Xem mẫu

  1. TỪ THỰC TIỄN Trƣờng Phổ thông DTBT DẠY HỌC TIẾNG THCS Na Ngoi, huyện VIỆT CHO HỌC Kỳ Sơn, Nghệ An SINH MIỀN NÖI, ĐỀ XUẤT VIỆC ĐỔI Điện thoại: 0942906777 MỚI ĐÀO TẠO, BỒI Email: DƢỠNG GIÁO VIÊN huyenla2701@gmail.com Ở TRƢỜNG SƢ ThS. LÃ THỊ THANH PHẠM HUYỀN TÓM TẮT Từ thực trạng của việc dạy học Tiếng Việt ở trƣờng trung học cơ sở huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An), bài viết đề xuất một số giải pháp về tuyển sinh và chƣơng trình đào tạo, thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên,… nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu thực tế của các trƣờng phổ thông ở vùng núi, vùng dân tộc ít ngƣời. Từ khoá: dạy học tiếng Việt, học sinh miền núi, trƣờng sƣ phạm, đổi mới, đào tạo giáo viên ABSTRACT Recommendations for teacher training and retraining innovation in pedagogical institutions from Vietnamese language teaching practice in mountainous regional schools From the real situation of Vietnamese language teaching at junior high schools in upland Ky Son district (Nghe An province), the article recommends a number of solutions on enrollment and training programs, policy implementation for teachers, etc. in order to promote innovation in teacher training and retraining, which in turn helps meet the actual needs of the high schools in mountainous and ethnic monority areas. Key words: Vietnamese language teaching, mountainous students, pedagogical institutions, innovation, teacher training 1. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI đã khẳng định nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) và đào tạo (ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. GD hiện nay đang chuyển từ chú trọng trang bị kiến thức (nâng cao dân trí) sang tập trung phát triển năng lực và phẩm chất ngƣời học (năng lực 783
  2. công dân); phát triển GD-ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; ƣu tiên đầu tƣ phát triển GD vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tƣợng diện chính sách,... Đối với việc đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông, nhiều ý kiến của các nhà khoa học đã nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông, xác định các năng lực cần hình thành cho học sinh (HS), bám sát phƣơng châm tích hợp và phân hóa, đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lƣợng ĐT và bồi dƣỡng giáo viên (GV),... 2. Thực trạng dạy học tiếng Việt cho học sinh miền núi và đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên 2.1. Môn Ngữ văn và việc dạy học tiếng Việt ở trường trung học cơ sở Là một bộ phận quan trọng của môn Ngữ văn, việc dạy học tiếng Việt (TV) trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay ngày càng đƣợc coi trọng, đã góp phần vào việc nâng cao kỹ năng (KN) sử dụng ngôn ngữ, giúp HS hình thành những năng lực của con ngƣời mới, tiếp tục học lên hoặc tham gia vào lao động, sản xuất. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cùng với những kết quả đáng ghi nhận, việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học TV nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Chất lƣợng, hiệu quả của việc rèn luyện KN sử dụng TV cho HS trung học cơ sở (THCS) là một trong những hạn chế đó. Điều đó lại càng khó khăn hơn đối với các trƣờng THCS vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời, trong đó có huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện tốt một hoạt động trong một điều kiện nhất định, trên cơ sở hiểu biết của bản thân nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra. Rèn luyện KN sử dụng TV là một hoạt động trong quá trình dạy học hoặc GD, trong đó, ngƣời học đã đƣợc cung cấp những tri thức cơ bản về hệ thống TV, đƣợc thực hành rèn luyện và vận dụng thuần thục vào quá trình giao tiếp, sử dụng. Việc rèn luyện KN sử dụng TV trong dạy học môn Ngữ văn ở trƣờng THCS là nhằm thực hiện mục tiêu của môn học, phù hợp với nguyên tắc tích hợp của môn Ngữ văn và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS, phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực sƣ phạm của đội ngũ GV hiện nay. 2.2. Thực trạng của việc dạy học tiếng Việt, dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS huyện biên giới Kỳ Sơn - Kỳ Sơn là một trong ba huyện vùng cao của Nghệ An đƣợc xếp nghèo nhất nƣớc, có đƣờng biên giới với Lào dài 192km. Kỳ Sơn chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở, hệ thống sông suối khá dày, địa hình phức tạp, nguy hiểm, giao thông đi lại khó khăn. Dân số 66.000 ngƣời, chủ yếu là dân tộc Thái, H'Mông và Khơ mú, còn ngƣời Kinh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với các dân tộc khác trong huyện. Huyện Kỳ 784
  3. Sơn đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chỉnh phủ về chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Năm học 2013-2014, huyện Kỳ Sơn có 24 trƣờng Mầm non, 29 trƣờng Tiểu học và 18 trƣờng THCS với tổng số 21.250 HS, trong đó có 20.430 HS dân tộc thiểu số (chiếm 96,16%). Chất lƣợng GD toàn diện của huyện Kỳ Sơn còn một số yếu kém; tình trạng HS bỏ học, ghép lớp, ngồi nhầm lớp còn khá phổ biến; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đời sống cán bộ, GV còn nhiều thiếu thốn, khó khăn. - Khác với HS miền xuôi, trƣớc khi đến trƣờng, đa số HS ngƣời dân tộc thiểu số ở Kỳ Sơn chƣa biết sử dụng TV. Điều này bắt nguồn từ đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao, ít đƣợc tiếp xúc với các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tâm lý sử dụng tiếng mẹ đẻ nhƣ là một bản năng tự nhiên. Các chƣơng trình sinh hoạt cộng đồng, những lần hội họp, giao lƣu kinh tế – xã hội đƣợc ngƣời địa phƣơng sử dụng tiếng dân tộc. Tập quán này tồn tại trong gia đình, làng bản và đƣợc HS ngƣời dân tộc mang đến trƣờng. Nếu TV đƣợc sử dụng trong giờ học, thì khi rời trƣờng lớp, các em lại sử dụng tiếng mẹ đẻ. Đến trƣờng trong tâm thế thụ động, khác biệt về ngôn ngữ, về nguồn gốc, hoàn cảnh sống, khiến cho việc học tập của HS gặp nhiều khó khăn, các em rất ngại phải giao tiếp bằng TV, lo sợ phát biểu trong giờ học, lo ngại phải giao tiếp với GV ngoài lớp học, “sợ” phải đến trƣờng. Vốn TV ít ỏi của HS làm hạn chế quá trình tiếp nhận kiến thức không chỉ môn TV mà với các môn học khác, ảnh hƣởng đến sự phát triển tƣ duy của các em. Ở trƣờng, khi học trên lớp, HS đƣợc nghe GV giảng bài (có lúc phải dùng cả 2 thứ tiếng để HS hiểu đƣợc nội dung bài dạy), đƣợc luyện đọc nhƣng không hiểu nội dung bài đọc; đƣợc luyện viết nhƣng chỉ luyện để viết đúng con chữ mà không thể viết thành bài văn hoàn chỉnh đƣợc. Về với gia đình và cộng đồng, các em lại sống trong môi trƣờng thuần tiếng dân