Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp
Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 17/2020 trình bày các nội dung chính sau: Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại Đồng bằng sông Cửu Long, chất lượng nước vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2019, môi trường nước vào thời điểm cá chết hàng loạt tháng 11 năm 2016 ở vịnh Vân Phong – Khánh Hòa dưới góc nhìn viễn thám,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Nghiên cứu sự đa dạng và phong phú cá bột và cá con ở thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu gần biên giới Campuchia được thu mẫu hàng ngày từ 01/06 đến 30/09 trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 tại thời điểm nước ròng, bằng hai loại ngư cụ Lú và Đáy.
Nghiên cứu này trình bày kết quả ước tính các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn dòng GIFT thế hệ thứ 6 tại Đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu phân tích dựa trên số lượng 6.200 cá thể cá đánh dấu từ 124 gia đình, khối lượng trung bình của cá khi đánh dấu là 11,6 g, chiều dài tổng trung bình cá đạt 8,3 cm; chiều dài chuẩn trung bình đạt 6,6 cm và chiều cao thân trung bình đạt 2,7 cm.
Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của đèn LED với các bước sóng là trắng, xanh da trời, xanh lá và đỏ đến nồng độ hormone IGF-I mRNA (Insulin-like Growth Factor messenger RNA) và sinh sản của cá chép. Cá chép có khối lượng trung bình 92 ± 4,3 g được nuôi trong bể kính trong phòng thí nghiệm, bể được che tối kín bằng hộp giấy màu đen có nắp đậy.
Vào những ngày cuối tháng 11 năm 2016, hiện tượng chết hàng loạt của cá Bớp nuôi đã xảy ra ở trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa. Thông qua việc trích xuất các thông số nước ven biển như hàm lượng chlorophyll-a, hàm lượng chất lơ lửng, nhiệt độ bề mặt biển từ ảnh viễn thám có độ phân giải cao như vệ tinh Landsat-8 (Landsat-8/OLI), và MultiSpectral Instrument Sentinel 2 (Sentinel 2 - MSI) cho phép giải thích nguyên nhân gây chết hàng loạt của cá Bớp nuôi trong khu vực.
Nghiên cứu này nhằm thiết lập chế độ hun khói và chế độ tiệt trùng. Trong nghiên cứu chế độ hun khói, nghêu được hun khói tại bốn giá trị nhiệt độ là 600 C, 650 C, 700 C, 750 C và thời gian được duy trì là 30 phút, 40 phút, 50 phút cho mỗi giá trị nhiệt độ. Với nghiên cứu chế độ tiệt trùng, dựa theo công thức tính độ tiêu diệt thực tế (Fef) và thời gian giữ nhiệt 20 phút, 40 phút và 60 phút sao cho sản phẩm thỏa mãn giá trị cảm quan và đạt chỉ tiêu vi sinh.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng khai thác và nuôi cá Măng sữa vùng biển Đông Nam Việt Nam. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tại các tỉnh từ Bình Định đến Bà Rịa – Vũng Tàu, trong khoảng thời gian từ tháng 01/2017 - 6/2018. Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn, khảo sát thực địa và thu thập số liệu thứ cấp.
Đánh giá hiện trạng các loài cá thuộc họ Pangasiidae khu vực hạ lưu sông Mekong giai đoạn 2017 - 2019 được thực hiện tại 8 huyện (An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn, Phong Điền, Vũng Liêm, Tp. Trà Vinh và Tiểu Cần) thuộc 4 tỉnh thành (An Giang, Cần Thơ, Trà Vinh và Vĩnh Long) với 5 vùng sinh cảnh chính (ruộng ngập lụt, kênh rạch, sông nhánh, sông chính và ven biển).
Bài viết trình bày ứng dụng kỹ thuật xử lý ảnh để xác định trọng lượng tôm. Phương pháp xử lý ảnh để xác định trọng lượng tôm bao gồm các công đoạn sau: thu nhận ảnh tôm từ camera, chuyển đổi không gian màu, tách đối tượng bằng kỹ thuật phân ngưỡng ảnh, xác định diện tích của đối tượng và xây dựng hàm toán học biểu diễn mối liên hệ giữa diện tích và trọng lượng của đối tượng từ các mẫu ngẫu nhiên.
