phấn đấu đến năm 2020 có trên 33.000 doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm 2030 có trên 53.000 doanh nghiệp hoạt động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân phấn đấu đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2020 đạt khoảng 51% - 53%, năm 2025 đạt khoảng 55% - 56%, đến năm 2030 đạt khoảng 60% - 65%.(2) Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Hải Phòng là địa phương hăng hái đi đầu trong phát triển kinh tế nhiều thành phần và đã thu được những thành tựu to lớn. Tiêu biểu phải kể đến ngành dịch vụ cảng biển. Hiện nay, Hải Phòng có gần 40 doanh nghiệp cảng, đa phần là tư nhân, sử dụng chiều dài cầu cảng hơn 11km, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%/năm; riêng năm 2017 đạt 92 triệu tấn…(3) Ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ xã hội cũng đạt được nhiều kết quả to lớn với hệ thống hàng chục bệnh viện, hàng trăm trường học dân lập, cùng hơn 20 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo các mô hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, doanh nghiệp tư nhân… Lĩnh vực sản xuất công nghiệp với sức bật đến từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các khu công nghiệp lớn như: Đình Vũ, Tràng Duệ (LG), VSIP… Với cơ chế mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, Hải Phòng đã thu hút (1) Bộ kế hoạch và đầu tư, Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, 2019, trang 25. (2) Xem: Vũ Đức Tâm - Minh Lê, Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng, chuyên mục Doanh nghiệp - Doanh nhân, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ngày 21/9/ 2019. (3) Xem: Vũ Đức Tâm - Minh Lê, Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng, chuyên mục Doanh nghiệp - Doanh nhân, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ngày 21/9/ 2019
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 321 hàng trăm nghìn tỷ đồng của các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh như VinGroup, SunGroup, Him Lam… đầu tư vào các dự án lớn. Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối các nguồn lực. Nói đến phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới, không thể không nói đến sự thành công trong thu hút đầu tư trong nước mấy năm gần đây. Đó là các dự án khổng lồ do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư, như hàng trăm nghìn tỷ đồng của VinGroup cho các dự án khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh Bảo, khu nhà ở cao cấp ở quận Hồng Bàng, bệnh viện Vinmec ở quận Lê Chân và tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast, sản xuất điện tử Vinsmart ở huyện Cát Hải; SunGroup với hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án phát triển du lịch Cát Hải; tập đoàn Mường Thanh với dự án hơn 5 nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn… Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn chung doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng còn nhiều bất cập, yếu kém như: một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp tư nhân nhận thức về pháp luật chưa đầy đủ, chưa chú trọng đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh, văn hóa kinh doanh nên dẫn đến vi phạm các điều kiện về an toàn lao động, về môi trường, về chế độ lao động và việc làm…; không ít doanh nghiệp vi phạm phổ biến trên lĩnh vực mua bán hóa đơn, chứng từ giả; sản xuất, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; lập dự án một đằng hoạt động một nẻo để chiếm dụng đất đai... Ngoài ra còn có một vài doanh nghiệp tư nhân khi đã phát triển thành quy mô lớn, cũng vẫn vừa vi phạm về pháp luật vừa vi phạm về đạo đức để trục lợi, mà trường hợp Cty T.S - một doanh nghiệp hàng đầu ở Hải Phòng là một ví dụ điển hình(1). Bên cạnh đó, sự vi phạm của các doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên các lĩnh vực môi trường, trật tự xây dựng, thuế, bảo hiểm xã hội... còn diễn ra khá phổ biến. Tình trạng tự phát, chụp giật trong sản xuất kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu tính ổn định vẫn còn tồn tại. Để giải quyết các bất cập, hạn chế trên, thiết nghĩ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra phối hợp của cấp ủy đảng, nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp v.v.. Song, giải pháp vừa mang tính cần thiết, cấp bách, vừa có tính lâu dài, thường xuyên, đó là phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng nói riêng. Có như vậy, các doanh nghiệp ở Hải Phòng mới xây dựng và phát triển được thương hiệu của mình và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới. (1) Xem: Vũ Đức Tâm - Minh Lê, Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng, chuyên mục Doanh nghiệp - Doanh nhân, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ngày 21/9/ 2019.
