Xem mẫu

  1. 304 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP TỪ NHẬN THỨC ĐẾN THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG HIỆN NAY ThS. Đỗ Thị Khánh Nguyệt Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Phát triển kinh tế tư nhân là chủ trương lớn được Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Hải Phòng không ngừng phát triển và hoàn thiện. Trong quá trình phát triển, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã đạt được những kết quả tích cực, cho thấy đây là khu vực kinh tế năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều hạn chế, cần có nhiều giải pháp tích cực để khai thác và phát huy hơn nữa mọi tiềm năng, nguồn lực của thành phần kinh tế này. Từ khóa: Nhận thức, thực tiễn, phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng FROM AWARENESS TO PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT IN HAI PHONG NOW Abstract: The development of the private economy is a major policy developed and improved by the Communist Party of Vietnam and Hai Phong Party Committee. In the process of development, the private economy in Hai Phong has achieved positive results, showing that this is a dynamic and creative economic area. However, besides, it also revealed many limitations, it is necessary to have many positive solutions to exploit and promote all potentials and resources of this economic sector. Keywords: awareness, practice, Hai Phong private economic development). I. ĐẶT VÇN ĐỀ Quan điểm của Đảng ta nói chung, của thành phố Hải Phòng nói riêng về phát triển kinh tế tư nhân là quan điểm nhất quán và liên tục phát triển, hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội. Vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận dần dần qua từng giai đoạn, từ chỗ chỉ là thành phần kinh tế có thể được sử dụng và cần cải tạo bằng những bước đi thích hợp đến chỗ có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được khuyến khích phát triển; từ chỗ là một trong những động lực của nền kinh tế trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hải Phòng là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, một trong ba cực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng kinh tế động lực phía Bắc. Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng, thành phố đã xây dựng chủ trương, kế hoạch, tạo ra cơ chế phù hợp để khuyến khích, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Nhờ đó, kinh tế tư nhân đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của thành phố; là lực lượng đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, góp
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 305 phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của thành phố. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, kinh tế tư nhân cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa để thực sự trở thành một động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. II. NỘI DUNG 1. Đổi mới nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân 1.1. Đổi mới nhận thức của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân. Kinh tế tư nhân bao gồm: Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn thêm lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình. Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kinh tế tư nhân bao gồm những hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, chế biến nông lâm sản, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, thương mại và dịch vụ du lịch (trừ an ninh quốc phòng). Trước đổi mới, vì chủ quan duy ý chí, nóng vội, muốn nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân, chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế XHCN, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch nên nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng sâu sắc. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sai lầm và khuyết điểm, từ Đại hội VI (tháng 12 - 1986), chủ trương của Đảng đã cho phép phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình kinh doanh. Đảng ta đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” [14]. Đến Đại hội VII (6 - 1991), Đảng ta đã thực sự coi kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế độc lập, có tiềm năng phát triển và đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (1 - 2001), đã thể hiện bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân” [14]. Đại hội X (1 - 2001) và XI (4 - 2006) phản ánh bước tiến mới trong tư duy của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta, coi kinh tế tư nhân là “một trong những động lực của nền kinh tế”.
