Xem mẫu

  1. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI TỪ NGỮ CHỈ THẢO MỘC VÀ TÍNH ỨNG DỤNG TRONG 南邦草木 NAM BANG THẢO MỘC CỦA TRẦN TRỌNG BÍNH Đinh Thị Thanh Mai Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt Nam bang thảo mộc [Thảo mộc nƣớc Nam] của Trần Trọng Bính đã mang lại một sự quan tâm lớn đối với những ngƣời am hiểu y học cổ truyền. Dù tƣ liệu viết về ông không nhiều nhƣng qua văn bản Nam bang thảo mộc, chúng ta vẫn có thể hình dung tác giả là một ngƣời có tài năng và sự hiểu biết sâu rộng. Nghiên cứu về văn bản này, chúng tôi đi sâu khai thác giá trị sử dụng từ ngữ nghiêng về lĩnh vực y học của tác giả. Kết quả nghiên cứu có đƣợc dựa trên cơ sở lí luận, phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành văn bản học Hán Nôm, là thành quả nghiêm túc, trung thực của chúng tôi trong suốt quá trình tiếp cận tìm hiểu văn bản. Từ khóa nam bang, thảo mộc, từ ngữ, Hán Nôm 1. Mở đầu Tƣ liệu Hán Nôm viết bằng chữ Hán của nƣớc ta hiện còn trong các thƣ viện nhƣ kho tƣ liệu của Viện nghiên cứu Hán Nôm, Thƣ viện quốc gia Việt Nam, thƣ viện của các trƣờng Đại học, Cao đẳng; một số còn rải rác trong dân gian hầu hết ở dạng nguyên bản. Các tƣ liệu này là kho tri thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội mà thế hệ cha ông để lại cho đời sau. Chúng phần lớn là tƣ liệu khuyết danh, chỉ có một số ít văn bản là có tên tác giả và niên đại. Vì thế, mảng tƣ liệu này thực sự là ―mảnh đất màu mỡ‖ đƣợc nhiều nhà nhà khoa học, học giả quan tâm, nghiên cứu. Chỉ tính riêng đầu sách Hán văn viết về thảo mộc, cây làm thuốc, công dụng của thảo mộc đã có khoảng trên 500 văn bản và đều ở trong tình trạng chung của các văn bản Hán Nôm là chƣa đƣợc giải mã, giới thiệu và công bố. Trƣớc tình hình đó, chúng tôi thấy cần thiết phải tìm hiểu, nghiên cứu về mảng tƣ liệu này để công chúng có thể tiếp cận với những tri thức khoa học mà ông cha gửi gắm trong văn bản. Từ đó, chúng tôi lựa chọn Nam bang thảo mộc của Trần Trọng Bính để khai thác một trong những giá trị về phƣơng diện từ ngữ chỉ thảo mộc và tính ứng dụng của nội dung văn bản. Dƣới đây là thông tin cơ bản về tác giả và văn bản Nam bang thảo mộc: Trần Trọng Bính là ngƣời có hiểu biết sâu rộng không chỉ về lĩnh vực văn chƣơng, Hán học mà còn cả lĩnh vực y học, thực vật học. Ông tên thật là Trần Văn Cận (1858 -1938), tự Hổ Văn, hiệu là Nguyệt Phƣờng. Tƣ liệu về ông hiện còn không nhiều. Thông qua tác phẩm Nam bang thảo mộc, chúng ta có thể khẳng định tài năng văn chƣơng và sự hiểu biết thâm sâu của ông. Văn bản đƣợc biên soạn tại thƣ xá Yên Sơn, chép năm Thành Thái viết về đặc điểm, tính chất công dụng của 100 loại thảo mộc nƣớc Nam; gồm có hai bản kí hiệu AB.154 và A.3236 đƣợc lƣu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Trong bài viết này, chúng tôi xin đƣợc giới thiệu văn bản kí hiệu A.154. 581