  7. 322 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 2. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong sự phát triển của doanh nghiệp ở Hải Phòng hiện nay 2.1. Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc và chuẩn mực kinh doanh, nó sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh kết hợp với pháp luật thiết lập nên khuôn khổ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi, pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Luật pháp liên quan nhiều đến chế độ xã hội, còn đạo đức kinh doanh tác động đến lương tâm các chủ thể kinh doanh để điều chỉnh những hành vi mà pháp luật không can thiệp tới. Sự phán xét của lương tâm doanh nghiệp xuất phát từ các chuẩn mực, nguyên tắc của đạo đức kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh, doanh nhân được tự do hành xử trong quá trình cạnh tranh trừ những hành vi mà pháp luật cấm. Nhưng không thiếu những thủ đoạn lạm dụng tự do cạnh tranh để xâm hại lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp và của người tiêu dùng. Những vấn đề về lách luật của doanh nghiệp nếu không xét ở góc độ đạo đức kinh doanh, rất khó để quy kết trách nhiệm. Chính đạo đức kinh doanh sẽ tạo sự ràng buộc giữa tầng lớp kinh doanh với lương tâm của họ trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với tất cả mọi đối tác. Song, có thể khẳng định đạo đức kinh doanh không thể thiếu pháp luật trong việc điều chỉnh các hành vi hoạt động kinh doanh. Pháp luật càng nghiêm minh thì đạo đức cũng càng được đề cao. Ví dụ, chính áp lực từ kiện tụng về mặt pháp lý sẽ là yếu tố tác động để các chủ thể kinh doanh có đạo đức hơn. 2.2. Đạo đức trong kinh doanh góp phần vào sự cam kết, tận tâm của nhân viên, sự hài lòng, tin tưởng của khách hàng Một doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức sẽ góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên. Đồng thời nó sẽ giúp tăng tính trung thành của nhân viên. Bởi nhân viên được đãi ngộ một cách xứng đáng, có một môi trường làm việc tốt, họ tin rằng tương lai của tổ chức cũng là tương lai của chính họ. Họ sẽ nhiệt tình phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức, của doanh nghiệp. Các nguyên tắc, quy tắc đạo đức sẽ giúp nhân viên nhận biết về vai trò và trách nhiệm của họ, giúp xác định những điều nhân viên được làm và không được làm. Xây dựng môi trường đạo đức cho nhân viên là tạo ra môi trường đảm bảo an toàn cho họ, chế độ đãi ngộ, thù lao xứng đáng với công sức đóng góp của họ, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động… Khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trên các khía cạnh như: trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn cũng góp phần giáo dục nhân viên về những giá trị mà doanh nghiệp hướng tới. Hầu hết các nhân viên đều tin rằng hình ảnh doanh nghiệp đối với cộng đồng là rất quan trọng. Một doanh nghiệp, ngoài việc thực hiện trách nhiệm kinh tế và tuân thủ pháp lý, việc giáo dục nhân viên về các tiêu chuẩn đạo đức, quy tắc ứng xử của tổ chức, doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng xã hội sẽ giúp họ trung thành hơn, tận tâm hơn với doanh nghiệp và định hướng suy nghĩ, hành vi đúng đắn của họ. Ngược lại, những doanh nghiệp làm ăn phi pháp, chụp giật,
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 323 không chú trọng đến các vấn đề đạo đức và các hoạt động vì cộng đồng xã hội sẽ không thể nào có sự tận tâm và trung thành của các nhân viên. Với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhận thức của khách hàng cũng như cơ cấu nhu cầu của khách hàng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với các hành vi có đạo đức. Các khách hàng sẽ luôn hướng tới các doanh nghiệp, thương hiệu có danh tiếng, quan tâm đến khách hàng và thực hiện các trách nhiệm xã hội tốt. Chính vì vậy, hiện nay, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trở thành vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Nếu cùng một sản phẩm có giá trị sử dụng như nhau, khách hàng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn để lựa chọn những thương hiệu có uy tín. Sự đối xử tốt, công bằng với khách hàng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cung cấp đầy đủ thông tin, thỏa mãn những quyền lợi của khách hàng là các nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc làm hài lòng khách hàng, xây dựng và thực hiện chương trình đạo đức của doanh nghiệp. 