Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 TƯ TƯỞNG CỦA CÁC MÁC VỀ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY Đinh Thị Hoàng Phươnga* a Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: phuongdth@dlu.edu.vn Tóm tắt Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người thông qua hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác đã khẳng định khoa học và công nghệ là yếu tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Lâm Đồng đã, đang vận dụng vào địa phương. Kết quả thực tiễn đã chứng minh khoa học và công nghệ có đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và ngày càng khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Từ khóa: Sự phát triển của lực lượng sản xuất; Sự vận dụng của tỉnh Lâm Đồng; Tư tưởng của Các Mác; Vai trò của khoa học và công nghệ. 223
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 MARXIST THOUGHT IN THE ROLES OF SCIENCE AND TECHNOLOGY TOWARDS THE DEVELOPMENT OF PRODUCTIVE FORCES AND THE APPLICATION ON THE SOCIO - ECONOMIC DEVELOPMENT IN LAM DONG PROVINCE NOWADAYS Dinh Thi Hoang Phuonga* a Faculty of Political Theory, The University of Dalat, Lamdong, Vietnam * Corresponding author: Email: phuongdth@dlu.edu.vn Abstract Studying the mobility and development process of human society through material production activities, Karl Marx asserted that science and technology are the leading factors promoting the development of productive forces. Basing on the theory of Marxism - Leninism and Ho Chi Minh's thought and grasping throughly viewpoints of the Communist Party of Vietnam on the roles of science and technology in socio-economic development, Lam Dong has been applying them in reality. Practical results have proven that science and technology have made important contributions to such fields as politics, economics, culture and society and have become the vitally fostering role in industrialization, modernization and international integration of Lam Dong province. Keywords: Development of productive forces; Application of Lam Dong Province; Marx’s thought; The role of science and technology. 224
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người, C.Mác luôn khẳng định khoa học và công nghệ là cơ sở, là điều kiện, là động lực quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại đã cho thấy tầm quan trọng, vị trí, vai trò và tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đối với quá trình sản xuất xã hội. Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào cuối thế kỷ XVIII đầu XIX cho đến cuộc cách mạng 4.0 như hiện nay, khoa học và công nghệ đã làm biến đổi thế giới: phát triển lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại, thay đổi nhanh chóng phương thức sản xuất, mang lại hiệu quả vượt bậc trong năng suất và chất lượng sản xuất, định hướng sự phát triển của nền sản xuất xã hội trong tương lai. Đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có trình độ phát triển chưa cao thì khoa học và công nghệ là giải pháp then chốt và hiệu quả để tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Xuất phát điểm của Việt Nam khi đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một quốc gia nông nghiệp với nền sản xuất nhỏ mang nặng tính tiểu nông, trình độ công cụ lao động thủ công thô sơ, năng suất lao động thấp, lực lượng lao động chất lượng chưa cao, trình độ khoa học và công nghệ lạc hậu. Vì vậy, Việt Nam cần phải tập trung đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ làm cơ sở, điều kiện và động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhằm tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Lâm Đồng là một trong năm tỉnh hợp thành khu vực Tây Nguyên sở hữu tài nguyên thiên nhiên vừa đa dạng vừa phong phú, có nguồn nhân lực dồi dào. Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Tuy nhiên, tiềm năng tự nhiên và xã hội sẽ không phát huy được hết hiệu quả nếu thiếu đi sự đồng hành của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng của C.Mác về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những cơ sở lý luận căn bản có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Cùng với đó, quá trình vận dụng những nguyên lý này trong thực tiễn ngày càng khẳng định sức sống, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay. 2. NỘI DUNG Từ “Khoa học” bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ có nguồn gốc Latinh là “Scientia” có nghĩa là “Sự hiểu biết”, mà trong đó gốc của từ “Scio” có nghĩa là "Tôi hiểu”. Trong các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý thì từ tương ứng với từ khoa học cũng mang ý nghĩa này. Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, xã hội loài người và tư duy con người. Hệ thống tri thức ở đây là hệ thống tri thức khoa học, xem 225
