Xem mẫu

  1. Vài lời khuyên về cách viết bài báo
  2. Chúng ta phải làm thế nào để viết được một bài báo hay? Chúng ta phải làm thế nào để người đọc có thể theo sát nhịp phát triển của bài báo? Michael Arkus Nguyên tắc trước nhất là: các bài báo về kinh tế không nhất thiết phải khô khan. Viết về kinh tế cũng có cùng một nguyên tắc như viết về các lĩnh vực khác, dù là chính trị, thể thao hay là văn hoá ... Một trong những cách tốt nhất để thu hút người đọc là để người đọc tiếp cận ngay với câu chuyện, cho phép họ được tự mình chứng kiến câu chuyện. Chúng ta gợi lên một hình ảnh cho họ, chúng ta như chiếc máy chụp hình chụp và phóng một hình ảnh đã được thu nhận. Như người ta nói, một bức ảnh đáng bằng cả nghìn từ ngữ, hình ảnh bằng ngôn ngữ của chúng ta sẽ dễ gây được ấn tượng lâu dài cho người đọc hơn là 1.000 từ ngữ khô khan. Vậy chúng ta phải làm như thế nào? Chúng ta phải làm cho người đọc chứng kiến một câu chuyện như thế nào, nhất là khi câu chuyện lại có tính kỹ thuật như là về bảo lãnh cho ngân hàng của IMF và Ngân hàng Thế giới, chuyển đổi hệ thống tiền tệ của Ecuador từ đồng sucre sang đồng đô la, chương trình tư nhân hoá ngân hàng, vận tải hoặc sản xuất xi măng, các thoả thuận về thương mại hay là về khủng hoảng tài chính? Chúng ta phải gợi ra một khung cảnh, và khi có thể thì là một
  3. khung cảnh trong đó có con người. Chúng ta sẽ xem xét dưới đây 3 cách có thể giúp làm được điều đó: • Khung cảnh thực tế, khi một câu chuyện đã xảy ra; • Khung cảnh tưởng tượng trong đó chúng ta tiên đoán những ảnh hưởng có nhiều khả năng xảy ra của một quyết định hoặc diễn biến; • So sánh tương đồng, khi chúng ta so sánh một quyết định, diễn biến hoặc hậu quả của một sự việc phức tạp với một sự việc quen thuộc hơn làm người đọc cảm thấy dễ hiểu hơn. Đặt những khung cảnh này ở đâu trong câu chuyện là tuỳ ở sự lựa trọn của chúng ta, nhưng thường thì nó có khả năng tạo ra một mở bài gây ấn tượng cho bài báo. Dù trong trường hợp nào thì chúng ta cũng cần đặt các khung cảnh này gần mở bài vì nó sẽ sớm đưa ra tình huống quen thuộc làm người đọc dễ hình dung. Mẹo viết này đặc biệt quan trọng đối với những người mới viết. Nó cũng giúp ích cả cho những người viết chuyên nghiệp vì chúng ta sẽ không làm bài báo buồn tẻ mà có sự hứng thú. Và như thế, người viết cũng sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Khung cảnh Chúng ta sẽ không bàn nhiều về mục này vì đây là mục đương nhiên nhất. Một chính phủ hạ giá trị đồng tiền, ngăn chặn việc rút tiền gửi... Người dân trên đường phố vô cùng giận dữ. Rõ ràng là chúng ta sẽ muốn mở đầu câu chuyện với khung
  4. cảnh bạo lực, hoặc miêu tả khung cảnh này gần mở bài, xen kẽ với việc nêu các nguyên nhân của cuộc chống đối, qua đó cho người đọc thấy hậu quả của các quyết định của chính phủ một cách sống động. Ví dụ như, khi người dân Argentina biểu tình, khua nồi niêu xoong chảo bởi vì họ không thể rút tiền gửi do các hạn chế của chính phủ nhằm ngăn chặn sự mất giá của đồng tiền. Xem ra thì có vẻ rõ ràng là chúng ta sẽ miêu tả hành động trong mở bài. Nhưng một điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều khi các phóng viên lại không viết như vậy. Ví dụ, đây là một bài báo đăng ngày 17/12/20001: ‘Argentina hôm thứ hai đã hứa sẽ cắt giảm chi tiêu ngân sách khoảng một phần năm trong năm 2002 để đảm bảo cho nước này có thể trả nợ, nhưng sự phản đối của xã hội đối với chính sách hà khắc và kìm hãm hoạt động ngân hàng của chính phủ tiếp tục lan tràn...’ Việc cắt giảm ngân sách không có gì là mới lạ và mặc dù chúng ta đã Kể cho người đọc biết là có sự chống đối, chúng ta chưa Tả cho họ. Sự khác nhau giữa Kể và Tả là rất quan trọng trong việc làm cho bài báo trở nên sinh động. Dựa vào các thông tin tiếp theo của bài báo, chúng ta có thể viết lại mở bài như sau để bổ xung cả khung cảnh sinh động lẫn thông tin về bối cảnh kinh tế: ‘Không khác gì khung cảnh rối loạn về kinh tế tại đây một thập kỷ trước, dân biểu tình ở Argentina đốt cháy lốp xe hơi và đòi hỏi phân phát lương thực trong khi chính phủ chuẩn bị cắt giảm chi tiêu ngân sách một cách khốc liệt nhằm đạt được những khoản vay quan trọng mà IMF đã phong toả.’
  5. Khung cảnh tưởng tượng Đây là lúc mà chúng ta phải vận dụng trí tưởng tượng. Khung cảnh có thể xảy ra là kết quả của một diễn biến vẫn còn chưa xảy ra, nhưng chúng ta có thể gợi tả khung cảnh mà các diễn biến và quyết định có thể sẽ dẫn đến dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ, và quan trọng hơn là từ các cuộc phỏng vấn của chúng ta với các nhân vật chủ chốt và các nhà phân tích... Mục giáo dục cho phóng viên về khủng hoảng ngân hàng đánh giá các cách khác nhau và chỉ ra một cách với việc đặt các câu hỏi. Các công ty địa phương có dựa nhiều vào tài chính ngân hàng hay không? Liệu sự bóp nghẹt về tín dụng có trở thành tai hoạ đối với họ hay không? Có các hình thức thay thế khác về tài chính cho các công ty địa phương hay không? Thái độ của công chúng ra sao? Việc đóng cửa ngân hàng có gây ra hoảng loạn không? Dựa vào câu trả lời cho những câu hỏi này và các câu hỏi khác chúng ta có thể viết một mở bài gợi tả một khung cảnh tưởng tượng đầy sống động cho bài phân tích của chúng ta. Mục về đô la hoá cũng chỉ ra một cách tạo ra khung cảnh tưởng tượng, hoặc là trong mở bài hoặc là ở một vị trí gần mở bài. Chúng ta bắt đầu bằng cách điểm qua các điểm lợi và bất lợi của chương trình này. Ví dụ, ‘Lạm phát giảm từ xxx phần trăm xuống còn xx phần trăm, ổn định kinh tế phục hồi, tỷ giá vay giảm, đầu tư nước ngoài tăng, nhưng cơn sốc về kinh tế tại Mỹ làm đồng đô la mất giá, nền kinh tế trong nước lung lay – và trên hết, Felipe Gonzalez, một người làm nông nghiệp
  6. 25 tuổi có lương tháng là $xx đại diện cho lương trung bình của 95 phần trăm của x triệu người tại nước này, hiện không có khả năng mua thực phẩm cho gia đình của anh. Tại các đô thị, công nhân bạo loạn làm ảnh hưởng đến danh tiếng của đất nước...’ Đây chỉ là một sự phác hoạ, nhưng chúng ta đã vẽ ra một khung cảnh sống động cho các thông tin mang tính kỹ thuật của chương trình. Chúng ta thậm chí có thể cung cấp một ví dụ minh hoạ cho ‘ổn định kinh tế phục hồi’, ví dụ như có thể nói ‘từ hơn ba tiếng đồng hồ nay, một ổ bánh mì vẫn tiếp tục mang giá 10 xu’. Trên hết, chúng ta đã tạo ra một khung cảnh với những khuôn mặt người với ví dụ về Felipe Gonzalez. Nói cho cùng thì cái mà mọi người quan tâm đến nhất vẫn là con người và đây là cách năng động nhất mà chúng ta có thể áp dụng để bài báo thu hút được sự quan tâm của người đọc. Đây là những điều mà người đọc có thể hình dung ra dễ dàng hơn nhiều so với các khái niệm chung chung và họ sẽ muốn đọc tiếp bài báo của chúng ta. Nếu chúng ta đọc mục về tư nhân hoá của IPD, chúng ta sẽ thấy cùng một con đường. Chúng ta đưa ra các ví dụ về những điểm tốt và xấu và đưa khuôn mặt người vào khi có thể, ví dụ như ‘Phát triển kinh tế tăng xx phần trăm, thâm hụt của chính phủ giảm xuống còn xx khi chính phủ không còn bao cấp cho công ty lỗ tới xxx một năm, thế nhưng Jose Blow, người đã phải vật lộn với cuộc sống dưới cả mức độ nghèo đói cũng như 80 phần trăm dân số của nước này, không còn được