tộc, vốn TV tạm thời bị chìm vào dạng tiềm năng. - Năng lực sử dụng TV của HS THCS huyện Kỳ Sơn đã đạt đƣợc những kết quả cơ bản, nhƣng vẫn còn nhiều bất cập cần phải giải quyết. Điều đó đƣợc thể hiện ở nhận thức về dạy học TV vẫn bị bị coi nhẹ, chiếu lệ, đối phó, hình thức. Phƣơng pháp dạy học TV cho HS qua môn Ngữ văn chậm đổi mới, không đƣợc cá biệt hóa để phù hợp với đối tƣợng học sinh dân tộc, chỉ áp dụng các thao tác thông thƣờng của một giờ dạy học Ngữ văn cho học sinh nói chung. Yêu cầu rèn luyện KN đối với HS bị bỏ qua trong tiến trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá tiếng Việt của HS vì thế cũng đƣợc làm một cách đối phó. Tình trạng chạy theo thành tích, HS ngồi nhầm lớp không phải là cá biệt. Khả năng sử dụng TV của học sinh trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là giao tiếp ngoài gia đình vì thế càng bị hạn chế. Chúng tôi lấy ví dụ, về phát âm, do ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ nên HS phát âm sai ở hầu hết dấu thanh và phần vần; có một số vùng phát âm sai một số âm đầu. HS dân tộc Khơ-Mú thƣờng nói các tiếng có thanh /huyền, sắc, ngã, nặng/ thành thanh /không/ 785
  4. còn tiếng có thanh /không/ thành thanh /nặng/. HS dân tộc Thái nói tiếng có thanh /ngã/ thành thanh /sắc/; trẻ em dân tộc Mông phát âm tiếng có vần /ơn/ thành /ƣn/ (trơn thành trƣn), vần /anh/ thành /ăn. Lỗi phát âm này do ảnh hƣởng tiếng mẹ đẻ nên sẽ rất khó chỉnh sửa (nếu không nói là không sửa chữa đƣợc) nếu không đƣợc uốn nắn từ các lớp trƣớc thì sẽ gây nhiều khó khăn cho GV ở bậc THCS. Trong những năm gần đây, mặc dù phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số đã học qua lớp mẫu giáo để làm quen TV nhƣng nhìn chung, vốn từ và kỹ năng nghe, nói của các em vẫn chỉ dừng lại ở những dạng câu thông thƣờng, đơn giản,... 2.3. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng việc dạy học môn Ngữ văn, dạy học tiếng Việt còn nhiều bất cập - Nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa môn Ngữ văn đang đƣợc dùng chung cho tất cả các đối tƣợng HS, trong đó có HS dân tộc, miền núi. Trong khi đó, nhiều HS dân tộc ở huyện Kỳ Sơn từ bậc tiểu học lên bậc THCS còn chƣa đọc thông viết thạo, là một trở ngại khi các em lại phải tiếp tục học tập những tri thức, kỹ năng mới ở bậc học cao hơn. - Các trƣờng THCS, các tổ chuyên môn và GV chƣa linh hoạt, sáng tạo trong việc bám sát đối tƣợng để cụ thể hóa kế hoạch dạy học. Có một số bài dạy kiến thức nhiều nhƣng chỉ có thời lƣợng từ 45 – 90 phút trên lớp nên HS khó tiếp thu. Đối với HS dân tộc ở Kỳ Sơn, việc GV tối giản nội dung một cách chính xác, đơn giản, ngắn gọn, phù hợp với trình độ của HS là vô cùng quan trọng và cần thiết. Một số GV còn lúng túng trong sử dụng phƣơng pháp dạy học, chƣa biết tạo hứng thú cho HS, chƣa cá biệt hóa và tổ chức hoạt động nhóm theo đối tƣợng HS. Vì vậy, phải dạy học những nội dung HS cần song song với việc dạy những nội dung chƣơng trình quy định. - Trình độ và khả năng am hiểu đối tƣợng HS, trong đó có việc am hiểu tiếng dân tộc là những khó khăn của nhiều GV. Đội ngũ GV Ngữ văn cũng nhƣ các GV bộ môn khác cần phải tự trau dồi tiếng dân tộc mà HS đang sử dụng, GV càng thông thạo tiếng dân tộc càng thuận lợi khi truyền tải kiến thức cho HS nói tiếng dân tộc đó, để có thể đồng thời chuyển dịch