Xem mẫu

  1. HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TS. Lƣu Hồng Minh (Chủ biên) TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (TUYỂN TẬP BÀI NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG CỦA KHOA XÃ HỘI HỌC ) Nhà xuất bản Dân Trí 2009
  2. Mục lục Trang PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Đặng Vũ Cảnh Linh: Toàn cầu hóa và sự biến đổi của hệ thống truyền thông hiện nay 2. Lƣu Hồng Minh : Tổng quan nghiªn cøu tiÕp cËn ph-¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng vµ nhu cÇu c«ng chóng hiÖn nay 3. Đặng Vũ Cảnh Linh: Xu hƣớng phát triển nội dung thông tin và loại hình truyền thông đại chúng việt nam dƣới tác động của toàn cầu hoá 4. Đặng Vũ Cảnh Linh: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh tác động của xu hƣớng phát triển “Kinh tế truyền thông” 5. Nguyễn Thị Tuyết Minh: Định kiến giới trong phim quảng cáo trên truyền hình 6. Phạm Hƣơng Trà: Thông điệp giới trên thông tin đại chúng hiện nay qua một số nghiên cứu PHẦN II : TIẾP CẬN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG 7. Tuyết Minh: Tiếp cận truyền hình của ngƣời dân vùng Tây Bắc 8. Bùi Thu Hƣơng: Tiếp cận và sử dụng phát thanh của ngƣời dân vùng núi phía bắc 9. Nhạc Phan Linh: Tiếp cận và sử dụng phát thanh của ngƣời dân Đồng bằng sông Cửu Long 10. Nguyễn Thị Tỗ Quyên: Tiếp cận và đánh giá báo in của ngƣời dân vùng Tây Bắc 11. Phạm Thị Vân: Tiếp cận Internet của ngƣời dân vùng tây Bắc 12. Phạm Hƣơng Trà: Vài nét về thực trạng tiếp cận Internet của 2
  3. ngƣời dân Đồng Bằng Sông Cửu Long PHẦN III : CÔNG CHÖNG, NHU CẦU TIẾP CẬN VÀ HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG 13. Dƣơng Thu Hƣơng: Nhận diện công chúng của các chƣơng trình phát thanh 14. Nguyễn Thị Tuyết Minh : Nhu cầu thông tin về sức khoẻ sinh sản qua nghiên cứu thƣ gửi về chƣơng trình “cửa sổ tình yêu”, chƣơng trình phát thanh thanh thiếu niên, đài tiếng nói Việt Nam 15. Phạm Hƣơng Trà : Thực trạng nguồn thông tin và mong muốn của sinh viên về các chủ đề liên quan đến tính dục 16. Dƣơng Thu Hƣơng: Tác động của các chƣơng trình tiếp thị và quảng cáo thực phẩm trên truyền thông đại chúng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm và sức khỏe của trẻ em. 17. Nguyễn Thị Tuyết Minh: Hình ảnh tính dục qua báo mạng điện tử 18. Nhạc Phan Linh: Quảng cáo báo chí và công chúng hiện nay 19. Nhạc Phan Linh: Tác động tiêu cực của quảng cáo báo chí đến yếu tố kinh tế của công chúng hiện nay 20. Dƣơng Thu Hƣơng: Hình ảnh nam giới trên truyền thông đại chúng – sự kỳ vọng về vai trò nam giới và hành vi sức khỏe 21. Trần Thành Nam : Báo mạng điện tử và việc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS 3
  4. PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TOÀN CẦU HOÁ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG HIỆN NAY Ths. Đặng Vũ Cảnh Linh Để có thể nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá tới các phƣơng tiện thông tin đại chúng hiện nay, chúng ta cũng cần phải làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận phân tích những nguyên nhân và xu hƣớng biến đổi trong cơ cấu hoạt động của chính hệ thống truyền thông toàn cầu. Nói một cách cụ thể là chúng ta cần phải tìm hiểu hoạt động truyền thông trong bối cảnh toàn cầu hoá nhƣ là một hệ thống, có cơ cấu tồn tại và vận hành thống nhất. Hệ thống đó bao gồm nhiều khu vực cấu thành đang biến đổi không ngừng, đa dạng và phức tạp, có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ nhất định trong toàn bộ mạng lƣới truyền thông. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, những biến đổi to lớn trong hệ thống các hoạt động truyền thông đang đòi hỏi một nhu cầu phải nghiên cứu và nhận thức lại về truyền thông một cách cơ bản. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu và phân tích về hoạt động truyền thông đã gọi những biến đổi này là “những cú sốc trong truyền thông đại chúng”, là “cuộc cách mạng mới về thông tin”, “sự cấu trúc lại hệ thống truyền thông”. Dƣới đây chúng tôi xin đƣợc phân tích hai vấn đề có tính phƣơng pháp luận trong nhận thức về sự biến đổi của hệ thống truyền thông hiện nay, đó là xu hƣớng truyền thông đa phƣơng tiện và truyền thông đa chiều . 1. Toàn cầu hoá và hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện Sự phát triển của truyền thông đại chúng gắn liền với sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông. Không có sự phát triển đa dạng của các 4
