Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ, TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG HƯỞNG BHXH MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - TIẾP CẬN TỪ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH TS. Trần Bá Dung Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam Tóm tắt: Chính sách (ở đây là chính sách công) là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong quản lý nhà nước, ảnh hưởng tới sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Việc xây dựng chính sách, công bố chính sách tới người dân, thực thi như thế nào liên quan tới công tác truyền thông chính sách. Trong đó, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng, vai trò đi đầu và mang tính đại chúng, hiệu quả nhất. Thực tế thời gian qua, vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách, dù đã được coi trọng nhưng vẫn chưa được phát huy đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội cũng như của chính cơ quan ban hành chính sách của Nhà nước. Đối với lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng vậy. Nhận thức, khai thác đúng vai trò tích cực, báo chí - truyền thông mới phát huy được sức mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục tư tưởng và tổ chức hành động cho người dân trong tham gia BHXH và việc hưởng BHXH một lần. Từ khóa: truyền thông chính sách, BHXH một lần 1. TRUYỀN THÔNG THAM GIA BHXH - TIẾP CẬN TỪ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BHXH là một trong những chính sách an sinh xã hội lâu dài của Nhà nước ta. Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (quy định tại Điều 3), bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hết độ tuổi lao động hoặc tử tuất. BHXH một lần là chế độ được xây dựng trên cơ sở các quy định này. Như vậy, thực hiện BHXH một lần chính là thực hiện chính sách công của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vai trò trong xây dựng, hoạch định chính sách Ở Việt Nam, Luật Báo chí 2016 xác định báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội, không có báo chí tư nhân. Báo chí còn là diễn đàn 79
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA của nhân dân. Báo chí không chỉ có chức năng thông tin, giáo dục, mà còn có chức năng tổ chức và quản lý xã hội. Thông qua việc thực hiện các chức năng này - được thể hiện ở chính tôn chỉ, mục đích của mỗi cơ quan báo chí - báo chí tham gia tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong chiến lược phát triển đất nước nói chung, cũng như trong từng lĩnh vực đời sống xã hội thông qua công tác quản lý Nhà nước của các bộ, ngành… Trong xây dựng, hoạch định chính sách, báo chí thể hiện vai trò bằng việc tham gia lấy ý kiến của người dân, của chính các cơ quan báo chí, đóng góp vào những dự thảo hoạch định chính sách, dự thảo chính sách cụ thể, cho đến khi chính sách được các cơ quan công quyền ban hành. Báo chí có vai trò quan trọng tác động tới việc hoạch định chính sách Những vấn đề dư luận quan tâm được thể hiện trên báo chí đã tạo ra áp lực đến quá trình xây dựng chính sách của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành. Báo chí có ảnh hưởng gián tiếp xây dựng chính sách. Chẳng hạn, nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến trên diễn đàn Quốc hội về công tác xây dựng chính sách, căn cứ vào một hoặc nhiều vấn đề được phản ánh qua báo chí. Báo chí có tác động lớn đến ý kiến công chúng và những ý kiến của công chúng lại là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách. Báo chí có vai trò quan trọng trong thực thi và đánh giá chính sách. Trong thực thi chính sách và đánh giá chính sách, báo chí có vai trò tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến chính sách của Nhà nước ban hành tới người dân, giám sát việc thực hiện chính sách, phát hiện những vấn đề bất cập của chính sách, phát hiện việc lợi dụng chính sách, đánh giá hiệu quả chính sách thông qua dư luận công chúng xã hội và thông qua chính sự thăm dò, khảo sát, đánh giá của cơ quan báo chí. 2. BÁO CHÍ THAM GIA TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BHXH MỘT LẦN 2.1. Việc tổ chức truyền thông chính sách của các cơ quan báo chí Tùy theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của từng cơ quan báo chí có khác nhau, nhưng nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan báo chí là phải tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Tất cả các báo, tạp chí, Đài phát thanh - truyền hình đều có các mục, chuyên mục, hoặc chuyên trang tuyên truyền về chủ trương, chính sách. Đó là các chuyên mục 80