  7. nhận $xx, số tiền hàng tháng cho phép anh, vợ anh và bảy đứa con của họ tồn tại ở mức độ tối thiểu.’ Đây chỉ là một ví dụ minh hoạ cho tình trạng nói chung. Trong một số trường hợp, phần cuối cùng của câu có thể là điều ngược lại – một sự tiến bộ trong cuộc sống. Dù thế nào thì cũng đừng quên ‘Joe Blow’, một con người bình thường, một ví dụ mà người đọc có thể liên tưởng. Sau đó chúng ta tiếp tục viết về những gì chúng ta tìm hiểu được từ các nhân vật chủ chốt và các nhà phân tích. Ví dụ a) Bài trên tờ New York Times ngày 11/8/2002, về khoản $30 tỷ Brazil vay IMF mở đầu như sau: “Brazil và các chính phủ Mỹ Latinh khác đã theo sau Washington đi con đường của thị trường tự do, để rồi bây giờ chịu mất khả năng kiểm soát nền kinh tế của họ...” Không có gì là sai trái về cơ bản với cách mở bài như trên. Nhưng có lẽ chúng ta có thể làm cho mở bài hấp dẫn hơn cho người đọc và cũng làm cho người viết cảm thấy hứng thú hơn nếu như chúng ta áp dụng một khung cảnh cho mở bài. Đoạn văn thứ bảy cho chúng ta biết là một nhân vật cánh tả có thể thắng bầu cử vào tháng 10. Đoạn thứ 13 nói rằng thoả thuận với IMF đòi hỏi thặng dư ngân sách cho tới năm 2005 đạt được 3.5 phần trăm. Đoạn thứ 15 cho biết rằng một trong số nhân viên của ứng cử cánh tả nói rằng đòi hỏi này sẽ hạn chế các đầu tư về xã hội mà họ đã hứa hẹn.
  8. Đoạn 16 nói rằng không tuân thủ theo đòi hỏi sẽ dẫn đến sự cắt đứt về tín dụng như của Argentina. Và đoạn 19 đề cập đến lời khuyên thông thường của IMF về việc phải thắt chặt chi tiêu, có nghĩa là hàng triệu người dân sẽ phải chịu khổ (và kết quả là rối loạn xã hội, bạo động .. như ở Argentina). Như vậy là chúng ta có đủ các yếu tố cho một mở bài khung cảnh. Cách viết thế nào là tuỳ ở chúng ta. Chúng ta có thể dùng cách liệt kê (‘Một ứng cử cánh tả thắng bầu cử tháng 10 ở Brazil cố gắng thực hiện những hứa hẹn về mặt xã hội đã đưa ông tới cung điện tổng thống nhưng đã bị trói tay bởi chương trình cắt giảm ngân sách do IMF áp đặt. Ông ta lờ đi những lời hứa về việc tạo công ăn việc làm và cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn và người dân bạo loạn .. vv.. Ông ta giao ngân quỹ cho người dân và khoản vay của ông ta bị cắt bỏ...’). Chúng ta có thể viết một cách gián tiếp hơn (‘Nếu như x hoặc y thắng cử tháng 10 thì... ). Chúng ta có thể khái quát hoá (minh hoạ cho việc các nước Mỹ Latin đã làm mất quyền kiểm soát đối với nền kinh tế của họ thông qua cải cách thị trường tự do như thế nào) ở đoạn văn tiếp theo. Khung cảnh minh hoạt không nhất thiết phải là mở bài nhưng trong nhiều trường hợp nó làm tăng tính sinh động. Bây giờ thì chúng ta có thể mở bài với một câu khái quát hoá và sau đó bắt đầu khung cảnh được miêu tả bằng các câu mạnh mẽ ở các đoạn văn đầu tiên, chứ không dàn trải thông tin khắp 20 đoạn văn. Sử dụng các đoạn văn tiếp theo để bổ xung thông tin nền cho khung cảnh mà chúng ta đã miêu tả.