  5. phƣơng tiện truyền thông thì cũng không thể có sự phát triển của truyền thông. Chính vì vậy, nói đến sự biến đổi và phát triển không ngừng của hệ thống thông tin đại chúng ngày nay, chúng ta không thể không nói đến sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông. Chính sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của các phƣơng tiện truyền thông mà, hệ thống truyền thông ngày nay đã đƣợc gọi là “hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện”, cơ cấu hoạt động “đa phƣơng tiện” đã trở thành một đặc trƣng cơ bản của truyền thông hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng chính sự xuất hiện của tiếng nói và ngôn ngữ cách đây 36.000 năm đã là sự mở đầu vĩ đại nhất cho một cuộc cách mạng về thông tin kéo dài suốt lịch sử của loài ngƣời 1. Tuy nhiên, cũng phải tới thế kỷ 15 với sự phát minh của Gutenberg ra chiếc máy in đầu tiên nhằm in các loại sách thánh thì truyền thông đại chúng mới thực sự có đƣợc những công cụ hữu hiệu của mình. Chính sự phát minh này “đã mở màn cho hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật, những kỹ thuật đã làm biến đổi hệ thống thông tin một cách bền vững và sẽ tiếp tục biến đổi trong tƣơng lai sau đấy và với một tốc độ ngày càng nhanh” 2. Sự ra đời của những máy in đã là điều kiện cho những “tờ báo” đầu tiên của nhân loại, vốn đƣợc viết bằng tay nhƣ những tờ tin kiểu tờ “News” ở Anh Quốc thế kỷ 16 đƣợc thay thế bằng những tờ báo thực thụ đƣợc in bằng máy. Cũng chính máy in đã giúp cho tờ báo nổi tiếng đầu tiên, tờ “English Mercury” (ngƣời đƣa tin Anh Quốc) có điều kiện để thông tin rộng rãi cho công chúng về những sự kiện quốc tế quan trọng3. Ngày nay, bên cạnh những chiếc máy in, dù đƣợc cải biến một cách triệt để nhƣng vẫn là một phƣơng tiện truyền thống để truyền bá thông tin, cuộc cách mạng về công nghệ đã mang lại cho các phƣơng tiện truyền thông một diện mạo hoàn toàn mới. Công nghệ truyền thông đã phát triển 1 Claudia Mast. Truyền thông đại chúng. Những kiến thức cơ bản. Nhà xuất bản Thong tin. Trang 45. 2 Claudia Mast. Truyền thông đại chúng. Những kiến thức cơ bản. Nhà xuất bản Thong tin. Trang 45 3 Xem : Dƣơng Xuân Sơn. Báo chí nƣớc ngoài. NXB Văn hoá thông tin.1996, trang 13. 5
  6. một cách vƣợt bực so với nhiều ngành công nghệ khác. Nhiều nhà nghiên cứu còn đƣa ra một sự so sánh thú vị giữa công nghệ thông tin với công nghệ sản xuất xe hơi để thấy rõ hơn sự phát triển của công nghệ thông tin. Họ cho rằng trong vòng 30 năm qua nếu nhƣ công nghệ sản xuất xe hơi đạt đƣợc mức phát triển tƣơng đƣơng với công nghệ thông tin thì mỗi chiêc ô tô ngày nay sẽ chỉ còn có giá bán bằng giá của một bao diêm. Chính sự phát triển của công nghệ thông tin và các phƣơng tiện truyền thông đã khiến cho hệ thống truyền thông đại chúng trên thế giới có đƣợc một bộ mặt khác, trƣớc hết là ở các hình thức truyền thông. Ngày nay, sự phát triển về kỹ thuật thu nhận và truyền dẫn thông tin đã đƣa vị thế, vai trò và cách thức hoạt động của truyền thông đại chúng sang một trang mới. Sự xuất hiện của thông tin điện tử, thông tin mạng đã góp phần mạnh mẽ vào sự phong phú trong diện mạo hoạt động đƣợc gọi là “đa phƣơng tiện” của truyền thông. Công nghệ máy tính cùng với sự xuất hiện của các đƣờng truyền dẫn siêu tốc nhƣ mạng cáp quang, các vệ tinh viễn thông (mà nhiều quốc gia và tập đoàn truyền thông đã trang bị riêng cho mình) và các hệ thông thông tin đƣờng dài, đã thâm nhập sâu sắc vào hệ thông truyền thông kiểu cũ, làm đảo lộn tất cả, từ nhận thức đến hành vi hoạt động của những ngƣời tham gia vào hệ thông truyền thông đại chúng. Tính “đa phƣơng tiện” trong truyền thông đã làm đảo lộn cả cách thức hoạt động của những tập đoàn truyền thông lớn. Các phƣơng tiện thông tin cá nhân cũng tham gia trực tiếp vào hoạt động truyền thông. Điện thoại, đặc biệt là điện thoại di động đã và đang góp tiếng nói mạnh mẽ vào truyền thông, tạo ra một cuộc cách mạng mới trong cách thức tiếp nhận và truyền dẫn thông tin. Những khoảng cách về không gian và thời gian bị thu hẹp lại. Ranh giới giữa thông tin đại chúng với thông tin cá nhân, giữa thông tin chính thống với thông tin dƣ luận, giƣa những nhà truyền thông chuyên nghiệp với những sứ giả truyền 6