Trong bài viết này, tác giả công bố kết quả nghiên cứu về thành phần loài nhóm cá có giá trị thực tiễn và định hướng sử dụng chúng nhằm phát triển tổng hợp kinh tế biển và quản lý tài nguyên bền vững ở vịnh Xuân Đài, thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Nghiên cứu nhằm bổ sung dẫn liệu về thành phần loài và tình hình khai thác đối với động vật thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua điều tra thu mẫu ngoài thực địa, đã xác định được thành phần loài gồm 7 bộ, 11 họ, 17 giống và 25 loài thuộc lớp Thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bài viết này nhằm giới thiệu một số nghề đánh bắt và chế biến thủy hải sản truyền thống của ngư dân làng Thai Dương Hạ, qua đó để thấy được vai trò quan trọng của các ngành nghề này trong đời sống dân làng. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa sản xuất truyền thống của cư dân Thai Dương Hạ trong giai đoạn hiện nay.
Chất lượng nước ao nuôi tôm sú (penaeus monodon) quảng canh tự nhiên và thâm canh tại ấp Phước Thiện, tỉnh Trà Vinh được khảo sát vào tháng 3/2019. Mẫu nước được thu tại 9 vị trí thuộc 3 khu vực ao nuôi tôm và sau đó tiến hành phân tích 11 thông số sinh – lý – hóa để tính chỉ số WQI. Đồng thời, mẫu cũng được phân tích cấu trúc quần xã phiêu sinh thực vật để tính các chỉ số sinh học tảo.
Bài báo này trình bày cách thức phương pháp Q-sort, một kỹ thuật để bộc lộ quan điểm chủ quan một cách có hệ thống và chặt chẽ, có thể được sử dụng để nghiên cứu thái độ và nhận thức của cộng đồng trong nghề cá quản lý (một nghiên cứu điển hình ở tỉnh Nam Định và Thanh Hóa).
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên (Bagarius rutilus) giai đoạn 70-500g nuôi lồng tại vùng hạ lưu sông Lô – Phú Thọ. Cá chiên thí nghiệm có chiều dài ban đầu 22,0-23,5cm/con và khối lượng 70-72,5g/con được nuôi trong các lồng đặt trên sông, mỗi lồng có thể tích 9,0m3...
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường nước ao nuôi tôm chân trắng thâm canh trong ao nuôi lót bạt bằng nước biển ven bờ được thực hiện tại khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao của công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc (thôn 4 xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu).
Bài viết nghiên cứu đặc điểm buồng trứng cá bè đưng bao gồm các giai đoạn phát triển, hệ số thành thục, sức sinh sản, đặc điểm tổ chức buồng trứng và thành phần sinh hóa của buồng trứng. Đàn cá thí nghiệm có khối lượng và chiều dài lần lượt là 800±200 g và 40±5 cm, được nuôi trong lồng trên biển và cho ăn hàng ngày bằng cá tươi với khẩu phần 3-5% khối lượng thân. Cá cái được bắt ngẫu nhiên hàng tháng để thu buồng trứng
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời gian kích thích hormone với domperidone (DOM), luteinizing hormone releasing hormone analog (LHRHa) và human chorionic gonadotropin (HCG) lên đặc tính sinh hóa của dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis sau thời gian tiêm 72h. Cá đực được tiêm ở gốc vây bụng với 0.9% nước muối sinh lý (đối chứng) hoặc tiêm một liều đơn DOM (20 mg/kg khối lượng cá (KL)) hoặc LHRHa (20, 50, hoặc 80 µg/kg KL) hoặc HCG (500, 1000, hoặc 1500 IU/kg KL). Tinh dịch được thu trước khi tiêm hormone (0 h) để đánh giá đặc tính sinh hóa dịch tương đầu tiên và thu tại thời điểm sau 24 h, 48 h, và 72 h sau khi tiêm hormone để đánh giá ảnh hưởng của hormone lên đặc tính sinh hóa của dịch tương.
Bài viết tiến hành đánh giá tác động của việc bổ sung chitin vào thức ăn đến khả năng kháng lại Vibrio parahaemolyticus của tôm thẻ chân trắng (khối lượng trung bình 2,34 ± 0,22g) được thực hiện với 6 nghiệm thức bổ sung chitin vào thức ăn ở các mức 0%; 0,1%; 1%; 2%; 4% và 8%. Mỗi nghiệm thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Sau 2 tuần nuôi, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được cho trực tiếp vào môi trường nuôi với nồng độ là 104,54cfu/ mL.
