Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 TƢ TƢỞNG “ĐỨC TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ VÀ VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC Nguyễn Thị Linh Chi, Cò Thị Thảo, Dương Thị Trang, Lớp K63, Khoa Quản lí Giáo dục GVHD: ThS. Vũ Thị Mai Hương Tóm tắt: Nho học là dòng chính của văn hóa Trung Hoa cổ đại, hệ tư tưởng này đã góp phần làm nên tính cách con người, tâm lí dân tộc Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa Phương Đông. Nho học bao hàm nhiều nội dung triết học phong phú và đa dạng. Trong đó có tư tưởng “Đức Trị” của Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo, là một trong những nội dung sâu sắc, giàu sức sống và ngày nay đang có tầm ảnh hưởng lớn đến công việc quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng. Tư tưởng ấy chủ trương “trọng đức nhẹ hình”. Qua đó việc tu thân cũng rất cần thiết, nó đòi hỏi mỗi con người cần phải tu dưỡng đạo đức để ngày càng hòan thiện bản thân. Key word: Tư tưởng quản lí, tư tưởng “Đức trị”, tư tưởng Khổng Tử. I. MỞ ĐẦU Nho học là dòng chính của văn hóa Trung Hoa cổ đại, hệ tƣ tƣởng này đã góp phần làm nên tính cách con ngƣời, tâm lí dân tộc Trung Hoa và ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa Phƣơng Đông. Cống hiến đáng kể của Nho giáo cho văn hóa loài ngƣời là đề cao vai trò của văn hóa giáo dục. Coi giáo dục là con đƣờng quan trọng để thúc đẩy phát triển hoặc làm nên bản sắc con ngƣời. Nho học bao hàm nhiều nội dung triết học phong phú và đa dạng. Trong đó có tƣ tƣởng “Đức Trị” của Khổng Tử - ngƣời sáng lập ra Nho giáo, là một trong những nội dung sâu sắc, giàu sức sống và ngày nay đang có tầm ảnh hƣởng lớn đến công việc quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng. II. NỘI DUNG 1. Tƣ tƣởng “Đức Trị” của Khổng Tử 1.1. Một vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề Tƣ tƣởng “Đức Trị” của Khổng Tử đã đƣợc rất nhiều học giả trên thế giới quan tâm và có những cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Trong đó có hai tƣ liệu chính nghiên cứu về đề tài là tài liệu trực tiếp và tài liệu gián tiếp. 1.1.1. Trên thế giới Nhiều học giả đã tham gia nghiên cứu viết về Khổng Tử cũng nhƣ tƣ tƣởng quản lí của ông. Một trong những tác phẩm tiêu biểu, sâu sắc nhất phải kể đến “Luận ngữ”- một trong những tác phẩm hàng đầu của bộ “Tứ thƣ”. Hay nhà sử học Tƣ Mã Thiên (145-86 tr.CN) đã hoàn thiện bộ “Sử kí” năm 91 tr.CN. Cả thiên truyện là những đoạn văn miêu tả sống động cuộc sống và những tƣ tƣởng của Khổng Tử thông qua nhân vật và những sự kiện có thật trong lịch sử, các câu chuyện có nguồn chính xác và điều chỉnh cho đúng thực tế. 394
