Xem mẫu

  1. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |401 TỪNG BƢỚC NÂNG CAO HIÊU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ TRONG SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP TS. Nguyễn Văn Gi p Trường Đại học Tân Trào Tóm tắt: Nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục đại học là một trong các nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của đội ngũ các nhà khoa học, giảng viên, học viên, sinh viên. Hoạt động nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác NCKH, trong những năm qua, Đảng ủy và Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Tân Trào luôn quan tâm sát sao đến công tác NCKH và xác định đây là một trong những hoạt động chủ yếu để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên, đồng thời nâng cao chất lƣợng giảng dạy của Nhà trƣờng. Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất nông - lâm nghiệp. 1. MỞ ĐẦU Nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục đại học là một trong các nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của đội ngũ các nhà khoa học, giảng viên, học viên, sinh viên; Hoạt động nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác NCKH, trong những năm qua, Đảng ủy và Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Tân Trào đã chú trọng quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác NCKH và xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên, đồng thời khẳng định đƣợc vai trò của trƣờng đại học địa phƣơng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khu vực. 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ TRONG SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO GIAI ĐOẠN 2017-2021 Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trƣờng Đại học Tân Trào nói chung và lĩnh vực nông lâm nghiệp nói riêng đã có những bƣớc tiến đáng kể cả về số lƣợng và chất lƣợng các công trình nghiên cứu. Giai đoạn 2017-2021, cán bộ giảng viên khối ngành nông lâm nghiệp đã triển khai thực hiện 07 đề tài, dự án KHCN cấp tỉnh; 30 đề tài KHCN cấp trƣờng. Kết quả nhiều đề tài, dự án đã đƣợc triển khai ứng dụng hiệu quả vào sản xuất và đƣợc thị trƣờng đón nhận, và đƣợc triển khai ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, tạo hiệu quả nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội; điển hình nhƣ: Công nghệ nhân nuôi cấy mô để sản xuất giống cây nông,lâm nghiệp, dƣợc liệu, cây cảnh,… cung ứng cho các đơn vị, các hộ trồng rừng,ngƣời dân trong và ngoài tỉnh; quy trình sản xuất nấm dƣợc liệu quý cung ứng cho nhu cầu thị trƣờng; nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã đƣợc các cơ quan, đơn vị, ngƣời dân
  2. 402| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác tiếp nhận đƣa vào sản xuất nhƣ: Lựa chọn đƣợc 01 giống lạc mới L19 đƣa vào trồng đại trà tại xã Tân Mỹ, xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa; quy trình kỹ thuật nuôi gà đen của ngƣời H‟Mông; quy trình kỹ thuật sản xuất rau mầm, Quy trình sản xuất keo mô - hom, quy trình sản xuất lúa thuần nông hộ, quy trình sản xuất mía bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô, nghiên cứu tuyển chọn xây dựng vƣờn đầu dòng các giống keo lai BV10, BV16, BV33, Giải pháp ghép cải tạo nhãn thực sinh bằng những giống nhãn chín muộn, quy trình nhân giống chuối tiêu hồng bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô; nhân giống cây Ba Kích bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô; nhân giống mía QT bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô; nghiên cứu tạo giá thể bầu hữu cơ ƣơm cây giống sản xuất bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô…Đặc biệt, năm 2021, nhà trƣờng đã sản xuất và chế biến thành công 3 sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo cung ứng cho nhu cầu thị trƣờng. Chuyển giao kết quả vào sản xuất, đến nay Trung tâm Thực nghiệm thực hành và chuyển giao khoa học công nghệ (Trung tâm TNTH&CGKHCN) - Trƣờng ĐH Tân Trào đƣa vào sản xuất đƣợc 06 giống keo lai (BV10, BV16, BV33, CRT9, CRT18, CRT26), 04 giống bạch đàn (CT4, CTiv, U6, 3229), 06 giống mía (ROC22, ROC10, QT, KK3, LK92-11, My5514), 02 giống cây dƣợc liệu (giống