Xem mẫu

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người NGUYỄN QUANG HIỀN Phòng Đào tạo không chính quy trường ĐH Luật TP. HCM Trong toàn bộ các vấn đề của loài người, quyền con người là những vấn đề có lịch sử lâu đời về cả phương diện thực tiễn cũng như lý luận. Đó luôn luôn là mối quan tâm của nhân loại ở mỗi thời kỳ phát triển của nó. Mỗi thời kỳ phát triển của quyền con người đều gắn liền và là thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng, xã hội, phản ảnh quá trình nhân loại tự giải phóng mình. Do vậy hiển nhiên những vấn đề đó bao giờ cũng là điểm nóng của cuộc đấu tranh giai cấp, đặc biệt thể hiện trên bình diện đấu tranh tư tưởng. Đứng ở phương diện lợi ích giai cấp giữ địa vị thống trị xã hội, các giai cấp cầm quyền luôn luôn coi con người, quyền và lợi ích của họ là trong tầm chiến lược và sách lược nhằm ổn định và phát triển xã hội mà nó đại biểu. Đương nhiên do những giới hạn lịch sử khách quan, mỗi giai cấp thống trị ở mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có thể đáp ứng và đảm bảo quyền con người ở một mức độ, một nấc thang nhất định.
  2. Sự phát triển của lịch sử đã biện minh cho sức mạnh vô định của nhu cầu về quyền và tự do của con người. Quyền với tính cách là một nhu cầu độc lập đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong hoạt động của con người, đặc biệt được thể hiện trong lịnh vực chống áp bức, xây dựng một xã hội công bằng và tự do hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới quyền con người rất sớm, người đã đặt nền móng lý luận và thực tiễn bằng việc khẳng định quyền con người gắn liền với quyền dân tộc, với độc lập chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Người đã chỉ ra rằng quyền con người chỉ có thể có được bằng con đường đấu tranh cách mạng chống áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chỉ có như vậy thì các quyền cá nhân và quyền dân tộc mới được bảo đảm bền vững. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người bắt nguồn sâu xa từ lịch sử dân tộc, kế thừa có chọn lọc những tư tưởng nhân quyền tiến bộ của các nước phương Đông cũng như các nước phương
  3. Tây. Đặc biệt là vận dụng có sáng tạo tư tưởng giải phóng con người và xã hội của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Dân tộc Việt Nam đã có lịch sử lâu dài về dựng nước và giữ nước từ đó đã hình thành nên những truyền thống cao quý với những bản sắc văn hóa của riêng mình. Quy luật lịch sử lớn nhất của dân tộc Việt Nam là xây dựng đất nước gắn liền với bảo vệ tổ quốc. Độc lập dân tộc là tiền đề cho sự phát triển đất nước và quyền con người. Tư tưởng nhân quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bắt nguồn từ những truyền thống của dân tộc và được nâng cao khi tiếp nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin. Bên cạnh đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nghiên cứu và đánh giá cao thành tựu quyền con người của Cách mạng tư sản Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp, điều này đã được thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập do người soạn thảo và công bố ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý lớn của thời đại mới trong thế kỷ XX đó là: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
  4. đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đây là một khái quát mới mà Hồ Chí Minh, chính Người thừa nhận, suy rộng ra từ câu mở đầu bất hủ của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”. Là một nhà Mác xít-Lênin nít, Hồ Chí Minh đã thấu hiểu và vận dụng sáng tạo những tư tưởng nhân quyền mang tính khoa học và cách mạng nhân loại. Học thuyết Mác-Lênin cho rằng, các quyền con người chỉ có được bằng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và cải tạo xã hội. Hầu hết các phạm trù “dân chủ”, “tự do”, “bình đẳng” dưới chế độ Tư bản chủ nghĩa đều bị hạn chế bởi tình trạng bất bình đẳng về kinh tế. Mác cho rằng: bình đẳng là một sản phẩm lịch sử, không có quyền bình đẳng trừu tượng, muốn có bình đẳng thực sự, thì việc xóa bỏ đặc quyền giai cấp là chưa đủ mà phải xóa bỏ bản thân giai cấp - nguồn gốc sinh ra mọi sự bất bình đẳng. Và chỉ có một xã hội, trong đó sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho
  5. sự tự do của tất cả mỗi người - nói cách khác là trong xã hội cộng sản, thì các quyền con người mới thật sự được đảm bảo, con người mới được giải phóng hoàn toàn. Điều đó không có nghĩa phủ nhận những giá trị nhân quyền hiện đại mà là một sự nhắc nhở những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc đảm bảo và thúc đẩy nhân quyền. Quyền con người không thể thoát ly tính lịch sử và tính giai cấp. Ở nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề cập tới khái niệm nhân quyền và dùng khái niệm nhân quyền trong các lập luận đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ và bênh vực nhân quyền của các dân tộc thuộc địa. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Người đã sớm giành lại ngọn cờ dân chủ nhân quyền từ trong tay chủ nghĩa thực dân, xem những quyền đó là lý tưởng, là bản chất của nhà nước ta. Một điểm nổi bật khác là Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới quyền con người từ truyền thống dân tộc từ đặc điểm của thời đại và con người hiện thực. Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền
  6. với chủ nghĩa xã hội. Trên phương diện lịch sử tư tưởng nhân loại, bản Tuyên ngôn độc lập đã kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới những tư tưởng nhân quyền của nhân loại, đặc biệt là tư tưởng nhân quyền của cuộc cách mạng dân chủ tư sản của Mỹ và cách mạng dân chủ tư sản Pháp đồng thời là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là tư tưởng của Lênin về quyền tự quyết dân tộc. Việc tiếp thu những điểm văn minh, tiến bộ của các nước trên thế giới chứng tỏ rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không xa lạ và không đọan tuyệt với những thành tựu tư duy văn minh tiến bộ của nhân loại, nhưng có sự phát triển sáng tạo của các tư duy đó. Cụ thể được thể hiện trong bản tuyên ngôn độc lập đó là : - Từ những quyền cơ bản của con người được mở rộng thành quyền dân tộc, quyền con người trừu tượng thành quyền của người dân được sống trong độc lập, tự do. - Từ quyền dân tộc độc lập, quyền phân lập của dân tộc được khái quát thành quyền độc lập của các dân tộc.
  7. - Dựa trên cơ sở pháp lý về quyền “tự nhiên” đến chỗ khẳng định quyền đấu tranh “chống áp bức” của các dân tộc thuộc địa. Tuyên ngôn có đoạn “dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất của Chủ nghĩa xã hội là nhân đạo, là tôn trọng và bảo vệ các quyền con người - cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền cá nhân gắn liền với quyền dân tộc tự quyết với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và quyền làm chủ xã hội của nhân dân lao động. Việc khẳng định quyền độc lập dân tộc với quyền độc lập tự quyết, quyền cơ bản của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn trong việc xây dựng nền tảng tư duy triết học và tư duy pháp lý hiện đại. Đối với Hồ Chí Minh, quyền sống không chỉ là quyền được tồn tại, mà còn là quyền làm người. Trong tác phẩm Đường công lý của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương, Người viết “chưa có bao giờ ở một thời đại nào, ở một nước nào, người ta bị vi phạm mọi quyền làm người một
  8. cách độc ác và trở tráo đến thế”. Như vậy theo Người quyền con người không chỉ là cái vốn có, cái cần có mà còn là cái cần phải giành lấy bằng đấu tranh để được làm người. Bởi vì, con người không chỉ có ăn, mặc, đi lại, tự do… mà còn đòi hỏi những giá trị khác đó là quyền được sống trong danh dự. Ngay sau khi đất nước được độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới các chính sách kinh tế, xã hội cấp bách như chống “giặc đói”, “giặc dốt”. Lý tưởng của Người là vì hạnh phúc của nhân dân. Người viết: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tộc bực, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương thi hành một chính sách nhân quyền, khoan dung đối với tù binh, những người lầm đường lạc lối. Ngay từ năm 1946 tức là trước cả bản tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ra đời (1948) - phù hợp với luật nhân đạo và luật quốc tế về quyền con người, trong quốc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam do Hồ Chí Minh ký, Điều 7 ghi “vô cơ sát hại kiều dân
  9. ngoại quốc sẽ bị xử tử”. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II do Người trình bày có đoạn: “Tính mệnh và tài sản của kiều dân nước ngoài tuân theo pháp luật Việt Nam, phải được bảo hộ”. Đây chính là tiền đề cho những quy định về quyền dân sự của người nước ngoài trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Như vậy là ngay cả trong điều kiện chiến tranh ác liệt, quyền dân sự của ngoại kiều vẫn được ghi nhận - tư duy pháp lý về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những luôn phù hợp, không bị gián đoạn, trái lại luôn luôn kế thừa truyền thống khoan dung nhân đạo cao cả của dân tộc trong việc xử lý đối với người nước ngoài. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra chính sách đối ngoại, hòa bình, hữu nghị và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia, dân tộc không phân biệt chế độ chính trị, tư tưởng này của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “tự do” cùng với khái niệm “bình đẳng” và “bác ái” đã làm hấp dẫn Người ngay từ khi còn học ở trường Quốc học Huế và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến Người ra đi tìm đường cứu nước. Trong Hiếp pháp năm 1946 do Chủ