  9. b) Toàn bộ đoạn văn thứ 19 của bài báo nói trên như sau: “Lời khuyên thông thường của Quỹ tiền tệ cho các nước đang phải đối đầu với khủng hoảng từ trước tới giờ là phải tăng cường chắt bóp chi tiêu với lý luận là việc tuân thủ nguyên tắc về ngân sách là điều kiện cho phồn vinh. Nhưng điều kiện đó dẫn tới sự đau khổ cho hàng triệu người dân, củng cố vị trí cho những nhà phê bình cánh tả đối với nền kinh tế thị trường và làm suy yếu các chính phủ đã thực hiện những thay đổi mà Washington kêu gọi.’ Tăng cường chắt bóp chi tiêu, nguyên tắc ngân sách, nỗi đau khổ, làm suy yếu chính phủ ... là những từ ngữ khái quát, đòi hỏi phải được minh họa bằng các khung cảnh. Khi IMF tuyên bố các điều kiện thì hãy giải thích các điều kiện này bằng các khung cảnh. Thậm chí có thể giải thích ngay trong mở bài (ví dụ giả thuyết) ‘Hàng 170 triệu người dân Brazil sẽ phải trả nhiều hơn tới bốn lần cho một ổ bánh mỳ, tức là khoảng xxx phần trăm lương của 90 triệu người nghèo nhất, để tuân thủ theo các biện pháp chắt bóp chi tiêu ngân sách do IMF đòi hỏi ...’. Một cách khác là chúng ta có thể mở bài một cách khái quát hơn về các đòi hỏi tổng thể của IMF là gì, nhưng nhất định là chúng ta phải sớm giải thích điều đó có nghĩa bằng khung cảnh. Thêm vào đó, chúng ta cũng cần phải sớm đưa ra một khung cảnh khác để cân bằng, khung cảnh miêu tả những gì IMF cho rằng các nguyên tắc về ngân sách sẽ đem lại. Không có gì thú vị hơn là các đoạn văn miêu tả các khung cảnh đối lập để đưa người đọc hoàn toàn nhập vào câu chuyện.
  10. c) “Bộ trưởng tài chính Robert Rubin hôm thứ năm đã đệ trình đề nghị bố dự thảo về thị trường trong đó bao gồm đề nghị về việc nâng cao quản lý lưu thông vốn trên toàn cầu nhằm đối phó với cơn khủng hoảng đang làm đảo lộn các thị trường tài chính trên khắp thế giới.” Bài báo này đăng ngày 1/10/1998. Có lẽ bài báo đọc sẽ dễ hiểu hơn nếu như tác giả trình bày các điểm quan trọng nhất trong kế hoạch của Rubin một cách rõ ràng bằng hình thức liệt kê và sau đó viết “trong số các đề nghị do Rubin đệ trình nhằm đối phó với cơn khủng hoảng...” d) “Các nước công nghiệp hàng đầu hôm thứ sáu đã tuyên bố đề nghị về các cải cách rộng rãi nhằm củng cố hệ thống tài chính toàn cầu và chấm dứt cơn khủng hoảng đã làm đảo lộn nền kinh tế thế giới.” Bài báo được đăng ngày 2/11/1998 này cũng cần được viết lại tương tự như bài báo về Rubin. Bài báo cần được viết với mở bài kiểu liệt kê sau đó tiếp tục với “trong số các biện pháp do các quốc gia công nghiệp hàng đầu đặt ra...”. Mặc dù đúng là trong trường hợp này chúng ta phải dùng cấu trúc câu bị động nhưng chúng ta đã có được lợi thế là đã liệt kê được hành động chính ở đầu câu. (hơn nữa “tuyên bố” trong bài báo chỉ là chủ động về ngữ pháp thôi chứ không phải trong hành động.)
