Xem mẫu

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn

Soá 1/2013

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

ỨNG DỤNG QUY PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TỐT (GAP) CÁ RÔ PHI ĐỎ
(Oreochromis sp.) THEO HÌNH THỨC NUÔI BÁN THÂM CANH
TRONG AO ĐẤT TẠI ĐÀ NẴNG
APPLICATION OF GOOD AQUACULTURE PRACTICES FOR RED TILAPIA
(Oreochromis sp.) SEMI-INTENSIVE CULTURE IN EARTHERN PONDS IN DANANG
Đặng Thị Thu Trang1
Ngày nhận bài: 18/05/2012; Ngày phản biện thông qua: 17/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013

TÓM TẮT
Áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản và
phát triển bền vững nghề nuôi. Ứng dụng mô hình GAP trong nuôi bán thâm canh cá rô phi đỏ được thực hiện trong năm
2010 - 2011 tại thành phố Đà Nẵng. Tiến hành áp dụng và so sánh hiệu quả của việc áp dụng Quy phạm thực hành nuôi
tốt (GAP) và không áp dụng GAP trên 3 ao đất với diện tích 2000m2/ao. Bước đầu áp dụng mô hình GAP trong nuôi thâm
canh cá rô phi đỏ đã thu được một số kết quả khả quan, các yếu tố đầu vào và đầu ra được quản lý một cách chặt chẽ trong
suốt quá trình nuôi, sản phẩm tạo ra có chất lượng cao, không nhiễm mầm bệnh, môi trường ao nuôi được quản lý tốt và
bền vững. Sau 6 tháng nuôi, cá nuôi theo mô hình GAP đạt khối lượng cao hơn (505 so với 386g/con), hệ số FCR thấp hơn
(1,65 so với 1,91), tỷ lệ sống cao hơn (73 so với 64%), năng suất bình quân cao hơn (2203 và 1283 kg/100 m2/vụ), lợi nhuận
bình quân cao hơn (1,601 so với 0,313 triệu đồng/100m2/vụ) so với mô hình nuôi không áp dụng GAP (P < 0,05). Nghiên
cứu cũng đề xuất sự cần thiết của việc xây dựng và áp dụng rộng rãi quy phạm GAP trong nuôi cá rô phi đỏ ở nước ta.
Từ khóa: cá rô phi đỏ, Oreochromis, quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP)

ABSTRACT
The application of Good Aquaculture Practices (GAP) plays an important role in improving seafood quality and
developing aquaculture industry sustainably. Application of Good Aquaculture Practices in red tilapia semi-intensive
ulture was carried out between 2010 and 2011 in Danang city. In this study, technical, economic and environmental
efficiency between the two red tilapia culture models (GAP and non-GAP application) was compared in the three earthern
ponds (2000 m2/pond). The application of Good Aquaculture Practices in red tilapia semi-intensice culture has achieved
satisfactory results. The input and output factors were closely managed during the cultured period. This cultured model
produce not only high quality tilapia products but also a good and sustainable cultured environment. After 6 months of
culture, the red tilapia cultured by GAP model obtained a higher body weight (505 compared with 386 g/con), lower food
conversion ratio (1.65 compared with 1.91), higher survival rate (73 as opposed to 64%), higher average yield (2203
compared with 1283 kg/100 m2/crop), and higher average profits (1.601 as opposed to 0.313 million VND/100m2/crop) in
comparision with those of the non-GAP model (P < 0.05). The study also put forward the necessity for application of the
Good Aquaculture Practices in red tilapia culture in our country.
Key words: red tilapia, oreochromis, good aquaculture practice
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Được nhập vào nước ta từ năm 1985, cá rô phi
đỏ (Oreochromis sp.) hay còn gọi là cá điêu hồng là
loài cá được nuôi khá phổ biến hiện nay ở nhiều địa

1

phương trên cả nước [12]. Với ưu điểm là màu sắc
đẹp, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon, thích
ứng tốt với môi trường, cá rô phi đỏ được thị trường
trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Cá rô phi được

Đặng Thị Thu Trang: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2008 - Trường Đại học Nha Trang

