Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN CHO SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Trần Thị Ngọc Bích, Tạ Thanh Nga, Lớp K61B, Khoa Giáo dục Quốc phòng GVHD: Thiếu tá Đỗ Văn Mai I. MỞ ĐẦU Biển là đặc ân của thiên nhiên đối với loài ngƣời để sinh tồn trên Trái đất. Trong suốt chiều dài lịch sử, biển luôn là một phần “máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam”. Từ nghìn xƣa, biển đã gắn liền với đời sống tâm thức của hầu hết các cộng đồng dân cƣ sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trong tiến trình phát triển của dân tộc, biển luôn gắn liền với những mốc son lịch sử vẻ vang. Hiểu biết về biển, thấu hiểu những dấu ấn của biển trong lịch sử - văn hóa Việt Nam, cũng nhƣ nhận thức đƣợc vai trò, vị trí và ý nghĩa của biển trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta không chỉ là tri thức cần thiết, mà còn là nghĩa vụ, là lƣơng tri để gây dựng nơi lớp ngƣời Việt Nam hôm nay niềm tin tƣởng sâu sắc và quyết tâm tiếp nối truyền thống của cha ông đi trƣớc, trong quá trình chiếm lĩnh, khai thác và bảo vệ biển, đƣa Việt Nam nhanh chóng và đĩnh đạc hội nhập vào cộng đồng khu vực và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ hiện nay. Hiện nay, Biển Đông cũng là một điểm nóng của khu vực, tập trung nhiều sự chú ý cũng nhƣ sự đan xen phức tạp về lợi ích của các nƣớc Đông Nam Á và một số cƣờng quốc, là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng đến hòa bình và an ninh khu vực, cũng nhƣ đến tính toán chiến lƣợc của nhiều nƣớc. Điểm nóng của Biển Đông hiện nay chủ yếu liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Một số nƣớc láng giềng tranh chấp chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo có vị trí chiến lƣợc quan trọng. Bản chất của các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển là vị trí của Biển Đông và nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là dầu khí, hải sản. Bên cạnh đó, còn có các quyền lợi khác nhƣ dịch vụ đóng tàu, hải cảng, vai trò và ảnh hƣởng chính trị của một số cƣờng quốc.Từ việc tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo này xuất hiện một loạt vấn đề liên quan khác bao gồm cả việc xác định phạm vi lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia liên đới. Các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền của mỗi nƣớc vẫn đang diễn ra khá quyết liệt nhƣ mở rộng và củng cố sự có mặt ở Trƣờng Sa, di dân ra các đảo, tăng cƣờng hoạt động thăm dò, đánh cá, khảo sát… Các nƣớc hữu quan đều đẩy mạnh công tác lập pháp để khẳng định yêu sách trên Biển Đông. Thực tế, hầu hết các nƣớc trong khu vực đều đã phê chuẩn Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Biển Đông còn là thao trƣờng của nhiều cơ chế diễn tập quân sự chung với xu hƣớng ngày càng thƣờng xuyên, quy mô lớn và ngày càng mở rộng thành phần hơn. Học sinh, sinh viên là thế hệ tƣơng lai quyết định sự ổn định và phát triển phồn thịnh của đất nƣớc nhƣng trên thực tế những kiến thức về chủ quyền biển còn rất mơ hồ và hạn chế. Nhằm mục đích tuyên truyền, giới thiệu một số vấn đề cơ bản liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền, khai thác sử dung biển ở nƣớc ta nên nhóm tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “Tuyên truyền về chủ quyền biển cho sinh viên khoa Giáo dục Quốc phòng trong giai đoạn hiện nay”. 452
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của công tác tuyên truyền về chủ quyền biển Phạm vi chủ quyền vùng biển nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Theo Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì các quốc gia ven biển có các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia nhƣ sau: Hình 1. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam * Nội thủy: Vùng nƣớc ở phía trong đƣờng cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy của nƣớc CHXHCN Việt Nam. Chế độ pháp lí của nội thủy: Điều 15 của Nghị định 30-CP, Chính phủ ta đã quy định cho phƣơng tiện tàu thuyền nƣớc ngoài khi ở trong nội thủy nhƣ sau: “Tàu thuyền nƣớc ngoài, khi ở trong nội thủy của nƣớc CHXHCN Việt Nam, phải niêm phong tất cả các loại máy, khí tài, thông tin liên lạc, quan sát kĩ thuật điện tử…Mọi liên lạc với bất kì nơi nào, kể cả liên lạc về nƣớc mà tàu thuyền quốc tịch, đều phải qua trung tâm liên lạc của cảng Việt Nam mà tàu thuyền trú đậu. Các hoạt động liên lạc bằng vô