Xem mẫu

  1. VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY ĐẶNG DANH HƯỚNG Trường THPT Hoàng Văn Thụ Tóm tắt: Tư vấn hướng nghiệp là một vấn đề thời sự, cấp thiết, được nhà trường, gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn tồn tại ở Việt Nam hàng chục năm nay. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ nhiều phía: học sinh, xã hội và nhà trường, trong đó có nguyên nhân từ phía những người làm công tác tư vấn hướng nghiệp ở trường phổ thông. Nghiên cứu này trình bày và đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực tư vấn hướng nghiệp đối với giáo viên ở trường trung học phổ thông hiện nay. Từ khoá: năng lực, tư vấn hướng nghiệp, giáo viên. 1. MỞ ĐẦU Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) là một quá trình, không chỉ diễn ra ở một thời điểm của cuộc đời mà diễn ra trong suốt đời người, từ khi còn là học sinh (HS) phổ thông, cho đến khi là sinh viên đại học và ngay cả khi trở thành người lao động. Trong quá trình đó, TVHN ở trường phổ thông, mà đặc biệt là cấp trung học phổ thông (THPT) đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì đó là bước đầu tiên của quá trình hướng nghiệp (HN). Trường THPT thực hiện tốt chức năng TVHN coi như bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực đất nước. Điều 28, mục 1 Luật giáo dục 2005 khẳng định “Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học” đã tác động mạnh đến công tác TVHN ở trường THPT. Chính vì thế, phát triển năng lực TVHN đối với đội ngũ giáo viên ở trường THPT là việc làm hữu ích. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm về phát triển năng lực tư vấn hướng nghiệp * Hướng nghiệp Theo từ điển Tiếng Việt: “Hướng nghiệp là thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nội dung theo ngành và loại lao động giúp đỡ hợp lý lựa chọn ngành nghề”. [6, tr.13] Theo Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ học sinh làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện vọng năng lực sở trường của mỗi người với nhu cầu và điều kiện thực tế khách quan của xã hội” [6, tr.13]. Công tác hướng nghiệp có ý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn giúp cho thanh niên có cơ hội phát huy được năng lực, nâng cao được hiệu quả lao động, say mê 228
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 sáng tạo trong nghề nghiệp, mặt khác giúp tránh thay đổi nghề nghiệp nhiều lần, hạn chế các hậu quả xấu do nghề nghiệp không phù hợp mang lại. Trên quan điểm tiếp cận hướng nghiệp dưới góc độ Xã hội học, theo tác giả Phạm Tất Dong: “khái niệm HN như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân” [6, tr.13]. Từ những quan niệm trên, HN được hiểu là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia. * Tư vấn hướng nghiệp Có thể hiểu tư vấn hướng nghiệp là một hệ thống những biện pháp tâm lý - giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó cho họ những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề [4,116]. * Phát triển năng lực tư vấn hướng nghiệp Phát triển năng lực (NL) tư vấn hướng nghiệp được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Theo chúng tôi, Phát triển năng lực tư vấn hướng nghiệp là phát triển khả năng đưa ra những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học nhằm hỗ trợ khách quan để mọi cá nhân chọn thực hiện được dự án nghề nghiệp của mình trong khuôn khổ của thị trường lao động. Phát triển năng lực TVHN là phát triển khả năng cung cấp các thông tin, tư vấn và giải đáp những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp và thị trường lao động cho học sinh (HS). Phát triển NL-TVHN có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp GD và đào tạo. Thực hiện phát triển NL-TVHN tốt, bài toán phân bố nguồn nhân lực sẽ được giải quyết, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội một cách toàn diện: về giáo dục, về kinh tế, về xã hội... 2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực TVHN đối với giáo viên Việc phát triển năng lực TVHN đối với giáo viên (GV) giúp GV tích cực, chủ động, sáng tạo để tự trang bị cho mình những tri thức cần thiết để hình thành năng lực hướng nghiệp của HS, khi mà khoa học phát triển ngày càng mạnh mẽ. Năng lực TVHN là tổng hợp của nhiều năng lực thành phần nên việc phát triển năng lực TVHN đối với GV sẽ: 229