  7. thông “nghiệp dƣ”, giữa ngƣời gửi và ngƣời nhận thông điệp đã không còn cách biệt. Sự xuất hiện và lên ngôi của báo điện tử đã đã tạo ra một sự biến động lớn trong hệ thống truyền thông toàn cầu hoá. Nó đã khiến cho không ít những tập đoàn và công ty truyền thông do thiếu sự nhạy bén với thời cuộc mà lâm vào sự khủng hoảng. Hệ thống báo in hoạt động theo phƣơng thức truyền thống đang tỏ ra lúng túng trong việc xử lý cái mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là “cú sốc Internet”. Một nghiên cứu xã hội học vào tháng 3-2005 của Hiệp hội báo in Hoa Kỳ ( NNA) đã cảnh báo về một hiện tƣợng mà những nhà nghiên cứu gọi là “báo in ngày càng trở thành một phƣơng tiện truyền thông lỗi thời và thất thế”. Cuộc điều tra đã cho thấy trong những năm gần đây hầu hết các tờ báo lớn của Mỹ nhƣ New York times, Washington Post, Los Angeles times đều đã phải giảm số lƣợng phát hành. Mặt khác, số lƣợng những ngƣời đọc các báo này qua mạng đã cao hơn hẳn số ngƣời đọc qua báo in . Chẳng hạn, New York times có 12,8 triệu ngƣời đọc qua mạng so với 5 triệu đọc báo in, Washington Post : 7,8 triệu ngƣời đọc qua mạng so với 1,8 triệu đọc báo in, Los Angeles times : 4,3 triệu ngƣời đọc qua mạng so với 2,4 triệu đọc báo in1. Cũng theo một nghiên cứu của Viện Carnegie, Hoa Kỳ, giới trẻ ngày nay hầu hết đều sử dụng Internet làm nguồn thu nhận thông tin chính thức của họ, trong khi báo chi giấy và truyền hình ngày càng ít đƣợc sử dụng. Có 44% số ngƣời đƣợc hỏi đã nói rằng họ thƣờng dùng các “new portal” nhƣ Yahoo ít nhất một lần một ngày, 37% sử dụng truyền hình địa phuơng, trong khi đó báo in là 19%2. Tờ báo nổi tiếng của Mỹ là US New đã cho biết, trong khi báo in của họ đã chịu những sự thua thiệt thảm hại thì báo điện tử của họ thì lại phát triển tới mức bùng nổ. Nói về điều này, trang điện tử 1 Hoàng Minh. Báo Mỹ khủng hoảng, báo điện tử lên ngôi. Vietnamnet. ngày 7-11-2005 2 Theo Vietnamnet ngày 7-11-2005 7
  8. “Washingtonian.com” nhận xét: “báo in của US New and World Report chỉ còn mỏng đến mức nó chỉ giống nhƣ một tờ newsletter (một tờ bản tin) hơn là một tờ báo”. Trƣớc thực trạng này, US New đã phải cho nghỉ việc một số lƣợng lớn nhân viên và đầu tƣ hơn 2 triệu USD cho các phƣơng tiện truyền thông mới và thuê thêm ngƣời điều hành các website. Họ cũng đƣa ra một công thức hoạt động mới của tờ báo, đó là “đa phương tiện và ít nhân viên” 1. Tình hình cũng diễn ra tƣơng tự nhƣ trên đối với các tờ báo giấy tại châu Âu. Trong những năm gần đây, số lƣợng các tờ báo in tại châu Âu đã sụt giảm trông thấy. Trong bài phân tích nhan đề “Báo châu Âu đi về đâu” trên một trang báo điện tử, các tác giả đã đƣa ra con số cho thấy, số lƣợng phát hành báo in tại các nứoc EU đã giảm đi rõ rệt. Chẳng hạn từ năm 2000 đến năm 2005 tỷ lệ này đã giảm 5,26%. Chính điều này cũng đã dẫn đên những cuộc tranh luận bất tận về cách thức sử dụng các phƣơng tiện truyền thông trong tƣơng lai. Câu hỏi đƣợc thảo luận là, chúng ta nên tập trung vào báo in, báo hình hay vào mạng và còn những phƣơng tiện thông tin nào khác nữa. Bruno Patino, với tƣ cách là giám đốc điều hành các dự án về hoạt động trực tuyến và số hoá của tờ báo tiếng Pháp nổi tiêng Le Monde đã cho rằng trong bối cảnh của toàn cầu hoá và truyền thông đa phƣơng tiện, những ngƣời làm truyền thông đại chúng nên có sự phân công rõ ràng hơn đối với việc sử dụng các phƣơng tiện thông tin. Chẳng hạn, báo in nên tập trung vào những bài điều tra sâu, báo mạng sẽ tập trung vào những thông tin nhanh và ngắn gọn, tức là vào các đối tƣợng có ít thời gian. Tuy nhiên, thực tế cuối cùng cũng diễn ra theo chiều hƣớng không quá bi quan. Cho đến nay không ít những ngƣời tham gia vào công tác truyền thông đại chúng lại nhận ra một thực tế là, chỉ có những kẻ bám giữ vào cách thức tƣ duy cũ mới bi quan về cái gọi là “sự khủng hoảng của 1 theo Washingtonian.com. trích lại từ Vietnamnet ngày 7-11-2005 8