tuyến điện, kí hiệu truyền tin, cờ tay… với bất cứ đối tƣợng nào coi đó là hành động vi phạm chủ quyền anh ninh của nƣớc CHXHCN Việt Nam”. * Lãnh hải: Lãnh hải của nƣớc CHXHCN Việt Nam rộng 12 hải lí ở phía ngoài đƣờng cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ biển của Việt Nam tính từ thủy triều thấp nhất trở ra. Chế độ pháp lí của lãnh hải là tính chất chủ quyền. Ở trong lãnh hải tích chất chủ quyền khác với ở trong nội thủy. Trong nội thủy ta thực hiện chủ quyền đầy đủ, tuyệt đối, toàn vẹn; còn trong lãnh hải ta thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn. Nhƣ vậy, chủ quyền trong nội thủy quy định chặt chẽ hơn ở trong lãnh hải. Luật pháp Việt Nam cũng cho phép tàu thuyền nƣớc ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam khả năng đƣợc dừng, trú trong các trƣờng hợp bất khả kháng hay các sự cố hàng hải, ảnh hƣởng đến an toàn hàng hải và tính mạng của hành khách. Tuy nhiên, tàu thuyền này phải lập tức thông báo với cơ quan có thầm quyền 453
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 của Việt Nam ở nơi gần nhất và phải chịu sự kiểm tra kiểm soát của các nhà chức trách Việt Nam nhằm xác định nguyên nhân của tai nạn, tính chân thực của lí do nêu ra và tuân thủ các chỉ dẫn của nhà chức trách Việt Nam (Điều 6 của Nghị định 30-CP). * Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải của nƣớc ta là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải, có chiều rộng là 12 hải lí và hợp với lãnh hải tạo thành một vùng biển rộng 24 hải lí kể từ đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Chính phủ Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa và nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định về y tế, di cƣ và nhập cƣ trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của Việt Nam. * Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nƣớc CHXHCN Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lí kể từ đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Ở vùng đặc quyền kinh tế nƣớc ven biển chƣa có chủ quyền đầy đủ nhƣ ở trong lãnh hải, vì lãnh hải đƣợc coi là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, đặt dƣới chủ quyền quốc gia, còn vùng đặc quyền kinh tế chỉ có chức năng về mặt kinh tế là chủ yếu. Quốc gia ven biển có những quyền hạn tƣơng đối rộng lớn về kinh tế và một số quyền hạn khác, đƣợc Công ƣớc quy định. Nói cách khác, quyền lực của quốc gia ven biển ở trong vùng đặc quyền kinh tế chƣa phải là quyền lực quốc gia đối với lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế chƣa phải là lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, về mặt pháp luật quốc tế không thể coi vùng đặc quyền kinh tế là lãnh hải. * Thềm lục địa: Thềm lục địa của nƣớc CHXHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dƣới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lí kể từ đƣờng cơ sở đó. 2. Tình hình thực hiện chủ quyền của nƣớc ta qua các thời kì - Thời kì trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (trước năm 1858): Trong giai đoạn này, chiều rộng và quy chế pháp lí của các vùng biển Việt Nam còn chƣa rõ ràng. - Thời kì thực dân (1858 – 1954): Trong thời kì cai trị Việt Nam và đại diện cho Nhà nƣớc Việt Nam về mặt đối ngoại, Chính phủ Pháp cũng đã có những hành động thực hiện chủ quyền tên các đảo và vùng biển nƣớc ta: * Về lãnh hải: Lãnh hải ở Đông Dƣơng thuộc Pháp có chiều rộng là 20 km ở bên ngoài mức nƣớc thủy triều thấp nhất. * Đối với vịnh Bắc Bộ: Trong Công ƣớc kí ngày 26/5/1887 tại Bắc Kinh, chính quyền Pháp và triều đình Mãn Thanh đã thỏa thuận hoạch định ranh giới phân chia một phần vịnh Bắc Bộ bằng kinh tuyến 105043‟ Đông Pari. Ngày 10/11/1899, toàn quyền Đông Dƣơng kí nghị định trong đó có quy định “Các thuyền đánh cá Trung Quốc qua lại các bãi cá của vịnh Bắc Bộ, khi đi vào vùng nƣớc của Đông Dƣơng phải đến chạm thuế quan Cát Bà để khai báo và xin giấy phép đánh cá”. Tháng 12/1909, trong báo cáo gửi Toàn quyền Đông Dƣơng về khiếu nại 454