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 khoa học như một sản phẩm trí tuệ được tích lũy từ hoạt động tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo của con người. Từ “Công nghệ” có nguồn gốc Hy Lạp là "Technologia" - trong đó "Techne" là "kỹ năng, kỹ thuật" và "logia" có nghĩa là "sự học, sự tìm hiểu, sự nghiên cứu”. Luật khoa học và công nghệ của Việt Nam, quan niệm: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” (Quốc hội N. C., Luật Khoa học và Công nghệ, 2013). Khoa học và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khoa học trở thành cơ sở lý thuyết cho các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mà thông qua đó, khoa học được vật chất hóa trong các yếu tố vật thể của lực lượng sản xuất. Khoa học khi còn ở trình độ thấp, sự tác động của nó tới kĩ thuật và sản xuất còn hạn chế, nhưng khi khoa học đã phát triển đến trình độ cao như ngày nay thì lại có sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất. Sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học với kỹ thuật và công nghệ là một xu thế tất yếu của phát triển lực lượng sản xuất hiện đại bởi khoa học muốn phát triển nhanh cần phải có sự trợ giúp của công nghệ hiện đại; đồng thời, muốn sản xuất ra công nghệ mới đòi hỏi con người phải dựa trên những phát minh khoa học mới. Điều đó cũng chứng tỏ khoa học và công nghệ gắn bó chặt chẽ và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời đại ngày nay. 2.1. Tư tưởng của C. Mác về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người thông qua hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp” (Các & Ph, Toàn tập, phần II, tập 46, 2000, p. 372). Theo luận điểm trên, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật chất hóa thành máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng,... đồng hành cùng với người lao động trong suốt quá trình sản xuất. Như vậy, từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng, khoa học đã từng bước tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C.Mác đã khẳng định: Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích (Các & Ph, Toàn tập, phần II, tập 46, 2000, p. 367). Luận điểm trên của C. Mác cho thấy, khoa học thâm nhập vào tất cả các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất. Nhờ có khoa học, công cụ lao động ngày càng được cải tiến, sức lao động của con người được giải phóng. Con người ngày càng tạo ra được nhiều đối tượng lao động nhân tạo, khắc phục được hạn chế về thời gian sử dụng và một số đặc tính khác của đối tượng lao động tự nhiên. Cũng nhờ khoa học mà trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động được nâng cao. Trong quá trình sản xuất, lao động phức tạp chiếm tỷ lệ ngày càng cao so với lao động giản đơn. Đội ngũ công nhân trí thức xuất 226
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 hiện và có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhờ có khoa học, hoạt động của các nhà lãnh đạo, quản lý, điều hành sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, khoa học tự bản thân nó không thể tạo ra bất kỳ tác động nào mà phải thông qua sự ứng dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì khoa học mới có thể phát huy được tác dụng. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất với điều kiện là khoa học phải tồn tại dưới dạng lao động được vật hóa thành máy móc. Khoa học không phải là một lực lượng sản xuất độc lập, đứng bên ngoài con người, mà khoa học chỉ có thể tạo ra những biến đổi trong quá trình sản xuất thông qua hoạt động của con người. Như vậy, theo C. Mác, khoa học đã được thẩm thấu vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, góp phần cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới, những phương tiện sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề, trình độ cho người lao động. Do vậy, trong thời đại ngày nay, khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại. Trong các yếu tố cấu thành và quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất thì công cụ lao động giữ vị trí rất quan trọng, nó là cái quyết định năng suất lao động, biểu hiện khả năng chinh phục và làm chủ tự nhiên của con người, Ph.