Xem mẫu

  1. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 5, năm 2012 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. APPLICATION OF INFORMATION TECHNOLOGY IN BUSINESS ANALYSIS. SVTH: Nguyễn Thị Giáng Thu Lớp 10A1, Ngành Kế toán – Tin học GVHD: ThS. Huỳnh Thị Kim Hà Bộ môn Kế toán – Tin học, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TÓM TẮT Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nhiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi. Muốn vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh gía chính xác mọi hoạt động kinh doanh trong trạng thái thực của chúng.Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và lựa chọn ra các phương án tối ưu trong hoạt động kinh doanh. Một câu hỏi được đặt ra đối với các nhà doanh nghiệp làm thế nào để phân tích hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhất? Trước khi công nghệ thông tin chưa phát triển thì phân tích hoạt động kinh doanh chủ yếu là bằng các công cụ đơn giản như Excel và các phép tính thủ công. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì các doanh nghiệp thường sử dụng những phần mềm để tiến hành phân tích. Bài viết này đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phân tích hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp hiện nay và đưa ra các giải pháp chung cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. ABSTRACT In order to be survived and grow in the market mechanism, enterprises have to make profit. Enterprises, therefore, must conduct business analyses oftenly to accurately assess all business activities to apply the most effective methods in doing their own business. A question is posed to entrepreneurs is that how to analyse business activities effectively? Business analyses have being done mainly by some simple tools such as Excel and other manual calculations before the development in information technology. Firms nowadays often use softwares to cary out business analyses as information technology have developed strongly and rapidily. This article reviews the situation of information technology application in analysing business activities and suggests some solutions to this issue in Vietnam. 1. Mở đầu Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích hoạt động kinh doanh còn rất mới lạ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam. Đặc biệt trong quá trình phân tích, hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa ứng dụng được các phần mềm phân tích do các hạn chế về khả năng và nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đầu tư về khía cạnh này. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải tổ chức hạch toán kinh doanh một cách chính xác mà còn phải tích cực tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh - đây là một công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Công nghệ thông tin (CNTT) sẽ là nguồn lực tạo ra những bứt phá quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế có tới 97% GDP từ các DNVVN, tìm được vị trí cạnh tranh trong toàn cầu. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải hướng đến việc tìm ra con đường để CNTT xâm nhập, lan toả nhanh nhất vào 5
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 5, năm 2012 trong các DNVVN. Và mục tiêu chung là làm rõ thực trạng hoạt động kinh doanh, tìm hiểu các nguyên nhân tồn tại và đề xuất ra các giải pháp làm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để góp phần nâng cao hiệu quả khi phân tích hoạt động kinh doanh tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong phân tích hoạt động kinh doanh”. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh (Operating Activities Analysis) là xem xét, nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh bằng những phương pháp riêng, kết hợp các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và cơ sở chính sách. 2.1.2. Các phương pháp sử dụng khi phân tích thủ công - Phương pháp loại trừ. - Phương pháp liên hệ. - Phương pháp tương quan hồi quy. 2.2. Thực trạng Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phân tích hoạt động kinh doanh tại Doanh Nghiệp Việt Nam hiện nay. Có thể đưa ra một đánh giá khái quát chung về việc ứng dụng phần mềm trong phân tích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là quá “khiêm tốn”. Đa số các DN sử dụng các hàm và các chức năng trong Excel ( Sử dựng table 2 chiều phân tích kết quả kinh doanh, Chức năng Pivot table, Goal seek…) để tiến hành phân tích, hoặc tính toán thủ công. DN Việt Nam chủ yếu làm thương mại, dịch vụ quy mô nhỏ. Ngoài Phần mềm kế toán họ ít cần đến các phần mềm khác. Những DN siêu nhỏ thậm chí không cần trang bị phần mềm kế toán mà họ thuê kế toán từ bên ngoài. Theo số liệu năm 2010 do Cục Thương Mại điện tử & CNTT- Bộ Công Thương công bố, tỷ lệ chi phí cho phần cứng tại các DN 45%,chi phí cho phần mềm mới có 31%, đào tạo 10%, còn 14% chi phí khác. Theo ông Nguyễn Trí Thanh, Trưởng phòng Tin học của Viện tin học DN nhận định “Tỷ lệ đầu tư này cho thấy sự bất hợp lý giữa chi tiêu cho phần cứng và phần mềm so với tỷ lệ chung của thế giới”. Một công trình khảo sát trên 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM - PGS.TS Nguyễn Việt chủ nhiệm) về việc sử dụng các phần mềm kế toán cho ta thấy tỷ lệ như sau:  Mua phần mềm có sẵn chiếm tỷ lệ 48%;  Thuê các công ty phần mềm viết chiếm tỷ lệ 24%.  Tự doanh nghiệp viết phần mềm chiếm tỷ lệ 21%.  Còn lại là 7% các doanh nghiệp không sử dụng phần mềm kế toán. 2.2.1. Khảo sát thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của 6
  3. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 5, năm 2012 Công ty Môi Giới Bất Động Sản Tín Ngọc Phát –Tỉnh Quảng Trị (công ty vừa và nhỏ) a. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác hoạt động của công ty - Ưu điểm: + Tuy công ty áp dụng phương tiện xử lý thông tin chưa hiện đại nhưng vẫn cung cấp được thông tin kịp thời của các báo cáo cho ban lãnh đạo và thông tin thị trường cho khách hàng. + Doanh nghiệp đã nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của các nhân tố đến kết quả kinh doanh. + Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty. + Đã ứng dụng phần mềm Microsoft Access, Excel... + Vận dụng được các phương pháp thủ công trong phân tích như so sánh, loại trừ… + Quảng bá thương nghiệp trên Internet. + Hệ thống giao dịch tại chổ, hệ thống trả lời qua điện thoại. Hạn chế: + Vai trò của CNTT tác động tới quá trình môi giới, kinh doanh đến đâu thì phần lớn công ty lại rất mơ hồ. + Trang bị máy tính chỉ phục vụ soạn thảo, lưu trữ văn…., kinh phí đầu tư cho CNTT phần lớn dành đầu tư cho phần cứng, chưa đầu tư cho phần mềm. + Các hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại chưa đáp ứng yêu cầu trong môi trường cạnh tranh. + Công ty chỉ sử dụng kế toán tài chính làm thước đo để đưa ra những kế hoạch phát triển mà chưa sử dụng đến kế toán quản trị có những chiến lược kinh doanh đúng hướng. b. Các giải pháp cho các Doanh Nghiệp tại Việt Nam - Muốn phân tích phải có thông tin do đó bước đầu tiên các Doanh nghiệp nên xây dựng một hệ thống thông tin hợp lý,sử dụng nhiều phần mềm quản lý thông tin. - Tăng cường sử dụng văn bản điện tử từng bước thay thế văn bản giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin. -Sử dụng các phần mềm có hỗ trợ chức năng phân tích như Accnet BIS, ERP… - Để phân tích được một cách chính xác kết quả và các xu hướng hoạt động kinh doanh của công ty, khi phân tích cần thu thập được ít nhất số liệu của 2 năm liên tiếp từ báo cáo tài chính và các sổ sách chúng từ có liên quan. - Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phải gắn với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các dự án CNTT. - Công ty có nhiều ứng dụng khác nhau sử dụng cho các mục đích khác nhau như: tài chính, sản xuất, lưu kho, phân phối, bán hàng... Các ứng dụng này phải được liên kết với nhau, sử dụng cùng những nguồn dữ liệu. 7