  9. báo in” hay “cú sốc của Internet” mà thôi. Những ngƣời hội nhập nhanh chóng với “thông tin đa phƣơng tiện” đều cho rằng việc hƣớng tới và chấp nhận “thông tin đã phƣơng tiện” sẽ là một bƣớc tiến mới của ngành truyền thông. Giáo sƣ Neil Henry, giảng viên khoa báo chí trƣờng Đại học Berkeley, California, khi đƣợc hỏi về việc ông có lo lắng tới điều mà ngƣời ta tiên đoán về cái chết của báo in hay không, đã viện dẫn về việc trƣớc đây câu hỏi này đã đƣợc đặt ra khi xuất hiện thế giới phong phú và đa dạng của thông tin truyền hình. Ông cho rằng, nếu trƣớc đây truyền hình đã không giết chết đƣợc báo in thì ngày nay báo điện tử cũng khó mà có thể làm đƣợc điều này. Ngƣời ta vẫn mong muốn đƣợc ngồi uống cà phê cùng với một tờ báo bay lất phất hơn là với một chiếc máy vi tính, lại càng không muốn mang chiếc máy tính này lên giuờng ngủ. Vậy vấn đề là ở đâu, theo Neil Henry, chúng ta cần phải sửa mình để chung sống với truyền thông đa phƣơng tiện, bởi chính truyền thông đa phƣơng tiện sẽ mang lại cho truyền thông những sức mạnh mới.1 Nhận ra tính tất yếu của xu hƣớng truyền thông đa phƣơng tiện, giới truyền thông toàn cầu đang cố gắng chuyển hƣớng đầu tƣ sang các phƣơng tiện phong phú của truyền thông bên ngoài báo in, đặc biệt là đầu tƣ cho các công nghệ truyền thông mới. Chẳng hạn, tờ Washington Post ở Mỹ đó cú một loạt cỏc thử nghiệm trờn báo điện tử của họ trong nhiều năm qua để thu hút thêm lƣợng độc giả: “đƣa kết nối đến các blogs về một bài báo, cho phép ngƣời đọc chat trực tuyến với tác giả một bài báo, cho phép các cộng tác viên đăng các blog của mỡnh trờn trang chớnh để độc giả có thể đối thoại gần nhƣ trực tiếp với từng cộng tác viên. Tác dụng của các sáng kiến này đối với danh tiếng và sự chuyên nghiệp báo chí cũng nhƣ tính đáng tin cậy của tin tức thỡ cũn phải bàn cói thờm, nhƣng rừ ràng những hoạt động trực 1 Xem. báo chí Mỹ.Cú sốc internet. Thời báo kinh tế Saigon. Ngày 20-10-2007. 9
  10. tuyến này đó khiến cho ngƣời đọc cảm thấy gần gũi thân thiết hơn với tờ báo điện tử, nhờ vậy thu hút đƣợc một lƣợng độc giả trung thành lớn” 1. Sự việc cũng diễn ra tƣơng tự nhƣ vậy với tờ Wall Street Journal, một trong những tờ báo có số lƣợng độc giả lớn nhất nƣớc Mỹ. Báo này đang có những nỗ lực gắn kết báo điện tử với báo in. Báo điện tử của họ đã ký thỏa thuận để đăng các “tít” quan trọng của cỏc tờ bỏo chõu Á và chõu Âu trong mục “Across Asia” và “Across Europe”. Từ đó, ngƣời đọc có thể sẽ đƣợc dắt đến link của các tờ báo này. Cũn cỏc mục tƣơng ứng của tờ báo in thỡ đƣợc thu ngắn lại và có các “pointers” để chỉ đến các web link. Thờm vào đó những ngƣời trả phí để đọc báo điện tử sẽ truy cập vào đƣợc những phần truyền thông đa phƣơng tiện chỉ có trên mạng mà không có trên báo giấy, đồng thời họ cũng có thể truy cập qua điện thoại đa chức năng Blackberry và qua hệ thống phần mềm tổng hợp thụng tin RSS.2 Thực tế trên đã cho thấy, sự chuyển hƣớng từ các phƣơng tiện truyền thông truyền thống sang hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện đã không chỉ bao hàm ý nghĩa về một sự thay đổi hình thức chuyển tải thông tin, mà còn quan trọng hơn, báo hiệu một cuộc cách mạng lớn về phong cách làm báo. Bất kể một công ty truyền thông nào, nếu muốn thành công thì đều phải nhận thức, đón đầu và phát triển sự chuyển biến này. Truyền thông đa phƣơng tiện cũng thâm nhập vào chính hành vi nghề nghiệp của các nhà truyền thông. Phƣơng tiện tối thiểu của ngƣời làm báo bây giờ không còn chỉ là cây bút và chiếc máy ảnh đơn thuần, mà còn là những chiếc máy tính có bộ nhớ siêu việt. Họ phải làm quen với rất nhiều kỹ thuật và công nghệ truyền thông mới, các phƣơng tiện thu nhận và truyền dẫn thông tin có khả năng truy cập và chuyển tải một khối lƣợng thông tin đồ sộ trong một thời gian ngắn. 1 Báo in Mỹ khủng hoảng, báo điện tử lên ngôi. Hoàng Minh. Vietnamnet. Ngày7-11-2005 2 Báo in Mỹ khủng hoảng, báo điện tử lên ngôi. Hoàng Minh. Vietnamnet. Ngày7-11-2005 10
  11. Phƣơng tiện và kỹ thuật truyền thông mới cũng thâm nhập vào hệ thống biên tập của các cơ sở truyền thông, báo chí và xuất bản. Hệ thống công nghệ mới xuất hiện cũng tạo điều kiện cho các biên tập viên có thể dễ dàng thu thập, soạn thảo, lƣu giữ và quản lý các thông tin. Các biên tập viên và phóng viên có thể ngồi trƣớc màn hình vi tính đƣợc nối mạng, nhanh chóng chuyển tải thông tin, kiểm tra và thay đổi dữ liệu, kết nối trực tiếp tới tổng biên tập cũng nhƣ tới bạn đọc. Nó cho phép các biên tập viên có thể nhanh chóng điều chỉnh, thêm bớt hoặc cắt bỏ các thông tin ngay tại bàn làm việc. Truyền thông đa phƣơng tiện cũng đòi hỏi những vấn đề mới có liên quan đến bộ khung pháp lý, những vấn đề về bản quyền thông tin, về việc chuyển giao các dịch vụ truyền thông, về sự độc quyền và cạnh tranh trong giữa các công ti, các tập đoàn, các nhóm xã hội và cá nhân tham gia vào hoạt động truyền thông. Đây cũng chính là những xu hƣớng mới trong hoạt động truyền thông. 