tri thức, KN từ TV sang tiếng Thái, KhơMú, H'mông hoặc ngƣợc lại. Điều này không chỉ phụ thuộc vào ý chí, điều kiện của GV mà phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch vĩ mô của các cấp quản lý GD, của các trƣờng sƣ phạm. - Sự quan tâm của gia đình, của làng bản đối với việc học tập của HS chƣa cao; trình độ dân trí thấp, một số thói quen tập quán lạc hậu đã cản trở đến việc học tập của HS. Động cơ, ý thức học TV cũng chƣa đƣợc gia đình, cộng đồng ngƣời dân tộc trong cụm dân cƣ chú ý. Các cấp quản lý giáo dục chƣa chú ý bồi dƣỡng năng lực dạy học cho HS dân tộc cho GV, chƣa chú ý đảm bảo các điều kiện đời sống vật chất của GV vùng sâu, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. 786
  5. 2.4. Một số đề xuất về việc đổi mới đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu thực tế của các trường phổ thông ở vùng núi, vùng dân tộc ít người 2.4.1. Bên cạnh việc đạt chuẩn đầu ra nói chung, các cơ sở ĐT GV phối hợp với các cơ quan quản lý GD cần bồi dƣỡng, bổ sung, nâng cao trình độ, kỹ năng giáo dục HS dân tộc cho sinh viên Ngữ văn. Nhƣ đã nói, nếu GV am hiểu địa bàn, am hiểu đối tƣợng HS dân tộc hoặc là ngƣời dân tộc, biết tiếng dân tộc, sẽ có rất nhiều thuận lợi trong hoạt động dạy học và hoạt động GD. Hiện nay, các cơ sở ĐT GV, khi tuyển sinh đầu vào các ngành sƣ phạm, đã căn cứ vào điểm sàn và các hƣớng dẫn về chế độ ƣu tiên. Tuy nhiên, từ thực trạng nhiều năm công tác ở huyện Kỳ Sơn, chúng tôi thấy nhà nƣớc và ngành GD nên tăng cƣờng tuyển sinh đối tƣợng sinh viên sƣ phạm là ngƣời dân tộc. Việc tuyển sinh đầu vào là ngƣời dân tộc có thể gây khó khăn bƣớc đầu cho quá trình ĐT ở các trƣờng sƣ phạm, nhƣng sẽ tạo thuận lợi cơ bản, bền vững cho việc nâng cao chất lƣợng GD ở miền núi, là tiền đề để nâng cao chất lƣợng GD nói chung. Việc đƣa GV miền xuôi, thành phố lên miền núi hoặc biệt phái một vài năm không giải quyết đƣợc vấn đề căn bản bởi trong nhận thức GV luôn có tƣ tƣởng tạm bợ. Nhiều GV đã làm quen đƣợc môi trƣờng, khí hậu, con ngƣời,... đến khi có thể có những sáng kiến, những biện pháp GD phù hợp với đối tƣợng HS của mình thì lại vì nhiều lý do đã phải di chuyển. Chính vì vậy, tuổi đời của GV miền núi rất trẻ (GV THCS của huyện Kỳ Sơn có độ tuổi dƣới 35 là 411/476, tỷ lệ 86,34%). Nghị quyết số 30/A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo cũng đã khẳng định chính sách GD, nâng cao mặt bằng dân trí, việc tăng cƣờng, mở rộng chính sách ĐT ƣu đãi theo hình thức cử tuyển và theo địa chỉ cho HS ngƣời dân tộc thiểu số, chính sách ĐT cán bộ tại chỗ,... Một trong những khó khăn của các trƣờng sƣ phạm hiện nay là sinh viên dân tộc, miền núi có tỷ lệ đạt chuẩn của chƣơng trình ĐT theo tín chỉ tƣơng đối thấp. Hơn nữa, việc bố trí thực hành, thực tập cho sinh viên sƣ phạm đến với các trƣờng vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc tƣơng đối khó khăn. Vì vậy, trong chƣơng trình ĐT, không chỉ cung cấp tri thức mà cần tăng cƣờng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, bồi dƣỡng phƣơng pháp cá thể hóa, chuyển dạy học chủ yếu cung cấp tri thức sang chủ yếu hình thành năng lực công dân. Việc các trƣờng sƣ phạm tách đối tƣợng 30a thành một lớp (sĩ số ít) riêng sẽ gây tốn kém cho cơ sở ĐT, nhƣng sẽ đảm bảo lợi ích toàn diện, lâu dài, bền vững. Kết hợp chặt chẽ việc ĐT theo địa chỉ, theo đối tƣợng 30a với các hoạt động tình nguyện của sinh viên trong việc góp phần phát triển kinh tế – xã hội của vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Hoạt động ĐT sau đại học, nghiên cứu khoa học nên ƣu tiên vào việc nghiên cứu, triển khai các đề tài luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu,… liên quan đến hoạt động GD cho HS miền núi, vùng dân tộc. 787