  11. e) “Brazil hôm thứ tư tuyên bố kế hoạch sẽ cắt giảm $84 tỷ cho chi tiêu ngân sách trong vòng ba năm tới trong nỗ lực cứu vãn nền kinh tế lớn nhất tại Mỹ Latin khỏi khả năng lâm vào cơn khủng hoảng tiền tệ nguy kịch.” Bài báo đăng ngày 28/10/1998 có lợi thế là đã tiếp tục với một khung cảnh khái quát: “Ngay cả khi đó thì khả năng tốt nhất mà nước này có thể hy vọng cho sang năm là suy thoái kinh tế, theo như sự tiên đoán của hầu hết các nhà kinh tế. Khả năng xấu nhất là một sự trượt giá sẽ kéo cả khu vực Mỹ Latin vào tình trạng suy thoái và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thế giới.” f) “Brazil đã quyết định các điểm chung cho một thoả thuận với các tổ chức cho vay quốc tế, trong đó có Quỹ tiền tệ quốc tế, và hiện đang bàn một cách không chính thức với Cục Dự trữ Liên bang về khả năng cho một dự án tín dụng, các nhà kinh tế hôm thứ ba cho biết.” Bài báo ngày 28/9/1998 này trì hoãn mãi mới cho biết là thoả thuận này bao gồm những gì. Đáng ra bài báo cần cho biết ngay điều này từ đoạn văn thứ 2. Ví dụ như có thể viết: “Một kế hoạch trị giá nhiều tỷ đô la như vậy có thể bao gồm từ tín dụng của IMF và Ngân hàng Thế giới tới một loạt viện trợ tín dụng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, tương tự như chương trình trị giá $20 tỷ do Washington cấp cho Mexico năm 1994 khi đồng peso của nước này đang phải chịu áp lực.”
  12. Như các ví dụ cho thấy, khung cảnh không nhất thiết phải là câu chuyện về con người, nhưng nó phải trình bày một cách rõ ràng cả hai mặt của tình huống có khả năng xảy ra. So sánh tương đồng Khi chúng ta có một vấn đề phức tạp mà chúng ta muốn giải thích cho bạn đọc quần chúng, sử dụng một so sánh tương đồng có thể là một công cụ lý tưởng nhất. Chúng ta không nhất thiết phải tìm được một sự tương đồng tuyệt đối để so sánh – trường hợp này là rất hiếm hoi – nhưng chúng ta phải cho người đọc rõ điều này khi chúng ta so sánh. Công cụ này sẽ giúp chúng ta đưa người đọc từ những hoàn cảnh lạ tới một khung cảnh mà họ quen thuộc. Khi đó người đọc sẽ nghĩ “à, bây giờ thì tôi hiểu rồi” khi họ đọc và sự so sánh này chắc chắn là còn hấp dẫn cả người đọc có chuyên môn hơn. Chỉ có điều là chúng ta phải cần đến sự giúp đỡ của các nguồn thông tin của chúng ta và các nhà phân tích để đảm bảo là sự so sánh tương đồng của chúng ta không đi quá xa. Các ví dụ minh hoạ về các vấn đề tài chính phức tạp có thể dùng cách sử dụng các vấn đề quen thuộc hơn như là về ngân sách gia đình, thế chấp nhà đất hay là khoản tiền vay để mua xe hơi. Ví dụ
