Xem mẫu

TUYỂNTẬP TÂM LÝ HỌC TUYỂN TẬP TÂM LÝ HỌC Tác giả:PHẠMMINH HẠC TỂUSỬ TÁCGIẢ Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc sinh ngày 26-10-1935 tại thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì,ngoại thành Hà Nội. Học Đại học Văn khoa Hà Nội (1954-1955), tốt nghiệp Đại học Tâm lý học (1962), Tiến sĩ Tâm lý học (1971), Tiến sĩ Khoa học Tâm lý học (1977) tại trường Đại học tổng hợpp Lômônôxôp, Nga, được phong Giáo sư (1984), phong Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học chính trị Nga (1999). Uỷ viên Trung ương Đảng khoá VI, VII, VIII (1986 - 2001), Đại biểu Quốc hội khoá VII, VIII (1981-1991), Viện phó rồi Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục (1980-1987), Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1985-1990), Thứ trưởng thứ nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo (1990-1996), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (1989-1996), phó Chủ tịch rồi ủyviên Uỷban UNESCO Việt Nam (1990 - đến nay), Uỷ viên Uỷ ban dân số và kế hoạch hoá gia đình (1990-1996), Chủ tịch Uỷ ban quốc gia chống mù chữ (1989 - 2001),Phó trưởng ban thứ nhấtBan Khoa giáo Trung ương (1996 - đến nay), Phó Chủ tịch Thường trực rồi uỷ viên Hội đồng lý luận Trung ương (1996 -đến nay), Chủ tịch Hội tâm lý - giáo dục học Việt Nam (1990 - đến nay). Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (từ 2001) Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người (2000 - đến nay), Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (1983 - 1988), Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục (1983-1987), báo Dân trí (1997-2001),Tạp chíNghiên cứu con người (từ 5 - 2002). LỜITỰA Cuốn sách này bao gồm những công trình khoa học tôi đã thực hiện trong 40 năm qua (1962-2002), từ ngày về công tác tại Tổ Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau khi tốt nghiệp Phân khoa Tâm lý học thuộc Khoa Triết học Trường Đại học Quốc gia Mátxcơva mang tên Lômônôxốp. Lúc đó, tuy mới là bước đầu, nhưng tôi đã ấp ủ ý tưởng phải góp phần xâydựng nền tâm lý học nước nhà, coi đó là nhiệm vụ thiêng liêng của đời mình, cùng với ý thức, tuychưa sâu sắc rằng giảng dạyở đại học muốn tốt, phải nghiên cứu khoa học. Vì vậy, ngaytừ năm dạy học đầu tiên của tôi, tôi đã cùng với các bạn đồng nghiệp trong Tổ tiến hành một công trình thực nghiệm tâm lý học trí nhớ ở học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học Yên Hoà, Từ Liêm, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu tâm lý học thực nghiệm đầu tiên ở nước ta. Bên cạnh công trình này, tôi đã tiến hành nghiên cứu lý luận, thể hiện qua việc phân tích một cuốn sách giáo khoa xuấtbản ở Sài Gòn. Sau đó vài năm, với tư cách là tổ trưởng Tổ Tâm lý học của Khoa Tâm lý - giáo dục, tôi đã cùng với anh chị em trong tổ xâydựng một giáo trình tâm lý học. Vừa soạn vừa dạy thử và rút kinh nghiệm, mặc dù trong những điều kiện sơ tán cực kỳ khó khăn, khi ở trên rừng Đại Từ, Thái Nguyên, khi ở Phủ Cừ, Hưng Yên. Chúng tôi đã lao động không mệt mỏi, say sưa lên lớp, thảo luận sửa giáo trình rất sôi nổi, cẩn thận, lao động miệt mài... Năm 1969, trước khi được Tổ cử đi học nghiên cứu sinh, bộ giáo trình đã được hoàn thành và được Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản vào năm 1970. Cuốn sách này đến nay vẫn được nhiều giảng viên,sinh viên sử dụng. Về nước sau khi bảo vệ xong luận án phó tiến sĩ tại Hội đồng khoa học Khoa Tâm lý học Trường Đại học quốc gia Lômônôxốp, Mátxcơva, với tư cách là Phó trưởng ban Tâm lý học Viện Khoa học giáo dục, tôi đã đi sâu vào tâm lý học sư phạm. Công trình nghiên cứu tâm lý học đáng kể trong thời kỳ này do tôi chỉ đạo là nghiên cứu nhiều mặt của hoạt động tâm lý của học sinh Bắc Lý, Hà Nam. Toàn thể các cán bộ Ban Tâm lý học đã tập trung gần hai tháng sống tại Bắc Lý, hàng ngàytiến hành thực nghiệm nghiên cứu trí nhớ, tư duy, chú ý, nhân cách... học sinh cấp II(naygọi là trung học cơ sở) Bắc Lý, chiều tối thăm và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, cuộc sống thực của các em. Số liệu thu thập được đã được tính toán rất cẩn thận, phân tích lý luận khá chu đáo trong mấy tháng tại Phùng Thượng, Sơn Tây (nay thuộc Hà Tây), địa điểm sơ tán của Viện. Rất tiếc, nay mới chỉ tìm thấy một bài do tôi viết và được đưa vào tập sách này. Đây là một công trình thực nghiệm đầu tiên về tâm lý lứa tuổi và sư phạm ở nước ta. Sau 18 tháng công tác tại Ban Tâm lý học Viện Khoa học giáo dục, tháng 12 năm 1972 tôi được cử đi làm thực tập sinh cao cấp để viết luận án tiến sĩ (nayở ta gọi là tiến sĩ khoa học). Đánh giá luận án phó tiến sĩ, Hội đồng khoa học Khoa Tâm lý học Trường Đại học Quốc gia Mátxcơva đã đề nghị cho tôi tiếp tục đề tài nghiên cứu tâm lý học thần kinh về trí nhớ để làm luận án tiến sĩ khoa học, nhưng các đồng chí lãnh đạo giáo dục nước nhà lúc đó lại giao nhiệm vụ cho tôi khi làm luận án tiến sĩ khoa học, phải làm "một đề tài nào đó rộng hơn mộtphòng thínghiệm".Tới Mátxcơva, sau ba tháng đọc sách, trao đổi với các giáo sư, nhất là với Giáo sư, Viện sĩ N. Lêônchiép, tôi đã hoàn thành đề cương nghiên cứu theo hướng tìm tòi con đường xâydựng và phát triển khoa học tâm lý. Được Hội đồng khoa học Khoa Tâm lý học thông qua đề cương nghiên cứu, tôi bắt tay vào triển khai đề tài với sự tư vấn của GS.VS Lêônchiép, cuối cùng đặt tên cho luận án là Hành vi và hoạt động và bảo vệ thành công vào mùa hè năm 1977. Lần này (7-1977) về nước, tôi được phân công làm Trưởng ban Ban Tâm lý học Viện Khoa học ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn