Xem mẫu

  1. TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN LÀNG KẾ VÕ (VINH XUÂN – PHÚ VANG – THỪA THIÊN HUẾ) GIAI ĐOẠN 1930 – 1954 TRẦN VĂN ÁN Khoa Lịch sử Người dân Kế Võ sống trên mảnh đất 1 mà hàng năm phải đấu tranh bền bỉ, gian khổ để chống lại thiên tai, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Sống trong hoàn cảnh đó đã tạo cho nhân dân Kế Võ đức tính đoàn kết tương thân, tính bình dị cần cù và yêu quê hương đất nước. Với tình cảm thiêng liêng cao đẹp ấy, con người Kế Võ càng gắn chặt với đất nước, với quê hương, họ yêu xóm làng bao nhiêu thì tha thiết với đất nước bấy nhiêu. Lại do vị trí địa lý đặc biệt của mình, Việt Nam là nước liên tục đối phó với nạn ngoại xâm, ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước mãnh liệt đã làm nên truyền thống cách mạng của làng. Vào tháng 1 năm 1930, chi bộ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn liên huyện Phú Vang – Phú Lộc được thành lập, đã có ý nghĩa rất quan trọng góp phần vào việc tuyên truyền số thanh niên yêu nước theo con đường cách mạng mới. Một số thanh niên trí thức và các vị nho học ở làng đã theo dõi tình hình các nơi để kịp thời vận động nông dân tham gia nhiều phong trào yêu nước. Đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào tháng 2 năm 1930, đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng của nước nhà. Cũng như nông dân các làng quê Việt Nam, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra con đường độc lập, tự do và xóa bỏ cuộc đời bị làm nô lệ, bị áp bức, bóc lột đối với nhân dân Kế Võ. Tháng 4 năm 1930, tại Bến Ngự (Huế), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Hội nghị tổ chức tỉnh Đảng bộ được tiến hành 2. Đêm 30 tháng 4, rạng ngày 1-5-1930, các đồng chí Lê Đức Anh và Đỗ Tram treo cờ Đảng lên ngọn cây phi lao chợ Trừng Hà, truyền đơn được rãi một số nơi như Hà Thanh, Thanh Lam, Trừng Hà… [1, tr. 25]. Cùng với dân trong vùng, nhân dân Kế Võ cũng hưởng ứng nhiệt liệt, đấu tranh sôi nổi nhân ngày Quốc tế Lao động này. Hoảng sợ trước khí thế của cao trào cách mạng 1930 – 1931 trong cả nước, thực dân Pháp cùng tay sai tìm mọi cách đàn áp dã man. Ở Phú Vang, hầu hết các đồng chí Đảng viên và cơ sở cốt cán điều sa vào tay giặc 3. Năm 1935, trong Huyện có một số đồng chí 1 Làng Kế Võ thuộc xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng nằm trong tọa độ địa lý 107043’ kinh Đông và 16014’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp với làng Tân Sa, phía Nam giáp với làng Xuân Thiên Thượng, phía Đông giáp với Biển Đông và phía Tây giáp với đầm phá Hà Trung. 2 Hội nghị tuyên bố hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành tổ chức là Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên do đồng chí Lê Viết Lượng làm Bí Thư. Đồng chí Lê Bá Dị được bầu vào Ban chấp hành lâm thời, trực tiếp chỉ đạo 3 huyện phía nam. 3 Các đồng chí như Đỗ Tram, Trương Luyện… bị bắt giam ở lao Thừa Phủ. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 166-172