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 của Trung Quốc đối với việc kiểm soát của Pháp trong vịnh Bắc Bộ, Tổng giám đốc thuế quan Pháp và thống sứ Bắc Kì đều khẳng định rằng việc kiểm soát các tàu thuyền của Trung Quốc đi qua kinh tuyến 180003‟13” Đông tức là đã đi vào vùng nƣớc của Đông Dƣơng là “hoàn toàn đúng đắn”. - Thời kì đất nước bị chia cắt (1954 – 1975): Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố việc quy định về bề rộng của vùng biển của mình 12 hải lí theo tục lệ pháp lí của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thuộc chủ quyền của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phù hợp với tục lệ và pháp lí quốc tế. - Thời kì đất nước thống nhất (từ năm 1975 đến nay): Tháng 7/1977, đoàn đại biểu của nƣớc Việt Nam thống nhất đã tham gia Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật Biển. Hiến pháp của nƣớc Việt Nam thống nhất năm 1980, Điều 1 quy định: “Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nƣớc độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo”. Từ năm 1976 đến nay, Nhà nƣớc ta luôn luôn khẳng định chủ quyền của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng biển của mình bằng cách ra chỉ thị, nghị định, các văn bản pháp luật, các hƣớng dẫn, thành lập các lực lƣợng thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển của ta. Đồng thời, tích cực tham gia các diễn đàn hợp tác khu vực trong lĩnh vực biển, củng cố lòng tin, xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân trên biển; bảo vệ vững chắc chủ quyền biển của ta. Tích cực đàm phán giải quyết những vấn đề tranh chấp trên biển, ký kết các hiệp định; tổ chức tuần tra chung với các nƣớc trong khu vực trên tinh thần hợp tác hữu nghị, giải quyết những bất đồng thông qua hòa bình thƣơng lƣợng, các bên đều có lợi, đồng thời đảm bảo giữ vững quốc phòng an ninh và chủ quyền biển của nƣớc ta. 3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay về việc bảo vệ chủ quyền biển - Một số văn bản pháp lí cơ bản về luật biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: + Tuyên bố của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam ngày 12/05/1977 về lãnh hải,vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa + Tuyên bố của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam về đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982. + Các bộ luật nhƣ Bộ Luật Hàng hải, Luật Dầu khí, Luật Biên giới Quốc gia, các Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể về xử lí vi phạm hành chính trong các hoạt động liên quan đến biển nhƣ môi trƣờng, thủy sản, hàng hải, dầu khí, bảo đảm an ninh quốc phòng trên cac vùng biển Việt Nam. + Là một trong những nƣớc đầu tiên phê chuẩn Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phê chuẩn một số Công ƣớc biển chuyên ngành về Hàng hải quốc tế IMO, Công ƣớc SOLAS về cứu hộ trên biển, LODON 01/11/1974, Công ƣớc MARPOL ngày 02/11/1973 và phần bổ sung năm 1978 về phòng chống ô nhiễm biển. Tuy nhiên, nhìn lại hiện nay, chúng ta còn thiếu nhiều quy định bảo đảm thực thi pháp luật trên biển. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu ban hành các văn bản luật hoặc pháp lệnh về 455
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 biển với nội dung toàn diện, điều chỉnh thống nhất các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đồng thời tạo một khung pháp lí cơ bản cho các hoạt động phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trƣờng biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên biển. Hình 2. Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo Luật Biển 1982 - Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền biển + Bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển. + Bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và văn hóa trên các vùng biển: + Bảo vệ Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. 4. Tranh chấp các vùng biển giữa nƣớc CHXHCN Việt Nam với các nƣớc trong khu vực - Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. - Thỏa thuận Việt Nam- Malaixia. - Phân định biển Việt Nam – Thái Lan. - Hiệp định về vùng nƣớc lịch sử Việt Nam – Campuchia. - Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam – Inđônêxia. Bên cạnh đó thì Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn coi Châu Á – Thái Bình Dƣơng trong đó có Đông Nam Á là một trọng điểm chiến lƣợc. Thời gian gần đây, chúng ngày càng tăng cƣờng lực lƣợng quân sự ở các nƣớc trong khu vực, phối hợp tiến hành các cuộc diễn tập hải quân song phƣơng, đa phƣơng với mật độ ngày càng tăng; triển khai và hoàn thành hệ thống thiết bị chiến trƣờng, cầu cảng, kho tàng… Các nƣớc có liên quan đến khu vực Biển Đông đều tăng cƣờng lực lƣợng quân sự, củng cố vững chắc các vùng biển, đảo đã chiếm đóng làm cho tình hình trong khu vực càng trở nên căng thẳng và phức tạp thêm. 5. Thực trạng nhận thức của sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng Nhận thức của sinh viên trong khoa còn hạn chế về chủ quyền biển Việt Nam. Điều tra nghiên cứu khoa học về sự quan tâm của các bạn sinh viên về vấn đề chủ quyền biển quốc gia trong tình hình hiện nay thực hiện điều tra đối với sinh viên Khoa Giáo dục quốc phòng, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội khóa 61 và khóa 62 trong đó: Số phiếu phát ra là 100 phiếu. Số phiếu thu về là 100 phiếu. K61: 50 phiếu K62: 50 phiếu 456