  13. a) “Với nền kinh tế thế giới và uy tín của tổ chức bị đe doạ, Quỹ tiền tệ quốc tế đã bỏ ra nhiều tuần lễ để đưa ra được một chương trình cấp cứu trọn gói trị giá nhiều tỷ đô la cho Brazil, nền kinh tế lớn nhất ở khu vực Mỹ Latin.” Đối với những người đã theo dõi câu chuyện này từ trước, bài báo đăng ngày 11/11/1998 này chẳng cho họ biết điều gì mới cả. Một cách tiếp cận mới mẻ có thể nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của Brazil – những người dân lâm vào các khó khăn về thẻ tín dụng, về các khoản vay và việc thế chấp nhà đất – hoặc là từ quan điểm của IMF với tư cách là ngân hàng và người giải quyết nợ trong việc đối đầu với các khoản nợ khó đòi của dân. Người đọc như vậy sẽ dể hiểu vấn đề hơn. b) Khi quỹ bảo hiểm đầu tư (hedge fund) Quản lý Vốn dài hạn (LCTM) được cấp cứu vào năm 1998, thì lập tức xuất hiện hành loạt các khái niệm và quy cách mà người đọc đại chúng không quen thuộc – thậm chí ngay cả khái niệm “hedge fund”. Người ta giải thích rằng LCTM thua lỗ nặng nề vì các khoản cho vay không đòi được tại nhiều thị trường khắp thế giới do ảnh hưởng của sự vỡ nợ của Nga. Đây là một ví dụ khi chúng ta phải hỏi các nhà phân tích xem liệu họ có một ví dụ tương đồng mà đơn giản hay không để giúp việc giải thích tình huống. Chúng ta có thể sử dụng hình ảnh một tổ hợp đánh bạc dùng tín dụng và một kế hoạch đánh bạc không có khả năng thua cuộc? Có các so sánh tương đồng khác quen thuộc hơn không? Các nhà phân tích sẽ có khả năng giúp chúng ta.
  14. c) Một bài báo đăng ngày 1/5, không phải là về kinh tế quốc tế mà là các vấn đề về giám sát Internet, cho chúng ta thấy việc sử dụng so sánh tương đồng có hiệu quả trong việc hấp dẫn người đọc thế nào. Bài báo bắt đầu: “Trong khi cảnh sát trên toàn thế giới đang tìm cách để có thể quản lý các hoạt động tội phạm trên mạng Internet mà không vi phạm các quyền cá nhân thì công cụ đầy quyền lực mà nước Mỹ áp dụng đang phải đối đầu với một sự giám sát và chống đối kiên trì.” Đến đoạn văn thứ 11, tổng cố vấn của Trung tâm Thông tin điện tử cá nhân so sánh chính sách của Mỹ với việc thả một mẻ lưới lớn xuống biển chỉ để bắt một con cá nào đó trong cả luồng cá. Sự so sánh này ngay lập tức cho chúng ta phần đầu của một mở bài với so sánh tương đồng: “Giới phê phán so sánh chính sách với việc thả lưới lớn ra biển để bắt một con cá nhỏ”. Thế còn mặt kia của cuộc tranh cãi là gì? “Giới ủng hộ thì cho chính sách này là việc tập trung vào tội phạm trong thời đại Internet.” Vậy là chúng ta đã có phần thứ hai của mở bài. Và người đọc sẽ muốn tiếp tục đọc. Bằng cách hỏi những câu hỏi phù hợp cho các câu chuyện về kinh tế thế giới chúng ta sẽ có thể tìm ra được những so sánh tương đồng phù hợp. Chúng ta có thể dùng chiến lược này khi viết về các điểm tốt và xấu trong các chính sách của IMF. Cũng giống như các thứ khác, cách đóng gói một món hàng là rất quan trọng. Điều này càng đúng hơn đối với báo chí. Hy vọng sau các ví dụ minh hoạ trên, người
  15. đọc sẽ đọc các bài báo của chúng ta một cách thích thú hơn và chúng ta cũng sẽ viết các bài báo với nhiều hứng thú hơn.
nguon tai.lieu . vn