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Trong giai đoạn sau còn có một số tác phẩm nổi tiếng về cuộc đời của Khổng Tử cũng nhƣ tƣ tƣởng quản lí “Đức Trị” với những hƣớng nghiên cứu khác. Nổi tiếng là tác phẩm “Đàm đạo của Khổng Tử” – là một tác phẩm “Đàm đạo xuyên thế kỉ” vƣợt cả thời gian và không gian của Hồ Văn Phi. Tác giả đã thông qua cuộc trò chuyện, đàm đạo với Khổng Tử để cung cấp cho chúng ta những Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, cách xử thế... 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Với nƣớc ta, Nho giáo vô cùng quan trọng đƣợc áp dụng nhiều trong chính trị và giáo dục, chính vì thế mà đã có nhiều học giả đã dày công nghiên cứu về ông cũng nhƣ tƣ tƣởng quản lí “Đức Trị”. Một trong những công trình nghiên cứu đó phải kể đến cuốn “Khổng Tử tinh hoa” (1966) của nhân tử Nguyễn Văn Thọ, với phƣơng pháp tu thân và trị dân của ngƣời xƣa, đồng thời tìm hiểu thân thế và định mệnh con ngƣời qua lăng kính của Khổng giáo. Đến năm 1972, nhà văn nhà dịch giả Nguyễn Hiến Lê đã xuất bản cuốn sách “Khổng Tử” ông chủ trƣơng dùng Luận ngữ mà tìm hiểu Khổng Tử. Rất nhiều học giả ở Việt Nam khác đã đi sâu nghiên cứu về Khổng Tử nhƣ: tác giả Lê Vinh Khẩn với tác phẩm “Khổng Tử - Từ bình dị đến siêu phàm” (2010), hay cuốn “lịch sử giáo dục thế giới” của nhà giáo Nguyễn Lân, hay tác phẩm cùng tên của Hà Nhật Thăng và Đào Thanh Âm in năm 1998, hay cũng quyển với tựa đề này của PGS.TS Bùi Minh Hiền cũng đã đề cập nhiều tới vấn đề này... Nhìn chung, có rất nhiều tác giả đã đề cập tới Khổng Tử và quan điểm của ông. Dựa vào đây ta có thể chia thành hai quan điểm: một loại khẳng định tính đúng đắn, tích cực, thừa nhận tƣ tƣởng của ông, một loại quan điểm thì không đồng ý, phê phán các quan điểm của ông. Khoa học quản lí nói chung, chuyên ngành quản lí giáo dục nói riêng cũng đƣợc nhiều ngƣời để ý và quan tâm. Sự hình thành tƣ tƣởng quản lí phải trải qua thời gian dài, có sự kế thừa và nối tiếp đồng thời cũng phát huy sáng tạo các tƣ tƣởng, trong đó có tƣ tƣởng “Đức Trị”, tƣ tƣởng đã góp phần làm hoàn thành khoa học quản lí cũng nhƣ các nhận thức về quản lí. 1.2. Bối cảnh lịch sử cho sự hình thành tư tưởng “Đức Trị” Về chính trị, Nho giáo ra đời vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, đây là thời kì chính trị có nhiều biến động, rối loạn nhất trong lịch sử Trung Hoa. Trong khoảng 295 năm thời Xuân Thu đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh, các nƣớc chƣ hầu lớn mạnh và tranh nhau làm bá tƣớc thiên hạ. Chiến tranh xảy ra liên miên nên đời sống nhân dân vô cùng cực khổ “thây ngƣời chết đầy đƣờng”. Về kinh tế, công cụ lao động đã dần đƣợc cải tiến nhƣ: công cụ bằng sắt, dùng bò kéo cày nâng cao năng xuất nông nghiệp. Thủ công nghiệp đã có sự phân công lao động, nhiều ngành nghề mới ra đời nhƣ: Đồ gốm, đúc sắt, nghề mộc... Về văn hóa, đã cải tiến chữ viết, con ngƣời đã thông minh hơn trong việc xử lí chữ viết nhƣ dùng cây nhọn để nhúng vào sơn để viết lên tre lụa cho dễ nhớ. Về xã hội, đời sống nhân dân khổ cực, trật tự tôn ti bị đảo lộn, lòng dân li tán. Quan hệ sản xuất phong kiến nông nô dần chiếm ƣu trong đời sống xã hội. Chính bởi hoàn cảnh lịch sử trên đã buộc những nhà tư tưởng phải quan tâm và hàng loạt các trường phái triết học ra đời trong đó có “Nho giáo”. 395