  2. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Bản A.154 là văn bản Hán Nôm gồm 106 tờ (tính từ tờ đầu tiên cho đến tờ cuối cùng). Sáu tờ đầu không đánh số trang gồm: tên văn bản, bài Văn tán, tựa, danh mục thảo mộc. Mỗi loài cây đƣợc viết thành một mục /bài, có đánh số trang ở giữa tờ (mặt trƣớc trang giấy) bằng chữ Hán. Chữ viết chân, đẹp, rõ ràng. Hành văn đơn giản, dễ hiểu cung cấp những tri thức cần thiết nhất của mỗi loại cây. Cách dẫn giải tự nhiên đó làm nên nét đặc biệt của tác giả nhƣ lời tựa ca ngợi:日月者天之文而草木则地之文也。有天燦乎上必有地文陳乎下。Nhật nguyệt giả thiên chi văn, nhi thảo mộc tắc địa chi văn dã. Hữu thiên văn xán hồ thượng, tất hữu địa văn Trần Hồ hạ Mặt trăng mặt trời là vẻ đẹp của tạo hóa còn thảo mộc là vẻ đẹp của đất vậy. Có vẻ đẹp của trời ở trên, tất đất có vẻ đẹp văn chƣơng của Trần Trọng Bính ở dƣới. Đi sâu tìm hiểu văn bản, chúng ta sẽ nhận ra rất nhiều điểu thú vị, bổ ích. 2. Cơ sở lý luận Thực hiện bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp, thống kê, phân loại tƣ liệu Hán Nôm viết về chủ đề thảo mộc, thông qua việc tổng quan về tình hình nghiên cứu nói chung và tình hình nghiên cứu Nam bang thảo mộc nói riêng để rút ra kết quả nghiên cứu. 2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Những năm gần đây, giới nghiên cứu, và các nhà khoa học ở nƣớc ta đã có những quan tâm nhất định đối với tƣ liệu Hán Nôm, trong đó có mảng sách Hán Nôm viết về cây làm thuốc (thảo mộc, thảo dƣợc) và công dụng của chúng. Đó là những công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn, ứng dụng cao giúp công chúng hiểu hơn về văn bản cổ văn ông cha ta để lại. Một trong số đó là công trình Tìm hiểu thư tịch y dược học cổ truyền Việt Nam của Lâm Giang; đề tài cấp bộ Nghiên cứu giới thiệu văn bản Hán Nôm viết về cây làm thuốc ở Việt Nam của PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí; các bài báo của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Dƣơng đăng trên tạp chí Hán Nôm, Thông báo Hán Nôm học; Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu văn bản Dược tính ca quát của tác giả Đinh Thị Thanh Mai …Mỗi bài báo, công trình nêu trên đi sâu giới thiệu, khai thác những khía cạnh khác nhau của tƣ liệu Hán Nôm trong chủ đề chung là tìm hiểu những văn bản viết về thảo mộc, dƣợc liệu, đặc điểm, tính chất, công dụng của thảo mộc. Đó là cơ sở để chúng tôi kế thừa, tiếp thu và phát triển thành quả của các nhà nghiên cứu trƣớc, tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phát hiện những giá trị khác của văn bản, đồng thời mở ra những hƣớng nghiên cứu mới có tính sáng tạo. 2.2. Tình hình nghiên cứu Nam bang thảo mộc Tính đến thời điểm hiện tại, những nghiên cứu về văn bản Nam bang thảo mộc chƣa nhiều. Cụ thể nhƣ: bài viết của tác giả Đinh Thị Thanh Mai ―Học chữ Hán, chữ Nôm qua Nam bang thảo mộc‖ (2019) bƣớc đầu giới thiệu sơ bộ văn bản và tác dụng của văn bản trong việc học tập chữ Hán chữ Nôm. Khóa luận tốt nghiệp của cử nhân Nguyễn Thị Thủy Linh (2020) về đề tài ―Nghiên cứu từ ngữ chỉ thảo mộc trongvăn bản Nam bang thảo mộc của Trần Trọng Bính‖ sơ bộ đã đƣa ra tiêu chí để phân loại từ ngữ chỉ thảo mộc trong văn bản, từ đó đánh giá giá trị của văn bản. Tiếp nữa, chúng tôi đang tiến hành đề tài cấp Đại học Huế ―Nghiên cứu đặc điểm nội dung và giá trị của văn bản Nam bang thảo mộc‖ (2019 -2020). Từ thực tế nghiên cứu, khai thác nêu trên, có thể thấy các nghiên cứu trực tiếp về văn bản chƣa 582
