Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 363 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐÂNG TA HIỆN NAY (QUA THỰC TẾ Ở HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HÂI PHÒNG) ThS. Nguyễn Ngọc Yên Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan điểm chỉ đạo độc đáo, đúng đắn, mang tính chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Việc khẳng định sự tồn tại, phát triển nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan; đồng thời xác định sự tồn tại hình thức sở hữu tư nhân riêng lẻ của người lao động cùng với thực hiện chế độ khoán trong sản xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho đường lối đổi mới của Đảng ta hiện nay về việc phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ ở nước ta. Từ khóa: Hồ Chí Minh, Đảng ta, chủ nghĩa xã hội. HO CHI MINH'S THOUGHT ON THE DEVELOPMENT OF THE PRIVATE ECONOMY AND THE APPLICATION OF OUR PARTY TODAY (THROUGH REALITY IN THUY NGUYEN DISTRICT, HAI PHONG CITY) Abstract: President Ho Chi Minh had unique, correct and strategic directions on socio- economic development in our country. The determination of the existence and development of many economic sectors in the transition period to socialism in Vietnam is indispensable; At the same time, determining the existence of individual private ownership forms of workers together with the implementation of President Ho Chi Minh's contracting regime in production has really been the foundation of thought and guideline for the way. Our Party's innovation is now on the development and improvement of the socialist- oriented market economy in the transition period in our country. Key words: Ho Chi Minh, Our Party, Socialism. MỞ ĐÆU Tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trong bài viết này tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân hiện nay qua thực tế ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng. Những quan điểm chỉ đạo của Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triểnkinh tế xã hội nói chung, kinh tế tư nhân nói riêng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và những
  2. 364 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP ngày đầu miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đặt nền móng cho lý luận và hoạt động thực tiễn ở nước ta về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế tư nhân phải gắn liền với giữ vững định hướng chủ nghĩa xã hội. NỘI DUNG 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình hoạt động cách mạng, kế thừa lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với nghiên cứu thực tiễn kinh tế - xã hội ở châu Âu và Mĩ, đặc biệt từ thực tiễn ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan điểm chỉ đạo độc đáo, đúng đắn, mang tính chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Việc xác định sự tồn tại, phát triển nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan của Hồ Chí Minh đã thực sự là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho đường lối đổi mới của Đảng ta hiện nay Sau cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đứng trước tình thế như“ngàn cân treo sợi tóc”: giặc đói, giặc ngoại xâm, giặc dốt cùng lúc tấn công. Trước tình thế đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhìn ra vai trò vị trí của giới Công, thương - kinh tế tư nhân trong việc góp phần vào việc củng cố, bảo vệ, xây dựng chính quyền cách mạng non trẻ và phát triển kinh tế - xã hội ở thời kì quá độ; Người nêu cao tinh thần yêu nước của mỗi người Việt Nam và đã nhấn mạnh: "Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nềnđộc lậphoàn toàn của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng, thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công-Thương trong cuộc kiến thiết này" [12, tr 49]. Với sự nhìn nhận và khẳng định đúng đắn này Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã thu hút sự đóng góp rất lớn từ kinh tế Công thương, họ yên tâm sản xuất, kinh doanh và đóng góp tiền, vàng(riêng gia đình ông Trịnh Văn Bô đã đóng góp cho chính phủ cách mạng hơn 5000 lượng vàng…)giúp cho cách mạng từng bước vượt qua khó khăn và phát triển đi lên vững chắc, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Năm 1953Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩmThường thức chính trị, trong đó Người nhấn mạnh chính sách về kinh tế của Đảng và Chính phủ là: “Công tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công, nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó...Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho công cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần phải giúp họ phát triển, nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân. Chủ thợ đều lợi. Nhà tư bản không khỏi bóc lột, nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lộtcông nhân quá tay, Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân. Đồng thời vì lợi ích lâu dài, anh chị thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý”[13, tr 221]. Bên cạnh đó phải thực hiện “công nông giúp nhau”, “lưu thông trong ngoài”. Nhữngquan điểm này rất phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta lúc đó, nên đã phát huy được sức mạnh nội lực để tháo gỡ khó khăn và