  2. TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN LÀNG KẾ VÕ… 167 cảm tình Đảng bắt đầu hoạt động như: Trần Thanh Chữ, Hoàng Viễn, Nguyễn Diệt, Nguyễn Thanh. Hưởng ứng cuộc vận động “Đông Dương Đại hội” của Đảng ngày 20-9-1936, Đại hội nhân dân toàn kỳ được tổ chức, Phú Vang có hai đồng chí là Đỗ Tram và Trần Thanh Chữ. Sau Đại hội, Tỉnh ủy cử đồng chí Tô Thuyên và đồng chí Lê Phúc Khánh về giúp Phú Vang chuẩn bị đại hội huyện để thảo luận và tập hợp những nguyện vọng bức thiết của quần chúng [1, tr. 28]. Việc phổ biến làm “Bản dân nguyện” đã đem lại niềm phấn khởi cho nhân dân làng Kế Võ. Hơn một năm chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương, phong trào cách mạng ở Huế đã có những bước trưởng thành về nhiều mặt. Sau khi nhận định, đánh giá phong trào cách mạng của tỉnh và thành phố, đồng chí Nguyễn Chí Diễu tuyên bố thành lập Tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên Huế lần thứ hai, phân công đồng chí Tô Thuyên phụ trách công việc chung 4 [3, tr. 80]. Đầu năm 1938, trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng trong huyện, Tỉnh ủy cử đồng chí Phan Đạt về thành lập huyện Đảng bộ Phú Vang gồm các đồng chí: Đỗ Tram, Trương Luyện, Trần Thanh Chữ, Hoàng Viễn… Đồng chí Phan Đạt đã thay mặt Tỉnh ủy chỉ định đồng chí Trần Thanh Chữ làm Bí thư Huyện ủy [1, tr. 29]. Vốn có truyền thống yêu nước, các bậc cao niên nho học, tri thức trẻ có tư tưởng tiến bộ đã sớm giác ngộ cách mạng cùng tầng lớp nhân dân lao động khác đã hăng hái tham gia nhiều phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ngoài ra, họ còn giáo dục con em tham gia tích cực hoạt động cách mạng tùy theo sức của mình. Với địa bàn vùng duyên hải ven biển, thuận lợi cho việc hoạt động bí mật, các cán bộ chủ chốt như Tô Thuyên, Trần Thanh Chữ thường xuyên hoạt động tại quê nhà 5. Thời gian này, một người con ưu tú của làng Kế Võ là Đinh Nghiêm, đã trở thành “cầu nối” giữa hai cán bộ cốt cán của tỉnh và huyện là đồng chí Tô Thuyên và đồng chí Trần Thanh Chữ khi “cậu bé” mới 10 tuổi “như con chim chích, nhảy trên đường làng” và cũng nhiều lần phải “vượt qua hiểm nghèo” để những mật thư luôn đảm bảo an toàn và nhanh chóng. Tháng 9-1938, thực hiện chủ trương của Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về việc chống lại dự án thuế mới của chính phủ Pháp và Nam triều. Nhân dân Kế Võ đã tham gia biểu tình bác bỏ “dự án thuế mới” do huyện ủy Phú Vang tổ chức. Ngoài ra, thanh niên Kế Võ cũng tham gia mít tinh do đồng chí Trần Thanh Chữ dẫn đầu đưa “đoàn thanh niên Kế Mỹ 6 lên Huế dự mít tinh và đưa nguyện vọng cho Viện dân biểu trong khi nghị viện đang họp” [1, tr. 30]. 4 Nguyễn Chí Diễu thay mặt xứ ủy triệu tập các đồng chí cán bộ gồm có: Phan Đăng Lưu, Trần Công Xứng, Tô Thuyên, Lê Tự Nhiên, Bùi San. Trong thời gian này, phụ trách công việc chung gọi là thư ký, tuy không nói rõ nhưng cương vị đó là bí thư. 5 Quê của Tô Thuyên ở nay là xã Vinh Xuân và Trần Thanh Chữ là xã Vinh Thanh, hai xã cạnh nhau cùng thuộc huyện Phú Vang. 6 Dưới thời Pháp thuộc, Phú Vang có 6 tổng, làng Kế Võ thuộc tổng Kế Mỹ huyện Phú Vang.