2. Toàn cầu hoá và những vấn đề về truyền thông đa chiều Truyền thông đại chúng theo cách nhìn trƣớc đây, dù có mở rộng các phƣơng thức để tiếp cận với ngƣời nhận thông tin thông qua các chuyên mục nhƣ “Hộp thƣ bạn đọc” hoặc “Ý kiến độc giả”, “Ý kiến bạn xem truyền hình”...thì về cơ bản vẫn là phƣơng thức thông tin đơn chiều. Điều đó có nghĩa là các thông điệp truyền thông sau khi đƣợc ghi nhận, nhào nặn, sản xuất bởi những tập đoàn và công ty truyền thông sẽ đƣợc truyền dẫn tới ngƣời nhận, tựa nhƣ những cơ sở sản xuất cung ứng sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng vậy. Tính đơn chiều của thông tin tạo ra một mô hình truyền thông mà trong đó chỉ có một chủ thể truyền thông duy nhất- đó là những ngƣời sản xuất các thông điệp truyền thông và một khách thể của truyền thông duy nhất- đó là những ngƣời tiếp nhận thông tin. Ngày nay mô hình này đã hoàn toàn biến đổi. 11
  12. Cuộc cách mạng về phƣơng tiện truyền thông trên thực tế đã tạo dựng nên quanh ta một bầu khí quyển mới, khiến cho tất cả đều đƣợc bao phủ bởi một quá trình tƣơng tác thông tin mà các nhà xã hội học gọi là một không gian truyền thông đa chiều. Truyền thông đa chiều đƣợc coi nhƣ một sự tƣơng thích với một xã hội đa chiều, xã hội công dân, xã hội dân sự, trong đó mỗi thành viên dù nhỏ yếu nhất cũng đều có thể đƣợc nói lên tiếng nói của mình, đóng góp ý kiến của mình vào những vấn đề chung trong xã hội mà mình đang sống. Mỗi công dân đều có thể xử lý và chuyển tải các nguồn thông tin theo nhận thức riêng cả mình.Trong truyền thông đa chiều từ những nhà lãnh đạo cao nhất đến những công dân bình dị nhất đều có thể đƣợc tiếp nhận, xử lý và chuyển phát các thông điệp truyền thông. Sự tƣơng tác thông tin trong không gian trực tuyến và đa tuyến khiến cho mỗi cá nhân đều có thể tồn tại nhƣ một trạm tiếp nhận, xử lý, nhận định, đánh giá và chuyển tải các thông điệp truyền thông. Điều đó đã tạo ra một bộ mặt gắn kết liên tục và đa dạng của không gian truyền thông. Cấu trúc của không gian truyền thông đa chiều này tạo nên một bề mặt lan toả và tƣơng tác rộng lớn đƣợc gọi là chiều cộng cảm thông tin. Dƣ luận của cộng đồng và của số đông sẽ là bộ lọc lớn nhất và trung thực nhất cho nội dung các thông điệp truyền thông. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của báo điện tử trong thời gian qua đã nhƣ một thế lực mới trong làng truyền thông. Nó không chỉ tạo ra một sức sống mới cho hoạt động truyền thông đại chúng mà còn trở thành một phƣơng tiện hữu hiệu cho sự phát triển của không gian truyền thông đa chiều. Ƣu thế của báo điện tử là không thể bàn cãi khi nó tổng hợp đựoc hầu nhƣ toàn bộ sức mạnh của công nghệ truyền thông mới, hội tụ đƣợc tất cả những mặt ƣu điểm của nhiều loại nhiều truyền thông khác, không chỉ chuyển tải văn bản, hình ảnh nhƣ báo giấy, mà cả âm thanh, video nhƣ phát thanh, truyền hình. 12
  13. Với báo điện tử, chúng ta cú thể truy cập thông tin bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu miễn là có kết nối Internet. Nó cũng còn là một thƣ viện đúng nghĩa, có khả năng lƣu giữ đƣợc các thông tin từ quá khứ, hiện tại và đƣơng nhiên là trên cơ sở đó dự báo cả tƣơng lai. Ngƣời ta còn gọi báo điện tử là báo giờ bởi khả năng cập nhật thông tin kịp thời của nó. Bên cạnh khả năng khả năng truy xuất, lƣu giữ thông tin nhanh chóng, báo điện tử còn tạo ra đƣợc khả năng tƣơng tác, phản hồi giữa độc giả với các nhà sản xuất thông tin và cả với tòa soạn trong từng bài báo. Trong không gian truyền thông đa chiều, nó còn có một ƣu thế mà không loại hình báo chí nào có đƣợc, đó là tính trực tuyến. Thông qua tòa soạn, công chúng trong nƣớc và quốc tế có thể đối thoại, giao lƣu trực tiếp với nhân vật mà họ quan tâm, yêu mến và do vậy mà có tác động về mặt thông tin rất cao, không chỉ trong nƣớc mà còn có ảnh hƣởng quốc tế Trong một vài năm trở lại đây, một nhánh mới của lĩnh vực phát hành thông tin điện tử đó xuất hiện và tạo nờn một cơn sốt mới trong không gian truyền thông đa chiều. Đó chính là sự xuất hiện của website cá nhân, tên gọi weblog hay blog. Sự xuất