2.3. Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp Ở nội dung 2.2, chúng tôi đã phân tích đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết, tận tâm của nhân viên, sự hài lòng, tin tưởng của khách hàng. Một khi, mọi đối tượng từ nhân viên, khách hàng, đối tác, công luận, xã hội… đều hài lòng, tin tưởng, thừa nhận hoạt động kinh doanh có đạo đức của doanh nghiệp thì điều đó có nghĩa là đạo đức kinh doanh đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng của doanh nghiệp, tạo nên thương hiệu cho tổ chức, gia tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Đây sẽ là chìa khóa cho sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, khi các doanh nghiệp xây dựng được môi trường kinh doanh tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức sẽ tạo nên sự tận tâm và trung thành của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng và sự đồng thuận của cộng đồng. Ngược lại, các cam kết và tận tâm của nhân viên tác động lại sẽ làm cho uy tín của doanh nghiệp tăng lên trên thị trường, tác động tích cực đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng của doanh nghiệp. Chỉ khi các “khách hàng bên trong” tận tâm và cam kết làm việc, cống hiến vì doanh nghiệp thì việc ứng xử của các khách hàng bên ngoài mới thỏa mãn được các nhu cầu, tăng sự trung thành, tin tưởng của khách hàng với doanh nghiệp. Bởi, chất lượng dịch vụ khách hàng tác động lớn đến sự hài lòng của khách hàng, làm tăng khả năng thu hút những khách hàng mới. Cho nên, chất lượng của doanh nghiệp được thể hiện ở tất cả các mối quan hệ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, việc nâng cao chất lượng của doanh nghiệp thực chất là quá trình xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Với bên ngoài, đặc biệt là đối với khách hàng - thị trường của doanh nghiệp sẽ tạo ra sự hài lòng; đối với đối tác, người cung ứng là sự tin cậy, hợp tác lâu dài tạo nên hiệu quả. Các nhà đầu tư cũng luôn tìm hiểu những vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội, uy tín của các doanh nghiệp mà họ muốn đầu tư. Bởi đó là nhân tố tác động tới chất lượng, hiệu quả doanh nghiệp, là lợi nhuận đầu tư của họ. Thí dụ như ở Mỹ, hiện có khoảng 60% dân số
  9. 324 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP đang sở hữu cổ phiếu của các hãng tư nhân, trong đó 28% dân số khi quyết định đã dựa vào những thông tin thu thập được về hình ảnh của công ty, uy tín của công ty đối với xã hội. Tại Italia, tỉ lệ những nhà đầu tư cổ phiếu của các hãng tư nhân vào khoảng 33%, còn tại Canada - 26%; tại Nhật Bản - 22%, tại Anh, Pháp, Đức - 21%...(1) Như vậy, uy tín xã hội ngày càng có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của các công ty so với quảng cáo và chính sách tài chính... Với bên trong, đối với các nhân viên là lòng trung thành, tận tâm làm việc, cống hiến tài năng, sức lực, năng động, sáng tạo trong công việc, chia sẻ với những khó khăn của tổ chức nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, hình thức, kiểu dáng, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, giới thiệu, quảng bá và cung ứng kịp thời sản phẩm đến người tiêu dùng và xã hội v.v.. Điều đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của doanh nghiệp. Để tạo nên một môi trường kinh doanh có đạo đức nhằm nâng cao chất lượng của doanh nghiệp, cần thiết có vai trò của những người lãnh đạo, đứng đầu tổ chức. Đây là nhân tố quan trọng, quyết định đến việc xác định, thiết kế, truyền đạt, tổ chức, kiểm tra và cải thiện các tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh là thái độ của lãnh đạo công ty đối với các nhân viên. Theo một công trình nghiên cứu do tạp chí Fast Company tiến hành có 26% số nhân viên Mỹ tuyên bố rằng, họ quan tâm thực sự tới thành công của công ty mà họ làm việc; 55% hoàn toàn đánh đồng lợi ích cá nhân của mình với lợi ích của các ông chủ. Chỉ có 19% không yêu công ty mà họ phục vụ...