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 183

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn
nuôi phổ biến nhất chỉ sau cá chép và chúng được
xác định là đối tượng cải thiện dinh dưỡng cũng như
xóa đói giảm nghèo [20]. Theo chủ trương chung
của ngành Thủy sản, cá rô phi được xác định là đối
tượng tiêu dùng quan trọng trong nước và hướng
đến mục tiêu xuất khẩu tương tự như cá da trơn
và tôm he [4] do kỹ thuật nuôi đơn giản, tận dụng
tốt diện tích mặt nước và lao động nông nhàn tại
địa phương.
Tuy nhiên, do những lo ngại hiện nay về chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu
dùng trong và ngoài nước ngày càng quan tâm đến
chất lượng sản phẩm, trong đó có các mặt hàng
thủy sản. Vì lẽ đó, các tiêu chuẩn và quy phạm về
nuôi trồng thủy sản an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ
đã được nhiều tổ chức, các nhà phân phối và nhập
khẩu và người tiêu dùng hết sức quan tâm. Trên cơ
sở bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CoC)
[18] các bộ tiêu chuẩn khác lần lượt ra đời như quy
phạm thực thành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP),
thực hành quản lý tốt hơn (BMP), quy tắc thực hành
nuôi tôm (CoP), quy phạm thực hành nuôi thủy sản
tốt nhất (BAP),... [8, 10, 17, 19, 21]. Chúng đã và
đang trở thành những tiêu chuẩn bắt buộc đối với
việc nhập khẩu các mặt hàng thủy sản vào các thị
trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản,...
Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt
(GAP) là bộ 8 quy tắc thực hành nhằm sản xuất ra
các sản phẩm thủy sản chất lượng cao, thân thiện
với môi trường, giảm thiểu dịch bệnh và đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm [16, 22]. Đây cũng chính
là hướng đi lâu dài mà ngành Thủy sản nước ta
cần hướng tới nhằm phát triển bền vững cũng như
hướng đến các thị trường xuất khẩu khó tính như
Châu Âu, Mỹ và Nhật [23]. Tuy nhiên, hiện nay, các
nghiên cứu và áp dụng về GAP mới chỉ bước đầu
trên một số đối tượng như tôm he, cá tra [11, 14,
16]. Các nghiên cứu trên cá rô phi, đặc biệt là cá
rô phi đỏ vẫn chưa được đề cập. Nghiên cứu được
thực hiện làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng
GAP cho nuôi cá rô phi đỏ ở nước ta.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010 2011 tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Trên cơ sở diện
tích nuôi 20 ha, tiến hành áp dụng Quy phạm thực
hành nuôi tốt (GAP) trên 3 ao (2000 m2/ao) và so
sánh với 3 ao nuôi theo mô hình nuôi truyền thống
(2000m2/ao). Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) được
nuôi theo hình thức bán thâm canh với mật độ nuôi
là 4 con/m2.