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 5, năm 2012  Giải pháp cho công ty Môi giới Bất Động Sản Tín Ngọc Phát - Với công ty môi giới nhà đất cần phải có: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý bất động sản, nếu kiêm luôn xây dựng thì cần thêm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý vật tư(vì một công ty bất động sản thường kiêm luôn vấn đề xây dựng, thường là mua đất, đấu thầu, rồi xây dựng sau đó mới bán), phần mềm để lập kế hoạch. - Cần kênh thông tin cho người muốn mua trong đó có giới thiệu có liên hệ, có hình ảnh chi tiết có cả thu thập ý kiến. - Những công ty lớn kiêm thêm xây dựng sẽ chủ động hơn trong vốn và thị trường, nên cần phải xây dựng thêm nhiều lĩnh vực khác nhau. - Sử dụng phần mềm quản lý bất động sản trong phần mềm này có các chức năng phục vụ cho các công việc trên của công ty, trong đó có kế toán kiểm toán, có hệ cơ sở dữ liệu, quản lý nhà đất, cái nào đã bán, cái nào còn, cái nào cho thuê. - Phải có bộ phận tìm kiếm thị trường. - Việc phân tích luôn đi kèm với thu thập thông tin, muốn phân tích phải có thu thập thông tin trước (ví dụ khi có khách hàng giao dịch qua điện thoại hay Website nhân viên sẽ ghi lại thông tin trước hết là ghi lại các yêu cầu mà người dùng hay hỏi, chẳng hạn tới giai đoạn họ thích mua nhà từ 400 - 600tr. Nếu nhiều người hỏi thì đó là xu hướng chung vào thời điểm đó, tương tự vào thời điểm khác họ lại muốn thuê nhà hơn). - Công ty nên đầu tư phần mềm phân tích, phần mềm này sẽ ghi lại quá trình giao dịch hàng ngày của công ty. Sau đó tổng hợp, và vẻ biểu đồ, từ biểu đồ sẽ đưa ra kết quả (cái nào được quan tâm nhất, cái nào không được quan tâm, cái nào có thể mở rộng thị trường). - Lợi ích của các giải pháp trên mang lại + Quản lý doanh nghiệp một cách dể dàng, đơn giản và quảng bá thương hiệu phát triển mạnh. + Cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác… - Nhưng bên cạnh đó giải pháp còn một số hạn chế + Đầu tư các phần mềm với kinh phí lớn. + Đòi hỏi nguồn nhân lực có hiểu biết về CNTT hơn. 2.2.2. Giới thiệu một số phần mềm Có rất nhiều phần mềm về và phân tích hiện nay phổ biến là AccNet BIS,ERP… 8
  5. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 5, năm 2012 Hình 1. Phân hệ chức năng của một phần mềm - AccNet BIS(AccNet Business Intelligence Solution) Hai điểm khác biệt giữa phần mềm AccNetBIS với excel mà dễ dàng có thể nhận biết được. + Thứ 1: Trước hết AccNet BIS là hệ thống nhiều người dùng, có thể sử dụng cùng một lúc nhiều chức năng, còn Excel chỉ có 1 người thao tác trên 1 file tại 1 thời điểm. + Thứ 2: AccNet BIS có phân hệ các chức năng trong hệ thống,còn Excel không có khả năng đó.  Các chức năng mà Excel không thể làm được Truy xuất dữ liệu từ AccNet BIS để tạo vô số báo cáo phân tích theo ý muốn, chỉ với thao tác kéo, thả cực kì đơn giản. Cung cấp số lượng báo cáo “vô tận” bằng cách thêm bớt thay đổi vị trí các yếu tố phân tích. Báo cáo được thể hiện dưới dạng bảng và biểu đồ. Cho phép đào sâu dữ liệu từ tổng hợp đến chi tiết. Phân tích dữ liệu theo các chủ đề cụ thể (phân tích bán hàng, chi phí, tồn kho, kết quả hoạt động kinh doanh). Tự tạo bất kỳ báo cáo nào. Hình 2. Giao diện phần mềm AccNet BIS 9
  6. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 5, năm 2012 Khi nhập dữ liệu hệ thống sẽ đưa ra bảng phân tích và kết quả như sau: Hình 3. Biểu mẫu phân tích bảng cân đối kế toán và P & L 3. Kết luận Con đường hội nhập của Việt Nam trong tương lai còn rất dài cùng với những thách thức, khó khăn trước mắt. Vì vậy các doanh nghiệp phải có những bước cải tiến, sửa đổi trong các lĩnh vực mà trong đó là CNTT – lĩnh vực nhạy cảm nhất của hội nhập. Các doanh nghiệp nhỏ cần phải nhận thức về khả năng áp dụng của công nghệ thông tin. Phải tạo ra các điều kiện tổ chức tốt hơn và chú ý đến việc phát triển tầm nhìn chiến lược về các áp dụng có thể của công nghệ thông tin, không chỉ trong chính các doanh nghiệp mà còn cả trong mạng lưới. Qua nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT của công ty Môi giới bất động sản Tín Ngọc Phát – Tỉnh Quảng Trị (công ty nhỏ) ta có thể rút ra các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, và đứng vững trên nền kinh tế thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Châu Hoàng Tiểng (2004), Tin học hóa kế toán bằng Access, Nhà Xuất Bản Lao Động. [2] ThS. Trần Đình Hoàng, Một số giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản nghiệp vụ văn thư lưu trữ ở Trường CĐ Sư Phạm Quảng Trị, Trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Trị tr 121-126. [3] PGS.PTS Bùi Xuân Phong(2007), Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Bưu Chính Viễn Thông, Nhà Xuất bản GTVT tr3-44. 10
nguon tai.lieu . vn