  3. 168 TRẦN VĂN ÁN Đến năm 1940, tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi. Tháng 5-1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã thể hiện sự hoàn chỉnh chủ trương cách mạng của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặc biệt coi trọng công tác đào tạo cán bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Trước tình hình đó, một số Đảng viên và cơ sở cách mạng của huyện Phú Vang đã vận động quần chúng nhân dân Kế Võ tiến hành những cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ. Thông qua các tổ chức: “Thanh niên Phật tử”, “Thanh niên thể dục thể thao”, “Hội truyền bá quốc ngữ”, nhân dân đã nhận thức rõ bộ mặt thật của phát xít Nhật và sự bạc nhược của thực dân Pháp. Hướng tới tham gia tích cực trong Mặt trận Việt Minh. Kể từ ngày 9-3-1945, tình hình ở Huế hết sức phức tạp 7, phát xít Nhật nổ súng vào các đồn trại của binh lính Pháp, Pháp chống cự yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng. Ngày 23- 5-1945, Ban Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị ở đầm Cầu Hai (Phú Lộc), bàn công tác chuẩn bị khởi nghĩa. Tổ chức Đảng ở Phú Vang khẩn trương tiến hành chuẩn bị về mọi mặt để khi thời cơ đến là tổ chức nhân dân vùng lên khởi nghĩa. Mặt trận Việt Minh huyện được thành lập lấy bí danh là Việt Minh Thuận Tú (tên ghép của Thuận An và Thủy Tú), do đồng chí Đỗ Tram làm Chủ tịch. Mặt trận Việt Minh tích cực xây dựng cơ sở, các đoàn, hội hình thành như: Đoàn thanh niên cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc, Phụ lão cứu quốc… “Đội tự vệ cứu quốc đầu tiên của Phú Vang được thành lập tại Hà Trung do đồng chí Dương Y phụ trách. Sau đó, các đội tự vệ khác cũng lần lược ra đời, tích cực chuẩn bị vũ khí, luyện tập quân sự” [1, tr. 34]. Kế Võ lúc này công việc chuẩn bị diễn ra cũng rất khẩn trương và chu đáo, chờ mệnh lệnh của Đảng thông qua Mặt trận Việt Minh khi tình thế cách mạng xuất hiện. Ngày 10-8-1945, Tỉnh ủy họp Hội nghị mở rộng quyết định kế hoạch khởi nghĩa. Ban chấp hành Việt Minh Phú Vang phân công Đồng chí Trần Thanh Chữ phụ trách tổng Kế Mỹ. Ngày 17-8-1945, các huyện và thành phố đã nhận được lệnh hành động của ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế. Theo kế hoạch của tỉnh, các huyện Phú Lộc Phong Điền đã khởi nghĩa thắng lợi ngày 19-8-1945. “Tiếp đến, các huyện Phú Vang, Hương Thủy, Quảng Điền điều hoàn thành khởi nghĩa. Từ các huyện nhân dân kéo về thành phố theo đúng kế hoạch đã định” [3, tr. 121]. Thực hiện chủ trương của Việt Minh, nhân dân làng Kế Võ đã chuẩn bị các loại vũ khí thô sơ như gậy, gộc, giáo, mác, mã tấu… chờ giờ phút cùng đoàn biểu tình đứng lên giành chính quyền. 7 Ngày 11-3-1945, đại sứ của Thiên hoàng là Yakomaha vào Đại nội gặp Bảo Đại, yêu cầu Bảo Đại ra đạo dụ hủy bỏ Hiệp ước Patenotre (1884) đã ký kết với Pháp. Đến ngày 17-4-1945, Bảo Đại lập nội các tay sai do Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Nội các Trần Trọng Kim ra đời kéo theo sự xuất hiện của các tổ chức thân Nhật. Nhóm anh em Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm được Nhật ủng hộ, chuẩn bị đưa Cường Để về thay thế Bảo Đại. Lúc này, đảng Tân Việt Nam ra đời, thu hút nhiều người thuộc giới trí thức. Bên cạnh đó, Đại Việt quốc gia liên minh, Đại Việt duy dân, Quốc dân đảng… cũng đua nhau hoạt động.