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 - Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ TVHN ở trường phổ thông hiện nay. Phát triển năng lực TVHN đối với GV là một trong những con đường quan trọng hình thành năng lực hướng nghiệp của GV. Con đường TVHN đầy gian lao, vất vả giúp GV có ý chí vươn lên tìm tòi sáng tạo trong tư vấn, giúp GV tự tin, vững vàng hơn trong hướng nghiệp cho HS. - Giúp GV bổ sung, cập nhật kiến thức mới, làm phong phú nội dung TVHN. Thông qua TVHN, GV có điều kiện tiếp cận với thực tiễn và tổng kết thực tiễn. Các kết quả TVHN đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc chỉnh lí, biên soạn lại các kế hoạch hướng nghiệp và kế hoạch năm học của nhà trường. Thực tiễn cho thấy, việc đổi mới về nội dung, phương pháp HN chủ yếu dựa trên các kết quả TVHN của GV. Chính những kết quả này đã góp phần làm cho nội dung TVHN thêm phong phú, sinh động và sát với thực tiễn hơn. - Góp phần thực hiện được các nhiệm vụ dạy học - giáo dục ở trường phổ thông. Riêng đối với TVHN, mặc dù là một nhiệm vụ bắt buộc ở trường THPT, song để mỗi GV có ý thức trách nhiệm thực sự với nhiệm vụ này, đòi hỏi người hiệu trưởng phải có những định hướng rõ ràng, thể hiện trong kế hoạch chiến lược và kế hoạch năm học của nhà trường, nhấn mạnh nhiệm vụ của GV trong TVHN thông qua ngoài giờ lên lớp, như: + GV có thể giới thiệu cho HS các nghề cơ bản có liên quan trực tiếp đến môn học, sự phát triển của một số ngành nghề chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, công nghệ thông tin. + GV có thể giúp HS biết được hoặc tự tìm hiểu các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của một số ngành nghề được giới thiệu, từ đó HS có thêm thông tin cho việc quyết định lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với sở thích, năng lực, nguyện vọng của cá nhân cũng như nhu cầu của xã hội. Các nhiệm vụ này nên được bổ sung vào tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn của GV. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi mỗi GV tự nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề, say mê chuyên môn, năng lực tự học, sáng tạo của bản thân để TVHN. - Góp phần tác động và làm chuyển biến nhận thức của học sinh trong việc xác định đúng đắn ngành thi, trường thi phù hợp với sở trường, khả năng của mình. Việc chọn đúng trường thi, ngành thi phù hợp với khả năng, sở thích không chỉ tạo tâm thế vững vàng cho thí sinh khi đăng kí dự thi, giúp thí sinh có thể gặt hái được kết quả cao nhất trong kỳ thi mà còn có những tác động tích cực đến tương lai của học sinh như: Khả năng tìm kiếm việc làm, niềm đam mê, sự khẳng định mình trong nghề nghiệp. Sự ngộ nhận về khả năng của bản thân, nhất là tâm lí nông nổi, hời hợt, bồng bột trong việc chọn trường thi, ngành thi có thể sẽ khiến cho thí sinh phải trả giá đắt, đồng thời gây tốn kém, lãng phí cho gia đình và xã hội. - Cung cấp những nguồn thông tin hữu ích cho HS để từ đó HS có thể định hướng chính xác hơn về nghề và điều chỉnh xu hướng nghề một cách phù hợp. Trên thực tế, những thông tin ảnh hưởng đến học sinh có thể đến từ nhiều nguồn khác bên ngoài nhà 230