  3. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI nhiều, Nam bang thảo mộc là văn bản chứa đựng những tri thức khoa học nên cần đƣợc khám phá, khai thác để công bố, giới thiệu. Vì lẽ đó, chúng tôi đã nghiên cứu theo hƣớng khai thác phƣơng diện từ ngữ chỉ thảo mộc và tính ứng dụng của văn bản, đƣa ra những đề xuất cần thiết, khẳng định giá trị cũng nhƣ nâng cao hiểu biết của ngƣời dân đối với các loại thảo mộc nƣớc Nam. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài Từ ngữ chỉ thảo mộc và tính ứng dụng trong Nam bang thảo mộc của Trần Trọng Bính thuộc đề tài nghiên cứu ngôn ngữ Hán Nôm. Do đó, chúng tôi đã vận dụng các phƣơng pháp chuyên ngành chủ yếu nhƣ Phƣơng pháp văn bản học Hán Nôm, phƣơng pháp khảo sát, thống kê, phân loại và phƣơng pháp liên ngành để thực hiện mục tiêu nghiên cứu.Trong các phƣơng pháp vừa nêu, phƣơng pháp văn bản học Hán Nôm là phƣơng pháp quan trọng nhất khi tiến hành khảo sát, đối sánh để xác định nội dung, hình thức, tính chân ngụy, đặc điểm nổi bật… của văn bản. Phƣơng pháp liên ngành là phƣơng pháp tổng hợp, vận dụng nhiều phƣơng pháp của các ngành khoa học khác nhƣ văn học, ngôn ngữ, lịch sử, y học… nhằm mục đích hỗ trợ, làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu 草木 (thảo mộc) là một khái niệm quen thuộc. Theo nghĩa chữ Hán, 草 (thảo) có nghĩa là cỏ, 木 (mộc) có nghĩa là cây. Nhƣ vậy, danh ngữ ―thảo mộc‖ đƣợc hiểu là cây cỏ nói chung hay là cụm danh từ ghép chỉ chung các loại cây cỏ. Trong Nam bang thảo mộc, danh mục các loài cây đƣợc giới thiệu rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại cây với đặc điểm, công dụng, tính năng và giá trị khác nhau. Đó là cơ sở để chúng tôi khi nghiên cứu về từ ngữ chỉ thảo mộc trong văn bản phân chia thảo mộc thành nhóm từ ngữ theo bộ phận của chúng. Từ ngữ chỉ rễ Rễ là một bộ phận của thảo mộc, là ―cơ quan sinh dƣỡng‖ có chức năng chính là giúp cây bám vào lòng đất, hút nƣớc và khoáng chất. Thông thƣờng, rễ nằm chìm dƣới đất những cũng có một số loài rễ nằm trên mặt đất (loại này gọi là rễ khí sinh) hoặc rễ mọc trong nƣớc (đƣợc gọi là rễ thông sinh). Để cây tăng trƣởng tốt, rễ đóng một vai trò đặc biệt. Chữ Hán, rễ đƣợc viết là ―根‖. Nam bang thảo mộc viết về 100 loại cây cỏ Nam bang (nƣớc Nam), mỗi loại cây đƣợc giới thiệu thành một bài riêng biệt. Trần Trọng Bính rất linh hoạt trong việc giới thiệu đặc điểm, nguồn gốc, tính chất, công dụng của thực vật do vậy, sự xuất hiện của từ ngữ chỉ thực vật trong mỗi bài không giống nhau dẫn đến số lƣợng từ ngữ chỉ thảo mộc của từng bộ phận cũng có sự khác nhau. Trong Nam bang thảo mộc, Rễ là bộ phận ít đƣợc đề cập. Chúng ta chỉ thấy từ này xuất hiện ở một vài bài nhƣ 移(đa), 𣛟(sanh), 紫蘇(tử tô), 蒜(toán). Cụ thể: 583