Bài viết tiến hành đánh giá thực trạng một số yếu tố chính về môi trường nước, bệnh tôm. Kết quả là cơ sở khoa học để từ đó đề xuất giải pháp phù hợp, đảm bảo phát triển nghề nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh theo hướng bền vững.
Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng của giun nhiều tơ từ nguồn tự nhiên và nuôi thương phẩm trong nuôi vỗ thành thục tôm thẻ chân trắng bố mẹ.
Bài viết tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc đĩa giai đoạn trôi nổi nhằm tìm ra được khoảng độ mặn và các loại thức ăn phù hợp góp phần nâng cao tỷ lệ sống của ống trùng khi chuyển sang giai đoạn sống bám.
Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng xâm nhập mặn và những cực đoan về thời tiết đến hoạt động ương – nuôi cá tra tại Sóc Trăng thông qua khảo sát nhằm đánh giá khả năng thích ứng của hoạt động nuôi cá tra trong bối cảnh biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.
Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản: Số 4/2020 được biên soạn nhằm thông tin đến các bạn một số bài viết như Ảnh hưởng của xâm nhập mặn và thời tiết cực đoan đến hoạt động ương - nuôi cá tra tại Sóc Trăng; Ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng Ốc đĩa (Nerita balteata Reeve, 1855) giai đoạn trôi nổi; Tác động của việc bổ sung chitin vào thức ăn lên khả năng kháng lại Vibrio Parahaemolyticus của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeid Vannamei); Nghiên cứu sản xuất chả cá diêu hồng không sử dụng phụ gia...
Kim loại nặng Pb2+ trong nước gây độc cho sinh vật đặc biệt với loài cá rô phi (Oreochromis niloticus), loài nuôi phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Phương pháp hấp phụ bằng than sinh học có nguồn gốc từ phân bò để loại bỏ độc chất Pb2+ trong nước đã được thực hiện. Một loạt các thử nghiệm độc tính cấp đã được tiến hành để xác định LC50 (96 giờ) của chì (Pb2+) dao động 0-10,0 mg/L lên cá rô phi (O. niloticus) và hiệu quả loại bỏ độc tính Pb2+ bằng than sinh học.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên Bagarius rutilus (Ng & Kottelat, 2000) giai đoạn 70-500g nuôi lồng tại vùng hạ lưu sông Lô - Phú Thọ. Cá Chiên thí nghiệm có chiều dài ban đầu từ 22,0-23,0 cm/con và khối lượng từ 70-72 g/con được bố trí nuôi trong các lồng đặt trên sông, mỗi lồng có thể tích 9,0m3 .
Đồng (Cu) là một nguyên tố hóa học không thể thiếu trong cơ thể sinh vật, là thành phần hóa học của nhiều loại enzyme quan trọng. Tuy nhiên, nếu cơ thể sinh vật thừa đồng lại dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định chỉ số của cá ngựa vằn (Danio Rerio) phơi nhiễm với đồng theo 3 độ tuổi khác nhau: 0 ngày tuổi, 3 ngày tuổi (giai đoạn dinh dưỡng trong) và 10 ngày tuổi (giai đoạn dinh dưỡng ngoài), với thời gian phơi nhiễm là 24h và 96h.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phản ánh thực trạng hoạt động của hình hợp tác xã (HTX) thủy sản tại Quỳnh Nhai, Sơn La, để nhận diện những rào cản trong quá trình phát triển loại hình hợp tác xã này tại địa phương.
Nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của động vật thân mềm hai mảnh vỏ (bivalvia) trong rạn san hô ven bờ miền Trung được thực hiện trong năm 2015-2016, tại 6 vùng rạn san hô ven bờ biển miền Trung (Nghi Sơn, Kỳ Lợi, Sơn Trà, Ghềnh Ráng, Tuy An và Vũng Rô). Kết quả đã xác định được 50 loài, thuộc 16 họ, 7 bộ tại rạn hô ven bờ tại khu vực này.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá việc thực hiện những quy định của người dân và đánh giá về tính bền vững trong hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu định tính được áp dụng, thông qua 45 phỏng vấn bán cấu trúc, 2 cuộc thảo luận nhóm và thu thập thông tin thứ cấp liên quan.