  3. 306 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Đến Đại hội XII (1 - 2016), Đảng ta khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát hơn khi coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Văn kiện Đại hội XII (1-2016) nhấn mạnh việc: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” [5; Tr. 107, 108]. Đặc biệt, ngày 03/6/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10 - NQ/TW: Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội XII của Đảng không chỉ khẳng định thêm vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân mà còn mở ra những cơ hội mới để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn với chủ trương không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Để đường lối, chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, ngày 24/1/2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đã định hướng các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng, trong đó xác định: “Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triến kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng… Chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế” [7]. 1.2. Quan điểm của Đảng bộ thành phố Hải Phòng Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, là đầu mối giao thông huyết mạch nối miền Bắc với quốc tế, một môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hải Phòng đã từng tự hào với một số doanh nhân điển hình như doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Đoàn Đức Ban… Hải Phòng cũng được coi là địa phương đi đầu cả nước về sự sáng tạo “khoán mới” trong nông nghiệp. Trên cơ sở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuất phát từ tiềm năng to lớn của thành phố, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã cụ thể hóa nội dung phát triển kinh tế tư nhân trong các văn kiện Đảng bộ của thành phố, đặc biệt trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIV (12 – 2010) và lần thứ XV (10 – 2015). Thực hiện Nghị quyết số 10 – NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chương trình hành động số 44 - Ctr/TU ngày 21/9/2017. Chương trình hành động đã chỉ ra mục tiêu chung: “Tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hải Phòng theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 307 hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại” [11]. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (6/2017) và Chương trình hành động số 44 - Ctr/TU ngày 21/9/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng đã triển khai đưa Nghị quyết vào đời sống bằng việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 44 - Ctr/TU. Đây chính là một trong những chính sách của Hải Phòng phát triển kinh tế tư nhân; góp phần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Theo đó, UBND thành phố đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hải Phòng theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. UBND thành phố chỉ rõ phải nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng doanh nghiệp Hải Phòng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Phấn đấu đến năm 2020, toàn thành phố có trên 33.000 doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm 2030 có trên 53.000 doanh nghiệp hoạt động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2020 đạt khoảng 51% - 53%, năm 2025 đạt khoảng 55% - 56%, đến năm 2030 đạt khoảng 60% - 65%. Với chỉ tiêu trên có thể khẳng định UBND thành phố Hải Phòng đánh giá rất cao tiềm năng, sức mạnh to lớn của kinh tế tư nhân; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng nhanh trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Để thực hiện được những chỉ tiêu đặt ra, Kế hoạch do UBND thành phố ban hành chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Thứ nhất, tiếp tục tổ chức quán triệt Nghị quyết nghiêm túc, sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đoàn thể nhân dân, làm đổi mới sâu sắc trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể xã hội về kinh tế tư nhân và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân. Thứ hai, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân. Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển
  5. 308 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP doanh nghiệp nhỏ và vừa, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tạo tiền đề hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn. Thứ ba, tăng cường phát triển thị trường, sàn giao dịch công nghệ, khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư. Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, có tư tưởng chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ năm, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể khẳng định, Hải Phòng rất quyết liệt trong việc thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân; tạo cơ chế, động lực để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. UBND thành phố quyết tâm thực hiện chủ đề năm 2018 “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách nhà nước - Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh”. Ngày 21 tháng 06 năm 2018, UBND thành phố ban hành Chỉ thị Số: 15/CT-UBND về Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, trong đó nhấn mạnh: Bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế [16]. Chủ đề trên càng được củng cố và thực hiện nghiêm túc hơn năm 2019: “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh”. Thành phố không ngừng nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã có chỉ thị yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra, chủ tịch UBND các quận, huyện không tiến hành thanh tra, kiểm tra quá một lần/năm đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất. Đồng thời tổ chức đối thoại doanh nghiệp định kỳ một lần/tháng, lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp để hoàn thiện cơ chế. 2. Thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay 2.1. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng đã nhận thức đúng đắn tính tất yếu phát triển kinh tế thị trường; xác định khu vực kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Đây là một khu vực kinh tế quan trọng, có đóng góp tích cực vào việc giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động và sử dụng vốn nhàn rỗi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố đã đề ra những cơ chế mở, thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng của các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh như VinGroup, SunGroup, Him Lam… đầu tư vào các dự án lớn. Mặt khác, thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối các nguồn lực để phát triển kinh tế tư nhân nói riêng của thành phố nói chung.
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 309 Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 10 - NQ/TU ngày 05/9/2002 của Ban Thường vụ Thành ủy (khoá XII) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng, khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục có bước phát triển mới, tăng nhanh về số lượng; mở rộng quy mô đầu tư và quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động; nâng cao trình độ công nghệ, cải thiện chất lượng, sức cạnh tranh trên sản phẩm, dịch vụ; nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp ngày càng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Khu vực kinh tế tư nhân không những góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của thành phố trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu đáng kể trên một số mặt: - Thứ nhất, khu vực kinh tế tư nhân đã thể hiện tính năng động của mình bằng sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và hiệu quả kinh doanh, đa dạng về ngành nghề. Số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được mở rộng, giải quyết được các vấn đề lớn của xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển. Hiện nay, thành phố có gần 28.000 doanh nghiệp và 37.500 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động. Sự phát triển và tăng nhanh của thành phần kinh tế tư nhân đã góp phần xây dựng, hình thành và từng bước phát triển một trật tự sản xuất kinh doanh theo pháp luật với các quan hệ đa dạng, nhiều chiều trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh. Đến nay, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã tham gia hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh: từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ,… Trong từng lĩnh vực đã có một số doanh nghiệp kinh tế tư nhân khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường như: + Đối với lĩnh vực công nghiệp, với sức bật đến từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các khu công nghiệp lớn như: Đình Vũ, Tràng Duệ (LG), VSIP… Điển hình là Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VinFast, bằng việc vượt tiến độ 3 tháng, VinFast đã xác lập kỳ tích mới trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Lần đầu tiên, một nhà máy sản xuất xe hơi hoàn tất việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền sản xuất, vận hành trơn tru và đi vào sản xuất chỉ trong vòng 21 tháng. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới phương thức quản lý và nhờ đó đã tạo ra một số sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường như: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng, Công ty Cổ phần Ắc quy Tia Sáng, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn VICO, Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long, Công ty Cổ phần Chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải... + Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân rất phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển như vận tải, kho bãi. Với lợi thế về cảng biển, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã phát huy
  7. 310 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP được thế mạnh thông qua các ngành dịch vụ liên quan như vận tải, logicstics. Hiện nay, thành phố có gần 40 doanh nghiệp cảng, đa phần là tư nhân, sử dụng chiều dài cầu cảng hơn 11km, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%/năm; riêng năm 2017 đạt 92 triệu tấn.. Trong quá trình hoạt động và phát triển, khối ngân hàng tư nhân đã có bước phát triển ổn định, có sự gia tăng vượt bậc trong phát triển các chi nhánh, tăng thị phần chiếm lĩnh, hiệu quả kinh doanh tốt, góp phần cung ứng vốn và dịch vụ tiện ích hiện đại cho thành phố Hải Phòng. Ví dụ tại thời điểm ngày 30/6/2017, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 154.095 tỷ đồng, trong đó các chi nhánh ngân hàng tư nhân đạt 95.248 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62% trên tổng nguồn vốn huy động. Ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ xã hội với hàng chục bệnh viện, hàng trăm trường học dân lập, hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động theo các mô hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, doanh nghiệp tư nhân… đã làm đa dạng hóa sắc màu ngành nghề đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng. - Thứ hai, nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân trong cơ cấu tổng nguồn vốn của các thành phần kinh tế quốc dân ngày càng tăng qua các năm: năm 2010 chiếm 38,4%, năm 2014 chiếm 43,1%, năm 2015 chiếm 49,7%. Theo báo cáo của Cục thống kê thành phố, khu vực kinh tế tư nhân thu hút một khối lượng vốn ngày càng lớn của toàn xã hội, quý I/2019 chiếm 57,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 135,73% so với cùng kỳ. Với lợi thế là cửa ngõ kết nối Việt Nam với các nước trên thế giới, Hải Phòng đã thu hút các nhà đầu tư lớn trong nước như Vingroup, Sungroup, Flamingo, công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ tài chính Hoàng Huy, công ty TNHH Nhật Hạ…Tập đoàn Vingroup với tổng vốn đầu tư gần