(2). Khi nhân viên quan tâm tới thành công của công ty, chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp, xem lợi ích của công ty cũng như lợi ích của chính mình, đồng cam cộng khổ với người lãnh đạo công ty sẽ là điều kiện thuận lợi, quan trọng cho sự thành công, phát triển của công ty, bởi nhân tố con người đã được phát huy, mối quan hệ, trước hết là mối quan hệ về lợi ích giữa lãnh đạo và nhân viên đã được giải quyết thỏa đáng, hài hòa. Như vậy, xây dựng mối quan hệ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, trong đó mối quan hệ giữa lãnh đạo công ty với nhân viên là mối quan hệ cơ bản, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người lao động góp phần vào việc nâng cao chất lượng của doanh nghiệp. 2.4. Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Cùng với vai trò góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên, sự hài lòng, tin tưởng của khách hàng, vào chất lượng của doanh nghiệp, thì cũng có nghĩa đạo đức kinh doanh đang góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo công trình nghiên cứu của hai giáo sư Jonh Kotter và James Heskett ở Harverd đã cho thấy sự khác biệt giữa các công ty có truyền thống đạo đức cao, cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp với các công ty khác. Công trình nghiên cứu trên đã cho kết quả, trong vòng 11 năm, những công ty chú trọng thực hành (1) Christina Ponomy, Did a lack of business ethics cause the current economic crisis http://www. articlesbase.com/international- business-articles/did-a-lackof-business- ethics- cause-the- current- economic - crisis- l 948565.html (2) Xem: Phạm Hùng, Đạo đức trong kinh doanh, ngày 14/3/2009. http://www.vnbrand.net/Kien-thuc-kinh-doanh/dao-duc-trong-kinhdoanh.html
  10. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 325 đạo đức kinh doanh đã nâng được mức thu nhập của mình lên tới 682% so với 36% của các công ty không coi trọng thực hành các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh. Các công ty này cũng tăng được 90% giá trị cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán so với 74% của các công ty không thực sự coi trọng đạo đức kinh doanh; tăng được 756% lợi nhuận ròng, vượt xa các công ty không coi trọng việc thực hành đạo đức kinh doanh (1). Kết quả nghiên cứu trên là một minh chứng cụ thể cho sự đóng góp của đạo đức kinh doanh vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, trong các kế hoạch và chiến lược của các doanh nghiệp hiện nay cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề đạo đức, vì nó trở thành một bộ phận không thể thiếu trong các kế hoạch và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh được xem là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Quan điểm Đạo đức là kinh doanh tốt được thay thế cho quan điểm kinh doanh là kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn trở thành một công dân tốt cần phải xây dựng và phát triển một môi trường tổ chức có đạo đức và trước hết là phải kinh doanh có lợi nhuận và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Mặc dù vậy, lợi nhuận lại không phải là tiêu chí duy nhất của hoạt động kinh doanh, mà mục tiêu của các doanh nghiệp hướng tới là được xã hội tôn trọng và thừa nhận. Theo David Packard, nhà sáng lập công ty Hewlett - Packard cho rằng: “…lợi nhuận là phương tiện cho sự tăng trưởng tự hoạch toán, nhưng bản thân nó chưa bao giờ là mục tiêu cuối cùng. Mục tiêu là để chiến thắng, sự chiến thắng được xét trong cách nhìn của người tiêu dùng”(2). Như vậy, lợi