184 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Soá 1/2013
2. Áp dụng quy phạm thức hành nuôi tốt
Trong nghiên cứu này, quy phạm thực hành
nuôi tốt (GAP) được áp dụng trong suốt quá trình
nuôi bao gồm: (1) - Lựa chọn và xây dựng hệ thống
nuôi; (2) - Thiết kế và xây dựng trại; (3) - Quản lý
môi trường nước trong ao nuôi; (4) - Quản lý sức
khỏe cá giống trước khi đưa vào ao nuôi; (5) - Quản
lý thức ăn, thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học;
(6) - Quản lý sức khỏe cá nuôi; (7) - Bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm; (8) - Xây dựng và vận hành
ao nuôi một cách có trách nhiệm xã hội [1, 2]. Trên
cơ sở các tiêu chí này tiến hành xây dựng các biểu
mẫu để tiến hành áp dụng trên thực tế.
Ao lựa chọn để áp dụng quy phạm thực hành
nuôi tốt cần đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí về
hình thức nuôi, độ sâu, nguồn nước, cấp/thoát
nước, kết cấu đáy và bờ ao, nhà vệ sinh, kho chứa
vật tư, văn phòng và nhà ở, giao thông và hệ thống
điện [1, 2]. Với các ao không tiến hành áp dụng quy
phạm thực hành nuôi tốt cần đảm bảo các điều kiện
tương đồng với ao được áp dụng GAP.
3. Phương pháp kiểm tra và đánh giá
Các phương pháp lấy mẫu kiểm tra đầu vào,
quá trình nuôi và đầu ra sản phẩm theo quy phạm
thực hành nuôi tốt [1, 2]. Trên cơ sở phân tích các
mối nguy có thể có trong toàn bộ quá trình nuôi tiến
hành thu mẫu vào những thời điểm có độ rủi ro cao
nhất. Các loại mẫu được thu để kiểm tra bao gồm:
Mẫu cá nuôi, môi trường nước, tác nhân gây bệnh
(tháng/lần), mẫu thức ăn, thuốc và hóa chất, chế
phẩm vi sinh, chất lượng cá (15 ngày trước khi thu
hoạch) [13]. Tùy theo mẫu có thể tiến hành phân
tích tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm.
Kết quả phân tích sau đó được đối chiếu với các tiêu
chuẩn ngành được quy định bởi các cơ quan chức
năng [3, 5, 15].
Đánh giá tốc độ tăng trưởng: Định kỳ 15 ngày/lần
thu ngẫu nhiên 30 con cá xác định khối lượng thân
cá (g/con). Tỷ lệ sống của cá được xác định bằng
số cá thu được trên tổng số cá thả ban đầu (%). Các
yếu tố môi trường nước được kiểm tra hằng ngày
(nhiệt độ) hay định kỳ 1 tuần/lần (NH3, H2S, BOD5,
coliforms, oxy hòa tan, kim loại nặng và thuốc trừ
sâu) bằng các phương pháp thông dụng, hiện hành
[3, 5, 15]. Hệ số tiêu tốn thức ăn FCR được tính
bằng tổng khối lượng thức ăn sử dụng chia cho tổng
khối lượng cá tăng lên.
Phương pháp đánh giá hiệu quả của mô hình
nuôi: Các yếu tố đầu vào bao gồm con giống, chi phí
thức ăn, chi phí cải tạo ao, chi phí bón vôi, chi phí
nhân công. Các yếu tố đầu ra bao gồm cá rô phi đỏ

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn
thương phẩm và các sản phẩm phụ khác. Hiệu quả
kinh tế hay lợi nhuận của mô hình bằng tổng doanh
thu trừ tổng chi phí sản xuất. Tác động môi trường
được đánh giá dựa vào tổng lượng nitơ thải ra môi
trường giữa hai mô hình nuôi (Nitơ đầu vào - nitơ
đầu ra, với nitơ đầu vào bao gồm thức ăn, phân bón
và chế phẩm sinh học; và nitơ đầu ra là cá thương
phẩm thu được).
4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được phân tích và
xử lý trên phần mềm Micosoft Excel 2003. Phương
pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-way
ANOVA) được sử dụng để so sánh sự khác biệt
thống kê về giá trị trung bình giữa các nghiệm thức
với mức ý nghĩa p < 0,05. Các số liệu được trình bày
dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả kiểm soát các yếu tố đầu vào
1.1. Nguồn nước cấp
Nguồn nước đưa vào đáp ứng được các tiêu
chuẩn chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản
theo tiêu chuẩn GAP [1, 2]: pH 5,9 - 7,5; oxy hòa
tan 3,4 - 6,6mg O2/L; H2S 0,001 - 0,002mg/L; kim
loại nặng và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật có
nguồn gốc Clo hữu cơ đều thấp hơn tiêu chuẩn
cho phép từ 10 - 100 lần. Hàm lượng thủy ngân
trong khoảng 0,0001 - 0,0005mg/l so với giới hạn
cho phép là < 0,002mg/l; hàm lượng chì (Pb) nằm
trong khoảng 1,8.10-3 - 3,5.10-3mg/l so với giới hạn
cho phép là 0,02mg/l; hàm lượng Cadimi (Cd) nằm
trong khoảng 1,3.10-4 - 1,8.10-3mg/l so với giới hạn
cho phép là < 10-3mg/l. Các chỉ tiêu này là hoàn toàn
thích hợp cho nuôi cá rô phi đỏ [5, 6]. Điều này cho
thấy việc quy hoạch vùng nuôi cũng như địa điểm
chọn triển khai đề tài là tương đối tốt.
1.2. Kết quả kiểm soát con giống
Cá hương được ương 30 ngày để đạt kích
thước cá giống có chiều dài 5 - 7cm, khối lượng
6,25 g/con. Cá được thả nuôi với mật độ 4 con/m2.
Đối chiếu với quy định, kích thước cá thả là cao hơn
so với tiêu chuẩn quy định: Cá rô phi đạt 25 - 30
ngày tuổi, chiều 3 - 4cm và khối lượng 2 - 3g [15].
Sau khi cá giống được kiểm tra cảm quan. Kết quả
kiểm tra ngẫu nhiên mẫu cá giống (75 con) trước khi
thả cho thấy cá không bị nhiễm các bệnh vi khuẩn
(Aeromonas sp., Edwardsiella tarda và Pseudomonas
sp.) và nấm (Achylia và Saprolegnia). Đây đều là
những tác nhân gây bệnh phổ biến và nguy hiểm