trăm nghìn tỷ đồng vào các dự án: Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên; khu đô thị Vinhomes Imperia; tòa tháp 45 tầng; bệnh viện quốc tế Vinmec; khu đô thị cầu Rào 2 và đặc biệt nhất là Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô VinFast với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ USD. Tập đoàn Sungroup đầu tư vào khu vực Cát Hải, Cát Bà với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD. Công ty Nhật Hạ với khách sạn 5 sao Pullman 1.600 tỷ đồng… Tập đoàn Tài chính Hoàng Huy với dự án Hoàng Huy Riverside với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng gồm nhà liền kề tối đa 5 tầng, biệt thự tối đa 3 tầng và nhà ở hỗn hợp tối đa 5 tầng với tổng diện tích trên 5,9ha... - Thứ ba, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút được lượng lớn lao động, tăng dần qua các năm, chất lượng lao động tăng cao, năm 2002 có 70.022 lao động, năm 2011 có 135.664 lao động, năm 2014 có 180.242 lao động, tăng 2,6 lần so với năm 2002; cơ cấu lao động của khu vực kinh tế tư nhân năm 2002 chiếm 10,02%, năm 2015 chiếm 54,2%, đến năm 2016 đã tăng lên chiếm 57,1%. Khu vực kinh tế tư nhân cũng đã tích cực tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Năm 2002, mới chỉ có 258 đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Đến năm 2010, số đơn vị, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đã tăng vọt lên 2.208 đơn vị, doanh nghiệp, gấp 8,5 lần so với năm 2002; tính đến tháng 6/2017 là 7.500 đơn vị, doanh nghiệp (gấp 29,1 lần so với năm
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 311 2002). Với đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; lượng lao động thu hút ngày càng tăng, khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng đã tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ngày càng vững chắc. Bảng 1: Lượng lao động khu vực kinh tế tư nhân thu hút qua các năm (Đơn vị tính:người) Năm 2002 2011 2014 Số lao động 70.022 135.664 180.242 Nguồn: Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban TV Thành ủy Hải Phòng - Thứ tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức đóng góp cho ngân sách nhà nước của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng so với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Nếu năm 2002 tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân chiếm 25,3% trong GRDP chung toàn thành phố, thì năm 2007 chiếm 41,3%, năm 2015 chiếm 48,3%, năm 2016 chiếm 48,1%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2019 của toàn thành phố ước đạt 31.606,16 tỷ đồng, tăng 14,25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước quý I/2019 ước đạt 770,05 tỷ đồng, giảm 1,12% so với cùng kỳ năm trước; Khu vực kinh tế ngoài nhà nước với sự năng động, tốc độ bứt phá nhanh, quý I/2019 ước đạt 29.300,38 tỷ đồng, tăng 14,63% so với cùng kỳ năm trước. Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân trong GRDP 2002 2007 2015 2016 25,3% 41,3% 48,3% 48,1% Nguồn: Cổng thông tin và điện tử của Hải Phòng Tỷ trọng thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế tư nhân đã tăng từ 8,9% (năm 2002) lên 16,8% (năm 2016). Năm 2018, thu nội địa của thành phố đạt 24.768 tỷ đồng, trong đó thu thuế từ các doanh nghiệp đạt 11.400 tỷ đồng, chiếm 46%. Cụ thể, khối doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn nộp ngân sách đạt gần 3.200 tỷ đồng, chiếm 28%; khối doanh nghiệp FDI nộp ngân sách gần 4.000 tỷ đồng, chiếm 35%; khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp ngân sách gần 4.200 tỷ đồng, chiếm 37%. Đặc biệt, có trên 1.100 doanh nghiệp, nộp ngân sách từ 1 tỷ đồng trở lên, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2017, chiếm 5,64% số doanh nghiệp đang hoạt động. Mặc dù mới bắt đầu hoạt động nhưng năm 2018, VinFast đã nộp ngân sách cho thành phố trên 1.200 tỷ đồng.
  9. 312 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Bảng 3: Tỷ trọng đóng góp thu nội địa thành phố của các khu vực kinh tế năm 2018 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Khu vực kinh tế Khu vực Khu vực kinh tế Tổng thu nội địa nhà nước doanh nghiệp FDI tư nhân Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 24.768 100% 3.200 28% 4.000 35% 4.200 37% Nguồn: Cổng thông tin và điện tử của Hải Phòng 2.2. Những tồn tại trong phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng thời gian qua Bên cạnh những thành quả ban đầu đáng ghi nhận, quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Có thể khái quát thành các hạn chế sau: - Thứ nhất, tính cạnh tranh thấp, phát triển thiếu bền vững Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng kinh tế tư nhân ở Hải Phòng nói riêng, kinh tế của thành phố nói chung chưa thực sự phát triển ổn định bền vững. Theo Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam, năm 2017 Hải Phòng đã vượt lên đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố, đứng vị trí thứ 2/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng, đạt 65,15 điểm, tăng 5,05 điểm và tăng 12 bậc so với năm 2016; nhưng năm 2018 đạt 64,48 điểm, đứng vị trí thứ 16/63 tỉnh, thành trong Bảng xếp hạng, tụt 7 bậc so với năm 2017. Kinh tế tư nhân mặc dù tăng về số lượng, đa dạng về ngành nghề kinh doanh, nhưng chưa được hệ thống hóa thành một mô hình phát triển đột phá. Đa số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trước mắt; hoạt động với mục tiêu hướng nội trong phạm vi hẹp. Thành phố cũng chưa có nhiều sản phẩm tư nhân có sức cạnh tranh cao. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ (trên 90% có mức vốn dưới 1 tỷ đồng), máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý nhìn chung còn yếu kém, trình độ tay nghề của người lao động chưa cao nên năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế yếu. Số lượng các hộ kinh doanh cá thể chiếm khoảng 95% so với tổng số cơ sở thuộc thành phần kinh tế tư nhân, nhưng đại đa số các hộ đều không có mặt bằng để sản xuất, thường sử dụng diện tích đất ở, đất trồng cây lâu năm để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Do tính tự phát, chụp giật trong sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp tư nhân tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định, không đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Hiện, Hải Phòng có trên 31.500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nhưng chỉ có gần 2/3 số doanh nghiệp có nộp thuế và nộp phí, còn lại trên 1/3 số doanh nghiệp không phát sinh thuế và phí khi hoạt động, hoặc sau khi đăng ký không hoạt động... - Thứ hai, thiếu vốn và hiệu quả sử dụng mặt bằng sản xuất thấp Các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố có quy mô vừa và nhỏ là do thiếu vốn để đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ. Nhiều doanh nghiệp không có tài sản để thế
  10. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 313 chấp, không đủ khả năng tài chính và năng lực quản lý, kinh doanh để vay vốn, tiếp cận đầy đủ các nguồn tín dụng, vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán. Từ bất cập đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cầm chừng, hạn chế khả năng phát triển mở rộng chiếm lĩnh thị trường; nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động. Mặt khác, vấn đề tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp cũng còn nhiều bất cập. Theo báo cáo của cơ quan chức năng, thời gian qua thành phố Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản xác định vi phạm và xử lý đối với nhiều dự án chậm tiến độ thực hiện dự án, sử dụng đất không đúng mục đích. Trong đó, đã ban hành quyết định thu hồi đất đối với 12 dự án với diện tích 243,6ha; xem xét thu hồi 19 dự án diện tích 105,98 ha; đang tổng hợp hồ sơ xử lý vi phạm đối với 27 dự án diện tích 118,32 ha... - Thứ ba, năng lực quản lý và trình độ tay nghề người lao động còn thấp. Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng chưa sử dụng nguồn vốn, mặt bằng sản xuất hiệu quả, chưa thực sự phát triển ổn định bền vững là do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến năng lực của cán bộ quản lý và trình độ tay nghề người lao động còn thấp. Nhiều doanh nhân có trình độ thấp cả về chuyên môn, luật pháp, thị trường. Chính do trình độ còn thấp nên các doanh nghiệp tư nhân chưa khai thác triệt để các chính sách hỗ trợ đào tạo - khoa học - công nghệ cho khu vực kinh tế tư nhân. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân chưa có tầm nhìn chiến lược và kế hoạch kinh doanh, quản trị nội bộ của doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân; chưa huy động các nguồn vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ để tạo tính đột phá, quản lý tài chính còn thiếu minh bạch, số liệu báo cáo chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp; chưa có nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, chưa tạo dựng được uy tín và thương hiệu ở thị trường trong và ngoài nước, thậm chí còn là nguyên nhân đẩy nhiều doanh nghiệp tư nhân vào tình trạng nợ nần, phá sản và vi phạm pháp luật. Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tư nhân phần lớn là lao động phổ thông, chưa có trình độ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ kém, thiếu hiểu biết về luật pháp, kỷ luật lao động chưa nghiêm, chưa có tác phong công nghiệp, còn mang nặng thói quen và tập quán sản xuất nhỏ, khả năng hợp tác yếu. Một bộ phận lớn lao động không được đào tạo cơ bản về lý thuyết và thực hành nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, gây khó khăn khi áp dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất. Việc bố trí, sử dụng nhân lực của thành phố cũng còn bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều trường hợp làm trái ngành nghề, sau khi tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất, phải đào tạo lại. Các cơ chế, chính sách về đào tạo và đào tạo lại chưa đồng bộ, ... Những hạn chế này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút đầu tư cũng như tăng trưởng kinh tế của thành phố. - Thứ tư, việc thực hiện chính sách, pháp luật ở nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa nghiêm Kinh tế tư nhân lấy mục tiêu lợi nhuận làm động lực trong quá trình tồn tại và phát triển. Do chạy theo lợi nhuận nên tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức diễn ra khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp không tuân thủ quy định của pháp luật như: không có