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 1.3. Cuộc đời của Khổng Tử Khổng Tử (551-479) tên Khâu, tự là Trọng Ni, ngƣời ấp thôn Trâu, thôn Xƣơng Bình nƣớc là một trong số ít vĩ nhân kiệt xuất của nhân loại. Ông là nhà tƣ tƣởng, nhà văn hóa, nhà giáo dục lớn. Ông còn đƣợc vinh danh là “Vạn thế sƣ biểu” (vị thầy của muôn đời). Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, một con ngƣời nhƣ Khổng Tử có lúc đƣợc thần thánh hóa. Ông sống cách chúng ta hơn 2000 năm, số học trò của ông rất lớn (tƣơng truyền rằng số học trò của ông lên đến 3000 ngƣời) và vai trò của ông cũng đƣợc thăng giáng, thay đổi theo giai đoạn. Cho đến ngày nay, tƣ tƣởng của ông đƣợc đánh giá rất cao, đƣợc vận dụng trong nhiều quốc gia và nhiều ngành nghề khác nhau. Khổng Tử một tấm gƣơng sáng cho chúng ta học tập và noi theo, với kiến thức uyên thâm bác học. Bằng 14 năm lƣu lạc và chu du thiên hạ, ông đã trải qua mọi gian nan để đối mặt với cuộc sống, không ngừng theo đuổi chí hƣớng. Trong giáo dục, ông đã dìu dắt các thế hệ học trò, không chỉ giáo dục đạo đức mà còn giáo dục họ sống có nhân và trở thành ngƣời quân tử. 1.4. Sự nghiệp của Khổng Tử Khổng Tử giáo dục mọi ngƣời mở mang tri thức với đầy đủ ba mặt “Nhân, Trí, Dũng”. Theo ý ông, giáo dục là con đƣờng duy nhất để thực hiện lí tƣởng chính trị, giáo hóa dân chúng và cao hơn cả là làm cho xã hội thái bình thịnh trị và những ngƣời quản lí, cai trị quan tâm. Ông chủ trƣơng học mọi lúc, mọi nơi “học không biết chán”. Ông khuyên học trò của ông nên làm ngƣời quân tử. Chính bản thân ông cũng làm tấm gƣơng sáng cho học trò noi theo, ông có hàng ngàn đệ tử, với 72 ngƣời uyên thâm xuất chúng, và đặc biệt ông là ngƣời thầy đầu tiên của Trung Quốc. Ông là ngƣời sáng lập ra Nho giáo, ông viết nhiều cuốn sách có giá trị muôn đời nhƣ Ngũ Kinh hay Tứ Thƣ. 1.5. Cơ sở hình thành tư tưởng “Đức Trị” của Khổng Tử Tƣ tƣởng “Đức Trị” do Khổng Tử sáng lập trong bối cảnh xã hội thời Xuân Thu (770- 403) đầy bạo loạn, đạo đức suy đồi. Thời đó dân bị áp đặt những luật pháp do vua ban hành nên đời sống nhân dân rất khổ cực. Chính vì thế mà Khổng Tử muốn cải cách xã hội bằng con đƣờng “Đức Trị” từ trên xuống, chấm dứt thoát li, xây dựng đất nƣớc thái bình thịnh trị. Xã hội trong quan niệm của ông là một xã hội phong kiến có tôn ti trật tự, lấy gia đình làm nền tảng. Trong xã hội từ vua đến quan ai có phận nấy, có quyền lợi và nghĩa vụ sống hòa thuận với nhau, giúp đỡ nhau. Chính bởi lẽ đó, mà khi ông mất tƣ tƣởng của ông đã đƣợc lơp lớp các thế hệ học trò kế thừa và cho đến thế kỉ II Tr.cn các giai cấp phong kiến đã sử dụng tƣ tƣởng của ông vào việc trị quốc, đặc biệt là vấn đề đề cao đạo đức. 1.6. Tư tưởng “Đức Trị” của Khổng Tử Trong tƣ tƣởng “Đức Trị” ông chủ trƣơng lấy đạo đức để trị dân. Ông cho rằng: “Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh pháp luật để dẫn dắt dân, dùng hình phạt để quản lí dân, làm nhƣ vậy tuy có giảm đƣợc phạm pháp nhƣng lại không biết sỉ nhục và xấu hổ. Dùng đạo 396
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 đức để hƣớng dẫn, giáo hóa dân làm nhƣ vậy chẳng những dân hiểu thế nào là liêm sỉ mà còn tự nguyện sửa chữa lỗi lầm”. Trong tƣ tƣởng đó có năm mối quan hệ cơ bản: Vua-tôi, cha-con, vợ-chồng, anh-em, bạn-bè. Mà trong đó “Đức” là phẩm chất quan trọng nhất mà con ngƣời cần để thực hiện mối quan hệ trên. Ngoài ra phạm trù “Nhân”, “Lễ”, “Chính danh” cũng đƣợc ông đề cao và xem là điều kiện quan trọng nhất để giúp ngƣời quản lí thực hiện tốt công việc của mình. 1.7. Tư tưởng quản lí “Đức Trị” của Khổng Tử Dựa vào chính chủ trƣơng và cơ sở đó, Khổng Tử đã đề ra đƣờng lối “Đức Trị” - trị nƣớc bằng đạo đức. Ông quan niệm “Làm chính trị mà dùng đạo đức thì như ngôi sao Bắc Đẩu mà ở một nơi mà các sao khác hướng về cả”. Khổng Tử đánh giá cao vai trò của đức “Nhân” - Điều gì mình muốn làm thì làm cho ngƣời, điều gì mình không muốn thì đừng làm cho ngƣời”, ông cũng thừa nhận rằng: “Nếu tâm của con ngƣời luôn hƣớng đến nhân thì không bao giờ con ngƣời nghĩ đến chuyện phản loạn, do đó miệng không nói bậy và thân không dấn vào việc ác tà” (Luận ngữ). Khổng Tử dựa vào tƣ tƣởng “Đức trị”, ông đã chủ trương –“ trọng đức nhẹ hình”, tức là ƣu tiên dùng đạo đức để quản lí thay cho pháp luật, hình phạt nghiêm khắc, giảm hình và coi nhẹ hành vi. Theo ông, trƣớc hết phải “dƣỡng dân” tức là dƣỡng dân là cho dân no đủ, giàu và việc dƣỡng dân còn quan trọng hơn cả việc bảo vệ xã tắc và việc giáo hóa dân nữa. Ngƣời cầm quyền “phải thận trọng trong việc, phải giữ đƣợc chữ tín, tiết kiệm trong chi dùng hàng ngày, sử dụng sức dân vào những việc hợp lí” (Học nhi). Các nguyên tắc chọn người quản lí Nguyên tắc thứ nhất của ông trong việc lựa chọn ngƣời quản lí phải có đầy đủ: Tài, đức và chính danh. Nếu ngƣời không có tài, không có đức mà nắm quyền cao là ăn cắp địa vị. Ngƣời cầm quyền phải có đủ đức độ và rộng lƣợng với những cộng sự. Ông cho rằng ngƣời quản lí phải thi hành ba việc: “Một, trƣớc hết phải phân phát công việc cho ngƣời dƣới quyền mình, họ làm xong thì xem xét lại; Hai, những ai phạm vào lỗi nhỏ thì dung thứ cho họ; Ba, cứ dùng những ngƣời hiền đức và tài cán” (Luận ngữ, Tử lộ). Nguyên tắc thứ hai trong việc lựa chọn, Khổng Tử đặc biệt coi trọng “chính danh”. Ngƣời quản lí muốn ngƣời khác noi theo trƣớc hết phải lo sửa mình. Điều đó thể hiện rõ trong câu nói “Chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thên hạ. Ngƣời quản lí phải quan tâm tu dƣỡng đức “Nhân” làm gốc trong năm đức lớn - “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Ngoài ra Khổng Tử rất coi trong chữ “Tín”. Ông đã nhắc đến chữ tín 35 lần trong cuốn Luận ngữ của mình. Bàn về chữ tín Khổng Tử nhấn mạnh về mặt tƣơng hỗ hai mặt của tín nhiệm: sự tín nhiệm của dân chúng với nhà quản lí và sự trung thực ngay thẳng của chính nhà quản lí. Quan trọng nhất vẫn là sự giữ chữ tín của ngƣời quản lí. 2. Vận dụng tƣ tƣởng “Đức Trị” trong quản lí giáo dục 2.1. Sự truyền bá vào Việt Nam Sự truyền bá của Nho giáo là một nhân tố quan trọng để tƣ tƣởng “Đức trị” đi vào Việt Nam, mà đặc biệt đƣợc vận dụng trong các công tác quản lí. Trong chế độ phong kiến trƣớc đây tƣ tƣởng này đã một phần làm công cụ thống trị cho vua –quan triều đình. 397