  4. TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN LÀNG KẾ VÕ… 169 Mờ sáng ngày 20-8-1945, đồng chí Trần Thanh Chữ dẫn đầu đoàn biểu tình vũ trang tổng Kế Mỹ [5] “xuất phát từ Hà Thanh kéo lên Xuân Thiên, Kế Võ theo hướng Cự Lại, An Dương, Hòa Duân. Đoàn biểu tình dừng lại ở các thôn để diễn thuyết, chấp nhận sự đầu hàng của chính quyền địch ở địa phương” [1, tr. 37]. Sau khi giành được chính quyền ở các làng, các tổng. Ngày 22-8-1945, nhân dân làng Kế Võ hòa vào cùng “hơn 5000 người đại diện cho toàn thể nhân dân Phú Vang, bằng các loại gậy, gộc, giáo, mác, hàng ngủ chỉnh tề kéo về sân vận động làng Dương Nổ tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền huyện” [1, tr. 38]. Sáng ngày 23-8-1945, đông đảo các tầng lớp nhân dân Huế từ các phường tỏa ra; nhân dân các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thủy từ phía Nam Huế kéo lên; các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà từ phía Bắc kéo vào, tạo thành một thế trận nhân dân trùng trùng điệp điệp. Đến 16 giờ cùng ngày, dòng người tràn về sân vận động thành phố Huế tham dự cuộc mít tinh. “Đồng chí Tố Hữu đọc diễn văn nêu rõ tầm vóc, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa, đồng thời tuyên bố từ nay chính quyền đã về tay nhân dân” [3, tr. 124]. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Minh chứng cho truyền thống cách mạng, đấu tranh bất khuất của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân làng Kế Võ nói riêng dưới sự lãng đạo của Đảng. Trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, cách mạng nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách. Huyện ủy Phú Vang lãnh đạo nhân dân kiên trì đấu tranh bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được. Nhiều quần chúng trung kiên trưởng thành trong phong trào cách mạng được giáo dục, bồi dưỡng, kết nạp và hàng ngũ của Đảng. Nhiều tổ chức Đảng được xây dựng thêm như các chi bộ Phú Thứ, Phú Ninh, Phú Hương, Phú Hòa, Phú Khương, Phú Nhơn, Phú Đức [1, tr. 57]. Ở Kế Võ, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Viết Túc là những người được kết nạp Đảng đầu tiên của làng vào năm 1946 8, trở thành hạt nhân phong trào ở vùng nông thôn, đưa vai trò lãnh đạo của Đảng lên ngang tầm nhiệm vụ mới. Thực hiện chủ trương của Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến huyện Phú Vang được thành lập. Lực lượng vũ trang được tăng cường, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. “Ở mỗi thôn điều có một trung đội, mỗi xã có từ 2 đến 3 trung đội, ở huyện có đại đội tự vệ tập trung và lực lượng tự vệ cảm tử quân” [1, tr. 62]. Ngày 17-1-1947, một trung đoàn lính Pháp với hơn 5000 bao gồm bộ binh, pháo binh, cơ giới, lính dù từ Đà Nẵng theo đường quốc lộ 1 đánh ra Huế. Một bộ phận đổ bộ vào cửa Thuận An, Tư Hiền đánh chiếm, làm bàn đạp tấn công vào Huế. Nhân dân Kế Võ tích cực tham gia cùng Tiểu đoàn chi đội Trần Cao Vân chặn đánh địch quyết liệt ở Hà Thanh, Trừng Hà, Hà Úc. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Hà Khanh, “lực lượng dân quân tự vệ ở các xã vùng biển đã chiến đấu ngoan cường, tiêu hao, tiêu diệt một bộ 8 Theo Nguyễn Viết Hiền, sinh năm 1928, nguyên là Trưởng tộc Họ Nguyễn Viết, từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Địa chỉ: Kế Võ - Vinh Xuân - Phú Vang - Thừa Thiên Huế.
