Xem mẫu

  1. VÀI GỢI Ý CHÍNH SÁCH VỀ KỸ NĂNG CẦN ĐÀO TẠO CHO THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI SỐ Đặng Hoàng Hải Anh; Đỗ Nguyễn Nguyệt Minh Dang (hdang@worldbank.org; corresponding author) is a senior economist with the Data Production and Methods Unit, Development Data Group, World Bank and is also affiliated with International School, Vietnam National University, Hanoi, Center for Analysis and Forecasting, Vietnam Academy of Social Sciences, GLO, IZA, and Indiana University. Do (minh.nn.do@gmail.com) is a lecturer at University of Economics and Business, Vietnam National University, Hanoi 1. Giới thiệu Việt Nam hiện nay được coi là nước có thu nhập trung bình thấp, và đang phấn đấu sớm trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao. Để thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình thấp đòi hỏi quốc gia có sự thay đổi về nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội. Chúng tôi cho rằng nguồn gốc sự phát triển bền vững của đất nước đến từ chính nguồn nhân lực hiện tại và tương lai. Nói cách khác là đổi mới chính sách giáo dục thế hệ trẻ hiện nay đóng vai trò quan trọng giúp đất nước phát triển. Hình 1: Tháp dân số Việt Nam và thế giới 390
  2. Điều này thậm chí mang ý nghĩa sống còn khi tỷ lệ già hóa dân số đang ngày càng tăng. Cụ thể, Hình 1 cho thấy tháp dân số của Việt Nam có chân tháp lõm vào khác hẳn so với thế giới ở độ tuổi thanh thiếu niên (10-24). Tức là dân số ở độ tuổi thanh thiếu niên của Việt Nam ít hơn khoảng 2-3% so với thế giới. Trong khoảng một hai thập kỷ nữa, nhóm dân số này sẽ là trụ cột kinh tế của đất nước. Trong khi đó, so với các nước trong khu vực, năng suất lao động (NSLĐ) Việt Nam vẫn còn ở mức rất thấp. Năm 2016, NSLĐ Philippines gấp 1.8 lần Indonesia gấp 2.4 lần, Trung Quốc gấp 2.6 lần. Thái Lan gấp 2.7 lần, Malaysia gấp 5.7 lần Việt Nam. Theo Ohno et al. (2021), NSLĐ ở Việt Nam thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực và chỉ cao hơn Campuchia. Hình 2. Năng suất lao động của Việt Nam và một số quốc gia Lưu ý: tính bằng nghìn USD/lao động, giá so sánh 2011 theo ngang bằng sức mua Nguồn: Ohno et al. (2021) Như vậy, thanh niên Việt Nam đang bị thiếu hụt rất nhiều các kỹ năng cần thiết cho việc làm so với các nước trong khu vực. Các bạn trẻ cần được trang bị tốt hơn không chỉ những kiến thức cơ bản mà còn những kỹ năng làm việc cần thiết cho công việc khi ra trường. Đặc biệt, trong thời đại bây giờ, khi dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, các trường học, đại học đều phải dạy từ xa, các bạn học sinh, sinh viên không thể đến trường và phải học online. Điều này gây một áp lực lớn lên khoa học giáo dục, đòi hỏi giáo dục trong nước phải thay đổi để thích ứng với thời đại số hóa. Muốn vươn lên thứ hạng cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nền giáo dục Việt Nam cần duy trì động lực để luôn 391