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Điều đó đƣợc thể hiện bằng một loạt các kì thi với nội dung Nho giáo. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu Công và Khổng Tử mới có thể xem Nho giáo đƣợc tiếp nhận chính thức và tổ chức thi cử theo nội dung Nho học. Dƣới thời nhà Trần, tầng lớp Nho sỷ đã đông hơn và trở thành lực lƣợng xã hội lớn. Tuy nhiên, đến thế kỉ XVIII, Nho giáo đã bị suy thoái do bị súng xâm lƣợc của thực dân Pháp. Cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vai trò chỗ dựa tƣ tƣởng Nho giáo phong kiến mới đƣợc chấm dứt. Một nội dung cốt lõi của việc đào tạo ngƣời cai trị “kiểu mẫu”- ngƣời Quân tử, mà trƣớc hết ngƣời đó phải biết tu thân rồi mới trị đƣợc quốc. Phƣơng châm thứ hai là phải “Chính danh”, mọi công việc phải ứng với bổn phận của mình. “Chính danh” trong cai trị là làm sao để “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (Luận ngữ). “Nếu danh không chính thì lời nói không thuận, lời nói không thuận thì việc không thành”. Ngƣời Việt Nam ta xƣa nay đều mang tính trọng tình, trọng nghĩa. Đồng thời cùng với sự truyền thụ Nho giáo vào nƣớc ta có chọn lọc đã phần nào giúp ta vận dụng tốt. 2.2. Vận dụng tư tưởng “Đức trị” vào xây dựng uy tín của người quản lí Uy tín được nhiều nhà nghiên cứu giải thích khác nhau nhưng tóm chung lại uy tín là đề cập đến ảnh hưởng của một cá nhân đối với những người khác và khiến người khác mến phục tin theo. Vận dụng tƣ tƣởng “Đức trị” vào trong quản lí nói chung và trong chuyên ngành quản lí giáo dục nói riêng, trƣớc hết ngƣời quản lí cần phải rèn luyện các mặt: - Phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp (sống nghị lực, không tiêu cực, chính trực, tự tin và đầy bản lĩnh). - Về năng lực chuyên môn (phải có chuyên môn chỉ đạo; am hiểu chính trị; có mối quan hệ sƣ phạm tốt và không ngừng học tập và học suốt đời). - Các kĩ năng lãnh đạo và quản lí của ngƣời hiệu trƣởng (phân tích dự báo, khai, quyết đoán và bản lĩnh, phải biết tập hợp lực lƣợng). - Các kĩ năng quản lí nhà trƣờng (quản lí hành chính, quản líhệ thống thông tin, quản lí các mối liên hệ của nhà trƣờng). Nhƣ vậy, uy tín không tự nhiên xuất hiện mà phải đƣợc hình thành dần dần trong quá trình học tập và tu dƣỡng. 