  5. 170 TRẦN VĂN ÁN phận sinh lực địch. Những trận đánh này tuy hiệu quả chưa cao nhưng đã làm chậm bước tiến quân thù, thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm tiêu diệt địch của nhân dân các xã vùng biển huyện phú Vang” [1, tr. 67]. Tháng 7-1947, Huyện ủy Phú Vang mở Hội nghị nhằm kiểm điểm tình hình kháng chiến trong thời gian qua, đồng thời cũng cố lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, nhằm đẩy mạnh công tác trừ gian, diệt tề, loại trừ các phần tử nội phản. Ngoài ra, Huyện ủy còn chỉ ra những chi bộ phong trào còn yếu đặc biệt là các xã vùng biển. Qua đó có hướng chỉ đạo cụ thể để đưa phong trào phát triển điều khắp trong toàn huyện. Các cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang ở làng Kế Võ quyết bám đất, bám dân giữa vòng vây quân thù. “Ban ngày phải nằm bờ, nằm bụi ở ngoài đồng hoặc ẩn nấp giữa cồn các nóng bỏng, sẵn sàng chịu đựng đói, rét, bệnh tật hoành hành; ban đêm mới lên lỏi vào tận các thôn xóm để tuyên truyền, giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở, củng cố lực lượng dân quân tự vệ” [1, tr. 74-75]. Bọn Việt gian lùng sục tận ngõ ngách thôn xóm, giặc Pháp lại càn quét liên miên. Việc móc nối, xây dựng cơ sở cách mạng của các cán bộ, Đảng viên, chiến sĩ là một việc hết sức nguy hiểm và gian khổ. Ngày 7-10-1947 địch tấn công lên Việt Bắc. Sau hơn hai tháng chiến đấu, đến ngày 21- 12-1947, “hàng ngàn tên địch bị tiêu diệt, ta thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch; cơ quan chỉ đạo kháng chiến được bảo vệ an toàn, căn cứ địa của cả nước được bảo vệ vững chắc” [2, tr. 313]. Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp bị thất bại. Ở địa bàn Phú Vang, chúng tổ chức ngụy quân ngụy quyền từ huyện lỵ đến thôn xã, thành lập ra những đội quân cơ động ứng chiến với quân ta. Chúng ra sức càn quét, thực hiện khẩu hiệu ba sạch: “Đốt sạch, phá sạch, giết sạch” hết sức man rợ, ngoài ra chúng còn xây dựng tề điệp để giám sát và phát hiện của quân ta [1, tr. 80]. Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng bộ Kế Võ không ngừng trưởng thành về cả tư tưởng, chính trị và tổ chức. Không sợ khó khăn, gian khổ, hi sinh để bám đất bám làng, xây dựng phong trào, nhiều Đảng viên mới được kết nạp trong giai đoạn này. Năm 1948 có các đồng chí là Đảng viên như: Đinh Nghiêm, Nguyễn Viết Hiền, Đinh Khắc Ký, Nguyễn Viết Duân 9, năm sau có Nguyễn Đăng Thường, đến “cuối năm 1949 Chi bộ thôn Kế Võ có tất cả 12 Đảng viên” 10. Những Đảng viên ưu tú được bồi dưỡng, bổ sung vào tuyến trên. Giữa năm 1949, trường Đảng của huyện thành lập, nhiều Đảng viên giữ các cương vị chủ chốt được học tập, bồi dưỡng qua các lớp của trường Đảng. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thường xuyên được bổ sung, đổi mới bằng những cán bộ trẻ có năng lực, phong cách lãnh đạo khoa học, sâu sát với quần chúng nhân dân. Tháng 7-1949, Huyện ủy triệu tập Đại hội đại biểu Đảng bộ Phú Vang lần thứ ba, đồng chí Nguyễn Thu làm Bí thư Huyện ủy và đồng chí Ngô Tú làm Phó Bí thư [1, tr. 91-92]. Ở Chi bộ thôn Kế 9 Theo Nguyễn Viết Hiền, sinh năm 1928, nguyên là Trưởng tộc Họ Nguyễn Viết, từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Địa chỉ: Kế Võ - Vinh Xuân - Phú Vang - Thừa Thiên Huế. 10 Theo Đinh Nghiêm, sinh năm 1927, nguyên là Huyện Ủy viên, Bí thư xã Phú Ngạn thời kỳ kháng chiến chống Pháp - Mỹ. Địa chỉ: Kế Võ - Vinh Xuân - Phú Vang - Thừa Thiên Huế.