  6. 2.4.2. Các trƣờng sƣ phạm, các cấp quản lý giáo dục cần có biện pháp để bồi dƣỡng tri thức, kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc cho GV dạy học ở các trƣờng vùng cao, vùng dân tộc. Đa số GV ngƣời Kinh ở nơi khác đến giảng dạy ở huyện có đồng bào dân tộc đều không biết tiếng dân tộc, nếu biết thì cũng chỉ dừng ở mức độ rất ít nên họ không thể so sánh, đối chiếu, liên hệ khi gặp những tình huống cần thiết trong dạy học và GD. Về phong tục tập quán, lối sống, phong cách sản xuất,… cũng có nhiều GV không hiểu, không nắm bắt đƣợc tạo nên khoảng cách, không tiếp cận đƣợc với phụ huynh, HS, với đồng bào dân tộc. Thực tế đã chứng minh, ở các vùng dân tộc thiểu số, nếu một GV có trình độ đào tạo cao đẳng, nhƣng biết sử dụng tiếng dân tộc thì chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học sẽ cao hơn so với các GV có trình độ đại học hoặc sau đại học. Vì vậy, năng lực sử dụng tiếng dân tộc là một trong những phẩm chất cần có của GV dạy học ở vùng dân tộc thiểu số. Điều này không chỉ đƣợc thực hiện ở các trƣờng sƣ phạm, các cơ quan quản lý GD mà bản thân GV trong mỗi trƣờng có thể dạy cho nhau về tiếng dân tộc, truyền bá, trao đổi kinh nghiệm về lối sống, phong tục, tín ngƣỡng ở địa phƣơng. Một số trƣờng THCS nhƣ Mƣờng Lống, Na Ngoi,… (Kỳ Sơn) có một số GV là ngƣời địa phƣơng rất tích cực hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cách giao tiếp nên nhiều GV ngƣời Kinh sử dụng thành thạo tiếng dân tộc Mông. Tuy nhiên, để có hiệu quả hơn, cần có những chủ trƣơng cụ thể, khả thi của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý GD, tránh việc hô hào, phó mặc. Đây là một trong những nội dung mà các trƣờng sƣ phạm phối hợp với các Sở, Phòng Giáo dục phải tổ chức bổ sung, cập nhật trong chƣơng trình ĐT, bồi dƣỡng GV. 2.4.3. Tiếp tục đổi mới chƣơng trình, tài liệu học tập, nâng cao việc dạy học tự chọn, nội dung địa phƣơng, tạo hứng thú học tập TV cho HS. Việc sử dụng chƣơng trình, sách giáo khoa đại trà cho HS các vùng núi cao, vùng dân tộc thiểu số sẽ không phát huy hiệu quả, nếu không biết lựa chọn nội dung cần thiết, phù hợp. Trình độ HS dân tộc từ tiểu học đã chƣa đủ để tiếp thu tri thức, kỹ năng, bồi dƣỡng nhân cách theo yêu cầu chung của chƣơng trình THCS. Kết quả là, để đảm bảo yêu cầu của trƣờng, của Phòng, Sở về tỷ lệ HS lên lớp, để đảm bảo sĩ số HS của trƣờng, GV buộc phải cho lên lớp, phải cho ngồi nhầm lớp,… Và yếu kém bậc học trƣớc là nguyên nhân cho yếu kém của bậc học sau, tạo thành một vòng luẩn quẩn có hệ thống cho đến đại học,… Rồi đại học lại ĐT GV,…, GV đƣợc ĐT về dạy ở các trƣờng miền núi… Vì vậy, các trƣờng sƣ phạm phải tham mƣu, tƣ vấn, giúp đỡ các trƣờng học, các cơ quan quản lý GD địa phƣơng để cụ thể hóa chƣơng trình dạy học, biên soạn nội dung dạy học tự chọn, giáo trình dạy học địa phƣơng,… cho các huyện vùng cao, vùng dân tộc, thậm chí cho từng trƣờng cụ thể. Theo chúng tôi, điều này cũng không phải khó khăn gì: hàng năm, các trƣờng đại học sƣ phạm có hàng trăm đề tài nghiên cứu cấp 788