2.3. Vận dụng xây dựng văn hóa quản lí theo tư tưởng “Đức trị” của Khổng Tử Ngƣời quản lí phải biết “dùng đạo đức” nhiều hơn là dùng luật pháp cứng nhắc, phải biết xây dựng một mô hình thích hợp “trọng đức - nhẹ hình” để ngƣời giáo viên có thể phát huy hết khả năng vốn có của mình. Khi dùng “Đức” để cai trị, ngƣời bị quản lí không những hiểu đƣợc lỗi của mình mà còn tránh đƣợc lỗi đó để không tái phạm. Để thực hiện điều đó đòi hỏi ngƣời quản lí không những cai trị tốt mà còn phải là tấm gƣơng sáng cho ngƣời khác noi theo. Và quan trọng hơn cả là phải hội tụ đầy đủ ba mặt: “Tâm, Tài, Thuật”, mà ngƣời quản lí cần phải thƣờng xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức cũng nhƣ chuyên môn nghiệp vụ quản lí của mình. Mặc dù tƣ tƣởng quản lí “Đức trị” của Khổng Tử đã cách chúng ta hơn một nghìn năm nhƣng đến nay nó vẫn luôn mang giá trị to lớn, đặc biệt tƣ tƣởng ấy còn đƣợc chúng ta vận dụng trong ngành quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng. 398
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 III. KẾT LUẬN Khổng Tử là một nhà tƣ tƣởng, nhà giáo dục vĩ đại của lịch sử Trung Quốc. Hệ thống Nho giáo của ông nói chung, tƣ tƣởng “Đức trị” nói riêng. Nhờ thông qua lăng kính “Đạo đức” của con ngƣời trong việc tổ chức và quản lí, hệ thống tƣ tƣởng ấy đã góp phần làm cho con ngƣời chúng ta đƣợc hoàn thiện hơn. Mặc dù, trong hệ thống tƣ tƣởng đó còn có nhiều quan điểm giằng co. Một phần còn do sự hạn chế của thời cuộc. Cái đáng nói ở đây chính là học thuyết của ông – tƣ tƣởng quản lí “Đức trị”, đã đem lại nhiều bài học quý báu và đồng thời đây cũng là một tƣ tƣởng tiến bộ. Tƣ tƣởng ấy chủ trƣơng “trọng đức nhẹ hình”. Qua đó việc tu thân cũng rất cần thiết, nó đòi hỏi mỗi con ngƣời cần phải tu dƣỡng đạo đức để ngày càng hoàn thiện bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Doãn Chính, Đề cương Triết học Trung Quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. [2] Du Vinh Căn, Tư tưởng Khổng Tử, NXB Đồng Nai, 2010. [3] Bùi Minh Hiền, Lịch sử giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sƣ Phạm, 2008. [4] Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Nguyễn Quốc Trị, Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Đại học Sƣ Phạm, 2012. [5] Lê Đình Khẩn, Khổng Tử - từ bình dị đến siêu phàm, NXB Đại học Công Ngiệp TP HCM, 2010. [6] Trần Kiểm, Khoa học quản lí giáo dục, NXB Giáo dục, 2008. [7] Fung Yu-lan, Confucius, 2002. [8] Phùng Hiểu Lan, Đại cương Triết học sử Trung Quốc, NXB Thanh niên, 2001. [9] Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, NXB Văn hoá, 1995. [10] Hồ Văn Phi, Đàm đạo với Khổng Tử, NXB Thăng Long, 2004. [11] Hoàng Nha Phƣơng, Khổng Tử - Tinh hoa trí tuệ qua danh ngôn, NXB Văn hoá Thông tin, 2012. [12] Trần Đăng Sinh, Lịch sử Triết học, NXB Đại học Sƣ Phạm, 2012. [13] Văn Tùng, Bàn về chữ Nhân, Văn Nghệ, số 19, 2003. [14] Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 2012. [15] Tƣ Mã Thiên, Sử ký - Khổng Tử thế gia, NXB Văn hoá, 2008. [16] Trần Quốc Vƣợng (chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. [17] http://kienthuc.net.vn/1985/bac-ho-viet-ve-khong-tu-21166.htmL [18] http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD 399
nguon tai.lieu . vn