Xem mẫu

  1. ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG Ở CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP YÊN THẾ Hoàng Văn Chúc, Công ty TNHH Hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế TÓM TẮT Công ty TNHH Hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế, tỉnh Bắc Giang được thành lập năm 2019, trên cơ sở nâng cấp Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Yên Thế, với số vốn của Nhà nước là trên 50 tỷ đồng. Công ty đang quản lý một diện tích khá lớn rừng và đất rừng, trong đó có 2.000 ha rừng trồng đã được cấp chứng chỉ FSC. Trong những năm qua, Công ty đã rất chú trọng vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới như thử nghiệm và trồng đại trà các giống mới, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về chọn tạo giống, kỹ thuật lâm sinh trồng, chăm sóc vào sản xuất. Kết quả rất đáng ghi nhận là rừng trồng của Công ty khi áp dụng khoa học công nghệ mới có năng suất, chất lượng hơn hẳn so với rừng đối chứng. Đặc biệt, các khu rừng trồng Keo tam bội của Công ty có năng suất đạt tới 30 m/ha/năm. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc liên quan tới ứng dụng khoa học công nghệ mới để phát triển rừng. Trong thời gian tới, Công ty rất mong muốn được phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các viện nghiên cứu, các đối tác và nhất là nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa của Bộ Nông nghiệp và PTNT để Công ty có thể ứng dụng nhiều hơn, hiệu quả hơn các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào phát triển rừng của Công ty và khu vực. Application of Science and Technology to Development of Plantation Forests in Yen The Forestry Two-member Co., LTD Hoang Van Chuc Yen The Forestry Two-member Co., LTD Yen The Forestry Two-member Company Limited, Bac Giang province, was established in 2019, on the basis of upgrading Yen The Forestry One-member Company., Ltd., with the State's capital of over VND 50 billion. The company is managing a large area of forests and forest land, including 2,000 hectares of plantation forests that has FSC. Over the past years, the Company has paid great attention to the application of new scientific and technological advances such as testing and planting new varieties, applying technical advances on breeding and silviculture to the forest productivity. The remarkable result is that the Company's plantation forests when applying new science and technology have higher productivity and quality than the control planation forests. Especially, the triploid acacia plantation forests of the Company have the productivity of 30 m/ha/year. Besides the achievements, the Company still faces difficulties and obstacles related to the application of new science and technology to forest development. In the coming time, the Company looks forward to working more closely with research institutes, partners and especially getting stronger support from the Ministry of Agriculture and Rural Development, so that the Company can get more effective application of new scientific and technological advances to the development of the Company and the region. I. MỞ ĐẦU Công ty TNHH Hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế, tỉnh Bắc Giang được chuyển đổi từ Công ty TNHH Một thành viên vào năm 2019, trong đó vốn Nhà nước là hơn 50 tỷ đồng, chiếm 84% (không phải vay vốn ngân hàng). Công ty hiện có 2.000 ha rừng trồng sản xuất, nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu công nghiệp phía Đông Bắc, đã được cấp chứng chỉ FSC. Công ty có nhiều diện tích rừng trồng gỗ lớn và rừng trồng thâm canh đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả khá cao. Những năm qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ của Công ty đã có ảnh hưởng rất tích cực tới công tác phát triển rừng của Công ty và khu vực. 139
  2. II. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO PHÁT TRIỂN RỪNG Trong giai đoạn 2011 đến nay, Công ty đã quan tâm và đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ để phát triển rừng trồng, cụ thể như sau: Năm 2011: Trồng thử nghiệm 2 mô hình, mỗi mô hình 2 ha gồm các giống mới: + Thử nghiệm các dòng keo lai: BV16, BV10, BV33, BV32, BV71, BV73, BV75. + Thử nghiệm trồng Keo tai tượng các xuất xứ: Pongakii, Trảng Bom Đồng Nai, Đông Hà Quảng Trị, Hàm Yên Tuyên Quang. Qua đó đã chọn ra được một số dòng và xuất xứ tốt nhất đưa vào trồng rừng đại trà tại Công ty, làm cho năng suất chất lượng rừng tăng lên. + Phối hợp với trồng khảo nghiệm 2 ha gồm 50 dòng Bạch đàn lai UP. Năm 2016 đã có 7 dòng được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật. Năm 2013: Ứng dụng và chuyển giao bộ giống Bạch đàn lai UP, PNCT3 vào trồng trên diện tích 13 ha, đồng thời nhận chuyển giao và nhân giống các dòng UP99, UP72, UP35, xây dựng 2 ha vườn giống vô tính Keo tai tượng thế hệ 1,5. Năm 2014: Trồng khảo nghiệm nghiệm 2 ha keo lai với 150 dòng, chọn ra được 7 dòng tốt nhất được công nhân giống; ứng dụng chế phẩm vi sinh của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam bón cho rừng trồng Bạch đàn và keo lai để cải tạo đất; ứng dụng công nghệ GIS trên Smartphone để quản lý ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng và đất rừng mang lại hiệu quả cao. Năm 2015: Phối hợp trồng thử nghiệm các dòng keo lai kháng bệnh AH (1 ha) và một số dòng Keo lá tràm (1 ha). Đến nay, đã chọn được dòng tốt đang đưa vào trồng đại trà. Năm 2016: Ứng dụng công nghệ, thiết bị sản xuất bầu hữu cơ dùng ươm cây lâm nghiệp. Năm 2017: Phối hợp trồng khảo nghiệm 4 ha các dòng Keo tam bội, đến nay đã chọn và được công nhận 3 dòng tốt nhất có năng suất khoảng 30 m/ha/năm. Năm 2018: Trồng mở rộng các dòng Keo tam bội 2 ha. Thử nghiệm ứng dụng thành công bước đầu các công cụ, dụng cụ máy trồng cây, bón phân, máy băm thực bì phòng cháy cho rừng. Năm 2019: Tiếp tục ứng dụng chế phẩm vi sinh vào trồng rừng, bón thúc cho rừng trồng năm 4 và năm thứ 5. Năm 2020: Trồng mở rộng 10 ha các dòng Keo AH, 4 ha Keo tam bội và keo lai các dòng mới được công nhận. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 3.1. Thuận lợi - Quá trình vừa thử nghiệm, vừa trồng mở rộng các dòng, giống tốt đã giúp cho rừng trồng của Công ty có năng suất chất lượng khá cao, ít bị nhiễm bệnh. Công ty hiểu rõ các đặc điểm, ưu thế của các dòng, giống cây, do vậy có thể chủ động lựa chọn các giống tốt nhất cho trồng rừng, cũng như chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng mà ít gặp rủi ro trong khi uy tín được nâng cao khi cung ứng giống ra thị trường. - Việc trồng khảo nghiệm, thử nghiệm, ứng dụng, chuyển giao các giống của Công ty cơ bản đều có sự phối hợp chặt chẽ và sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhà khoa học thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. - Các giống đã trồng khảo nghiệm, thử nghiệm tại Công ty và đã được Bộ Nông nghiệp công nhận đều có năng suất, chất lượng tốt, tăng trưởng từ 25 - 30 m/ha/năm; thích ứng với điều kiện sản xuất của Công ty và người dân trong vùng. - Các công cụ, dụng cụ, thiết bị, công nghệ, chế phẩm vi sinh đã thử nghiệm và ứng dụng bước đầu đã phát huy hiệu quả. Qua đó đã mở ra cách cải tiến hoàn thiện để ứng dụng đồng bộ, hiệu quả hơn. 140
  3. - Ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp đã giúp cho Công ty quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC mang lại hiệu quả cao. Mặt khác còn có tác dụng thúc đẩy năng suất chất lượng rừng cho cả khu vực. 3.2. Khó khăn vướng mắc - Đã thử nghiệm xác định được dòng keo, bạch đàn có năng suất, chất lượng cao đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống, nhưng chậm có nguồn giống nhân đại trà phục vụ sản xuất. - Chưa có giải pháp kỹ thuật hiệu quả trong việc ứng dụng chế phẩm vi sinh cải tạo đất, bón thúc rừng trồng trên đất chặt, chua, nghèo kiệt độ phì, đất đã qua 4 - 5 chu kỳ trồng rừng. - Chưa tìm được chế độ giữ độ ẩm trong bầu hữu cơ, nên khi sử dụng cây con trong bầu này trồng rừng, gặp thời tiết ít mưa cây hay bị chết. - Chưa có giải pháp hiệu quả trong ứng dụng đưa cơ giới thực hiện các khâu xử lý thực bì, đào hố, chăm sóc rừng, tiêu giảm vật rơi rụng của rừng trồng thâm canh trên đất dốc. - Nhiều dòng keo lai và một số xuất xứ Keo tai tượng đang bị xốp phần lõi của 2/3 thân phía ngọn nhưng chưa có giải pháp phòng chống có hiệu quả. Chưa tìm được loài cây gỗ thân thẳng, có khả năng tỉa cành tự nhiên tốt, ít để lại vết sẹo, có thể trồng trên đất rừng nghèo dinh dưỡng để làm nguyên liệu sản xuất ván bóc. - Chưa tìm được loài cây lâm sản ngoài gỗ trồng dưới tán rừng trồng để lấy ngắn nuôi dài, kích thích phát triển rừng gỗ lớn. - Một số giống keo, bạch đàn lai có năng suất cao nhưng khả năng chống giông bão kém, cây hay bị đổ, gãy.... - Chưa ứng dụng tự động hóa trong một số công việc trong vườn ươm, và trong sản xuất bầu hữu cơ. - Còn hạn chế trong việc cải tiến các thiết bị, dụng cụ: Máy đóng bầu hữu cơ, kéo tỉa cành trên cao, máy xử lý thực bì và xử lý vật rơi rụng dưới tán rừng thâm canh cao. IV. KIẾN NGHỊ - Đề nghị các nhà khoa học, các viện nghiên cứu giúp Công ty tháo gỡ những vướng mắc đã nêu ở trên. - Khi nghiên cứu chọn tạo giống, có thể đồng thời nghiên cứu việc chuẩn bị các điều kiện, kỹ thuật nhân giống, sản xuất giống đại trà, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khuyến cáo kỹ thuật trồng, chăm sóc. - Có cơ chế cho các đơn vị nghiên cứu giống duy trì thường xuyên việc nghiên cứu, chọn tạo giống mới để thay thế giống đã bị thoái hóa; quản lý lưu trữ các nguồn giống tốt; quy định cơ chế bán nguồn giống cho người sản xuất đối với các giống được chọn tạo bằng 100% tiền ngân sách nhà nước; định kỳ 5 năm tổ chức kiểm tra đánh giá hủy các giống không còn giá trị sử dụng. - Các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng về giống cần được đầu tư 100% giống, vật tư phân bón cho các cơ sở thực nghiệm để tránh bị rủi ro và khuyến khích đơn vị, cá nhân ứng dụng. - Nghiên cứu hiện trạng Keo tai tượng và một số dòng keo lai ở các tỉnh miền Bắc bị xốp lõi ở 2/3 thân về phía ngọn cây và có giải pháp hoặc khuyến cáo khắc phục. Trên đây là một số ý kiến tham luận của Công ty TNHH Hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế về kết quả ứng dụng khoa học công nghệ phát triển rừng ở Công ty trong 10 năm qua tới Hội thảo “Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển”. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. 141
nguon tai.lieu . vn