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 365 tạo điều kiện cho kinh tế xã hội từng bước đi lên, đời sống của nhân dân được cải thiện nhằm đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Khi miền Bắc bước vào thời kì cải tạo chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên thực trạng, đặc điểm là: Sản xuất kinh tế rất nghèo nàn lạc hậu, đời sống của nhân dân khó khăn, hậu quả của chiến tranh nặng nề, trình độ dân trí thấp kém v.v. Từ đó,Người xác định nhiệm vụ là phải cải biến nền sản xuất nhỏ lạc hậu thành nền sản xuất lớn hiện đại, muốn vậy phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho chủ nghĩa xã hội; tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, trong đó lấy xây dựng làm nhiệm vụ chủ chốt, cốt yếu và lâu dài. Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề, không thể một sớm, một chiều làm ngay được tất cả; phải làm dần từng bước, từ thấp đến cao, tránh nóng vội chủ quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ là nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, cần ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh dựa trên sở hữu toàn dân để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Về kinh tế hợp tác xã dựa trên sở hữu tập thể với nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ, Nhà nước giúp đỡ phát triển.Đối với người lao động làm nghề thủ công, làm ăn riêng lẻ dựa trên sở hữu riêng lẻ của người lao động, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con đường hợp tác xã.Đối với các nhà tư sản công thương, họ đã tham gia ủng hộ cách mạng dân tộc dân chủ thì sẵn sàng cải tạo, tạo điều kiện để họ góp phần xây dựng đất nước hơn nữa, không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, hướng dẫn họ phục vụ cho quốc kế dân sinh phù hợp với chính sách của nhà nước, khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức tư bản nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định phải thực hiện chế độ khoán trong sản xuất: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít; không làm, không hưởng. Điều này nhằm gắn lợi ích vào mỗi con người, đơn vị cụ thể để phát huy sự thi đua trong sản xuất kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội, và đây chính là cơ sở để xác định và phát huy kinh tế tư nhân trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xác định vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong quá trình tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thể hiện quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển. Việc xác định sự tồn tại, phát triển nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan; đồng thời việc nhận thức về sự tồn tại hình thức sở hữu tư nhân riêng lẻ của người lao động cùng với thực hiện chế độ khoán trong sản xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho đường lối đổi mới của Đảng ta hiện nay. Thực tế trong công cuộc đổi mới ở nước ta từ năm 1986 đến nay đã đạt được nhiều thành quả vô cùng to lớn, nền kinh tế - xã hội Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao; qua đó đã cho thấy vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo và kinh tế tư nhân là một động lực cho sự phát triển kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước.
  4. 366 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 2. Sự vận dụng, phát triển của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân từ 1986 đến nay. Cuối những năm 70 và thập kỉ 80 của thế kỉ XX, đất nước đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, kinh tế của đất nước nghèo nàn, sản xuất công nông nghiệp lạc hậu; đời sống của nhân dân đói kém, tình trạng thương nghiệp rối ren, ngăn sông cấm chợ... Trước tình hình đó tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Nhiệm vụ trước mắt là phải thực hiện ba chương trình kinh tế lớn (lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu) để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, từng bước đảm bảo lương thực thực phẩm cho đời sống của nhân dân. Tiếp tục phát triển chủ trương của Đảng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982) đã thực hiện sâu rộng chế độ khoán trong sản xuất. Vì thế sản xuất nông nghiệp, công nghiệp từng bước được khởi sắc, đời sống nhân dân từng bước được no đủ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991), lần thứ VIII (6/1996) lần thứ IX (4/2001), lần thứ X (4/2006) tiếp tục khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội. Các thành phần kinh tế được phát triển tự do, bình đẳng theo quy định của pháp luật (Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011)tiếp tục xác định: Kinh tế tư nhân đang là một trong những động lực của nền kinh tế.Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) xác định kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể hơn nữa Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, BCH TW đã ra NQ lần thứ năm, NQ số 10-NQ/TW (3/6/2017) “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội”,NQ số 11-NQ/TW (3/6/2017) “Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội” NQ số 12-NQ/TW (3/6/2017) “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Trong đó Đảng ta đã nhấn mạnh kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo; đồng thời phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển hợp pháp, nhanh mạnh, đóng góp nhiều cho sự phát triển của đất nước. Như vậy, trong thời kì đổi mới từ 1986 đến nay Đảng ta đã không ngừng có quan điểm chủ trương phát triển đúng đắn về một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đã tiến tới xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướngchủ nghĩa xã hội ngày càng hoàn thiện hơn. Trong đó, Đảng ta đã, đang trú trọng phát triển thành phần kinh tế tư nhân và coi đây là một động lực lớn để phát triển kinh tế, xã hội trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều này cho thấy Đảng ta đã quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển kinh tế; tôn trọng và tuân theo quy luật khách quan. 3. Thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng hiện nay. 3.1 Công tác chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thủy nguyên về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Hòa trong không khí đổi mới toàn diện, sâu sắc của đất nước, toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng đã quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Trung ương
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 367 Đảng và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của địa phương. Ngay từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986). Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và đã đạt được nhiều kết quả to lớn về phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển kinh tế tư nhân nói riêng, vì thế đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Về phát triển kinh tế tư nhân, quán triệt và triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, và đặc biệt Đại hội IX. Ngày 5/9/2002 Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU “ Về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng”. Nghị quyết đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách , khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc hơn so với hiện nay, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của thành phố, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, không ngừng nâng cao vị thế của kinh tế tư nhân trong các lĩnh vực kinh tế”[10, tr 7]. Thủy Nguyên là một huyện nằm ở phía Bắc của Thành phố Hải Phòng, giáp với Quảng Ninh và Hải Dương. Nơi đây như hội tụ về giao thông thương mại với các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định... Với diện tích là 24.279, 90 ha, trong đó đồng bằng gắn với đồi núi và được bao bọc xung quanh là sông, biển. Dân số trong huyện có 324.264 người phân bố ở 37 xã, thị trấn. Thủy Nguyên đã và đang có nhiều tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản, lao động để phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội. Quán triệt và triển khai các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Thành ủy Hải Phòng. Tại các kì Đại hội Đảng bộ huyện Thủy Nguyên lần thứ XXI(2000), XXII (2005), XXIII (2010) và đặc biệt Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (2015), cùng các chương trình hành động của Huyện ủy qua các thời kì,Ban Thường vụ Huyện ủy Thủy Nguyên đã ban hành các Nghị quyết tập trung thực hiện vào các nội dung cơ bản, toàn diện về phát triển kinh tế xã hội. Trong đó nội dung phát triển kinh tế tư nhân được cụ thể như sau: - Nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của kinh tế tư nhân, tạo sự thống nhất cao trong cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với các chủ trương, giải pháp chính sách phát triển kinh tế tư nhân; - Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện; - Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân; - Đổi mới nội dung phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân.