nhuận chưa phải là điều quan trọng mang ý nghĩa sống còn của người kinh doanh, mà chính đạo đức kinh doanh mới là chuẩn tối thiểu để tạo nên hiệu ứng cộng hưởng tốt nhất với cộng đồng xã hội, là linh hồn của công ty, tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh chính là nhân tố bên trong của hoạt động kinh doanh, vì thế các doanh nghiệp luôn quan tâm đến “chi phí đạo đức”, đó là việc doanh nghiệp bỏ ra chi phí để đầu tư vào cơ sở hạ tầng đạo đức trong tổ chức. Đây là cơ sở cho tất cả hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức, là nhân tố cần thiết tạo nên sự thành công. Bởi nó không chỉ giúp ngăn chặn các hành vi sai trái mà còn giúp tạo ra nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Lẽ đương nhiên chỉ mình đạo đức sẽ không thể mang lại những thành công về tài chính nhưng sẽ giúp hình thành và phát triển văn hoá tổ chức một cách bền vững. Do vậy, các doanh nghiệp lớn đều lồng ghép các nội dung đạo đức vào trong triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, công ty lớn đều bỏ chi phí lớn để xây dựng các bộ tiêu chuẩn đạo đức hay quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy 1/3 các hãng ở Anh, 3/4 các hãng ở Mỹ và các hãng lớn ở Hồng Kông đều có các bộ quy tắc này(3). Điều đó chứng tỏ họ đã nhận thức được vai trò to lớn của đạo đức kinh doanh đối với các hoạt động kinh doanh. (1) Xem: Jonh Kotter và James Heskett (2006), Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích, NXB Tri thức, TP Hồ Chí Minh, trang 32. (2) Bộ Giáo dục và đào tạo - Ngân hàng phát triển châu Á (2013), Giáo trình văn hóa kinh doanh, Dự án phát triển giáo viên THPT&TCCN - Trường Đại học Hà Tĩnh, Trang 72. (3) Bộ Giáo dục và đào tạo - Ngân hàng phát triển châu Á (2013), Giáo trình văn hóa kinh doanh, Dự án phát triển giáo viên THPT&TCCN - Trường Đại học Hà Tĩnh, Trang 72.
  11. 326 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 2.5. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia Xét trên bình diện vĩ mô, đạo đức kinh doanh góp phần tạo nên sự vững mạnh cho nền kinh tế của quốc gia. Điều đó đã lý giải tại sao một số nền kinh tế thị trường lại có năng suất cao, tạo ra mức sống dân cư cao, trong khi đó các nền kinh tế khác lại không đạt được điều này. Trong nền kinh tế có thể chế xã hội phát triển, thúc đẩy thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức sẽ tạo nên sự phồn vinh về kinh tế cho xã hội. Các nước phát triển ngày càng có nền kinh tế vững mạnh, giàu có hơn, vì họ có một hệ thống thể chế, trong đó có đạo đức kinh doanh minh bạch, phù hợp sẽ khuyến khích hơn nữa các hoạt động kinh doanh. Ngược lại, ở các nền kinh tế đang phát triển hoặc kém phát triển, các vấn đề thuộc môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh như tham nhũng, hối lộ, độc quyền,… sẽ hạn chế các cơ hội và hoạt động kinh doanh, kìm hãm sự tiến bộ của con người và do đó làm ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội và sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia. Xét trên bình diện vi mô, đạo đức kinh doanh góp phần vào sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, không có một doanh nghiệp nào không chú trọng đến xây dựng môi trường đạo đức trong kinh doanh; nhân viên không tận tâm, tin tưởng, trách nhiệm; khách hàng, đối tác không tin cậy, ủng hộ mà đứng vững trên thương trường, tồn tại và phát triển. Những doang nghiệp làm ăn chộp giật, lừa đảo, phi pháp, cho dù núp dưới những hình thức tinh vi thì cuối cùng cũng sẽ thua lỗ và phá sản. Đạo đức kinh doanh khẳng định uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, tạo dựng thương hiệu, góp phần tạo ra lợi nhuận. Cho nên, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp không thể không chú trọng đến việc xây dựng đạo đức kinh doanh. Theo đó, sự phát triển của mỗi doanh nghiêp góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia, nâng cao mức thu nhập bình quân GDP/ người/ năm, nâng cao mức sống của người