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 trường, như: phương tiện truyền thông (Internet, truyền hình, đài phát thanh, sách báo…), người thân trong gia đình (đặc biệt là cha mẹ), bạn bè, chuyên viên tư vấn hướng nghiệp ở các trung tâm tư vấn, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp… Tuy nhiên, với vai trò chủ đạo trong công tác hướng nghiệp, những nguồn thông tin đến từ nhà trường (từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên hướng nghiệp…) phải mang lại cho học sinh sự hiểu biết về nghề nhiều nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc định hướng cũng như điều chỉnh xu hướng chọn nghề của các em. 2.3. Thực trạng hoạt động TVHN của đội ngũ GV trường THPT Công tác TVHN của đội ngũ GV trường THPT trong thời gian qua đã được quan tâm chú trọng hơn so với thời gian trước. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả của hoạt động chưa được như mong muốn. * Tại Thành phố Hà Nội việc phát triển NL TVHN ở nhiều trường THPT chưa thực sự hiệu quả và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của GV. Hiện nay, có nhiều GV đang bị mất phương hướng, lúng túng trong việc tư vấn chọn ngành nghề sao cho phù hợp với HS. Trong đó, khó khăn lớn nhất là GV trường THPT thiếu thông tin về ngành nghề, nhất là yêu cầu về phẩm chất năng lực của nghề, không biết HS phù hợp với nghề nào, không biết nghề nào xã hội đang cần và lúng túng khi muốn tìm kiếm những thông tin cần thiết về nghề. Phần lớn các trường THPT chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách được đào tạo bài bản làm công tác TVHN mà chủ yếu vẫn là cán bộ kiêm nhiệm. Điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), kinh phí đầu tư cho hoạt động TVHN còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hiệu quả của mặt công tác này. Nhiều GV trẻ mới tốt nghiệp có kiến thức nhưng năng lực TVHN thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu; lúng túng khi phải vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề TVHN có tính hệ thống, tổng hợp; yếu về khả năng quản lí, tổ chức hướng nghiệp. Một số trường THPT chuyên ở Hà Nội (Nguyễn Huệ, Chu Văn An...) hiện nay có trung tâm hỗ trợ HS, nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm này là TVHN và trang bị kĩ năng chọn nghề nghiệp cho HS, mảng công tác hướng nghiệp chưa được chú trọng nhiều. Nhiều trường chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác TVHN và hầu như giao cho GVCN phụ trách. Vẫn tồn tại tâm lí “chuộng bằng cấp” nên tạo không ít khó khăn cho công tác TVHN trường THPT; còn phổ biến thói quen HS sau khi tốt nghiệp phải thi vào các cơ sở giáo dục công lập; phải học ở các thành phố lớn. Khảo sát năm 2016 tại Trường THPT Hoàng Văn Thụ ở Hà Nội: công tác TVHN đã được đặc biệt quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực, phòng công tác TVHN của nhà trường là đơn vị đầu mối phụ trách mảng công tác này đã kết hợp với đội ngũ GVCN, Đoàn thanh niên tổ chức được nhiều hoạt động TVHN thiết thực, bổ ích đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của đông đảo HS Nhà trường. Đối với GV đảm nhiệm công 231
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 tác TVHN, chúng tôi nhận thấy: Vẫn còn một số ít GV tư vấn chọn nghề vì những lí do như: ở gần nhà (21,19%), không phải đóng học phí (14,67%), định hướng của gia đình (21,19%), yêu thích nghề này (50,53%), phù hợp với khả năng của bản thân (65,2%)... Nhiều GV chưa thực sự tâm huyết với công tác TVHN cho HS hoặc chỉ TVHN cho có lệ (24,45 %). Tìm kiếm thông tin về TVHN trên Internet, báo chí là kênh thông tin được nhiều GV lựa chọn nhất (73,35%) và qua giao lưu với các nhà tuyển dụng (24,45%). Thực tế GV rất mong muốn được cập nhật thông tin về nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực các ngành nghề của địa phương, muốn được giao lưu với các nhà tuyển dụng và tìm hiểu thông tin về việc làm để TVHN cho HS. Do đó, cần có những giải pháp để nâng cao năng lực TVHN đối với đội ngũ GV trường THPT Hoàng Văn Thụ nói riêng và đội ngũ GV trường THPT ở TP. Hà Nội nói chung. * Ở tỉnh Nghệ An ở một số trường THPT, do gánh nặng về công tác chuyên môn khiến cho hầu hết GV mới chỉ chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức và làm sao trang bị được nhiều nhất kiến thức cho học sinh, công tác tư vấn hướng nghiệp có phần bị sao nhãng. Thường thì công tác này được tiến hành theo “mùa vụ”, cách thức tổ chức sơ sài, chiếu lệ, thường được tiến hành lồng ghép trong các buổi hướng dẫn học sinh viết hồ sơ đăng ký dự thi. Không có một đội ngũ tư vấn hướng nghiệp có kinh nghiệm, phương pháp, thông tin, do đó công tác tư vấn hướng nghiệp thường được tiến hành một cách bị động, hình thức, không tạo được sức cuốn hút đối với học sinh. Do đó, hiệu quả chất lượng tư vấn chưa cao...[3]. * Tại thành phố Hồ Chí Minh, qua khảo sát 223 học sinh của 3 trường THPT (THPT Võ Trường Toản, THPT Trường Chinh và THPT Thạnh Lộc) về công tác tư vấn hướng nghiệp của các trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nguồn thông tin giúp học sinh có được sự hiểu biết về nghề nhiều nhất không đến từ phía nhà trường mà từ Internet [4,117]. Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh đánh giá không cao vai trò của nhà trường trong việc giúp các em hiểu biết nghề, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói chung, tư vấn hướng nghiệp nói riêng chưa hiệu quả (53,8% học sinh đánh giá chưa hiệu quả và 10,3% cho rằng không hiệu quả). Trong những hoạt động hướng nghiệp được các trường thực hiện, “Dạy nghề phổ thông” là hoạt động được tiến hành thường xuyên nhất. Nhưng có lẽ việc dạy nghề ở trường phổ thông chỉ mới giúp học sinh hình thành những tri thức, kỹ năng cơ bản, sơ đẳng về nghề chứ chưa ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn nghề của học sinh (vì có đến 82,5% học sinh chọn học ở bậc đại học và chỉ có 1,8% chọn học ở các trường nghề). Bên cạnh đó, nhiều học sinh học nghề chỉ nhằm mục đích được cộng điểm vào kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài ra, một số biện pháp hướng nghiệp khác cũng rất quan trọng nhưng chưa được các trường quan tâm đúng mức, như: mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, kết hợp với doanh nghiệp để tư vấn nghề cho học sinh, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ về nghề nghiệp tương lai... 232
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Các trường THPT chưa có đội ngũ cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp được đào tạo bài bản, đặc biệt là ở khâu tư vấn hướng nghiệp. Giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp của các trường chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm chứ chưa có giáo viên hướng nghiệp chuyên trách. Các thầy cô không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về thế giới nghề nghiệp vốn dĩ vô cùng đa dạng và phức tạp. - Điều kiện cơ sở vật chất lẫn kinh phí đầu tư cho hoạt động hướng nghiệp (trong đó có tư vấn hướng nghiệp) ở phần lớn các trường THPT còn hạn chế. Nhiều trường chưa có phòng tư vấn hướng nghiệp, chưa có nguồn tài liệu phong phú về thế giới nghề nghiệp để giới thiệu đến học sinh… - Chính vì công tác hướng nghiệp ở các trường thực hiện chưa hiệu quả nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Trong đó, khó khăn lớn nhất là “Không biết nghề em chọn có những yêu cầu gì về phẩm chất và năng lực” (69,5%) và “Không biết bản thân phù hợp với nghề nào” (62,3%). Thực chất, hai nội dung này liên quan mật thiết với nhau: vì học sinh không biết rõ yêu cầu của nghề nên không biết bản thân phù hợp với nghề nào hoặc phù hợp với nghề nào hơn. Ngoài ra, còn một số khó khăn khác khiến học sinh khó có thể chọn được nghề phù hợp: “Không có người am hiểu về nghề để tư vấn cho em” (61,4%), “Không biết những ngành nghề xã hội, địa phương đang cần” (57,4%), “Thiếu thông tin về trường đào tạo” (56,1%) và “Thiếu thông tin về ngành nghề” (48,4%). Thực tế trên cho thấy, cần có những biện pháp cụ thể, có cơ sở khoa học để nâng cao năng lực tư vấn hướng nghiệp đối với GV ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. 