  6. 368 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Ngay khi các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Thành ủy Hải Phòng ban hành, mà cụ thể, trực tiếp là thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Thành ủy Hải Phòng ngày 5/9/2002 “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng”. Huyện ủy Thủy Nguyên đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc. Huyện ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện xây dựng chương trình hành động tổ chức thực hiện các Nghị quyết; chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức tuyên truyền, quán triệt nội dung Nghị quyết trong tập thể lãnh đạo, các đảng viên, cán bộ và nhân dân. Đồng thời động viên, kêu gọi các thành phần kinh tế mở rộng hợp tác đầu tư trên địa bàn huyện. Chính vì thế, trong 10 năm thực hiện NQ số 10-NQ/TU (2002 - 2012), ở huyện Thủy Nguyên có số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng 9,9 lần so với năm 2002 “ năm 2002 có 133 doanh nghiệp, năm 2011 có 1325 doanh nghiệp, số hộ kinh doanh cá thể tăng 2,6 lần so với năm 2002 (năm 2002 có 3235 hộ, năm 2011 có 8687hộ” [3, tr7]. Về chất lượng:Trình độ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nên năng suất lao động, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và sự cạnh tranh cũng như hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được nâng cao rõ rệt. Cơ cấu ngành nghề và quy mô đầu tư của kinh tế tư nhân tương đối phong phú đa dạng. Ngoài những ngành nghề truyền thống như đóng tàu, sửa chữa tàu sông biển, đúc đồng, cơ khí, vận tải thủy, bộ... còn xuất hiện ngành nghề mới như bệnh viện tư nhân, hỗ trợ pháp lý, giáo dục, kinh doanh vật tư nghề biển, hàng hải, xây dựng v.v, đã và đang không ngừng đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn huyện và nhiều địa phương khác. Hoạt động của kinh tế tư nhân đã đóng góp đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu, tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo nhiều việc làm cho lao động có thu nhập tương đối cao, ổn định đời sống cho người lao động; cung cấp một lượng hàng hóa và dịch vụ đáng kể cho xã hội. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện có quy mô còn nhỏ lẻ, trình độ sản xuất kinh doanh còn thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế; quyền lợi của người lao động chưa được đảm bảo, thậm chí có doanh nghiệp còn trốn hoặc chậm đóng bảo hiểm cho người lao động, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động. Sự định hướng của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế, tầm nhìn ngắn, chủ yếu nhìn vào lợi ích trước mắt, mà chưa có tầm chiến lược lâu dài. Nhất là vấn đề giữa sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường chưa được chú ý nghiêm túc; hay vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho quản lý và lao động chưa thực hiện thường xuyên. Khu vực kinh tế tư nhân hoạt động còn theo tính chất mạnh ai người ấy chạy, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, hoạt động chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật. Do đó, chưa được thuận lợi trong việc thuê mặt bằng đất, tín dụng ngân hàng, nguồn vốn của chính sách nhà nước. Những hạn chế như trên của kinh tế tư nhân do cơ chế chính sách của Nhà nước, Thành phố Hải Phòng và địa phương Thủy Nguyên chưa đầy đủ, đồng bộ; công tác quản
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 369 lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân còn nặng về hành chính, chưa sát với thực tế, chính sách hỗ trợ vốn và giải quyết mặt bằng cho thuê đất chưa kịp thời; công tác kiểm tra đánh giá còn chậm, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân sau khi đăng kí sản xuất kinh doanh, đây là kẽ hở để một số doanh nghiệp tư nhân trốn thuế, chiếm đoạt hoàn thuế giá trị gia tăng, buôn bán hóa đơn VAT trái pháp luật. Đồng thời do chính bản thâncác doanh nghiệp tư nhân chưa có tư duy phát triển tầm chiến lược sâu rộng, còn mang tính tự phát; công tác quản lý, hạch toán kinh doanh trong mỗi doanh nghiệpcòn thấp; các doanh nghiệp tư nhân chưa chủ động tiếp cận sự hỗ trợ pháp lý, chính sách kinh tế của Nhà nước. 3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân ở huyện Thủy Nguyên hiện nay (6/2019). Trong lĩnh vực sản xuất, trên địa bàn huyện có “1213 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, có đăng kí kê khai thuế, (trong đó có: 354 Công ty cổ phần, 831 Công ty TNHH, 26 Doanh nghiệp tư nhân, 2 Công ty hợp doanh). Trong lĩnh vực kinh doanh có 61 đơn vị (Hỗ trợ pháp lý, Giáo dục, Y tế, Tài chính). Đối với hộ kinh doanh cá thể có 2652 hộ (Nông nghiêp, Thủy sản, Lâm nghiệp)”[4, tr3] Như vậy so với năm 2010, số doanh nghiệp tư nhân đã giảm, nhưng quy mô, chất lượng trong sản xuất, kinh doanh tăng lên. Đóng góp của kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Thủy Nguyên: Đến năm 2017 tổng nộp ngân sách cho huyện là 