  3. luôn trong tâm thế sẵn sàng chuyển đổi để ứng phó tốt hơn với những biến chuyển bất ngờ trên thế giới. 2. Thực trạng ở Việt Nam Có một thực trạng từ lâu trong nền giáo dục Việt Nam là các bạn trẻ Việt Nam học tốt các môn học hàn lâm, tuy nhiên các kỹ năng “mềm” trong giao tiếp và làm việc theo nhóm còn rất yếu. Theo thống kê, trong vòng 5 năm từ năm học 2016-2017 đến 2020- 2021, Việt Nam đã đạt được 162 huy chương ở kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, trong đó có 51 huy chương vàng (VnExpress, 2021). Tuy nhiên, các doanh nghiệp và công ty nước ngoài chú trọng các kỹ năng mềm khi tuyển nhân viên và quan ngại rằng các sinh viên mới ra trường thường không được trang bị đầy đủ các kỹ năng này (Bodewig et al., 2014). Trong thực tế, các kỹ năng mềm được coi là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại (World Bank, 2019). Một thách thức nữa là các kết quả đánh giá của học sinh trung học cho thấy giáo dục trung học phổ thông Việt Nam đang làm khá tốt, nhưng vẫn có độ chênh khá lớn với giáo dục đại học. Cụ thể hơn, kỳ thi đánh giá PISA cho các học sinh ở lứa tuổi 15 cho thấy học sinh Việt Nam đạt kết quả rất cao trong nhiều môn thi. Năm 2012, trong kỳ đánh giá PISA, thành tích của Việt Nam xếp hạng 16 về môn toán và thứ 18 về môn đọc-hiểu trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên cả Hoa Kỳ và Vương quốc Anh và cao hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia đang phát triển nào khác. Kỳ thi năm 2015 cũng cho kết quả tương tự (OECD, 2014; Dang et al., 2021). Tuy nhiên xếp hạng giáo dục bậc đại học không cho thấy kết quả khả quan như vậy. Rất ít trường đại học ở Việt Nam được xếp thứ hạng cao trên thế giới (theo xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2021, trường có thứ hạng tốt nhất là Đại học quốc gia Hà Nội xếp trong nhóm 1001–1200).1 Điều này cho thấy có một khoảng cách khá lớn trong đào tạo giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Đây là một vấn đề nhức nhối trong giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam phải có chính sách để giảm thiểu khoảng cách trong đào tạo. Một thách thức lớn khác là trình độ tiếng Anh của học sinh sinh viên Việt Nam còn chưa cao. Theo tổ chức Education First (2016), trình độ tiếng Anh của một quốc gia có mối tương quan lớn với mức thu nhập bình quân của đất nước đó. 1 https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/vietnam-national-university-hanoi 392
  4. Hình 3. Mối tương quan giữa trình độ tiếng Anh và thu nhập ròng các quốc gia Nguồn: Education First (2016) Việc giảng dạy Tiếng Anh ở Việt Nam còn chưa hiệu quả, các bài kiểm tra dường như chỉ đo lường được ngữ pháp và từ vựng của các bạn học sinh, sinh viên. Hệ quả là khi các bạn trẻ Việt Nam đi ra nước ngoài đã bộc lộ rất nhiều thiếu sót trong giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết. Trên giảng đường, chúng ta luôn nói “học đi đôi với hành”, tuy nhiên, tiếng Anh trong các kỳ thi trung học phổ thông mới chỉ dừng lại ở mức độ “học”, các em học sinh chưa có cơ hội thực hành tiếng Anh mà các em được học, dẫn tới việc các bạn trẻ trở nên dè dặt khi cần giao tiếp và vận dụng ngoại ngữ. 3. Vài kinh nghiệm thế giới Những kỹ năng mềm như làm việc nhóm (team work), quản lý thời gian (time management) sẽ trở thành công cụ đắc lực cho các bạn sinh viên không chỉ học tập ở trên trường cũng như khi đi làm. Một ví dụ cụ thể, ở đại học Durham, Anh, đối với lớp cao học về tài chính- kinh tế, sinh viên được kiểm tra dưới hình thức bài luận hoặc kiểm tra trên giấy. Mỗi kỳ học, sinh viên được học từ ba đến bốn môn học và thời gian từ lúc kết thúc học đến lúc thi vào khoảng 1 tháng, nếu không quản lý thời gian tốt, sinh viên sẽ gặp các vấn đề về tâm lý khi bị quá tải bởi thời gian và số lượng bài