2.4. Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn hướng nghiệp đối với GV trường THPT Hiện nay, Trường THPT vẫn chưa có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất và nhân tố con người để thực hiện TVHN cho HS. Tuy nhiên, công tác TVHN cần phải tham khảo và học hỏi một số mô hình TVHN tiên tiến ở các nước phát triển trên thế giới nhằm từng bước chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện hiệu quả xã hội hóa trong công tác TVHN. Chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển năng lực TVHN của đội ngũ GV như sau: - Thứ nhất: Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp TVHN, nội dung TVHN phải phù hợp đối tượng HS tại trường THPT theo hướng phân ban hướng nghiệp cho HS; đẩy mạnh tổ chức lại các trường THPT, tiếp tục đầu tư cho các trường THPT. GV phải giúp HS định hướng đúng đắn về nghề nghiệp tương lai bằng cách cung cấp những thông tin về ngành nghề mà HS đã chọn, về cơ hội việc làm, đặc điểm nghề nghiệp, yêu cầu về phẩm chất năng lực, điều kiện sức khỏe, tương lai của nghề để HS yên tâm với lựa chọn, chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình. GV làm công tác TVHN phải giúp HS được chia sẻ những khó khăn trong việc chọn nghề, giải đáp những vướng mắc của các em, cho lời khuyên phù hợp... - Thứ hai: Xây dựng đội ngũ GV làm công tác TVHN để phụ trách hoạt động GDHN, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn cho HS trong quá trình lựa chọn nghề 233
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 nghiệp tương lai. Họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm, có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực nghề nghiệp và có tâm huyết trong việc truyền tải những tri thức về nghề đến học sinh. Để có được đội ngũ như thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên viên tư vấn hướng nghiệp ở các trường Đại học có chuyên ngành tâm lý giáo dục, đặc biệt là các trường Sư phạm. Ngoài ra, cần phải có chức danh giáo viên chuyên trách làm công tác hướng nghiệp ở các trường THPT. Giáo viên này cũng được hưởng biên chế như tất cả các giáo viên khác ở trường, phụ trách hoạt động GDHN, tư vấn nghề cho học sinh và đóng vai trò cố vấn chuyên môn cho Hiệu trưởng, các nhà quản lý trong việc xây dựng các kế hoạch giáo dục liên quan đến hướng nghiệp. - Thứ ba: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về TVHN để từng bước xây dựng một Bộ luật GDHN và dạy nghề, tiến đến thực hiện “GDHN” và “TVHN suốt đời”. - Thứ tư: Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho GV làm công tác TVHN trường THPT, tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất để đội ngũ này yên tâm đầu tư nhiều hơn cho công tác; Đội ngũ này cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật với tình hình thực tế, nâng cao năng lực làm việc; Tăng cường kinh phí, CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động TVHN. Huy động nhiều nguồn lực hõ trợ kinh phí để có thể tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp. - Thứ năm: Đẩy mạnh và tổ chức hiệu quả hoạt động của Phòng tư vấn hướng nghiệp trong trường THPT; mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp về hỗ trợ tổ chức các hoạt động TVHN tại trương THPT. Để đẩy mạnh công tác “xã hội hóa GDHN”, các trường cần sáng tạo và chủ động trong việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường (đặc biệt là các doanh nghiệp), trên cơ sở có chọn loc. - Thứ sáu: Xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ TVHN. Hệ thống này do một tổ đảm nhiệm phục trách, gồm 3-5 GV (là đại diện các tổ chuyên môn), được xây dựng kế hoạch TVHN thông qua dạy học của các tổ chuyên môn. Trên cơ sở các danh mục đơn vị kiến thức và các nội dung ở mỗi môn học, những GV này có nhiệm vụ tổng hợp các thông tin về các ngành nghề, cập nhật, bổ sung qua các học kì, năm học. Theo đó, việc TVHN qua các