lao động. Trong một quốc gia, mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội. Từng tế bào có phát triển vững mạnh thì cơ thể mới khỏe mạnh. Sự tiến bộ về kinh tế là yếu tố đảm bảo cho sự duy trì hoạt động của mỗi doanh nghiệp, còn đạo đức kinh doanh lại đóng vai trò quyết định trong việc giữ gìn những thành tựu phát triển của doanh nghiệp tồn tại lâu dài và ngày càng được phát huy. Nếu tất cả các cá nhân, các doanh nghiệp của một quốc gia đều phát triển bền vững, giàu có về vật chất và tinh thần thì tất yếu quốc gia đó sẽ là một quốc gia vững mạnh về kinh tế, chính trị, xã hội. “Dân giàu thì nước mạnh”, vì vậy, nhân tố tạo nên sự phát triển, vững mạnh của nền kinh tế quốc gia không thể không nói đến vai trò của mỗi doanh nghiệp, trong đó đạo đức kinh doanh là linh hồn, là sức sống của doanh nghiệp. 3. KẾT LUẬN Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng nói riêng phải nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh, tăng cường năng lực, sức mạnh cạnh tranh, phát triển bền vững. Để thực hiện được điều đó, một trong những giải pháp quan trọng, cần thiết, lâu dài, đó là các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, văn hóa; xây dựng đạo đức kinh doanh, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đạo đức kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi, đạo đức kinh
  12. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 327 doanh được xem là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, là nhân tố bên trong của hoạt động kinh doanh. Đây là cơ sở cho tất cả hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức thành công. Nó ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp lớn trên thế giới lại luôn quan tâm đến việc xây dựng các chương trình đạo đức cho doanh nghiệp, với một“chi phí đạo đức” rất lớn. Hải Phòng là thành phố có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng quan trọng của cả nước. Muốn phát triển kinh tế của Hải Phòng không thể không nói đến vai trò ảnh hưởng của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp tư nhân. Đảng ta cho rằng, kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của cả nền kinh tế. Các doanh nghiệp tư nhân không chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà còn hướng đến đạo đức trong kinh doanh, đề cao tính trung thực, giữ chữ tín, niềm tin với khách hàng, tôn trọng đối tác, tôn trọng con người, gắn lợi ích của tổ chức với lợi ích khách hàng, gắn hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, v.v.. Vì vậy, nghiên cứu vai trò của đạo đức kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng hiện nay là giải pháp được bàn tới để phát triển kinh tế nói chung, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng. Đương nhiên, giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ với hệ thống các giải pháp. Chúng tôi xin được bàn đến hệ thống các giải pháp ở một bài viết khác. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2003), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo - Ngân hàng phát triển châu Á (2013), Giáo trình văn hóa kinh doanh, Dự án phát triển giáo viên THPT&TCCN - Trường Đại học Hà Tĩnh. 3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê. 4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội. 5. Nguyễn Mạnh Quân (2009), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 6. Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (Đồng chủ biên), (2011), Giáo trình Đạo đức học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 7. Vũ Đức Tâm - Minh Lê, Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng, chuyên mục Doanh nghiệp - Doanh nhân, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp. 8. Phạm Quốc Toản (2007), Đạo đức kinh doanh, NXB Thống kê. 9. Jonh Kotter và James Heskett (2006), Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích, NXB Tri thức, TP Hồ Chí Minh. 10. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
nguon tai.lieu . vn