Ăngghen gọi nó là khí quan của bộ óc người, là sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá, nhằm nối dài bàn tay và nhân lên sức mạnh trí tuệ của con người, còn C.Mác thì chỉ rõ: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” (Các & Ph, Toàn tập, tập 23, 1995, p. 269), “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp” (Các & Ph, Toàn tập, tập 4, 1995, p. 187). Yếu tố trực tiếp quyết định sự phát triển của công cụ lao động chính là khoa học và công nghệ, bởi nhờ có thành tựu khoa học (những phát kiến khoa học) và công nghệ, công cụ lao động được cải tiến không ngừng nhằm giảm nhẹ lao động cơ bắp của con người và làm cho lao động đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, có thể nói, sự phát triển của khoa học và công nghệ sẽ dẫn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ sẽ dẫn đến cuộc cách mạng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. 2.2. Sự nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng C. Mác Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại và là yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Các thành tựu khoa học và công nghệ ngày càng xâm nhập sâu vào quá trình sản xuất và trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất; thời gian ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất trực tiếp ngày càng ngắn dần. Nói cách khác, quá trình nhất thể hoá giữa khoa học và công nghệ với sản xuất đang ngày càng rõ nét và trở thành xu thế tất yếu. Thực tiễn cho thấy, nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới chủ yếu dựa vào tri thức khoa học với các tiến bộ khoa học và công nghệ. Trong điều kiện hiện nay, bất kỳ quốc gia nào muốn trở thành nước phát triển thì không thể không chú trọng hàng đầu vấn đề này. 227
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Đảng và Nhà nước ta trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn nhận thức rõ tầm quan trọng hàng đầu của khoa học - công nghệ đối với sự phát triển tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta khẳng định: “Khoa học - công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế” (Đảng Cộng sản, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 2016). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta nhấn mạnh: Khoa học - công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học - công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới (Đảng Cộng sản, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển 2011), 2011). Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng đã thông qua Nghị quyết 20 - NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 về “Phát triển khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng đã thể hiện rõ hơn điều đó. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại” (Đảng Cộng sản, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 2016, pp. 119-120). Ngoài ra, vai trò của khoa học - công nghệ hiện đại còn được thể hiện rõ trong Hiến pháp: Khoản 1, Điều 62, Chương III, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Phát triển khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Quốc hội N. C.). Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 xác định: Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao năng suất lao động, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế (Quốc hội N. C., Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, 2016). Như vậy, Đảng và Nhà nước luôn coi khoa học - công nghệ là đòn bẩy trung tâm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội xuyên suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay nói riêng. 228
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 2.3. Sự vận dụng khoa học và công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của khoa học và công nghệ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng nhận thức sâu sắc và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai vào thực tiễn địa phương. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã nêu rõ: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (Tỉnh ủy, 2015). Khoa học và công nghệ đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và ngày càng khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Việc tổ chức nghiên cứu, triển khai ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước; thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm; đào tạo, chuyển giao, thương mại hoá và nhân rộng các kết quả của đề tài và dự án sản xuất thử nghiệm đã có nhiều đóng góp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương: 2.3.1. Về kinh tế Trong nông nghiệp, việc ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp đã thu được những kết quả rất tốt, thúc đẩy năng suất và nâng cao chất lượng các nông sản đặc trưng của Lâm Đồng. Khởi điểm từ việc nhân giống khoai tây thành công bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, đến nay, kỹ thuật này đã được ứng dụng rộng rãi trong việc nhân giống các loài hoa phong lan, địa lan, cẩm chướng, lys, các cây ăn quả, cây thuốc, cây lâm nghiệp… Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành công cụ sản xuất giống quy mô hàng hóa mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất ở Lâm Đồng. Hàng triệu cây giống cấy mô đã được xuất khẩu sang các nước khối châu Âu. Đây là tiền đề mở ra hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho tỉnh những năm sau này, là điều kiện đảm bảo cho việc tiếp cận và chủ động tham gia trên thương trường quốc tế với một số mặt hàng thế mạnh của địa phương (chè, cà phê, rau, hoa...). Lâm Đồng đã xây dựng được vùng sản xuất rau, chè an toàn, cà chua công nghệ cao, trồng rau theo hướng kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đặc biệt, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tỉnh hiện có gần 50.000 ha đất sản xuất nông nghiệp sản xuất theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, chiếm 18% tổng diện tích đất canh tác, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt 30% giá trị toàn ngành, 80% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã cho doanh thu 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/ha/năm, cá biệt đã có thể đạt 8 tỷ đến 24 tỷ đồng/ha/năm (Cục thống kê). Trong lâm nghiệp, đã xây dựng hệ thống rừng giống, các đề án bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, bảo vệ các động vật quý hiếm. Thực hiện chương trình lâm nghiệp và 229
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 định canh định cư, tổ chức thành công các mô hình nông - lâm kết hợp, vườn rừng trên đất dốc, nghiên cứu phát triển lâm sản ngoài gỗ, đánh giá hiệu quả việc giao đất, giao rừng; xây dựng cơ sở khoa học của việc phòng chống cháy rừng, phòng trừ bệnh hại rừng thông, điều tra và phát triển nấm dưới tán rừng, điều tra nguồn dược liệu đặc thù của tỉnh Lâm Đồng… Trong công nghiệp, đã triển khai các đề án thuộc chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (giai đoạn 1991 - 1995 và đến năm 2000) với các nội dung cụ thể như chế biến nông - lâm sản; sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến khoáng sản; ứng dụng năng lượng mặt trời sản xuất điện, đun nước nóng. Một số mặt hàng nông sản chế biến (chè, cà phê, rau) và vật liệu xây dựng (cách nhiệt, chịu lửa) đã được đầu tư nghiên cứu để nâng cao chất lượng và mở rộng sản xuất đáp ứng thị trường. Hoạt động du lịch, từ năm 1991, đã có nhiều đề tài nghiên cứu tập trung vào đánh giá tiềm năng, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch của tỉnh như nghiên cứu về du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, hội thảo tại Đà Lạt; đề xuất các cơ chế quản lý du lịch và giải pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động thương mại - du lịch; nghiên cứu về nguồn nhân lực phát triển du lịch, môi trường du lịch, ngành nghề thủ công của đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ du lịch; bảo tồn kiến trúc Đà Lạt; nghiên cứu về tour, tuyến, điểm du lịch và thông tin du lịch của Đà Lạt - Lâm Đồng,… góp phần quảng bá và nâng tầm du lịch Lâm Đồng. Chương trình phát triển mạng lưới điện nông thôn trong những năm gần đây đã đem lại kết quả cao: từ chỗ lắp đặt các trạm thủy điện có công suất nhỏ phục vụ sinh hoạt đến việc thiết kế xây dựng các hệ thống đập thủy điện có quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, các huyện, thị, thành của tỉnh đều có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ dân toàn tỉnh có điện là 95%, tỷ lệ số hộ dân nông thôn có điện là 86%. Những hoạt động này đã và đang góp phần đẩy mạnh mục tiêu điện khí hóa nông thôn. Về thủy lợi, quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu nhằm thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích cây lương thực, cây công nghiệp. Triển khai có hiệu quả các đề án phòng chống lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai cho một số vùng thường bị ảnh hưởng ở trong tỉnh. Xây dựng nhiều công trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn cho nhân dân vùng sâu, đảm bảo nước sạch cho tất cả các huyện thị trong tỉnh. Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu quá trình bồi lắng lòng hồ, phục vụ cho công tác thủy lợi. Hoạt động sở hữu trí tuệ tại Lâm Đồng đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm và nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 473 đơn đăng ký nhãn hiệu, trong đó Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 300 văn bằng cho 180 doanh nghiệp, 27 kiểu dáng công nghiệp và 11 sáng chế. Tỉnh cũng đang tiến hành xây dựng nhãn tập thể cho các sản phẩm chè B’Lao, cà phê Di Linh, rau Đà Lạt, hoa Địa lan Đà Lạt, dứa Cayenne Đơn Dương (Sở Khoa học và Công nghệ). 230
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Trong những năm qua, các dự án nông thôn miền núi với mục tiêu chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ góp phần làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, tổ chức lại sản xuất của các cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đã được triển khai trên hầu hết các huyện trong toàn tỉnh. Các dự án đã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương, đem lại cách thức làm ăn mới, hiệu quả trong chăn nuôi (bò, dê, gà thả vườn, heo đồng bào, heo lai, nhím…), trồng trọt (lúa, cà phê, chè, điều, sản xuất rau, trồng hoa trong nhà có mái che…) tăng năng suất và giá trị hàng hóa, giúp bà con nông dân dân tộc thiểu số chuyển dần từ kinh tế tự cấp sang kinh tế hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đầu năm 2011, toàn tỉnh có hơn 34.000 hộ nghèo (chiếm 12,60%), nhưng cuối năm 2015 giảm xuống còn hơn 5.000 hộ (chiếm 1,74%). Bình quân mỗi năm toàn tỉnh giảm 5.868 hộ nghèo, tương đương với tỉ lệ giảm 2,17%/năm (Sở Lao động Thương binh và Xã hội). 2.3.2. Về chính trị Tính đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ cho trên 48 cơ quan, đơn vị quản lý hành chính và hoạt động sự nghiệp trong tỉnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả trong công tác quản lý của các doanh nghiệp và dịch vụ hành chính công. Hệ thống quản lý chất lượng là một trong những công cụ hữu ích góp phần cải cách thủ tục hành chính theo hướng “cơ chế một cửa”, nổi bật là mô hình ứng dụng ISO trong quản lý hành chính mở rộng đến cấp phường, xã của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt. Nhìn chung, công tác quản lý về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng trong thời gian qua đã được củng cố và tăng cường tương đối toàn diện, triển khai thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo địa phương, đưa công tác quản lý vào nề nếp. Những đổi mới trong hoạt động tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng đã đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và toàn xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước (Sở Khoa học và Công nghệ). 2.3.3. Về văn hóa Những kết quả nghiên cứu về khoa học xã hội - nhân văn đã phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý, góp phần giải quyết những vấn đề bảo tồn và giữ gìn văn hóa đặt ra ở địa phương tiêu biểu như: nghiên cứu và chỉnh lý các hiện vật thu được từ kết quả khai quật di chỉ Đại Lào, Bảo Lộc; hợp tác với đoàn chuyên gia khảo cổ Nhật Bản thăm dò, khảo sát di chỉ văn hóa Cát Tiên; nghiên cứu văn hóa truyền thống các dân tộc Mạ, Cơ Ho; bước đầu hình thành bộ sưu tập văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống các dân tộc bản địa Lâm Đồng;… Những năm gần đây, hoạt động thông tin đã chuyển đổi dần theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức thu thập các dạng thông tin điện tử và truy cập trên mạng. Năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã duyệt và chính thức cho ra đời Trang tin 231
