Xem mẫu

  1. Từ Antwerp đến Amsterdam Antwerp trở thành trung tâm tài chính của châu Âu vào đầu thế kỷ 16. Vị trí trung tâm giao thương giữa vùng Baltic, Đại Tây Dương, và châu Á của Antwerp được khẳng định khi chuyến tầu đầu tiên của người Bồ Đào Nha dỡ các kiện hàng hạt tiêu và quế xuống bến cảng vào năm 1501. Quan trọng hơn, tại Antwerp có một trong hai thị trường chứng khoán duy nhất vào thế kỷ 16. Tại đây, vốn và các khoản tín dụng luôn sẵn sàng dành cho các thương gia có uy tín đang thiếu vốn nhằm đổi lại mức thu thuế đảm bảo cùng các cam kết trả nợ. Randall Germain ghi nhận về giai đoạn này như sau: "Sự phát triển của Antwerp, đặc biệt là thị trường chứng khoán tại đây, báo hiệu sự chuyển dịch cấu trúc tài chính công cộng, phản ánh sự bùng nổ cả khả năng cung cấp nguồn tài chính (đồng sovereign của Anh, vàng của Mỹ và doanh thu từ việc cấp phép độc quyền thương mại) và nhu cầu sử dụng các nguồn lực này". Antwerp đã thu hút các nhiều ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng Đức, như Fugger hay Welser, đóng vai trò quan trọng tại đây, mặc dù các ngân hàng Italia cũng hiện diện. Trong phần lớn thế kỷ 16, Antwerp phát triển thịnh vượng với hàng hoá từ châu Á do người Bồ Đào Nha đổ xuống cảng biển tại đây, sau đó chuyển tới Đức, vùng Baltic, và Anh quốc. Thoe chiều ngược lại, các đồng tiền bạc và đồng của Đức và Hungary chảy về Antwerp. Nhiều chuyến hàng lớn khởi hành từ đây với nguồn tài trợ là các khoản vay từ ngân hàng Fugger hay Welser. Thời hoàng kim của Antwerp trong lịch sử tài chính đi đến hồi kết vào thập kỷ 1580, khi cuộc chiến
  2. tôn giáo giữa những người Tin lành và những người Thiên chúa giáo nổ là tại Vùng đất trũng (ngày nay là khu vực Vương quốc Bỉ và Hà Lan). Thật không may, Antwerp đã tham gia vào cuộc chiến với cộng đồng người Tin lành thiểu số, những người phải gánh chịu cơn thịnh nộ của Philip II, người trị vì xứ Hapsburg (Tây Ban Nha) theo đạo Thiên chúa. Năm 1585, quân đội Tây Ban Nha tiến vào cướp phá Antwerp. Hậu quả nặng nề của sự kiện này là Antwerp đánh mất vai trò của mình trong hệ thống tài chính quốc tế. Hoạt động ngân hàng trong thế kỷ 16 cũng không tránh khỏi rủi ro này. Trong khi nhiều ngân hàng lớn của Đức và Italia cho các vương triều châu Âu mượn tiền thì việc thu hồi các khoản nợ gặp rất nhiều khó khăn. Hỗ trợ cho bên chiến bại đồng nghĩa với việc người vay tiền sẽ bị xử tử và lãnh địa của họ bị tàn phá bởi các đạo quân vô cùng hung hãn. Cũng không kém phần nguy hiểm, ngay cả các hoàng gia lớn cũng có thể sử dụng quá mức nguồn lực tài chính của mình và thường dẫn tới kết cục vỡ nợ. Vua Philip II của Tây Ban Nha đã phải tuyên bố phá sản vào năm 1557. Hậu quả tại hại của sự kiện này là các ngân hàng lớn của Đức đều bị tổn thất nặng nề. Khi Antwerp suy thoái là lúc Amsterdam nổi lên như trung tâm tài chính của thế giới. Trong thế kỷ 16, người Hà Lan thống lãnh việc vận tải thương mại tại khu vực Baltic và hoạt động rất tích cực tại các vùng lãnh thổ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cuộc chiến với Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 16 mở ra cho người Hà Lan nhiều cơ hội thương mại quốc tế hơn. Đây là cơ hội để người Hà Lan nhanh chóng thành lập đế chế của riêng mình, và cuối cùng đã giành được quyền kiểm soát New Amsterdam (ngày nay là New York), các quần đảo châu Á mà ngày nay là Indonesia, hàng loạt hòn đảo tại vùng Caribbean và Suriname, và trong một thời gian ngắn là một phần Brazil và bờ biển phía đông châu Phi.
  3. Người Hà Lan đã thực hiện các biến đổi sâu sắc trong tài chính vào đầu thế kỷ 17. amsterdam.gifMặc dù an ninh quốc gia liên tục bị đe doạ bởi các hoàng tử Đức, Pháp, và Tây Ban Nha, nền độc lập của Hà Lan vào thế kỷ 17 được duy trì tương đối ổn định. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện đầu tiên giúp hoạt động thương mại thăng hoa. Và do vậy, nhu cầu một hạ tầng tài chính phát triển hơn và phức tạp hơn xuất hiện. Năm 1602, người Hà Lan cho thành lập các khu chợ có tổ chức dnàh cho việc trao đổi các công cụ tài chính. Ngân hàng Ngoại tệ Amsterdam (Amsterdam Exchange Bank) được thành lập năm 1609. Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam (Amsterdam Stock Exchange) mở cửa năm 1611. Để làm nền móng cho các phát triển trên, người Hà Lan đã phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, biến Hà Lan trở thành nỗi ghen tị với phần còn lại của châu Âu, đặc biệt là Anh quốc. Người Hà Lan thống lĩnh hệ thống tài chính quốc tế trong suốt thế kỷ 17 với nguồn tài chính từ các quốc gia đang tìm hướng phát triển kinh tế qua các hải đội của mình như Anh và Pháp. Sự thống lĩnh của người Hà Lan về tài chính, tuy vậy, đã mở đường cho người Anh tiến lên vị thế này trong thế kỷ 19.
nguon tai.lieu . vn