hiện của cac Blog cá nhân đã tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới cho không gian truyền thông đa chiều Mặc dù về bản chất, blog cá nhân chỉ là những nhật ký trực tuyến hay kờnh phỏt ngụn của cỏ nhõn nhƣng tầm ảnh hƣởng của nó trờn thực tế đã lớn hơn rất nhiều so với ý tƣởng ban đầu của những ngƣời sáng tạo ra nó. Thực tế cho thấy, với độ cập nhật thông tin nhanh và khả năng nhận định, bình luận sắc sảo, nhiều Weblog đó nhanh chúng chiếm đƣợc cảm tình của độc giả và thậm chí còn trở nên nổi tiếng hơn cả nhiều tờ báo điện tử chính thống. Ở một chừng mực nào đó, weblog cũng đó khẳng định vai trũ cỏch mạng của nú trong tiến trỡnh phỏt triển của truyền thông đại chúng nói chung và báo chí điện tử núi riêng. Hiện nay trên thế giới, thậm chí nhiều weblog đó đƣợc các báo điện tử liên kết để vào nhƣ một phần nội dung 13
  14. của họ. Một số tác giả weblog còn đƣợc mời về làm cho những hãng thông tấn lớn. Xu hƣớng trên không chỉ cho thấy sự nhạy bén của độc giả trẻ tuổi trƣớc những ƣu thế của báo điện tử mà còn sâu xa hơn, phản ánh những nhu cầu mới của các độc giả ở thời đại kỹ thuật số, muốn có thể truy cập tin bất cứ lúc nào họ cần, muốn đƣợc “cá nhân hóa” tin tức mà họ đọc và bỡnh luận và biểu đạt ý tƣởng ngay sau khi đọc xong và làm rõ đƣợc những giả định và thiên vị của tác giả khi thông báo về một sự kiện nào đó. Có thể núi độc giả ngày nay đang có xu hƣớng truy cập thông tin từ các blog và các mục bình luận của cộng tác viên báo chí hơn là chỉ đọc tin tức thuần túy từ các hãng truyền thông chính thống. Để tăng cƣờng tính đa chiều trong thông tin, theo kinh nghiệm mà tờ Washington Post đƣa ra thì “truyền thông cũng phải chuyển sang lắng nghe nhiều hơn, văn phong cũng khụng thể dài dũng văn tự và mang tính trịch thượng như báo chí truyền thống nữa. Nó cũng phải mang tính đối thoại cao, trực tiếp hướng đến độc giả. Các mệnh đề đưa ra mang phải tính giả định và dành chỗ cho phản biện của độc giả, chứ không cứng nhắc “sách giáo khoa” như báo chí truyền thống”1. Từ năm 2004 một trong những nhân vật nổi tiếng trong làng truyền thông đã khai sinh ra mạng Facebook, bùng nổ vào năm 2007, trở thành một mạng xã hội “hot” nhất thế giới. Với 69 triệu ngƣời tham gia, Facebook trở thành một không gian ảo đƣợc đông đảo ngƣời tham gia nhất thế giới. Chính Mark Zuckerberg khi nói về tính đa chiều của truyền thông đã cho rằng với 69 triệu ngƣời tham gia vào mạng của mình, lúc nào ông cũng có một số lƣợng phóng viên và biên tập viên cho Facebook là 69 triệu ngƣời. Tháng 10-2007, Microsoft đầu tƣ 240 triệu USD để sở hữu 1,6% cổ phần của Facebook. Giá trị của trang mạng xã hội này đó tăng lên đến 15 tỉ USD. 1 Hoang Minh. Vietnamnet. sđd 14
  15. Trong xu hƣớng truyền thông đa chiều, các hãng thông tấn cũng đang tìm cách thay đổi phƣơng thức tác nghiệp, mang lại các sản phẩm thông tin sinh động hơn để có thể đáp ứng những thay đổi về nhu cầu thông tin của khách hàng. Đó là nhận định chung của các diễn giả và nhiều đại biểu tại phiên thảo luận cuối cùng trong khuôn khổ Đại hội lần thứ 2 các hãng thông tấn toàn thế giới diễn ra từ ngày 24 đến 27/10/2007 tại Estepona, Tây Ban Nha. Những ngƣời tham dự cũng cho rằng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngày nay báo in hay truyền hình truyền thống đã không còn nắm vị trí độc tôn vốn đƣợc hƣởng trong nhiều thập kỷ qua. Vì vậy, các hãng thông tấn cần phải tạo ra các sản phẩm tích hợp cả văn bản, hình ảnh tĩnh và các đoạn băng hình minh hoạ để đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng dịch vụ thông tin là các thuê bao di động, các weblog. Để làm đƣợc điều này, các hãng phải đổi mới phƣơng thức tác nghiệp ngay từ trụ sở của mình. Cũng trong đại hội này, một khái niệm mới đã đƣợc hình thành mà tiếng Tây ban Nha gọi là netizen-journalist, (nhà báo - cƣ dân mạng) để chỉ những ngƣời tham gia vào mạng không chỉ để đọc tin mà còn viết nhận xét và bình luận trên mạng. Trong bài diễn văn bế mạc đại hội, Chủ tịch Thƣợng viện Tây Ban Nha Javier Rojo đã phải lên tiếng kờu gọi cỏc hóng thụng tấn hóy thực sự trở thành “tai, mắt” của ngƣời sử dụng thông tin trong bối cảnh thông tin miễn phí trên mạng Internet do các nhà báo-cƣ dân mạng (netizen-journalist) phát tán. Những thông tin này thƣờng không đƣợc kiểm chứng về tính chính xác cũng nhƣ không thể hiện trách nhiệm xó hội của ngƣời đăng tải thông tin1. Cũng trong xu hƣớng truyền thông đa chiều, Ngày 31/1/2008, 3 công ty xuất bản báo chí lớn của Nhật Bản là Nikkei Inc., Asahi Shimbun Co. và Yomiuri Shimbun Holdings khai trƣơng một website đặc biệt, cho phép ngƣời sử dụng so sánh, bình luận và đóng góp ý kiến về các tin tức 1 Thông tấn xã Việt Nam. ngày 27-10-2007. Bản tin về Đại hội lần thứ 2 các hãng thông tấn toàn thế giới. 15