  4. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Bảng 1. Bảng minh chứng loại cây có sử dụng từ ngữ chỉ rễ Loại cây STT Hình AHV Trích dẫn Trang thể 1 移 Đa 多植於神祠佛寺前,术高如大,葉厚而陰,其根自末下垂。Đa 25 thực ư Thần từ Phật tự tiền. Mộc cao như đại, diệp hậu nhi âm.Kì căn tự mạt hạ thùy. (Rất nhiều cây [đa] đƣợc trồng trƣớc đền, chùa. Cây cao to, lá dày mát. Rễ của nó từ trên ngọn rũ xuống) 2 𣛟 Sanh 其樹與移樹相似根自末下垂又成一樹。Kì thụ dữ đa thụ tương 32 tự, mạt thùy hựu thành nhất thụ.( Cây sanh với cây đa tƣơng tự. Rễ từ trên rủ xuống lại thành) 3 紫蘇 Tử tô 葉色紫,枝根與荊芥相似,取其晒乾可備南藥。Diệp sắc tử, chi 88 cân dữ kinh giới tương tự, thú kì sái can khả bị Nam dược. (Lá cây màu tím, tƣơng tự cây Kinh giới. Đem nó phơi nắng có thể dùng làm thuốc Nam) Qua một vài dẫn chứng nêu trên, có thể thấy từ ngữ chỉ rễ (根) ở văn bản dùng thống nhất 1 chữ. Từ ngữ chỉ thân Là một trong những bộ phận quan trọng của thảo mộc, thân cây chính là bộ phận nối tiếp từ rễ, thƣờng tính từ mặt đất trở lên, nối liền các chi (cành lá) – chi là cành, không có lá), giúp cây vận chuyển các chất dinh dƣỡng từ dƣới lòng đất qua bộ phận rễ (tức ―căn‖). Vẫn với cách dẫn dắt quen thuộc, Trần Trọng Bính đƣa ngƣời đọc vào văn bản với giọng điệu bình thản, chậm rãi, dung dị. Ông không đi sâu miêu tả tỉ mỉ đặc điểm của thảo mộc vì thế, từ ngữ chỉ thân trong Nam bang thảo mộc chủ yếu đƣợc thể hiện qua các hình dung từ nhƣ 高(cao), 大(đại),長 (trƣờng), 稍(sảo),… Dƣới đây, chúng tôi đƣa ra bảng thống kê số bài có sử dụng từ ngữ chỉ thân trong văn bản để ngƣời đọc có cái nhìn toàn diện: Bảng 2.Bảng minh chứng loại cây có từ ngữ chỉ thân Loạicây STT Hình AHV Trích dẫn Trang thể 1 松 Tùng 其樹高十丈餘 ,枝多橫生葉常西向生來甚壽 Kì thụ cao thập 2 trượng dư chi đa hoành sinh diệp thường tây hướng sinh lai thậm thọ. (Cây cao hơn mƣời trƣợng, nhiều cành ngang, lá sinh ra thƣờng hƣớng về hƣớng tây. [cây] sống rất nhiều niên kỉ.) 2 槟榔 Tân 樹小而高葉與椰相似 Thụ tiểu nhi cao, diệp dữ Na tương tự (Cây 5 lang nhỏ mà cao, lá tƣơng tự lá cây Na) 3 朱柿 Chu 樹高数大 thụ cao sổ đại (Cây cao mà to) 7 thị 4 茘枝 Lệ chi 樹高而大菓垂纍纍 thụ cao nhi đại, diệp thùy lũy lũy (Cây cao mà 10 to, lá rủ xuống từng) 5 栘 Đa 樹高而大葉厚而陰 thụ cao nhi đại diệp hậu nhi âm (Cây cao mà 19 to, lá dầy mà mát) 6 欖橄 Lãm 樹高而長 thụ cao nhi trường (Cây cao mà dài) 24 cảm 584
  5. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Loạicây STT Hình AHV Trích dẫn Trang thể 7 五亷 Ngũ 樹稍高 thụ tiêu cao (Cây cao nhọn) 25 liêm 8 柚 Trục 樹高而大 thụ cao nhi đại (Cây cao mà to) 27 9 栢 Bách 其木質與鐵林相似 kì mộc chất dữ thiết lâm tương tự (Gỗ của cây 29 bách với cây gỗ Lim tƣơng tự nhau) Từ ngữ chỉ lá Lá cây là một bộ phận của cây. Lá thực hiện khả năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp; có chức năng sinh sản sinh dƣỡng, dự trữ và tự vệ. Thông qua từ ngữ chỉ lá, miêu tả màu sắc, hình dáng, ngƣời ta nhận biết, phân biệt thảo mộc. Nam bang thảo mộc là văn bản viết về thảo mộc nƣớc Nam nên từ ngữ chỉ lá cũng là từ đƣợc dùng xuyên suốt từ đầu đến cuối văn bản. Dƣới đây, là một số minh họa đƣợc dẫn ra từ văn bản. Bảng 3. Bảng minh chứng loại cây có từ ngữ chỉ lá Loạicây STT Hình AHV Trích dẫn Trang thể 1 茱柿 Chu Thị 葉形稍圆,。。。葉有毒 diệp hình sảo viên...diệp hữu độc 12 (Lá hình tròn nhỏ…lá có độc) 2 梧桐 Ngô đồng 葉圆而有棱 Diệp viên nhi hữu lăng (Lá tròn mà có vân) 8 3 榴 Lựu 綠葉紅英 lục diệp hồng anh (Lá xanh hoa hồng) 14 4 栘 Đa 葉厚而陰 diệp hậu nhi âm (Lá dày mà mát) 19 5 芭蕉 Ba tiêu 葉如翠旗 diệp nhƣ thúy kì (Lá nhƣ lá cờ xanh) 21 6 南木瓜 Nam mộc 葉大如扇 diệp đại nhƣ phiến (Lá to nhƣ tấm phản) 23 qua 7 葡桃 Bồ đào 枝葉婆娑 chi diệp bà sa (Cành lá um tùm) 35 8 橙 Chanh 葉小二稍 diệp tiểu nhị sảo (Lá nhỏ dần) 36 9 蓮 Liên 葉大如盖 diệp đại nhƣ cai (Lá to nhƣ trùm lên) 59 10 蘭 Lan 。。。大葉。葉則妖嬌 đại diệp. Diệp tắc yêu kiều (Lá to, 61 mềm mại, yêu kiều) Từ ngữ chỉ hoa Hoa là bộ phận của cây. Nó là bộ phận chứa cơ quan sinh sản. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Hoa tạo ra quả và hạt. Hoa không chỉ chứa cơ quan sinh sản, hoa còn có tác dụng trang trí, làm đẹp, có khi hoa còn đƣợc sử dụng làm thực phẩm và dƣợc liệu. Trong văn bản, từ ngữ chỉ hoa đƣợc sử dụng chủ yếu là miêu tả màu sắc, hƣơng thơm, đôi khi đối sánh với thảo mộc có hoa tƣơng tự. Bảng 4. Bảng minh chứng loại cây có từ ngữ chỉ hoa Loại cây STT Hình Trích dẫn Trang AHV thể 1 榴 Lựu 丹鬚紫萼 Đan tu tử ngạc (đài hoa sắc tím có tua màu đỏ) 14 585
  6. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 2 一 品 Nhất 花園中植得数十株 hoa viên trung thực đắc thập châu (Trong 45 紅 phẩm vƣờn hoa trông đƣợc mƣời cây) hồng 3 海樘 Hải 花與山茶花香似 hoa dữ san trà hoa hương tự (Hoa với hoa 46 đƣờng Sơn trà hƣơng tƣơng tự) 4 栀 Chi 花細花白 hoa tế hoa bái (Hoa nhỏ màu trắng) 51 (Hoa dành dành) 4 茉莉 Mạt li 花小而色白 hoa tiểu nhi sắcbạch (Hoa nhỏ mà có sắc trắng) 53 5 芙蓉 Phù dung 花開四面其色紅 Hoa khai tứ diện kì sắc hồng (Hoa nở bốn 55 mặt đều màu hồng) 5 牧丹 Mẫu đơn 其花叢生 kì hoa tùng sinh (Hoa của nó sinh từng bụi) 57 6 蘭 Lan 花則馨潔 hoa tắc hinh khiết (Hƣơng hoa thơm lừng, thanh 61 khiết) 7 蕙 Huệ 開数十花花女,植於園中排成町哇 khai sổ hoa hoa nữ thực ư 62 viên trung bài thành đinh huề (Nở ra mƣời hoa cái, trồng ở trong vƣờn bài trí thành vƣờn) Từ ngữ chỉ quả, hạt, củ Quả, hạt, củ là những bộ phận của thảo mộc. Đó là phần chứa chất dinh dƣỡng dùng để bồi bổ sức khỏe hoặc để làm hạt giống trồng cây mới. Trong văn bản, từ ngữ này thƣờng xuất hiện bằng từ 菓, 核,子. Cụ thể: Bảng 5. Bảng minh chứng loại cây có từ ngữ chỉ quả, hạt, củ Loại cây STT Hình Trích dẫn Trang AHV thể 1 檳榔 Tân 初植至十年方得菓食。。。