luận. Các bài luận sẽ được giới hạn số từ (có thể 1000 từ, 2000 hay 3000 từ) và phải giải đáp được các yêu cầu mà bài luận đưa ra, đôi khi yêu cầu rất dài mà bài chỉ giới hạn 1000 từ, đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách ngắn gọn và đúng trọng tâm. Sinh viên quốc tế gặp vấn đề rất lớn khi làm việc nhóm. Chính vì vậy, đại học Durham luôn tạo điều kiện có các buổi gặp gỡ giữa các bạn sinh viên để nêu ra vấn đề trong học tập và đưa ra phương án giải quyết. Sinh viên không chỉ được hỏi bài giáo sư 393
  5. trên lớp, viết email cho giáo sư mà họ có thể đặt lịch hẹn gặp giáo sư sau giờ học để hỏi thêm về bài trên lớp. Ở Việt Nam, sự trao đổi giữa các sinh viên với thầy cô, hay sự gắn kết giữa các sinh viên với nhau còn thiếu, dẫn tới kỹ năng trao đổi công việc, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề của sinh viên Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cũng là câu chuyện về ngoại ngữ, nhưng từ những năm 1960, thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã có một tầm nhìn chiến lược về vai trò của tiếng Anh. Phương pháp giáo dục song ngữ đã được chính phủ Singapore thông qua và đưa vào chương trình học bắt buộc (VnExpress, 2020). Đến năm 1987, Singapore trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới coi tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy cho hầu hết môn học, bao gồm các môn khoa học và lịch sử. Vào những năm 1980, quốc gia này chuyển sang phương pháp giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường thông qua giao tiếp (CLT), trong đó trọng tâm là tạo bối cảnh thực tế để học sinh có cơ hội vận dụng, thực hành nghe nói tiếng Anh. Phương pháp CLT thay cho việc chỉ tập trung vào các quy tắc ngữ pháp, từ vựng trừu tượng, khó nhớ. Nhờ những chính sách cải cách này, nền giáo dục Singapore đã có những bước chuyển mình đáng kể, theo bảng xếp hạng khả năng sử dụng tiếng Anh năm 2019 của Tổ chức giáo dục Education First (EF), Singapore xếp hạng thứ 5 trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ. Từ một quốc gia không có nhiều tài nguyên, đất nước này luôn lấy nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên chính và vươn lên đứng vào trong hàng ngũ các nước phát triển trên thế giới. Singapore đã áp dụng mô hình đem tiếng Anh thành ngôn ngữ chính trong giáo dục và thành công trong việc cải cách giáo dục. 4. Gợi ý chính sách Để sinh viên Việt Nam có thể tiếp cận tốt hơn với tri thức toàn cầu, và cũng để nâng cao xếp hạng của các trường đại học trên thế giới, việc cấp thiết nhất là trau dồi ngoại ngữ. Có thể nói, tiếng Anh chính là cầu nối cho các bạn sinh viên Việt Nam có thể học tập, trao đổi thông tin với các nước phát triển. Gần đây trong công tác tuyển sinh vào đại học, bên cạnh kết quả tiếng Anh từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều trường đại học cũng xét tuyển kỳ thi quốc tế IELTS, điều này cho thấy giáo dục trong nước đã thấy tầm quan trọng việc các bạn học sinh có thể thành thạo kỹ năng nghe nói đọc viết. Nhiều trường đại học cũng có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh (chương trình chất lượng cao, chương trình liên kết) cho các bạn sinh viên. Một số trường đại học lớn ở Việt Nam như trường Đại học Quốc Gia, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế quốc dân đều có chương trình dạy học các môn chuyên ngành bằng Tiếng Anh 394