  7. khoa, cấp trƣờng, đề tài luận văn thạc sĩ, tiến sĩ,… nên ƣu tiên hƣớng về nội dung này. Đó cũng là yêu cầu mà chƣơng trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 phải đƣợc đổi mới, điều chỉnh để phù hợp với trình độ, năng lực và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS dân tộc miền núi. 2.4.4. Tích cực tham mƣu, tƣ vấn cho các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể để phát triển kinh tế – xã hội ở vùng cao, vùng dân tộc, vận động HS đến trƣờng, chống trình trạng bỏ học, thất học, mù chữ. Để phát triển GD vùng sâu, vùng núi cao, vùng dân tộc thiểu số một cách bền vững, giải pháp quan trọng nhất và đầu tiên nhất là phải phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ nhận thức và đời sống vật chất, tinh thần để làm nền tảng cho GD. Đó là trách nhiệm của các cấp chính quyền, của các ngành, của các cơ quan quản lý GD, trong đó có các trƣờng sƣ phạm. Ở các huyện miền Tây Nghệ An, trong nhiều năm qua, Trƣờng Đại học Vinh và một số trƣờng ĐH-CĐ đã thực hiện một số chƣơng trình, dự án nghiên cứu xóa đói giảm nghèo với các mô hình phát triển nông – lâm – ngƣ, về xây dựng các khu sinh thái, về chƣơng trình hỗ trợ vùng sâu, vùng cao, sinh viên tình nguyện,… đã góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc về vai trò của tri thức, của GD trong việc xây dựng cuộc sống của từng gia đình, từng bản, từng dân tộc. Vì vậy, trƣờng sƣ phạm phải thực hiện tốt công tác tuyển sinh, ĐT, bồi dƣỡng GV theo Nghị quyết số 30/A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; các cấp chính quyền phải thực hiện tốt Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về GD. 3. Việc nâng cao chất lƣợng dạy học TV, dạy học môn Ngữ văn và chất lƣợng GD toàn diện cho HS con em dân tộc thiểu số có tác dụng về nhiều phƣơng diện. Đó là quá trình tích hợp giữa việc cung cấp những tri thức, kỹ năng cơ bản của môn học, vừa là quá trình rèn luyện kỹ năng mềm cho HS, để trình độ, năng lực toàn diện của các em theo kịp với HS miền xuôi, cũng là góp phần thực hiện chính sách dân tộc miền núi. Trong quá trình tích hợp nhiều mục tiêu đó, ngƣời GV phải bám sát nguyên tắc GD, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc khả thi trong hoạt động GD và dạy học, phải phù hợp với đối tƣợng HS, vốn tri thức, vốn sống, cách tƣ duy của HS dân tộc thiểu số. Vì vậy, phải có những yêu cầu toàn diện đối với ngƣời GV; phải đƣợc cụ thể hóa trong việc việc đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 cũng nhƣ thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Điều đó, không chỉ có trách nhiệm của các trƣờng sƣ phạm mà còn phụ thuộc vào các cơ chế, chính sách của ngành GD, của các cấp chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 789
  8. 1. Bộ GD & ĐT (2013), Thông báo số 43/TB-BGD ĐT ngày 14/01/2013 về kết quả hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông Việt Nam, Hà Nội. 2. Dự án PT GV THPT & THCN – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 (2013), Giáo trình Tiếng Việt (dành cho học sinh dân tộc thiểu số hệ Dự bị đại học), NXB Đại học Cần Thơ. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, 790
nguon tai.lieu . vn