菓剖而分之合與芙葉石灰共嚼其色 5 lang 甚赤 sơ thực chí thập niên phương đắc quả thực... Quả phẫu nhi (Cau) phân chi hợp dữ Phù diệp thạch hôi cộng sắc thậm xích. (Cây trồng hơn 10 năm có quả, đem bổ ra thành miếng nhai cùng lá trầu không, chút vôi có màu đỏ) 2 龍眼 Long 其菓小如碑可食核似龍眼故名 kì quả tiểu như bi khả thực hạch 9 nhãn tự Long nhãn cố danh (Quả của nó nhỏ nhƣ bi có thể ăn, hạt tựa mắt của con rồng nên có tên nhƣ vậy) 3 茘枝 Lệ chi 菓肉如水晶之味甚美 Quả nhục như thủy tinh chi vị thậm mĩ (Cùi 10 của quả nhƣ thủy tinh, vị của nó rất ngon) 4 菓似掌指其色黃好 quả tự chưởng chỉ kì sắc hoàng hảo (quả tựa 49 bàn tay và ngón tay màu vàng đẹp) 5 紅皮 Hồng 菓圓如碑将熟则酸正熟则甘 quả viên như bi tương thục tắc toan, 50 bì chính thục tắc cam (Quả tròn nhƣ bi, chƣa chín vị chua, chín có vị ngọt) 6 相思 Tƣơng 其菓如鶏距甚辛 kì quả như kê cự thậm tân (Quả của nó nhƣ cựa 72 tƣ con gà, rất cay) 7 紅瓜 Hồng 菓圓而稍長 quả viên nhi sảo trường (Quả tròn mà dài nhỏ) 76 qua 8 黑豆 Hắc 取其豆子煮 thủ kì đậu tử chử (Lấy hạt đậu nấu) 90 đậu 586
  7. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 9 綠豆 Lục 人毎取煮成豆羮和以沙糖食之快適人口 mỗi thủ chử thành đậu đậu anh hòa dĩ sa đƣờng thực chi khoái thích nhân khẩu (Ngƣời ta đem nấu thành chè bỏ thêm đƣờng vào ăn rất ngon miệng) 4.1. Ứng dụng từ ngữ chỉ thảo mộc vào việc học tập chữ Hán, chăm sóc sức khỏe, trị bệnh 4.1.1 Ứng dụng vào việc học tập chữ Hán Nam bang thảo mộc có thể xem là cuốn tự điển thảo mộc thu nhỏ. Nhỏ ở mặt phạm vi số lƣợng nhƣng lại khá chi tiết đầy đủ về mặt miêu tả hình thái đặc điểm, tính chất, công năng. Chính vì vậy, ngƣời đọc có thể sử dụng văn bản này làm công cụ để học tập chữ Hán dƣới góc độ: - Học từ vựng thông qua danh mục thảo mộc, từ ngữ chỉ thảo mộc 100 loại cây với 100 tên gọi khác nhau, loại có 1 âm tiết (葱 Thông, 蒜 Toán, 苣 Cự, 茄 Giá, 麻 Ma, 柚 Trục, 蓮 Liên, 蘭 Lan, 梨 Lê…), loại cây có hai âm tiết (龍眼 Long nhãn, 茘 枝 Lệ chi, 水仙 Thủy tiên, 黑豆 Hắc đậu, 綠豆 Lục đậu,馬齒 Mã xỉ, 大麥 Đại mạch, 小麥 Tiểu mạch...), loại cây có 3 âm tiết (一品紅 Nhất phẩm hồng, 雁來紅 Nhạn lai hồng, 松圓茶 Tùng viên trà, 南厚樸 Nam hậu phác, 禹餘糧 Vũ dƣ lƣơng,巴羅密 Ba la mật…). Làm quen với các từ chỉ bộ phận của cây nhƣ 根 rễ, 樹高数丈好,数高而大 thân, 葉 lá, 枝 cành , 花 hoa, 菓(子)quả, 核 hạt. Các từ chỉ màu sắc: 绿 xanh, 赤 đỏ, 紫 tím, 黄 vàng. Các từ chỉ mùi vị: 酸 chua, 辛 cay, 苦 đắng, 甘 ngọt… - Học về ngữ pháp chữ Hán Tìm hiểu Nam bang thảo mộc cũng giúp cho chúng ta nâng cao khả năng vận dụng ngữ pháp Hán cổ. Ví nhƣ học cách sử dụng đại từ thay thế 其 kì, 之 chi. Đây là 2 đại từ, đƣợc dùng với tần suất xuất hiện thƣờng xuyên liên tục trong văn bản. Ví dụ: Trong bài Tùng, trang 2, viết: 其樹高而十丈 Kì thụ nhi cao thập trượng (cây Tùng cao mƣời trƣợng). Ở đây, chữ 其 (Kì )là đại từ thay thế cho 松(Tùng). Hay: 葉形稍圆其木質甚堅 diệp hình sảo viên kì mộc chất thậm kiên (Lá hình tròn nhỏ, gỗ của cây Hồng rất cứng) (Hoàng thị, tr.6). Có thể thấy sự có mặt của đại từ kì trong cả 100 bài. Điều đó, tự thân nó phản ánh thói quen sử dụng đại từ thay thế của tác giả cũng là thói quen của ngƣời xƣa trong văn bản Hán. Đại từ chi trong văn bản này dù không xuất hiện nhiều nhƣ đại từ kì nhƣng cũng là đại từ thƣờng xuyên có mặt, dùng để thay thế. Chẳng hạn, giới thiệu về Bách nhãn (Na), tác giả viết: 飲之則其毒立散。 (百眼, tr.16) Diệp hữu hồng qua tương tự nhi bì ngoại hữu nhãn … ẩm chi tắc kì độc lập tán (uống nó [quả Na trái mùa bị rắn độc cắn] đem nấu lên uống thì chất độc lập tức tiêu tan). Hay 食之尤好 thực chi vưu hảo (ăn nó càng thêm ngon) , (Lục đậu, tr.91). Trên đây chỉ dẫn ra một vài ví dụ cụ thể để ngƣời đọc, học có thể hình dung cách dùng đại từ thay thế 其(kì), 之(chi). Từ đó, linh hoạt trong việc dịch nghĩa, góp phần vào việc đọc, dịch hiệu quả. 587
