Xem mẫu

  1. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CAO ĐẸP TRONG TÁC PHẨM “DI CHÚC” CỦA HỒ CHÍ MINH O N Khoa Giáo dục hính trị T : Tư tưởng nhân văn cao đẹp trong tác phẩm “Di chúc” Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết những giá trị tư tưởng lớn lao và định hướng đúng đắn con đường cách mạng Việt Nam phải đi và phải đến. Sức sống lớn lao của Di chúc, ánh sáng kỳ diệu tỏa ra trong toàn bộ Di chúc đó là những tư tưởng nhân văn cách mạng ngời sáng và đầy giá trị nhân bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Bài báo xin được giới thiệu về vấn đề này. Từ khóa: tư tưởng nhân văn, di chúc, Hồ Chí Minh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, trước khi đi xa đã để lại bản Di chúc chỉ đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và mai sau. Hơn 40 năm đi qua, toàn Đảng, toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã quyết tâm triển khai nghiêm túc, theo đúng lời di huấn của Người, đã và đang giành được thắng lợi to lớn: hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa cả nước thống nhất vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Những tư tưởng, lý luận và đường lối trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta, một nước thuộc địa nửa phong kiến, qua đó đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.Thực tiễn cách mạng Việt Nam, những thắng lợi của Đảng và nhân dân ta đã chứng minh điều đó. Theo dòng lịch sử, tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi và biến động, song những giá trị của Di chúc vẫn là nguồn sức sống mãnh liệt, đặc biệt là đối với tư tưởng nhân văn cao cả trong di chúc. 2. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CAO ĐẸP TRONG TÁC PHẨM “DI CHÚC” CỦA HỒ CHÍ MINH Một trong giá trị tinh thần lớn lao và mang ý nghĩa cải tạo thực tiễn sâu sắc trong Di chúc của Hồ Chí Minh là tư tưởng nhân văn cao cả, nổi bật là những quan điểm vì con người và giải phóng con người.Đó là những tư tưởng thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 299-302
  2. 300 CAO U N DU T một triết lý nhân sinh mà Người đã dày công xác lập và thực hiện suốt cuộc đời. Cội nguồn tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự kết hợp truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam với truyền thống nhân ái của nhân loại, đó là lòng thương yêu, quý trọng con người gắn với lòng yêu nước, thương dân nồng nàn. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc của Người phản ánh nội dung của chủ nghĩa nhân văn cách mạng, sáng ngời lý tưởng cộng sản, với mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Xuyên suốt trong Di chúc của đó là tình yêu thương đối với tất cả mọi tầng lớp người trong xã hội. Việc đầu tiên mà Người quan tâm ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi là “công việc đối với con người”. Người nói rỏ, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man đã gây ra biết bao đau thương cho mỗi người dân Việt Nam “Đảng ta cần có kế hoạch tập trung thật tốt để phát triển thật tốt kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của người dân” .Theo Người, đó là công rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang, bởi nó luôn mang nội dung tư tưởng nhân văn cao cả là chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng đem lại cho xã hội và mọi người những cái mới mẻ, tốt tươi. Để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giàu mạnh và văn minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Người thường nhắc nhở chúng ta: “muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Do đó Đảng và Chính phủ phải luôn chăm lo công tác giáo dục, đào tạo, rèn luyện cho lớp người trẻ tuổi để kế tục sự nghiệp cách mạng, trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Người chỉ rõ cần phải sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới, đặc biệt là chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục tinh thần yêu nước cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa Mang trong mình đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. của người Việt Nam, với đối tượng là nông dân, Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm để đồng bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, sau nhiều năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào ta đã ra sức góp của, góp người, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng để xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Người chỉ rõ cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải thực hiện cho được là: “Đánh tan thực dân, giải phóng dân tộc, tranh lại thống nhất và độc lập, xây dựng nước Việt Nam dân chủ mới” và phải “Lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Theo Người, chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì khác mà chính là làm mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng tự do. Chủ tịch Hồ Chí minh khẳng định: “Nếu nước nhà độc lập mà dân không không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập
  3. T T N NH N VĂN CAO ĐẸP TRON T C PHẨM “DI CHÚC” CỦA HỒ CH MINH 301 cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Vì vậy, suốt cuộc đời hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, trước lúc đi xa, mong muốn cuối cùng của Người là: "Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Xã hội mới phải theo hướng lấy con người làm trung tâm, để thực hiện được điều đó, Đảng Cộng sản phải giữ vững vai trò lãnh đạo lý tưởng cộng sản chống áp bức bốc lột, bóc lột, mang những giá trị chân chính của con người trả lại cho con người. Do vậy, là những đảng viên, với lý tưởng tiền tiến và đạo đức cao đẹp, nhân cách người cộng sản phải trở thành biểu tượng trung tâm của xã hội mới. đó là những đảng viên, những con người biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết và trước hết. Người luôn đòi hỏi: “Mỗi đảng viên là cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”. Người chỉ rõ, người cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng là những người có văn hoá; phải xung phong gương mẫu làm trước thiên hạ và phải hưởng bổng lộc sau thiên hạ; cái gì lợi cho Đảng, cho dân thì khó mấy cũng làm, cái gì hại đến Đảng, đến dân thì kiên quyết chống lại. Người nhấn mạnh cán bộ, đảng viên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước quần chúng “Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng.phải “chí công vô tư” và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Là người đầy tớ trung thành của nhân dân trong một xã hội tiến tới thực hiện một nền dân chủ nhân dân, do dân, vì dân thì những người lãnh đạo phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của mình. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “chủ là thế nào Là làm Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên này làm gì: làm tớ cho nhân dân.làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo đến công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh xứng đáng là một chính đảng cách mạng của một nền dân chủ mới, làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò cầm quyền của Đảng trong lãnh đạo xây dựng một nền dân chủ nhân dân, Người nhấn mạnh. “Đảng phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Người chỉ rõ: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài Nó làm tròn nhiệm giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu Đảng phải gắn với dân, bám sát dân, đặc biệt là luôn bám sát thực tế. Đảng phải khẳng định vai trò lãnh đạo của mình bằng đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của thực tiễn cũng như phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân . Như vậy, để tiến hành cách mạng thành công, đưa nước ta trở thành một nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh thì không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng, bởi sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng nước ta. Theo Người, sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong nhân dân. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Trong di chúc để lại, điều đầu tiên Chủ tịch
  4. 302 CAO U N DU T Hồ Chí Minh nói về Đảng, Người căn dặn: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải "giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". Không chỉ căn dặn toàn Đảng giữ gìn sự đoàn kết, Người còn chỉ rõ cách thức, phương pháp để thực hiện đoàn kết trong Đảng. Tư tưởng nhân văn của Người còn thể hiện ở sự đoàn kết, thực hiện dân chủ trong Đảng, Người nhấn mạnh: Không thực hiện dân chủ thì không đoàn kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vì Đảng ta cầm quyền, không dân chủ trong Đảng thì làm sao dân chủ trong dân được. Người còn dạy phải thường xuyên phê bình, phát triển đoàn kết, tức là không phải hôm nay làm, mai không làm. 3. KẾT LUẬN Đã hơn 45 năm trôi qua, nhưng Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vần luôn sáng ngời tư tưởng đại nhân văn của Người. Bởi trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam một cách khách quan, khoa học và cách mạng, vừa phát huy được truyền thống đoàn kết của dân tộc vừa phù hợp tư duy của thời đại. Chính vì lẽ đó mà tư tưởng nhân văn trong Di chúc của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mãi mãi tỏa sáng, đồng thời soi đường cho dân tộc ta vững bước trên con đường đến với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] i chúc của hủ tịch Hồ Chí Minh - Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] 120 bài viết về hủ tịch Hồ hí Minh, NXB Thanh niên. [3] Nguyễn Đình Dũng. i chúc của hủ tịch Hồ hí Minh – Những giá trị lịch sử và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. [4] Trần Phùng (2010). ư tưởng đoàn kết trong i chúc của chủ tịch Hồ hí Minh với phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc ở thừa Thiên Huế, N B Chính trị Quốc gia, Hà Nội. CAO U N DU T SV lớp DCT 3, khoa iáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0982 124 984, Email: caoduyet95@gmail.com
nguon tai.lieu . vn