  6. tạo điều kiện thuận lợi giúp các em sinh viên có thể học lên cao hay đi làm ở các quốc gia khác. Trong những năm gần đây, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã mạnh dạn thay thế đưa chương trình chuẩn bằng chương trình chất lượng cao vào chính thức, trên giảng đường, ngôn ngữ học các môn chuyên ngành kinh tế, tài chính là tiếng Anh. Qua đó trường đã đạt được những thành tích nhất định trong giảng dạy và trở thành trường dẫn đầu trong Đại học quốc gia Hà Nội. Chúng tôi cho rằng mô hình này có thể được nghiên cứu nhân rộng cho các đại học vùng và ở cấp tỉnh thành ở Việt Nam. Hơn nữa, chúng ta có thể tiến tới phổ cập hóa tiếng Anh ở bậc học phổ thông, góp phần nâng cao kỹ năng tiếng Anh của thanh niên nói chung và cũng để chuẩn bị tốt hơn nữa đầu vào cho sinh viên bậc đại học. Trong nền kinh tế hiện đại, thậm chí chúng ta còn nên coi việc sử dụng thành thạo tiếng Anh như một kỹ năng cơ bản cho công việc. Như vậy, việc phổ cập tiếng Anh có thể được đưa lên thành phong trào để toàn dân cùng tham gia học tập và giúp đỡ lẫn nhau. Kinh nghiệm xóa mù chữ từ hơn 70 năm trước, sau khi đất nước mới giành được độc lập từ thực dân Pháp có thể tạo nguồn cảm hứng để phổ cập tiếng Anh hiện nay (Dang, Hoang, and Nguyen, 2021). Thách thức lớn thứ hai là trang bị tốt hơn các kỹ năng mềm cho học sinh sinh viên. Để đạt được mục tiêu này, các chương trình và môn học cần được thay đổi. Ví dụ, thay vì phải học một số môn học bắt buộc, học sinh sinh viên có thể lựa chọn học thực hành và thực tập ở các công ty. Kiến thức hàn lâm là một phần không thể thiếu trong chương trình, nhưng không là tất cả tri thức. Thực tế là các môn học về kỹ năng mềm nếu được xây dựng tốt còn có thể tạo thêm hứng thú học tập cho thanh niên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bodewig, Christian, Reena Badiani-Magnusson, Kevin Macdonald, David Newhouse and Jan Rutkowski. 2014. Skilling Up Vietnam: Preparing the Workforce for a Modern Market Economy. Washington, D.C.: World Bank. 2. Dang, H. A. H., Hoang, T. X., & Nguyen, H. (2021). The long-run and gender- equalizing impacts of school access: evidence from the first Indochina war. Economic Development and Cultural Change, 70(1), 453-484. 3. Dang, H.-A., Glewwe, P., Lee, J., & Vu, K. (2021). "What Explains Vietnam’s Exceptional Performance in Education Relative to Other Countries? Analysis of the 2012 and 2015 PISA Data". IZA Discussion Paper No. 14315. 4. Education First, 2016. EF EPI: EF English Proficiency Index. 6th ed.. 395
  7. 5. OECD. 2014. PISA 2012 Results: What Students Know and Can Do – Student Performance in Mathematics, Reading and Science, Volume I (Revised Edition). Paris: Organization for Economic Cooperation and Development. 6. Ohno Kenichi, Nguyễn Đức Thành, Phạm Thị Hương (2021) Nguồn gốc tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam trong ba thập niên cải cách và hội nhập 1990- 2020. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội 7. VnExpress, 2020. https://vnexpress.net/vi-sao-nguoi-singapore-gioi-tieng-anh- 4038168.html 8. VnExpress. 2021. https://vnexpress.net/viet-nam-gianh-162-huy-chuong- olympic-quoc-te-trong-5-nam-4347403.html 9. World Bank. 2019. World Development Report 2019: The Changing Nature of Work. Washington, DC: World Bank. 396
nguon tai.lieu . vn