Xem mẫu

  1. Chủ đề thảo luận số 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Nhóm thực hiện: nhóm 3
  2. Đọc lại Di chúc của Bác, từ bản thảo đầu tiên (tháng 5.1965), đến những dòng sửa chữa, những trang viết bổ sung (các năm 1968 - 1969), chúng ta thấy: bao trùm trong đó là vấn đề đoàn kết. Đây là một vấn đề chiến lược quan trọng được Người đặc biệt nhấn mạnh: Đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế... Đó chính là con đường, là sức mạnh để thực hiện thắng lợi mục tiêu của cách mạng Việt Nam và cũng là điều mong muốn thiết tha của Người.    
  3. Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Như vậy: Đại đoàn kết dân tộc có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng cũng như quá trình    phát triển của đất nước ta.    
  4. 1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng 2. Đại đoàn kết dân tộc là muc tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng của dân tộc
  5. 1. ĐĐK dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng • ĐĐK không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt mọi thời kỳ và giai đoạn xác định rõ mục tiêu, phương hướng, biên pháp tập hợp lực lượng.
  6. “Bốn năm trước đây, tôi có thư kêu gọi đòng bào ta đoàn kết. Vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới dành được độc lập tự do.” • Người đã sử dụng khoảng 2.000 lần cụm từ "đoàn kết", "đại đoàn kết" trong các văn bản viết. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng.
  7. - Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi "Đoàn kết dân tộc... là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc". - Trong từng thời kỳ khác nhau, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp cần điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng.
  8. ĐĐK quyết định thành công, tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công. “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển moi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó.”    
  9. Ví dụ: Đoàn kết trong cách mạng tháng 8 Trước Tổng khởi nghĩa, trong Thư kêu gọi đồng bào đứng lên giành chính quyền, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Không phải Nhật bại mà bỗng nhiên ta được giải phóng, tự do. Chúng ta vẫn phải ra sức phấn đấu. Chỉ có đoàn kết, phấn đấu, nước ta mới được độc lập. Việt Minh là cơ sở cho sự đoàn kết, phấn đấu của dân tộc ta trong lúc này...”.
  10. Viết về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “… Do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng, do sức đoàn kết và hăng hái của toàn dân trong và ngoài Mặt trận Việt Minh, cuộc cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi" Cách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc hồi sinh vĩ của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết và đoàn kết đúng lúc, kịp thời.    
  11. • Đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. • Quy mô, mức độ đoàn kết quy định quy mô mức độ thành công.
  12. 2. ĐĐK dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc • Năm 1951, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc nhân buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam: "Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc".
  13. - Mục tiêu của ĐĐK là mang lại lợi ích tối cao cho toàn dân tộc, cho số đông “làm cho số đông ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành, sống tự do và một đời hạnh phúc”
  14. - ĐĐK là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng Trong Di chúc viết những điều căn dặn cuối cùng của mình, Người đã dành trước hết nói về Đảng, trong đó vấn đề đoàn kết, thống nhất trong Đảng là nội dung xuyên suốt và đặc biệt được nhấn mạnh.
  15. • Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản về tổ chức sinh hoạt của Đảng và tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nhịp bài hát "Kết đoàn" tại dạ hội của thanh niên thủ đô chào mừng thành công Đại hội lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam và Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9.1960
  16. - Sự đoàn kết, thống nhất đó được thể hiện rõ ở sự nhất trí cao về chính trị, tư tưởng và sự vững chắc về tổ chức, trước hết từ các cơ quan lãnh đạo của Đảng. - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta"
  17. - ĐĐK dân tộc không chỉ là mục tiêu của Đảng mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. • Đại đoàn kết toàn dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một mục tiêu chung. • Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” •Dân ta phải nhớ chữ đồng: • "đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh".
  18. Người chỉ rõ: "Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết".
  19. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng và vì quần chúng Đảng có vai trò phải tập hợp và tổ chức thống nhất lực lượng đó, tạo nên khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp … đấu tranh vì độc lập tự do và hạnh phúc con người.
  20. Kết kuận: Đại đoàn kết dân tộc giữ vai trò hết sức quan trọng quyết định thành công cách mạng, là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và dân tộc ta trong suốt quá trình bao vệ và xây dựng tổ quốc.
nguon tai.lieu . vn