Soá 1/2013
trên cá rô phi [7, 9]. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng
cho thấy, cá bị nhiễm trùng bánh xe và sán lá đơn
chủ 16 móc, tuy nhiên, với tỷ lệ cảm nhiễm và cường
độ cảm nhiễm rất thấp so với khuyến cáo (4% và
2 - 8 con/lam) [9].
1.3. Kết quả kiểm tra thức ăn, thuốc và hóa chất
Kết quả kiểm soát thức ăn và các chất bổ sung
không phát hiện các chất cấm trong thức ăn theo
quy định. Tương tự, kết quả kiểm soát thuốc thú y,
chất xử lý và cải tạo môi trường không phát hiện
thấy các chất cấm theo quy định [1, 2].
1.4. Kết quả kiểm soát các yếu tố môi trường
Kết quả kiểm tra các yếu tố môi trường cho
thấy: pH 5,8 - 7,2, nhiệt độ 26 - 310C, oxy hòa tan
5,17 ± 0,86mg/L; H2S < 0,01; NH3 < 0,01; BOD5 4,5 14,1; vi khuẩn 2,0 x 103 - 3,0 x 103 MPN/100 ml. Như
vậy, các yếu tố môi trường này đều nằm trong phạm
vi cho phép theo quy định và phù hợp với nuôi cá
rô phi đỏ [5]. Đồng thời, kết quả kiểm tra chất lượng
nước thải cũng cho thấy các chỉ tiêu về pH, oxy hòa
tan, BOD5, H2S, NH3, vi khuẩn đều nằm dưới giới
hạn cho phép theo quy định [4].
1.5. Kết quả kiểm tra tốc độ tăng trưởng

Hình 1. Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi đỏ theo
2 mô hình nuôi

Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng theo hình
thức nuôi GAP và không áp dụng GAP (truyền thống)
cho thấy, nửa đầu của chu kỳ nuôi, khối lượng trung
bình của cá rô phỉ đỏ ở cả hai mô hình nuôi không
có sự khác biệt. Sau 90 ngày nuôi, cá đạt khối
lượng trung bình lần lượt là 122,75 ± 15,18 g/con
và 101,4 ± 12,52g/con. Tuy nhiên, từ ngày thứ
105 trở đi, sinh trưởng theo khối lượng của cá rô
phi đỏ nuôi theo mô hình nuôi GAP đạt được cao
hơn đáng kể so với mô hình không áp dụng GAP
(P < 0,05). Sau 180 ngày nuôi, khối lượng cá đạt
được ở mô hình GAP là 505,21 ± 75,23g/con
trong khi ở mô hình không áp dụng GAP là
386,67g ± 36,13g/con. Kết quả này là khá tốt so với
các nghiên cứu tương tự ở Thái Lan, khối lượng cá

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 185

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn

Soá 1/2013
tỷ lệ nhiễm rất thấp < 20% trong khi theo tiêu
chuẩn cho phép là 10 - 53% [9]. Kết quả kiểm
tra bệnh ký sinh trùng cho thấy cá bị nhiễm trùng
bánh xe và sán lá đơn chủ 16 móc nhưng với tỷ
lệ cảm nhiễm rất thấp và thấp hơn nhiều so với
quy định trang quy phạm GAP [1]. Tuy nhiên,
để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá rô
phi đỏ, toàn bộ cá được tắm với KMnO4 với hàm
lượng 4g/m3 nước. Xử lý lặp lại sau 3 ngày, định
kỳ tắm cá 1 tuần, 2 tuần/lần tùy thuộc vào tình
trạng sức khỏe của cá.
1.7. Kết quả kiểm tra tỷ lệ sống, hệ số FCR và năng
suất cá nuôi:

đạt được sau 180 ngày nuôi dao động 360 - 680 g/con
[22]. Việc áp dụng mô hình GAP yêu cầu phải kiểm
soát nghiêm ngặt các yếu tố đầu vào và đầu ra, định
kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng, khả năng bắt mồi,
tình trạng sức khỏe của cá,... để có các biện pháp
điều chỉnh kịp thời. Do đó, tốc độ sinh trưởng của cá
đạt được của mô hình này cao hơn so với mô hình
nuôi không áp dụng GAP.
1.6. Kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh
Kết quả kiểm tra tác nhân gây bệnh định kỳ
cho thấy, không phát hiện các tác nhân gây bệnh
phổ biến trên cá rô phi là nấm và vi khuẩn. Tuy
nhiên, cá có nhiễm Pseudomonas sp. nhưng với

Bảng 1. Tỷ lệ sống, FCR và năng suất giữa 2 mô hình GAP và truyền thống
Chỉ tiêu

GAP

Tỷ lệ sống (%)

73,0 ± 9,0

64,0 ± 13,0b

1,65 ± 0,09a

1,91 ± 0,11b

2203,3 ± 141,2a

1283,7 ± 182,1b

FCR
Năng suất trung bình (kg/100 m2/vụ)

Không áp dụng GAP
a

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá rô phi đỏ nuôi
theo mô hình GAP cho tỷ lệ sống (73%) cao hơn so
với mô hình không áp dụng GAP (64%) (P < 0,05).
Tương tự, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá rô
phi đỏ ở mô hình nuôi GAP (1,65) cũng thấp hơn so
với mô hình không áp dụng GAP (1,91) (P < 0,05).
Tỷ lệ sống cao hơn và hệ số FCR thấp hơn dẫn
tới năng suất trung bình của ao nuôi cá rô phi đỏ
theo GAP (2.203,3kg cá) cao hơn gấp 1,72 lần so
với năng suất trung bình của ao nuôi theo mô hình

truyền thống (1.283kg cá) (P < 0,05).
2. Kết quả kiểm soát đầu ra
2.1. Kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu an toàn vệ sinh
thực phẩm của cá trước khi thu hoạch 15 ngày
cho thấy cá không chứa các chất kháng sinh
(Chloramphenicol, Nitrofuran), vi khuẩn gây hại cho
người (Salmonella, E.coli, Coliforms) theo quy định
của Bộ Y tế (1998) [5].
2.2. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế

Bảng 2. Tổng chi, tổng thu và lợi nhuận giữa hai mô hình nuôi cá rô phi đỏ
Đơn vị tính: triệu đồng/100m2/vụ
Chỉ tiêu

GAP

Không áp dụng GAP

Tổng thu trung bình

3,89 ± 0,31a

1,91 ± 0,30b

Tổng chi trung bình

2,29 ± 0,16a

1,59 ± 0,24b

Lợi nhuận trung bình

1,60 ± 0,23a

0,31 ± 0,10b

Lợi nhuận trung bình của 3 ao áp dụng mô
hình GAP đạt 1,60 ± 0,23 triệu đồng/100m2/vụ
cao hơn so với mô hình truyền thống (0,31 triệu
đồng/100m2/vụ) (P < 0,05). Như vậy, việc áp dụng
mô hình nuôi GAP đã cho thấy hiệu quả rõ rệt khi
mà năng suất đạt được cao hơn 1,72 lần và lợi
nhuận cao hơn 5 lần so với mô hình nuôi không áp
dụng GAP. Nhưng quan trọng hơn, việc áp dụng
nuôi GAP còn cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn,