  10. tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo đã ghi nhận: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ngoài nước…”. Tuy nhiên, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự do một mặt ghi nhận về mặt pháp lý năng lực của con người, mặt khác tự do bao giờ cũng có những nội dung xác định. Với Người, quyền tự do thường gắn liền với quyền dân chủ, quyền cá nhân đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội của họ. Tự do của mỗi người gắn liền với độc lập, tự do của tổ quốc, câu nói vẫn luôn còn vang vọng của Người “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” tư tưởng đó đã trở thành một chân lý của mỗi thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy các quyền con người phải được bảo vệ và phải được ghi nhận bằng pháp luật. Chỉ sau một ngày khi đọc Tuyên ngôn độc lập, ngay hôm sau (ngày 3 tháng 9 năm 1945) trong phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem việc tổng tuyển cử, xây dựng Hiến pháp là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách. Cốt lõi quan niệm dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xác định mối
  11. quan hệ giữa nhân dân với toàn bộ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức Đoàn thể, trong đó nhân dân lao động là người làm chủ xã hội. Nét nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, quyền bình đẳng của các dân tộc là ở chỗ: Người không dừng lại ở việc ghi nhận những quyền đó mà còn phát huy những mặt tích cực của tôn giáo - đó là tính hướng thiện, là mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Quyền tự do tôn giáo và quyền bình đẳng dân tộc phải nhằm phục vụ cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Về quyền trẻ em và phụ nữ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng. Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời đã làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đi đầu trong việc thực hiện công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt với phụ nữ (1979) và công ước về quyền trẻ em (1989). Từ những tư tưởng của Người mà hệ thống chính trị xã hội cùng Hiến pháp, pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và
  12. Nhà nước là cơ chế chung quản lý xã hội, đồng thời đó cũng là cơ chế bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Đây là một di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơ chế đảm bảo quyền con người. Tất cả quyền lực Nhà nước và xã hội đều thuộc về nhân dân, đây là tư tưởng lớn nhất và nhất quán của Người trong việc đảm bảo quyền con người. Sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước là nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân một trong những quyền cơ bản của quyền con người. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm các quyền con người là động lực quan trọng của sự phát triển xã hội. Bảo đảm quyền con người không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan tư pháp mà còn là trách nhiệm của tất cả các tổ chức hợp thành hệ thống chính trị. Đồng thời, mọi người dân cần phải biết sử dụng những tổ chức đó để tự bảo vệ các quyền của mình. Đây là nét đặc sắc, khác biệt của cơ chế bảo đảm quyền con người ở Việt Nam so với các quốc gia khác. Trong thư gửi đồng bào liên khu IV, Người viết: “Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm công đoàn, hội nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc v.v…
  13. những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bệnh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ. Khi ai có điều gì oan ức, thì có thể do các đoàn thể tố cáo lên cấp trên. Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Đồng bào cần hiểu rõ và khéo dùng quyền ấy”. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ quyền con người, đó là chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn hàng ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng, thoái hóa biến chất của hàng ngũ cán bộ Đảng và Nhà nước. Người cho rằng: “Thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội không thể tách rời với thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức nguy cơ này và xem cuộc đấu tranh chống thoái hóa trong hệ thống chính trị, duy trì mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước chẳng những là những điều kiện cơ bản nhất bảo đảm quyền con người mà còn là điều kiện để duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa. Tóm lại: tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người hết sức phong phú và sâu sắc. Đó là sự kế thừa truyền thống nhân ái và
  14. dân chủ của dân tộc ta, là sự tiếp thu những tư tưởng về quyền con người tiến bộ của các nước phương Đông và các nước phương Tây. Đặc biệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là sự vận dụng và phát triển một cách có sáng tạo tư tưởng của Các Mác, Ph Ănghen và V.I Lênin về sự nghiệp giải phóng triệt để đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và mọi sự tha hóa đối với con người. Bởi vậy có thể nói tư tưởng đó là một trong những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại và tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị đối với dân tộc ta và cả nhân loại.
nguon tai.lieu . vn