năm học sẽ trở nên đầy đủ hơn, đa dạng hơn về thông tin. Hệ thống này còn có thể sử dụng mỗi lớp học hoặc toàn trường sinh hoạt các chủ để GDHN. - Thứ bảy: Tăng cường phối hợp giữa các trường THPT với các trường Đại học - Cao đẳng trong công tác TVHN. Sự phối hợp tốt giữa trường THPT với các trường Đại học - Cao đẳng trong tổ chức các hoạt động TVHN sẽ giúp tháo gỡ khó khăn này... Tổ chức cho GV tham quan các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các trường nghề, công ty, xí nghiệp, cơ quan... để GV có cái nhìn toàn diện về ngành nghề mình định TVHN. Có thể liên kết với các cơ sở trên để tổ chức các buổi thực tập bắt buộc cho GV. - Thứ tám: Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến HS về hiệu quả TVHN của đội ngũ GV. Đây là biện pháp quan trọng để các trường THPT có thể nắm bắt tình hình thực hiện 234
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 TVHN thông qua các giờ lên lớp một cách kịp thời, chính xác. Phiếu điều tra được thiết kế dành cho HS, với nội dung điều tra về mức độ TVHN (không có/ thỉnh thoảng/ thường xuyên), về thời gian TVHN (ít/ vừa đủ/ nhiều), về thời điểm TVHN (phù hợp hay không?), về chất lượng thông tin được cung cấp (có cập nhật không, phong phú không?). Tùy thuộc vào kết quả điều tra mà các trường THPT có thể phỏng vấn sâu các em HS, tiến hành rút kinh nghiệp cho GV đảm nhận công tác TVHN. II. KẾT LUẬN Phát triển năng lực TVHN đối với GV ở trường THPT đạt hiệu quả cao cần phải có sự đầu tư về chuyên môn và sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo có thẩm quyền. GV đảm nhiệm công tác TVHN phải hiểu đúng tâm lí của HS, tổ chức linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình thực hiện, tạo được động lực và niềm tin cho HS... Đây là yếu tố rất quan trọng để TVHN có hiệu quả. Cùng đó, phải hiểu rõ đúng vai trò của mình trong quá trình TVHN, cần chú ý giữ đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình hướng nghiệp, tránh sự nhầm lẫn giữa vai trò hướng nghiệp, vai trò khác trong quá trình hướng nghiệp cho HS. Phát triển năng lực TVHN đối với GV sẽ luôn có lợi ích cho HS trước khi rời ghế nhà trường để bắt đầu với cuộc sống mới... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, Hà Nội. [2] Phạm Tất Dong (2004), Định hướng giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông, Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục, (108), tr.11-14. [3] Báo Công an Nghệ An, (1/4/2014), Tư vấn hướng nghiệp là hết sức quan trọng, Khai thác từ http://congannghean.vn/van-hoa-giao-duc/201404/tu-van-huong-nghiep-la-het- suc-quan-trong-468478/. [4] Nguyễn Thị Trường Hân (2011), Thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, Số 25 năm 2011, tr.116-120. [5] Phạm Đăng Khoa (2014), Mô hình tư vấn hướng nghiệp suốt đời tại cộng hòa pháp và hướng ứng dụng vào Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, số 345 (kì 1-11/2014),tr.54-58. [6] Vũ Thảo My (2011), Nghiên cứu đề xuất giải pháp hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Title: A FEW THOUGHTS ABOUT DEVELOPING CAREER COUNSELING COMPETENCES FOR TEACHERS AT HIGH SCHOOLS NOW Abstract: Career counseling is a current, necessary issue, which is particularly interested by schools, families and the whole society. The lack of skilled workers and the superabundance of intellectual labor has been existing in Viet Nam for decades. The causes of the problem, derive from students, society and school. The main is from career counselors at high schools. This 235
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 article will present and suggest some solutions to develop the competence of career consultant for teachers at high schools now. Keywords: Competences, career counseling. teachers. ThS. ĐẶNG DANH HƯỚNG Trường THPT Hoàng Văn Thụ ĐT: 01686. 346.899, Email: dangdanhhuong01071988@gmail.com 236
nguon tai.lieu . vn