  16. của họ. Khi truy cập trang web có tên là Aratanisu này, ngƣời sử dụng có thể tự rút ra những ý kiến riêng của mình khi so sánh các tin trên trang nhất, tin thời sự tổng hợp và các bài bình luận của ba tờ báo1. Theo các nhà phân tích, truyền thông đa chiều còn đƣợc mở rộng với sự xuất hiện của hiện tƣợng mà các nhà truyền thông gọi là “truyền thông di động”. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của điện thoại di động, mà theo ƣớc tính đến năm 2010 sẽ có 3 tỉ ngƣời khắp thế giới dự kiến đƣợc trang bị, điện thoại di động đang tỏ ra là một loại hình truyền thông đầy triển vọng. Ngày càng có nhiều tờ báo tạo ra thu nhập từ mobile. Năm 2007, DallasNews của Mỹ thu nhập 500.000 USD từ việc độc giả truy cập tin tức qua điện thoại di động, trong khi Aftonbladet của Thụy Điển thu nhập 600.000 euro. Từ 2002-2006, Asahi Shimbun của Nhật Bản đó bỏn hơn 1 triệu đăng ký cho tin tức thể thao, 21.000 đăng ký đọc báo qua điện thoại di động. Điện thoại di động còn trở thành một công cụ hành nghề đắc lực cho những “nhà báo-công dân mạng”. Với điện thoại di động, mọi ngƣời đều có thể vừa nhận tin vừa chuyển tin cho các hãng truyền thông. Với chiếc điện thoại di động của mình, bất cứ một công dân nào cũng có thể ghi lại tức thì những sự kiện xảy ra ngay tại nơi mình chứng kiến, thay cho một nhà báo chuyên nghiệp nếu muốn tác nghiệp thì phải mất khá nhiều thời gian và công sức để đến từ nơi khác. Thông tin đa chiều một mặt đã nói lên những sự tiến bộ trong các hoạt động truyền thông. Đó là sự mở rộng không gian truyền thông cả về chiều rộng, chiều sâu và chiều cộng cảm giữa các chủ thể và khách thể truyền thông. Nó vừa là một công cụ đắc lực cho quá trình toàn cầu hoá, vừa là chất súc tác cho những tƣơng tác chính trị, kinh tế xã hội giữa các quốc gia, dân tộc và các khu vực. Thông tin đa chiều cũng tạo nên một bầu không khí mới trong quan hệ xã hội của con ngƣời với con ngƣời, tạo điều kiện để con ngƣời ở nhiều khu vực địa lý khác nhau có thể hiểu biết, 1 Japan Times, Yomiuri Shimbun 16
  17. cảm thông, chia sẻ những nhu cầu và thách thức chung. Sự phát triển của thông tin đa chiều, đặc biệt là những truyền thông trực tuyến và đa tuyến cũng tạo điều kiện để mở rộng quá trình dân chủ trong xã hội nói chung và trong hệ thống chuyển tải và tiếp nhận thông tin nói riêng. Tuy nhiên truyền thông đa chiều cũng đặt ra một loạt thách thức đối với chính quá trình toàn cầu hoá, với xã hội cũng nhƣ với chính hệ thống truyền thông. Ranh giới từ tính đa chiều của truyền thông hiện đại đến sự nhiễu loạn thông tin dƣờng nhƣ chỉ có một khoảng cách rât nhỏ nhoi. Việc mọi “cƣ dân trên mạng” đều có thể tham gia vào quá trình sáng tạo, làm thay đổi và chuyển tải các thông điệp khiến cho ngƣời nhận khó phân biệt và xử lý đƣợc một cách chính xác những vấn đề của thực tiễn. Hình ảnh thế giới truyền thông giống nhƣ một khu chợ hỗn loạn những kẻ mua, ngƣời bán, những “chính nhân quân tử” bên cạnh những “kẻ cắp bà già”, sống chen nhau trong một bầu không khí đầy những tin đồn thật giả lẫn lộn, đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu phác hoạ một cách đầy lo ngại. Truyền thông đa chiều cũng đặt ra những thách thức mới trong việc kiểm soát thông tin, nhằm ngăn chặn bầu không khí vẩn đục, thậm trí ác độc của không gian truyền thông. Truyền thông đa chiều cũng không thể trở thành một diễn đàn để cái xấu xa lấn át cái tốt đẹp, thành nơi để con ngƣời bới móc, vu cáo lẫn nhau, cũng không thể trở thành một khu vực con ngƣời phải tiếp cận với những giá trị thấp kém, những sản phẩm văn hoá phi nhân bản với con ngƣời. Về phƣơng diện này, để chống lại những khía cạnh tiêu cực của truyền thông đa chiều, nhiều nƣớc trên thế giới đã quan tâm tới việc xây dựng và điều chỉnh những quy chuẩn luật pháp trong truyền thông, đặc biệt là xử lý những mặt tiêu cực trong truyền thông trên mạng. Quan điểm và chính sách về phát triển truyền thông đại chúng của các nƣớc có hệ thống truyền thông mạnh chắc chắn sẽ là những bài học kinh nghiệm bổ ích đôi với nƣớc ta. 17