  8. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 4.1.2. Ứng dụng vào đời sống và trị bệnh Danh mục 100 loại cây trong Nam bang thảo mộc đƣợc Trần Trọng Bính mô tả, giới thiệu căn bản thông qua lối hành văn đơn giản, ngắn gọn. Công dụng của mỗi loài cũng đƣợc tác giả chú ý. Điều đó, cho thấy ông là ngƣời có hiểu biết khá sâu rộng về thảo mộc nƣớc Nam, có tri thức uyên áo về chữ Hán, chữ Nôm. Hầu hết các cây trong văn bản đều quen thuộc, gần gũi với con ngƣời. Do vậy, nghiên cứu văn bản này, chúng ta có thể ứng dụng công dụng của cây cỏ vào trong đời sống và trị bệnh. Chẳng hạn, ngƣời nào thể trạng không khỏe, tì yếu có thể ăn Long nhãn, loại quả phổ biến ở nƣớc ta:菓肉晒乾,謂之龍眼,食補之脾 (龍眼, tr. 9) Quả nhục sái can vị chi bổ tì (Cùi của quả phơi nắng gọi là Long nhãn. Ăn vào bổ tì). Quả Lê, lại có công dụng ―nhuận tì tiêu đờm sinh tân chỉ khát‖:菓較大味雜甘酸土人 多採煮而成膏此膏最含之可以潤脾消痰生津止渴 (梨, tr.13). Quả giảo đại vị tạp cam toan thổ nhân đa thái chử nhi thành cao tối hàm chi khả nhuận tì tiêu đàm sinh tân chỉ khát (Quả tƣơng đối to, vị ngọt chua. Ngƣời dân thƣờng hái về nấu thành cao. Cao này ngậm rất quý có thể nhuận tì tiêu đờm sinh nƣớc bọt, cắt cơn khát). Quả Na (bách nhãn) trái mùa bị con rắn độc ăn, ngƣời không biết ăn vào sẽ chết nhƣng nêú biết đem quả đó đun lên rồi thì lại có công dụng tiêu độc: 菓何有逆眼此菓有蛇毒食之 必死又用此逆眼皮煎而飲之則其毒立散。其人即生(百眼, tr.16) Quả hà hữu nghịch nhãn, thử quả hữu sà độc. Thực chi tất tử, hựu dụng thử nghịch nhãn bì tiễn nhi ẩm chi tắc kì độc lập tán (Quả na nào trái mùa bị rắn độc ăn.[Ngƣời] ăn vào sẽ chết nhƣng dùng chính quả đó đem nấu lên uống thì chất độc lập tức tiêu tan). Cây Quế là cây quý vừa làm gia vị trong ẩm thực vừa là dƣợc liệu trị bệnh: 其木為薪 其皮最貴用療百病其效如神, (桂, tr.18) Kì mộc vi tân, kì bì tối quí, dụng liệu bách bệnh, kì hiệu như thần (Gỗ của nó làm củi, vỏ của nó quí dùng chữa bách bệnh. Công hiệu nhƣ thần. Quế, tr.18). Đậu đen (Hắc đậu) có tác dụng bổ thận. Vì vậy, ngƣời ta đem đậu đen nấu lên lấy nƣớc uống: 取其豆子煮取水而飲最能補腎 (黑豆, tr.90) Thủ kì đậu tử chử thủ thủy nhi ẩm tối năng bổ thận (Hắc đậu, tr.90). Đậu xanh (Lục đậu) cũng đƣợc dùng để nấu chè, cho đƣờng vào ăn ngon miệng. lại có thể lấy một hai đấy ngâm nƣớc đợi vài ba ngày sẽ thành giá. Giá là một món ăn bổ dƣỡng, dễ ăn: 毎 取煮成豆羮和以沙糖食之快適人口。又有取一二斗浸於青水三五日取出則皆生芽(菉豆, 91) Mỗi thủ chử thành đậu canh hòa dĩ sa đường thực chi khoái thích nhân khẩu, hựu hữu thủ nhất nhị đấu tẩm ư thanh thủy san ngũ nhật thủ xuất tắc giai sinh nha, (Lục đậu, tr.91). 5. Đề xuất Từ kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, chúng tôi đƣa ra một vài đề xuất nhằm mở ra những hƣớng nghiên cứu mới cũng nhƣ vận dụng một cách hiệu quả nguồn thảo mộc hiện có ở nƣớc ta. - Phiên âm, dịch nghĩa giới thiệu toàn bộ văn bản để công bố xuất bản. - Mở rộng nghiên cứu văn bản theo hƣớng ứng dụng 588