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Và kết quả mà nhóm tác giả thu đƣợc nhƣ sau: STT Mức độ Số lƣợng phiếu % 1 Quan tâm 35 35% 2 Quan tâm đôi chút 57 57% 3 Không quan tâm 8 8% Nhƣ vậy, trong số 100 sinh viên đƣợc hỏi có 8% sinh viên không quan tâm tới chủ quyền biển của Chính phủ Việt Nam, có 57% sinh viên còn nhận thức mơ hồ và chỉ có 35% sinh viên quan tâm tới biên giới quốc gia trên biển trong tình hình hiện nay của nƣớc ta. Nhận thức của sinh viên còn nhiều hạn chế nhƣ vậy là do: - Công tác tuyên truyền về biển của nƣớc ta nói chung, trong học đƣờng nói riêng còn không ít hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới. - Chƣa nhận thức đầy đủ, sâu sắc và chƣa chú trọng đúng mức đến công tác tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển Việt Nam trong các trƣờng của hệ thống giáo dục và đào tạo trên phạm vi cả nƣớc. - Chỉ đạo công tác tuyên truyền biển còn thiếu tập trung, hƣớng dẫn chƣa chuyên nghiệp, còn làm theo phong trào và gắn quá mức vào một số sự kiện của bộ, ngành và địa phƣơng. - Vai trò định hƣớng dƣ luận trong học đƣờng của các cơ quan tuyên truyền và truyền thông còn nhiều bất cập, các xuất bản phẩm về biển, đảo và chủ quyền còn rất hạn chế, khiến cho học sinh, sinh viên tiếp cận các nguồn thông tin chính thức về chủ quyền biển của nƣớc ta còn gặp không ít khó khăn. - Nội dung tuyên truyền chƣa phong phú, chƣa có trọng tâm, trọng điểm; lúng túng trong tuyên truyền chủ quyền biển, đảo trong môi trƣờng học đƣờng. - Hoạt động tuyên truyền chƣa thƣờng xuyên, thiếu hệ thống và tính liên kết, hình thức tuyên truyền còn nghèo nàn, chƣa phù hợp với từng đối tƣợng học sinh, sinh viên và trong từng giai đoạn cụ thể. - Các hình thức tuyên truyền từ nghị sự, trực quan cho đến tuyên truyền miệng và tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo in, báo nói, báo hình, v.v cho học sinh, sinh viên còn yếu. - Đội ngũ làm công tác tuyên truyền về biển ở các trƣờng hầu nhƣ không có hoặc còn thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng. Phần lớn cán bộ làm công tác tuyên truyền còn hạn chế về kiến thức, bản lĩnh chính trị và nghiệp vụ, kĩ năng. Một số trƣờng vẫn chƣa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền biển, đảo cho học sinh, sinh viên. - Chƣa huy động đƣợc sức mạnh và năng khiếu của học sinh, sinh viên trong các trƣờng tham gia vào công tác tuyên truyền biển, đảo. - Cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nƣớc với các trƣờng trong việc tuyên truyền cho học sinh, sinh viên về chủ quyền biển của Việt Nam chƣa cụ thể, thiếu hiệu quả. 6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về chủ quyền biển cho sinh viên trong khoa 6.1. Yêu cầu - Kế hoạch tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo trong học đƣờng phải trên cơ sở cụ thể hóa và góp phần thực hiện thành công các chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lƣợc Biển Việt Nam đến năm 2020. 457
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 - Hoạt động tuyên truyền biển, đảo trong học đƣờng phải bảo đảm tính khoa học, tính chính xác, tính khả thi; nâng cao chất lƣợng các tài liệu tuyên truyền và giáo dục về biển, đảo phù hợp các bậc học, lứa tuổi. - Hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo trong học đƣờng phải khắc phục đƣợc những hạn chế, bất cập nói trên. Đổi mới nội dung, hình thức và phƣơng pháp tuyên truyền phù hợp với từng thời điểm, bám sát chủ trƣơng và diễn biến thực tế về biển, đảo. - Huy động tốt mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh của chính học sinh, sinh viên trong các trƣờng tham gia vào công tác tuyên truyền về biển, đảo. 6.2. Nội dung cơ bản tuyên truyền biển đảo cho học sinh, sinh viên - Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong học sinh, sinh viên