Xem mẫu

  1. Vài suy nghĩ về cách dùng khẩu ngữ trên báo Hoa học trò Hoa học trò (HHT) là một tạp chí của học sinh, sinh viên. Người viết và người đọc đều là học sinh, thuộc lớp người trẻ tuổi. Do vậy, ngôn ngữ của HHT có nhiều nét đặc biệt, rất gần với ngôn ngữ nói. HHT sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, nhiều hình ảnh, nhiều từ mới và tiếng lóng v.v… Trong bài viết này chúng tôi tập trung nghiên cứu cách dùng khẩu ngữ trên báo Hoa học trò, dựa trên hơn 1000 ngữ cảnh chọn lọc, từ đó rút ra một số đặc điểm nổi bật sau: 1. Sử dụng đồng âm – biến âm (ví dụ: a kay – cay, cá kiếm – kiếm, ca mơ run – run…). Có 4 hình thức chính: - Dùng từ hoặc tổ hợp từ có sẵn, có chứa một đơn vị đồng âm với từ muốn nói. - Dùng từ hoặc tổ hợp từ có sẵn và nói chệch đi một âm theo lỗi nói hơi (xiền - ngọng của trẻ nhỏ tiền, tình iu - tình yêu). - Tạo nên đơn vị từ ngữ mới chứa các yếu tố đồng âm với nhau nhằm mục đích nhấn mạnh, biểu cảm (ghét như con bọ chét, ngất ngây con gà tây). - Dùng hình thức đồng âm với con số: 2 (hi – chào). 2. Sử dụng tiếng lóng (lặn, mềm). tiếng lóng có sẵn - Dùng - Dùng tiếng lóng có sẵn và biến đổi theo hướng mới cả về hình thức biểu đạt lẫn nội dung ngữ nghĩa (thông tấn xã con vịt bầu – tin vịt).
  2. - Dùng tiếng lóng riêng của học sinh: được tạo nên bằng phương pháp ẩn dụ, hoán dụ, nói lái trên cơ sở những từ đã có (tanh, khoai, chốt an toàn…). 3. Dùng từ xưng hô: Dùng nhiều cách xưng gọi không chính thức, nhiều màu sắc biểu cảm. Cách sử dụng từ linh hoạt, không lệ thuộc những từ sẵn có, có thể dùng chúng với những sắc thái mới (tên, gã – vốn có đánh giá âm tính được dùng với sắc thái nghĩa thân mật, vui đùa). 4. Dùng từ ngữ biểu cảm: Có tới 380 từ ngữ được dùng với nghĩa biểu trưng, trong đó số các từ được HHT sáng tạo khá nhiều: bốc hơi (biến mất), đít chai (kính),sao quả tạ (sao xấu)… Số các đơn vị mới tạo bằng các so sánh mang tính vật hoá (nhỏ như con thỏ, độc như con tuần lộc) chiếm tỉ lệ đáng kể (35%). Một điểm khá nổi bật nữa là cách dùng có tính cường điệu, nhấn mạnh khá phổ biến, chiếm tới 12%. Chúng được tạo ra theo phương pháp mở rộng thành phần cấu tạo nhằm tăng giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng (kết nổ đĩa, mù tút tít, chạy mất dép…). Tóm lại, HHT là một tờ báo nhiều sáng tạo từ mới. Cách cấu tạo từ ngữ rất đặc biệt, tạo nên một phong cách riêng. Xu hướng đó hiện nay đã được xã hội chú ý và áp dụng lại nhiều nơi, nhiều lúc, thậm chí cả trên phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy, ngôn ngữ của HHT là một hiện tượng cần được nghiên cứu không chỉ về từ ngữ khẩu ngữ mà cả ở nhiều mặt khác, đặc biệt là vấn đề từ mới Nên nhớ rằng, xem báo không phải ai cũng hiểu được tiếng nước ngoài ấy, mà đã không hiểu được thì bài báo kém hiệu quả. Còn người hiểu được thì chắc sẽ chê cười người viết còn sính ngoại, coi rẻ tiếng nước nhà. Trường
  3. hợp cần vay mượn – mà vay mượn là tất yếu – thì là vay mượn có nguyên tắc làm phong phú thêm tiếng ta mà vẫn giữ vững bản sắc dân tộc của nó. rồi có nhà nghiên cứu, sáng tác, dịch thuật, đến giáo sư ngữ văn Hoàng Như Mai (bài đăng trên báo Văn nghệ) cũng dùng hai chữ tựa đề khi giới thiệu tác phẩm, thì trách sao được anh chị em trẻ làm công tác phát thanh, dẫn chương trình, cả các sinh viên ngữ văn... lại không bắt chước mà nói, mà viết theo.
nguon tai.lieu . vn