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  xã luận, bình luận… để phân tích, tuyên truyền chính sách. Đó là các mục, chuyên mục, chuyên trang công bố các chính sách, đăng ý kiến của người dân, doanh nghiệp… về tác động của các chính sách đối với sản xuất, kinh doanh, với đời sống xã hội, v.v… Đó là các bài viết, chương trình phát thanh - truyền hình phản ánh phong phú kinh nghiệm thực hiện chính sách, những vướng mắc, bất cập của chính sách, những kiến nghị của đối tượng chịu tác động của chính sách. Báo chí cũng là diễn đàn trao đổi ý kiến công khai, thẳng thắn giữa những người làm chính sách, cơ quan ban hành chính sách với đông đảo người dân, doanh nghiệp… Đồng thời, báo chí cũng là kênh thông tin rộng lớn và nhanh nhất, cung cấp thông tin, kinh nghiệm về xây dựng và thực thi chính sách của các quốc gia đến với người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước. Mặt khác, các cơ quan báo chí Việt Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò và chức năng giám sát, phản biện chính sách thông qua báo chí. Từ việc xây dựng chính sách, báo chí đã tổ chức lấy ý kiến người dân, chuyên gia, doanh nghiệp… đóng góp ý kiến, hiến kế cũng như phản biện các dự thảo trước khi hoàn thiện các văn bản chính sách. Trên thực tế, nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách đầu tư, phát triển kinh tế, chính sách an sinh - xã hội, đã được người dân góp ý phản biện rộng rãi, tích cực. Chẳng hạn, các dự thảo chính sách xuất khẩu nông sản, nhập khẩu ô tô, chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, chính sách thuế, chính sách nâng tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ, chính sách BHXH một lần, v.v… đều được người dân, doanh nghiệp, chuyên gia phản biện một cách tích cực. Nhiều chính sách đi vào thực thi có những bất cập cũng được nhân dân phản biện thông qua báo chí, đã được Nhà nước điều chỉnh kịp thời. Đồng thời, báo chí cũng là nơi phát hiện những địa chỉ lợi dụng những sơ hở của chính sách, đấu tranh phê phán và đưa ra ánh sáng công luận, ngăn chặn hậu quả những việc làm thiệt hại lợi ích chung của quốc gia. 2.2. Sự phối hợp giữa cơ quan ban hành chính sách và cơ quan báo chí trong truyền thông chính sách Trong quy trình chính sách, nhiều cơ quan ban hành chính sách có sự phối hợp với các cơ quan báo chí, từ việc công bố dự thảo, tiếp nhận ý kiến của người dân, của chuyên gia để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách, công bố rộng rãi. Mặt khác, khi chính sách đi vào thực tiễn, các cơ quan báo chí là diễn đàn tập hợp công bố 81
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ý kiến của người dân phản ánh những bất cập, thông qua đó, cơ quan ban hành có căn cứ để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Sự phối hợp giữa cơ quan ban hành chính sách với cơ quan báo chí nhằm mục đích tuyên truyền chính sách được thực hiện một cách tích cực và có hiệu quả. Công tác quan hệ báo chí của các bộ, ngành, các địa phương được coi là khâu quan trọng và không thể thiếu trong quy trình chính sách. Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, đều có bộ phận chịu trách nhiệm quan hệ, cung cấp thông tin chính thống cho báo chí. Đó là các cơ quan pháp chế, cơ quan phát ngôn, cơ quan truyền thông, cung cấp thông tin của bộ, ngành, địa phương. Việc tổ chức các sự kiện báo chí như họp báo, gặp gỡ báo chí, trả lời phỏng vấn của báo chí thường kì hoặc đột xuất, được nhiều bộ, ngành, địa phương tiến hành nghiêm túc. Điều này đã góp phần giúp báo chí thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, giám sát, phản biện chính sách trong quá trình thực thi chính sách. Với truyền thông về BHXH một lần cũng vậy. Các bộ, ngành liên quan (Tài chính, BHXH Việt Nam, Lao động và Xã hội…) giữ mối quan hệ đúng mực với báo chí, để phối hợp thực hiện tốt chính sách BHXH một lần. Vai trò này được thể hiện ở những nội dung chính là: - Tham gia xây dựng, hoạch định chính sách BHXH một lần (khi xây dựng Luật BHXH, xây dựng các văn bản dưới luật,…) - Tác động tới việc hoạch định chính sách BHXH một lần - Giám sát việc thực thi và đánh giá chính sách BHXH một lần - Phản ánh, hướng dẫn, phản biện chính sách BHXH một lần, từ cơ sở. 3. Đề xuất và kiến nghị Có thể thấy, cả hai phía (các cơ quan ban hành chính sách và các cơ quan báo chí) nhận thức rõ về tầm quan trọng, về vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách. Nhưng thực tế, mức độ tham gia vào quy trình chính sách; thực trạng tham gia của báo chí vào quy trình chính sách chưa thật sự xứng tầm của vấn đề. Đối với báo chí, điều này có nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan của giới báo chí. 82
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  - Nguyên nhân khách quan: Đó là việc phối hợp chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ của cơ quan ban hành chính sách với cơ quan báo chí. Có lúc có nơi còn coi nhẹ việc phối hợp này. Cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin cho báo chí chưa thật đầy đủ, hợp lí. Việc cung cấp thông tin không kịp thời hoặc có những rào cản đối với báo chí đã hạn chế hiệu quả truyền thông của báo chí trong truyền thông chính sách nói chung, truyền thông BHXH một lần nói riêng. - Nguyên nhân chủ quan thuộc về trình độ, kỹ năng của chính đội ngũ nhà báo và công tác quản lý của cơ quan báo chí. Để nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí trong truyền thông chính sách, trong truyền thông BHXH một lần nói riêng, chúng tôi cho rằng, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây: Một là, cần có cơ chế phối hợp và quy chế phối hợp giữa các cơ quan ban hành chính sách liên quan BHXH một lần nói riêng, với các cơ quan báo chí, trong việc truyền thông chính sách; từ khâu công bố dự thảo, lấy ý kiến nhân dân, thảo luận, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thiện chính sách, đến việc công bố rộng rãi cho nhân dân. Hai là, cần quy định những trường hợp bắt buộc các cơ quan làm chính sách mời báo chí tham gia vào quy trình chính sách; quy định rõ ràng, cụ thể về vận động chính sách; truyền thông rộng rãi, nâng cao năng lực của báo chí trong phân tích, phản biện chính sách; thiết lập mối quan hệ tốt hơn giữa báo chí với các cơ quan ban hành chính sách… Ba là, trong chiến lược, phương thức tiếp cận trong truyền thông chính sách truyền thông BHXH một lần nói riêng, cần coi trọng công tác thăm dò ý kiến công chúng. Bốn là, để tăng cường sự tham gia của các cơ quan báo chí vào quy trình chính sách, cần coi báo chí là kênh khảo sát, thăm dò công chúng chính thức trong việc lấy ý kiến để xây dựng và hoàn thiện chính sách, cũng như phản biện, sửa đổi chính sách BHXH một lần. Năm là, đầu tư cho các cơ quan báo chí để đào tạo nhân lực, cung cấp nguồn lực cho hoạt động truyền thông chính sách của các cơ quan báo chí, trong đó có truyền thông tình trạng hưởng BHXH một lần. 83
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Học viện BC-TT và FES (2009), Chính trị và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị - Hành chính. 2. Quốc hội (2016), Luật Báo chí 2016. 3. Trần Bá Dung (2016), CDI và báo chí Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 6. 4. Vũ Hạnh Ngân (2016), Truyền thông xã hội trong các chiến dịch nâng cao nhận thức cho giới trẻ, Tạp chí Người làm báo, số 386. 5. Trương Ngọc Nam (2019), Truyền thông chính sách và năng lực tiếp nhận của công chúng, NXB Chính trị Quốc gia. 6. Quốc hội (2014), Luật BHXH 2014. 7. Trần Bá Dung (2013), Nghệ thuật đưa thông tin khi còn ý kiến trái chiều, Thời báo Ngân hàng, 20(6). 84
nguon tai.lieu . vn