  11. 314 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP địa chỉ thực, không treo biển hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh; lợi dụng sơ hở móc nối với phần tử xấu, lừa gạt để chiếm đoạt tài sản nhà nước hoặc của đối tác, gây hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Ví dụ Công ty TNHH Hồng An Phong (trụ sở tại thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong, huyện An Dương) của Công ty TNHH Vinaca (phường Ngọc Sơn, quận Kiến An) sản xuất hóa mỹ phẩm với thành phần chính là bột than tre và dán nhãn hỗ trợ điều trị ung thư. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp tư nhân vi phạm các quy định về thuế, nợ thuế kéo dài. Tính đến ngày 30/6/2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của 6.435 doanh nghiệp, trong đó 977 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do không đăng ký mã số thuế và 5.458 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do các trường hợp vi phạm khác. Ngoài ra tình trạng nợ bảo hiểm xã hội, thực hiện pháp luật về lao động còn nhiều sai phạm, nhất là các điều kiện về an toàn lao động, về chế độ lao động và việc làm. Nhiều doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn thang bảng lương đã đăng ký với cơ quan chức năng nhà nước. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp kéo dài thời gian làm việc trong ngày, bình quân 10 giờ/ngày, một số doanh nghiệp vượt 12 giờ/ngày, cá biệt có đơn vị người lao động phải làm việc đến 14 giờ/ngày. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động của kinh tê tư nhân Hải Phòng. Điển hình như Công ty cổ phần DAP - VINACHEM (tại khu công nghiệp Đình Vũ) sau 7 năm đi vào sản xuất, lượng chất thải gyps của Công ty là khoảng 2,3 triệu tấn, đạt chiều cao khoảng 30m, nguy cơ ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. Công ty đã bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm gần 1,5 tỷ đồng. Trong số các làng nghề đóng trên địa bàn thành phố gây ô nhiễm môi trường phải kể đến hai làng nghề: làng nghề đúc, cơ khí Mỹ Đồng (xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên) và tái chế phế liệu Tràng Minh (phường Tràng Minh, quận Kiến An) đã gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, đất đai, không khí. Bộ Tài nguyên và môi trường hỗ trợ kinh phí và phối hợp với thành phố Hải Phòng triển khai dự án khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường tại hai làng nghề nói trên. Trong đó, vốn đầu tư của làng nghề Tràng Minh là hơn 120 tỷ đồng; làng nghề đúc, cơ khí Mỹ Đồng trên 81 tỷ đồng. III. KẾT LUẬN Nhờ những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ thành phố, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã đạt được những kết quả tích cực, cho thấy đây là khu vực kinh tế năng động, sáng tạo, có nhiều tiềm năng cần được khai thác và phát huy. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều hạn chế như: tính cạnh tranh thấp, phát triển thiếu bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu; nhiều doanh nghiệp còn vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về thực hiện chủ trương, chính sách,… Để góp phần đưa Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, một trong ba cực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng kinh tế động lực phía Bắc, khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thực sự trở thành một động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
  12. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 315 TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Bộ GD & ĐT (2006): “Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010): “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X” (phần I), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010): “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X” (phần II), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII số 10 - NQ/TW, ngày 03/6/2017). 7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 8. Thành ủy Hải Phòng (2010), “Văn kiện đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010 – 2015, Lưu hành nội bộ. 9. Thành ủy Hải Phòng (2015), “Văn kiện đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Lưu hành nội bộ. 10. Thành ủy Hải Phòng, Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 10 - NQ/TU ngày 05/9/2002 của Ban Thường vụ Thành ủy (khoá XII) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng. 11. Thành ủy Hải Phòng, Chương trình hành động Của Ban thường vụ Thành Ủy Hải Phòng: Thực hiện Nghị quyết số 10 - NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 12. UBND thành phố Hải Phòng, Kế hoạch Thực hiện Nghị quyết số 98/NQ -CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 44 - CTr/TU ngày 21/9/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 10 -NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
nguon tai.lieu . vn