  9. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI - Phân loại thảo mộc theo công dụng của chúng để khai thác triệt để công năng của thảo mộc (thảo mộc dùng làm lƣơng thực thực phẩm, thảo mộc dùng làm dƣợc liệu, thảo mộc dùng làm thực phẩm chức năng…). - Có kế hoạch khai thác, chế biến, mở rộng mô hình trồng thảo mộc nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tránh tình trạng lãng phí tài nguyên đất và thiếu nguồn dƣợc liệu. - Nâng cao công tác tuyên truyền để ngƣời dân ý thức hơn trong việc sử dụng thảo mộc vào phòng và trị bệnh. 6. Kết luận Với những nội dung đã trình bày ở trên, một lần nữa có thể khẳng định Trần Trọng Bính là ngƣời có tài văn và tri thức về thảo mộc sâu rộng. Chỉ riêng khía cạnh tìm hiểu về từ ngữ chỉ cây và tính ứng dụng vào việc học tập chữ Hán, ứng dụng công dụng của thảo mộc vào trong đời sống và trị bệnh của con ngƣời đủ để khẳng định Nam bang thảo mộc là một tƣ liệu quý. Vì vậy, rất cần những nghiên cứu tiếp theo để giới thiệu những giá trị mang tính thực tiễn của văn bản tới ngƣời đọc. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thị Dƣơng (2009). Giới thiệu khái quát về mảng thƣ tịch y dƣợc Hán Nôm Việt Nam. Tạp chí Hán Nôm, 1, 29-40. Lâm Giang (2009). Tìm hiểu thư tich y dược học Việt Nam. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã Hội. Nguyễn Thị Thủy Linh (2020). Từ ngữ chỉ thảo mộc trong Nam bang thảo mộc. Khóa luận chƣa xuất bản, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế. Đinh Thị Thanh Mai (2019). Nghiên cứu giới thiệu văn bản Hán Nôm viết về cây làm thuốc ở Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ V, tr.914-925. Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Đinh Thị Thanh Mai (2019). Học chữ Hán, chữ Nôm qua Nam bang thảo mộc. Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về ngôn ngữ. Huế: Nxb Đại học Huế. Nguyễn Tá Nhí (2000). Sách Hán văn viết về cây làm thuốc ở Việt Nam. Đề tài cấp Bộ. WORDS FOR HERBS AND ITS APPLICABILITY IN 南邦草木 SOUTHERN HERBS BY TRAN TRONG BINH Abstract Tran Trong Binh - the author of Southern Herbs has given the special impression to those who are interested in learning about him and his document. Despite the unfrequent introduction about him, we are able to figure out that he has great talent and broad knowledge through his document. For further study on this document, we deeply explore the other precious values of the document in terms of word use and the application in Han script learning, in medical treatment and in human life. The research results which are based on the theoretical basis, research methodology of Han-Nom script text study, are our serious and honest achievements during the process of learning about the document. Keywords southern Vietnam, herbs, word, Han Nom 589
nguon tai.lieu . vn