về vị trí và vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Nâng cao nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn của sinh viên về tài nguyên và môi trƣờng biển, đảo. - Tích cực tuyên truyền về chính sách pháp luật biển, đảo. - Tuyên truyền về an ninh, chủ quyền trên Biển Đông và trong các vùng biển của Việt Nam. 6.3. Phương pháp tuyên truyền chủ yếu cho học sinh, sinh viên * Thông điệp: Thông điệp tuyên truyền là tƣ tƣởng chỉ đạo và là trọng tâm của bất kì một chiến dịch tuyên truyền nói chung và biển, đảo nói riêng. Nội dung và mục tiêu của một chiến dịch tuyên truyền biển, đảo phải đƣợc đúc kết thành một số câu đơn giản, nhƣng hàm ý sâu sắc, khái quát và tổng thể. * Triển khai các chiến dịch tuyên truyền: Thực hiện Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1-7/6 hàng năm), nhằm tạo sự gắn bó và sức mạnh chung cho toàn xã hội. * Phương thức giao tiếp: Tiếp xúc, trao đổi, đối thoại mở, phỏng vấn các đối tƣợng có uy tín và trình độ về biển, đảo, về chủ quyền biển, đảo liên quan. * Tổ chức các diễn đàn: Định kỳ tổ chức các diễn dàn, các hội nghị, hội thảo, cuộc họp để tăng cƣờng nhận thức biển, đảo thông qua giới thiệu và trao đổi các kiến thức sâu hơn, cập nhật thông tin mới về tình hình biển, đảo trong nƣớc và quốc tế. * Sử dụng hệ thống thông tin: Huy động hiệu quả các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, đài phát thanh, trang mạng biển, đảo,…). * Xây dựng các nhóm tuyên truyền: Xây dựng các Câu lạc bộ, Hiệp hội/hội về biển, đảo trong các trƣờng hoặc liên trƣờng để tập hợp các lực lƣợng trẻ cùng tìm hiểu và có những hoạt động vì biển, đảo quê hƣơng,… * Tổ chức sự kiện: Ngày làm sạch bãi biển, Góp đá cho Trƣờng Sa, Đêm thơ biển đảo quê hƣơng, Hát về biển,... Thông qua các sự kiện biểu dƣơng, vinh danh ngƣời tốt việc tốt, phát thƣởng cho những ngƣời vì biển, đảo quê hƣơng. * Triển lãm, trưng bày: Trƣng bày, triển lãm dài ngày các bằng chứng về chủ quyền biển, đảo; tổ chức chiếu phim tƣ liệu,… nhằm thu hút quảng đại quần chúng trong học đƣờng tham dự. * Các phương tiện hỗ trợ: Áp-phích, panô, mũ, áo, ấn phẩm về biển, đảo,… có mang thông điệp về biển, đảo Việt Nam. Sản phẩm nhƣ vậy có thể bán, phát trong các sự kiện biển, đảo của đất nƣớc, của ngành và các trƣờng. 458
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 III. KẾT LUẬN Nƣớc Việt Nam là một nƣớc có biển. Vùng biển rộng lớn cuả ta có vị trí, vai trò to lớn trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc và càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Chúng ta tiến ra biển, làm chủ vùng biển của mình và phát triển mạnh kinh tế biển để làm giàu cho Tổ quốc chính là sự thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc bảo vệ chủ quyền và các quyền của nƣớc ta trên biển. Bảo vệ, quản lí, thăm dò, khai thác các tài nguyên thiên nhiên trên các vùng biển nƣớc ta chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia của nƣớc ta trên các vùng biển, thực chất là bảo vệ lợi ích kinh tế ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nhƣ vậy, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển gắn bó mật thiết với nhau. Các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng… đƣợc xem nhƣ biểu hiện cụ thể của quyền làm chủ. Để bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, quản lí tốt các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tai phán của Nhà nƣớc ta trên biển cũng nhƣ hiểu đƣợc quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển, cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, học tập nghiên cứu nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về biển trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Biển Đông – hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh và hợp tác, NXB Chính trị Quốc gia, 2011. [2] Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, NXB Chính trị Quốc gia, 1999. [3] Giới thiệu về biển đảo Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, 2013. [4] Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật Biển Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2012. [5] Một số vấn đề về chủ quyền biển đảo Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2002. [6] Những điều cần biết về đất – biển – trời Việt Nam, NXB Thanh niên, 2007. [7] Việt Nam và tranh chấp Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, 2012. 459
nguon tai.lieu . vn