ba kích tím, giống lan kim tuyến) và 02 giống hoa (hoa lan hồ điệp, hoa đồng tiền) với số lƣợng trung bình mỗi năm từ 3,5 -4 triệu cây giống lâm nghiệp; 800.000 - 1 triệu cây mía giống; 400-600 nghìn các loại cây giống nông - lâm nghiệp, dƣợc liệu khác cung ứng cho các đơn vị hợp tác, các hộ trồng rừng và ngƣời dân có nhu cầu trong và ngoài tỉnh. Việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao kết quả vào sản xuất đã tạo thêm nhiều việc làm cho cán bộ nhân viên, đồng thời mở rộng đƣợc cả quy mô về số lƣợng, chủng loại sản phẩm cung ứng cho nhu cầu thị trƣờng. Đến nay các sản phẩm do Nhà trƣờng sản xuất đã đƣợc tiêu thụ ở 16 tỉnh, thành trong nƣớc, gồm: Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất đã giúp tăng nguồn thu từ dịch vụ của nhà trƣờng, tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên và hƣớng tới từng bƣớc tự chủ cho hoạt động của đơn vị. Các sản phẩm cây giống nông lâm nghiệp chất lƣợng đƣợc nhà trƣờng sản xuất cung ứng cho thị trƣờng trong những năm qua đã góp phần vào việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo đính hƣớng của Chính phủ30 nói chung và của tỉnh Tuyên Quang31 nói riêng. Từ các kết quả nghiên cứu, chuyển giao trên, Trung tâm TNTH&CGKHCN đã đƣợc biết đến nhƣ một mô hình thực tập, thực hành, rèn nghề thu hút hàng trăm sinh viên, học viên trong và ngoài nhà trƣờng đến thực tập, thực hành mỗi năm (đặc biệt là sinh viên quốc tế đến thực tập, thực hành, rèn nghề từ 3-6 tháng). Bên cạnh đó, cán bộ giảng viên khối ngành nông lâm nghiệp cũng đƣợc nhiều đơn vị, tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh mời tham gia giảng dạy, tập huấn, hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất, qua đó đã đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực nông lâm nghiệp địa phƣơng, từng bƣớc nâng đời sống ngƣời nông dân, hƣớng đến phát triển bền vững. 30 Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững 31 Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lƣợng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hƣớng đến năm 2030
  3. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |403 3. N ữn tồn tại, ạn c ế và n uyên n ân tron oạt độn n iên cứu, c uyển i o tron sản xuấtnôn - lâm n iệp * Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, còn có những tồn tại, hạn chế nhƣ: - Là một trƣờng ĐHĐP mới đƣợc thành lập, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu còn hạn chế, hệ thống trang thiết bị nghiên cứu, sản xuất còn lạc hậu. - Cán bộ, giảng viên chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, chƣa thành lập đƣợc nhiều nhóm nghiên cứu chuyên sâu. - Số lƣợng đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành, Nhà nƣớc còn hạn chế. - Số đơn vị, doanh nghiệp kết nối, hợp tác để thực hiện hoạt động nghiên cứu, chuyển giao trong sản xuất chƣa nhiều. * Tồn tại, hạn chế trên có một số nguyên nhân cơ bản nhƣ sau: (i) Nguồn kinh phí đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trƣờng còn hạn chế; (ii) Cán bộ, giảng viên còn non trẻ; (iii) Đăng ký, đề xuất đề tài các cấp chƣa phù hợp với định hƣớng nghiên cứu; kinh phí cấp cho các hoạt động nghiên cứu khoa học còn thấp, chƣa khuyến khích đƣợc nhiều cán bộ, giảng viên nghiên cứu... (iv) Các đơn vị, doanh nghiệp ở địa phƣơng chƣa quan tâm đến hoạt động nghiên cứu, chuyển giao trong sản xuất. 4. Giải p p nân c o iệu quả oạt độn n iên cứu, c uyển i o tron sản xuất nôn - lâm n iệp i i đoạn 2022-2025, địn ƣớn đến năm 2030 Để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc phát triển của Trƣờng Đại học Tân Trào giai đoạn 2018- 2025, định hƣớng đến năm 2030 và từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp, nhà trƣờng cần triển khai đồng bộ một số giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục ề xuất, triển khai có hiệu quả c c ề tài, nhiệm vụ khoa học các cấp, ặc biệt c c ề tài, dự án KHCN cấp Bộ, Nhà nư c Phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, cấp quốc gia giai đoạn 2021-202532; chƣơng trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lƣợng, phát triển thƣơng hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-202533. Đẩy mạnh việc đề xuất triển khai thực hiện các đề tài, dự ánkhoa học công nghệ về lĩnh vực nông lâm nghiệp theo định hƣớng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khu vực. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phục tráng cây giống có chất lƣợng làm vật liệu cho sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững. Nâng cao hiệu quả, chất lƣợng các sản phẩm nghiên cứu, gắn với công tác quản lý, bảo hộ, sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm khoa học.Phát huy năng lực hoạt động NCKH của cá nhân 32 Quyết định số 361/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ KHCN về quỹ gien cấp tỉnh, cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 33 Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt Chƣơng trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lƣợng, phát triển các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  4. 404| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác trong việc công bố các sản phẩm khoa học, biên soạn sách giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH của nhà trƣờng. Thứ hai, ẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, p ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực Tham gia tích cực, có hiệu quả vào Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 202534. Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng gắn với phát triển du lịch. Tham gia tích cực, có hiệu quả vào việc chuyển giao KHCN và ứng dụng vào sản xuất và cung cấp các sản phẩm có hàm lƣợng khoa học cao, có giá trị kinh tế, giá trị thƣơng mại đáp ứng nhu cầu xã hội. Tham gia thực chất và có hiệu quả Chƣơng trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất chất lƣợng, phát triển thƣơng hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo. Thứ ba, mở rộng kết nối v i c c ơn vị, doanh nghiệp ể thực hiện hiệu quả hoạt ộng nghiên cứu gắn v i sản xuất và thương mại. Thứ tư, tiếp tục mở rộng hợp tác, phối hợp v i các viện nghiên cứu, trường ại học trong và ngoài nư c trong việc thực hiện c c ề tài, dự án khoa học công nghệ Tiếp tục phối hợp, thực hiện hiệu quả các hoạt động hợp tác đã và đang đƣợc triển khai với các viện nghiên cứu, trƣờng đại học. Mở rộng hợp tác với các trƣờng đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nƣớc trong công tác NCKH, đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi sinh viên, thực hành, thực tập…. Thứ năm, tăng cường t chức các hội nghị, hội thảo khoa học ể trao i học thuật và nâng cao chất ượng hoạt ộng NCKH. Thông qua các hội nghị, hội thảo để tăng cƣờng trao đổi học thuật, chia sẽ kết quả nghiên cứu, đồng thời đề xuất định hƣớng nghiên cứu với cơ quan quản lý nhà nƣớc trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và khu vực. 5. Kết luận Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao trong sản xuất nông - lâm nghiệp của Trƣờng Đại học Tân Trào nhƣ là mô hình điểm phục vụ cho công tác đạo tạo thực tập, thực hành, rèn nghề cho sinh viên, học viên trong và ngoài nhà trƣờng. Kết quả hoạt động nghiên cứu, chuyển giao đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất cây giống nông lâm nghiệp chất lƣợng, qua đó đã đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực nông lâm nghiệp địa phƣơng, từng bƣớc nâng đời sống ngƣời nông dân, hƣớng đến phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 34 Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
  5. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |405 [2]. Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lƣợng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hƣớng đến năm 2030. [3]. Quyết định số 361/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ KHCN về quỹ gien cấp tỉnh, cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025. [4]. Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt Chƣơng trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lƣợng, phát triển các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. [5]. Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. [6]. Trƣờng Đại học Tân Trào (2021), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công t c giai oạn 2017- 2021.
nguon tai.lieu . vn