165.504 triệu đồng, đạt tỉ lệ 26,91%tổng thu ngân sách toàn huyện năm 2017. Số lao động được giải quyết việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện là 19.963 lao động. Trong đó: Doanh nghiệp tư nhân có 12.782 lao động; hợp tác xã có 484 lao động; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có 67 lao động; hộ kinh doanh cá thể có 6.630 lao động; mức thu nhập bình quân cho lao động đạt 4,2 triệu đồng/lao động/tháng. Về tổ chức Đảng, đảng viên ở các đơn vị kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện: “Có 5 Đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc Huyện ủy (2 đảng bộ, 3 chi bộ); 62 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở (21 chi bộ thuộc đảng ủy khối doanh nghiệp, 41 chi bộ thuộc Đảng ủy xã, thị trấn). Tổng số đảng viên trong khu vực kinh tế tư nhân đến 10/2018 có 620 đồng chí. Trong đó có 192 đảng viên ở doanh nghiệp tư nhân, 151đảng viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 188 đảng viên ở hợp tác xã, 49 đảng viên ở đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, 38 đảng viên ở quỹ tín dụng nhân dân” [4,tr 4]. Hoạt động của các tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung luôn vững vàng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng về mọi mặt, là một động lực trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Thủy Nguyên tuy chưa phát triển mạnh về chất. Nhưng cũng đã, đang đóng góp nhiều về các giá trị sản phẩm kinh tế, dịch vụ cho xã hội; giải quyết được việc làm ổn định cho nhiều lao động với thu nhập đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình.
  8. 370 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 4. Một số ý kiến đề xuất về phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng hiện nay. Để khắc phục những hạn chế, phát huy những thành tựu đã đạt được nhằm tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau đây: - Quán triệt sâu rộng hơn nữa trong toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện về phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng,nhận thức và nắm vững chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phát triển mạnh mẽ kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của đất nước; đồng thời phát triển các thành phần kinh tế khác làm động lực thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước phát triển vững mạnh. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, quán triệt chủ trương của Đảng mà trực tiếp là các Nghị quyết của Thành ủy Hải phòng, Huyện ủy Thủy Nguyên về đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Luôn bám sát vào thực tế để triển khai các Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy Hải Phòng và Huyện ủy Thủy Nguyên. Đồng thời tăng cường công tác xây dựng, phát triển đảng ở các đơn vị kinh tế tư nhân. Quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng bộ huyện Nghị quyết 28-NQ/TU ngày 10/9/2009 của Ban thường vụ Thành ủy “Về xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể trong các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã, trường họcngoài công lập” nhằm nâng cao vai trò sự lãnh đạo của đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân. Đây chính là môi trường để kinh tế tư nhân yên tâm, ổn định, đầu tư phát triển. - Xây dựng, phát triển đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức trong sạch vững mạnh. Nghiêm túc xử lý cán bộ yếu kém, gây phiền hà, sách nhiễu nói chung và trong việc cấp phép, vay vốn, thuê đất, chính sách thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân. Làm tốt được những vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển vững mạnh. - Đẩy mạnh việc hướng dẫn, đôn đốc cấp ủy đảng, đoàn thể đã thành lập trong các đơn vị kinh tế tư nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của Điều lệ Đảng, Điều lệ các Đoàn thể nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, phát triển kinh tế, chăm lo đời sống của người lao động, thực hiện các hoạt động công ích xã hội. - Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế tư nhân; đối thoại với doanh nhân, người lao động để nắm được tâm tư nguyện vọng của họ để có giải pháp kịp thời phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Khẳng định sự nhất quán trong chủ trương đường lối của Đảng về phát triển các thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế được tự do, bình đẳng trước pháp luật để khu vực kinh tế tư nhân yên tâm sản xuất kinh doanh. - Cần quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đất đai của các đơn vị kinh tế tư nhân để đảm bảo sự bình đẳng xã hội. Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh này (mua đất ruộng của nông dân, đổi công trình lấy đất, cá nhân được tự do mua nhiều đất ở..., ) điều