186 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi
ở nước ta.
2.3. Đánh giá tác động môi trường
Nguồn dinh dưỡng trong ao nuôi cá rô phi đỏ
bán thâm canh theo GAP chủ yếu là nguồn dinh
dưỡng bổ sung trong khi lượng thức ăn tự nhiên là
rất ít. Do đó, trong trường hợp quản lý thức ăn không
tốt có thể dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn

Soá 1/2013

Bảng 3. Hàm lượng nitơ đầu vào và đầu ra theo hai mô hình nuôi
Các thông số

Đầu vào TB

Nitơ tổng số theo mô hình
GAP
(kg/100m2/vụ)

4,23

Nitơ tổng số theo mô hình không áp dụng
GAP
(kg/100m2/vụ)

2,97

Thức ăn (TB)

3,45

2,19

Phân bón (TB)

0,03

0,03

Tổng lượng cá giống

0,75

0,75

Đầu ra (TB)

2,81

1,49

Lượng nitơ thải ra

1,43

a

1,68a

Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác
biệt về hàm lượng nitơ thải ra môi trường giữa hai
mô hình nuôi theo GAP (1,43kg/100m2/vụ) và mô
hình không áp dụng GAP (1,48kg/100m2/vụ). Do cá
rô phi đỏ là loài ăn tạp nên lượng nitơ đi vào cơ thể
cá chiếm tỷ lệ khá cao đạt 50 - 65% tổng lượng nitơ
giữa hai mô hình nuôi.

Sau 6 tháng nuôi, cá nuôi theo mô hình GAP
đạt khối lượng cao hơn (505 so với 386g/con), hệ số
FCR thấp hơn (1,65 so với 1,91), tỷ lệ sống cao hơn
(73% so với 64%), năng suất bình quân cao hơn
(2.203 và 1.283 kg/100m2/vụ), lợi nhuận bình quân
cao hơn (1,60 so với 0,31 triệu đồng/100m2/vụ) so
với mô hình nuôi không áp dụng quy phạm GAP.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2. Kiến nghị
Cần triển khai nghiên cứu trong khoảng thời
gian dài hơn, với quy mô lớn hoăn nhằm xây dựng
bộ tiêu chuẩn GAP cho nuôi cá rô phi đỏ và áp dụng
rộng rãi tại nhiều vùng nuôi trên cả nước.
Cần có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhà nghiên
cứu, cán bộ khuyến nông khuyến ngư và nông dân
trong việc triển khai áp dụng mô hình GAP trong
nuôi cá rô phi đỏ ở nước ta.

1. Kết luận
Bước đầu áp dụng mô hình GAP trong nuôi
thâm canh cá rô phi đỏ đã thu được một số kết
quả khả quan, các yếu tố đầu vào và đầu ra được
quản lý một cách chặt chẽ trong suốt quá trình nuôi.
Sản phẩm tạo ra có chất lượng, không nhiễm mầm
bệnh, môi trường ao nuôi được quản lý tốt và góp
phần phát triển bền vững nghề nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011a. Quyết định số 1217/QĐ-BNN-TCTS ngày 17 tháng 7 năm 2011 về việc Ban
hành hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra (P. hypophthalmus), tôm sú (P. monodon) và tôm chân
trắng (P. vannamei). Hà Nội.

2.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011b. Bộ tiêu chí đánh giá VietGAP Ban hành kèm theo Quyết định số
1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 5 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hà Nội.

3.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009a. Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất giống,
kinh doanh thủy sản. Hà Nội.

4.

Bộ Thủy sản, 2006a. Quy hoạch tổng thể và phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội.

5.

Bộ Thủy sản, 2006c. Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 về việc Quy định giá trị giới hạn cho phép về
nồng độ các chất ô nhiễm trong vùng nước ngọt nuôi thủy sản. Hà Nội.

6.

Bộ Thủy sản, 2006d. Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Viện Quản lý Thủy sản,
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Thái Bình Dương, Trường Đại học
Cần Thơ, Quỹ Quốc tế và Bảo vệ thiên nhiên, 250 trang.

7.

Bộ Y tế, 1998. Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành các quy định về an toàn vệ
sinh thực phẩm thủy sản. Hà Nội.

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 187

nguon tai.lieu . vn