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 điện tử Lâm Đồng (website Lâm Đồng). Đây là công cụ thông tin giao dịch quản lý qua mạng rất thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Hiện đã có 25 đơn vị xây dựng website kết nối với trang tin này, trong đó có website của Báo Lâm Đồng và Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng. Trang thông tin điện tử Lâm Đồng là địa chỉ tin cậy cung cấp thông tin tư liệu về Đà Lạt - Lâm Đồng, góp phần đưa hình ảnh của Lâm Đồng, Đà Lạt đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế (Sở Khoa học và Công nghệ). 2.3.4. Về xã hội Trong thập niên trở lại đây đã có sự chuyển biến rõ nét theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, khẳng định quan điểm cần bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người. Những nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn đã được ban chỉ đạo Chương trình khoa học xã hội - nhân văn tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung nghiên cứu nhiều hơn về con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể đã có những nghiên cứu về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng giáo dục trong vùng dân tộc thiểu số, hệ thống chính trị cơ sở; những vấn đề liên quan đến dân số, lao động và việc làm, công tác thanh niên, hướng nghiệp...; giải pháp thực hiện công tác bảo vệ trẻ em trước các tệ nạn xã hội; tổ chức thu thập và biên soạn các tư liệu văn hóa - lịch sử về Lâm Đồng - Đà Lạt; nghiên cứu và xuất bản địa chí Lâm Đồng, địa chí Đà Lạt; biên soạn từ điển tiếng Cơ Ho, Mạ và Chu Ru (Sở Khoa học và Công nghệ). 3. KẾT LUẬN Việc nghiên cứu tư tưởng của Các Mác về vai trò của khoa học và công nghệ và sự vận dụng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng đã cho thấy: Một là, tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin khi đưa ra những lý luận về sự phát triển lực lượng sản xuất trong đó nhấn mạnh đến vai trò tiên quyết của khoa học và công nghệ; Hai là, thành quả phát triển về kinh tế - xã hội của Lâm Đồng trong thời gian qua là minh chứng sống động về tính đúng đắn khi vận dụng triệt để và sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thực tiễn. Như vậy, tư tưởng của C.Mác về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa trong thời đại hiện nay. Trong thời đại của cách mạng 4.0, khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại và là yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Các thành tựu khoa học và công nghệ ngày càng xâm nhập sâu vào quá trình sản xuất và trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng luôn xác định vai trò then chốt của khoa học và công nghệ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực tiễn đã cho thấy khoa học và công nghệ đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và ngày càng khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh Lâm Đồng hiện nay. 232
  11. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO Các, M., & Ph, Ă. (2000). Toàn tập, phần II, tập 46. Hà Nội: Chính trị Quốc gia. Các, M., & Ph, Ă. (1995). Toàn tập, tập 23. Hà Nội: Chính trị Quốc gia. Các, M., & Ph, Ă. (1995). Toàn tập, tập 4. Hà Nội: Chính trị Quốc gia. Cục thống kê, T. L. (n.d.). Tình hình kinh tế - xã hội. Retrieved 11 16, 2018, from http://cucthongke.lamdong.gov.vn: http://cucthongke.lamdong.gov.vn/Default.aspx?Act=10&IDNews=800 Đảng Cộng sản, V. N. (2011, 3 24). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển 2011). Retrieved 10 16, 2018, from http://www.xaydungdang.org.vn: http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/Van-kien-Dang-Nha- nuoc/2011/3525/CUONG-LINH-XAY-DUNG-DAT-NUOC-TRONG-THOI- KY-QUA-DO-LEN.aspx Đảng Cộng sản, V. N. (2016, 10 12). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Retrieved 10 16, 2018, from http://dangcongsan.vn: http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/books- 293020152480856/index-39302015247475616.html Đảng Cộng sản, V. N. (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Chính trị Quốc gia. Quốc hội, N. C. (n.d.). Hiến pháp 2013. Retrieved 10 2018, 16, from http://www.chinhphu.vn: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/T hongTinTongHop?categoryId=920&articleId=10052994 Quốc hội, N. C. (2013). Luật Khoa học và Công nghệ. Hà Nội: Chính trị Quốc gia. Quốc hội, N. C. (2016, 5 25). Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Retrieved 10 2018, 16, from http://www.nhandan.com.vn: http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/29691502-nghi-quyet-ve-ke-hoach- phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2016-2020.html Sở Khoa học và Công nghệ, T. L. (n.d.). Retrieved 10 16, 2018, from http://skhcn.lamdong.gov.vn/: http://skhcn.lamdong.gov.vn/ Sở Lao động Thương binh và Xã hội, T. L. (n.d.). Hộ nghèo và cận nghèo tỉnh Lâm Đồng. Retrieved 11 16, 2018, from http://sldtbxh.lamdong.gov.vn/: http://www. lamdong.gov.vn/vi- VN/a/soldtbxh/Pages/ HONGHEOCANNGHEOTINH LAMDONG.aspx Tỉnh ủy, L. Đ. (2015, 12 9). Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020. 233
nguon tai.lieu . vn