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 371 này đã tạo nên sự đầu cơ tích lũy đất đai vào tay một số ít người, đã đưa đến hệ lụy trực tiếp và lâu dài, tiền của của Nhà nước và nhân dân đã bị thu hút vào tay một số cá nhân, tạo nên sự bất bình đẳng rất lớn trong đời sống xã hội. - Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Trước mắt phải cụ thể hóa các nghị quyết của Trung ương và Thành ủy Hải Phòng về phát triển kinh tế tư nhân vào điều kiện thực tiễn của huyện Thủy Nguyên. Tạo điều kiện về vốn, đất đai, môi trường, nhân lực cho kinh tế tư nhân phát triển theo quy định của pháp luật. Đối xử công bằng kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác trong xã hội. KẾT LUẬN Xuất phát từ những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định sự tồn tại, phát triển nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan; đồng thời việc nhận thức về sự tồn tại hình thức sở hữu tư nhân riêng lẻ của người lao động cùng với thực hiện chế độ khoán trong sản xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho đường lối đổi mới của Đảng ta hiện nay. Trong thời kì đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khắc phục những quan điểm siêu hình trước đây, đồng thời tiến hành đổi mới toàn diện. Đảng ta đã xác định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần- nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội gắn với phát triển kinh tế tri thức; không ngừng phát triển hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội. Thực tế đã đạt được nhiều thành quả vô cùng to lớn: nền kinh tế - xã hội Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao; qua đó đã cho thấy vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo và kinh tế tư nhân là một động lực cho sự phát triển kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước. Quán triệt và triển khai các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Thành ủy Hải Phòng. Tại các kì Đại hội Đảng bộ huyện Thủy Nguyên lần thứ XXI (2000), XXII (2005), XXIII (2010) và đặc biệt Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (2015), cùng các chương trình hành động của Huyện ủy qua các thời kì, Ban Thường vụ Huyện ủy Thủy Nguyên đã ban hành các Nghị quyết tập trung thực hiện vào các nội dung cơ bản, toàn diện về phát triển kinh tế xã hội. Trong đó nội dung phát triển kinh tế tư nhân luôn được đặt ra và nhấn mạnh. Do vậy, hoạt động của kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện phát triển nhanh; đã đóng góp đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu, tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo nhiều việc làm cho lao động có thu nhập tương đối cao, ổn định đời sống cho người lao động; cung cấp một lượng hàng hóa và dịch vụ đáng kể cho xã hội. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện có quy mô còn nhỏ lẻ, trình độ sản xuất kinh doanh còn thấp, năng lưc cạnh tranh còn hạn chế; quyền lợi của người lao động chưa được đảm bảo, thậm chí có doanh nghiệp còn trốn hoặc chậm đóng bảo hiểm cho người lao động, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động; sự định hướng của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế.
  10. 372 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Vì vậy, hiện nay và trong thời gian tới Trung ương Đảng, Thành ủy Hải Phòng, Huyện ủy Thủy Nguyên và Nhà nước cần có nhiều chủ trương giải pháp sát thực hơn nữa để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển kinh tế tư nhân nói riêng làm động lực phát triển đất nước theo định hướng XHCN thành công. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Ban Thường vụ Huyện uỷ Thủy Nguyên,Chương trình hành động của Ban Thường vụ Huyện ủy Thủy Nguyên. Thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) 31/8/2017. 2. Ban Thường vụ Huyện uỷ Thủy Nguyên, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 09 - NQ/TW ngày (9/12/2011) của Bộ Chính trị 28/10/2016. 3. Ban Thường vụ Huyện uỷ Thủy Nguyên, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10 - NQ/TU, (2002-2012). 4. Ban Thường vụ Huyện uỷ Thủy Nguyên, Báo cáo tổng kết thực hiệncác chủ trương chính sách phát triển tổ chứcđảng, đảng viên ở cácđơn vị kinh tế ngoài khu vực kinh tế nhà nước1/10/2018. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII,Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 6. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2018. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) 3/6/2017. 8. Đảng Cộng sản Việt NamNghị quyết số 10, 11 -NQ/TW (3/6/2017). 9. Nghị quyết Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòngsố 28-NQ/TU. 10. Nghị quyết Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng số 10-NQ/TU 5/9/2002(khóa XII). 11. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thủy Nguyên lần thứ XXIV (2015). 12. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000. 13. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000. 14. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8,9,Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000.
nguon tai.lieu . vn