  18. Tài liệu tham khảo 1. Claudia Mast (2006) Truyền thông đại chúng. Những kiến thức cơ bản. Nhà xuất bản Thông tin, Hà Nội 2. Dƣơng Xuân Sơn (1996) Báo chí nƣớc ngoài. NXB Văn hoá thông tin Hà Nội 3. Hoàng Minh (2005) Báo Mỹ khủng hoảng, báo điện tử lên ngôi. Vietnamnet. ngày 7-11-2005 4. Thời báo kinh tế Saigon. Ngày 20-10-2007 : Báo chí Mỹ - Cú sốc internet 5. Thông tấn xã Việt Nam. ngày 27-10-2007. Bản tin về Đại hội lần thứ 2 các hãng thông tấn toàn thế giới. 18
  19. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN PHƢƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÖNG VÀ NHU CẦU CÔNG CHÖNG HIỆN NAY (So sánh trường hợp Đồng bằng Sông Cửu Long với khu vực Tây Bắc) TS. Lưu Hồng Minh I. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm gần đây, truyền thông đại chúng ở Việt Nam ngày càng phát triển. Nếu nhƣ trƣớc đây chúng ta chỉ có báo in của các cơ quan Trung ƣơng (TW) và duy nhất một đài phát thanh và truyền hình của Việt Nam, thì ngày nay tất cả các tỉnh thành đã có các báo, đài phát thanh và truyền hình với những chƣơng trình riêng. Tuy nhiên, sự phát triển còn có sự khác biệt ở nhiều ngành, nhiều địa phƣơng do những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Cùng với sự phát triển của truyền hình qua vệ tinh và internet nhiều ngƣời dân tại các vùng xa xôi hẻo lánh cũng có thể tiếp cận với không chỉ các sản phẩm của Truyền thông đại chúng (TTĐC) trong nƣớc mà còn với các sản phẩm của TTĐC nƣớc ngoài. Từ kết quả nghiên cứu “Sự tiếp cận các phƣơng tiện thông tin đại chúng của ngƣời dân vùng Tây Bắc” cũng nhƣ một số nghiên cứu khác liên quan cho thấy tỷ lệ ngƣời dân đƣợc tiếp cận các phƣơng tiện thông tin đại chúng ngày càng tăng. Tuy nhiên những câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: vì sao nhiều ngƣời tiếp cận với các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tập trung trong một số loại hình mà họ ƣa thích, thực trạng và nhu cầu tiếp cận của họ nhƣ thế nào, các phƣơng tiện thông tin đại chúng cần đổi mới nhƣ thế nào để thu hút công chúng? đào tạo cán bộ hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đại chúng cần thay đổi nội dung và phƣơng pháp giảng dạy nhƣ thế nào để đáp ứng nhu cầu đổi mới truyền thông đại chúng hiện nay… 19
  20. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của Viện Friedrich Ebert (FES) tại Hà nội trong khuôn khổ sự hợp tác giữa Học viện Báo chí Tuyên truyền và viện FES. Bên cạnh việc khảo sát thực trạng tiếp cận các phƣơng tiện thông tin đại chúng nói chung, nghiên cứu này còn tập trung vào việc tìm hiểu nhu cầu của ngƣời dân đối với các chƣơng trình phát thanh trung ƣơng và địa phƣơng tại một tỉnh nơi mà đƣợc đánh giá là có sự cạnh tranh cao của các cơ quan truyền thông đại chúng (tỉnh Đồng Tháp). Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ là tài liệu quan trọng phục vụ cho việc đào tạo và nghiên cứu về TTĐC. Hơn thế nữa, các kết quả nghiên cứu còn có thể đƣợc cung cấp cho các cơ quan TTĐC của TW và địa phƣơng nhằm giúp họ có cơ sở để xây dựng lại về mặt hình thức cũng nhƣ nội dung các chƣơng trình phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về thái độ, hành vi và nhu cầu của ngƣời dân đối với các ấn phẩm của TTĐC là một trong những nội dung đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu TTĐC và xã hội học nghiên cứu. Năm 1910 M.Weber đã đƣa ra bộ môn xã hội học báo chí có nhiệm vụ nghiên cứu: + Sự phục vụ Báo chí cho các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau. + Phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhà báo. + Tìm hiểu các phƣơng pháp phân tích báo chí. + Phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây dựng con ngƣời. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai Lasswell và Hobland đã có nhiều nghiên cứu về TTĐC, đặc biệt là về hiệu quả của chúng. Các ông đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả của mô hình truyền thông 1 chiều, nghiên cứu uy tín của nguồn tin, thái độ tuyên truyền ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả truyền tin. Theo Hobland TTĐC là công cụ để duy trì đảm bảo trật tự xã hội. 20
nguon tai.lieu . vn