  6. TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN LÀNG KẾ VÕ… 171 Võ, lúc này đồng chí trẻ tuổi có năng lực Đinh Nghiêm làm Bí thư Chi bộ (1949 – 1950), sau đó tích cực “hoạt động theo đường dây của Huyện năm 1951-1952” [5]. Năm 1953, đồng chí Đinh Nghiêm lên làm Bí Thư xã Phú Ngạn 10. Với sự tiếp sức của đế quốc Mỹ, Chính phủ Pháp cử tướng De Lattre de Tassigny làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm cao ủy Pháp ở Đông Dương. Đầu năm 1951, De Lattre de Tassigny đề ra kế hoạch mới nhằm kết thúc nhanh chiến tranh, đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta trở nên khó khăn phức tạp. Sau khi địch thất bại trận càn chớp nhoáng của địch ở Thanh Lam Bồ ngày 26-7-1951, đầu năm 1952, thấy không thể tập trung lực lượng Âu Phi tinh nhuệ mở những cuộc càn quét lớn, địch buộc phải thay đổi thủ đoạn hoạt động. Chúng triệt để thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, ráo riết bắt lính, xây dựng thêm nhiều đơn vị chủ lực ngụy. “Hệ thống phòng thủ của địch được xây dựng ngày càng kiên cố, nhiều làng mạc bị triệt hạ, cục diện chiến trường Thừa Thiên Huế ngày càng trở nên quyết liệt” [1, tr. 102]. Lúc này, ở Kế Võ, hệ thống Đảng viên được rà soát lại, chính quyền, đoàn thể phát huy tốt vai trò nhiệm vụ của mình, lực lượng vũ trang được bổ sung và nâng cao sức chiến đấu. Đặc biệt là dân quân du kích “có những bước phát triển vượt bật, đã nắm vẫn chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu, nâng cao hiệu quả trong việc chống càn quét của địch, bảo vệ xóm làng, quê hương” [1, tr. 103]. Tuy nhiên, chỉ trong năm 1952, sau những trận càn quét dã man của địch, những người con của làng đã ngoan cường chiến đấu, anh dũng hy sinh 11 như: Đinh Diệm (Tổ Đảng), Hoàng Thao (Xã đội trưởng), Nguyễn Đăng Đợt, Nguyễn Minh (Cảnh sát Quân đội nhân dân Việt Nam), Nguyễn Trình (Quân đội nhân dân Việt Nam) và Nguyễn Hưng (Du kích xã). Gây tổn thất lớn cho phong trào cách mạng ở làng Kế Võ nói riêng và xã Phú Ngạn nói chung. Năm 1953, trước tình thế bị sa lầy và thất bại của Pháp, Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Ngày 7-5-1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, tướng Henri Navarre, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh lục quân Tây Âu thuộc khối quân sự Bắc Đại Tây Dương được Chính phủ Pháp cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Navarre đề ra kế hoạch với hy vọng trong 18 tháng giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. “Ngày 19-10-1953, tại chiến khu Dương Hòa, Tỉnh ủy mở hội nghị cán bộ chính trị nhằm quán triệt tinh thần Nghị quyết Bộ Chính trị và của Tỉnh ủy, cụ thể hóa tinh thần đó sát với tình hình địa phương, đẩy mạnh tiến công liên tục, tiêu diệt, kìm chân địch, không cho chúng rảnh tay đối phó với chiến trường chính; tích cực đấu tranh chính trị 10 Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng xóa bỏ cấp tổng, thành lập cấp xã. Huyện Phú Vang thành lập 21 xã. Tổng Kế Mỹ chia thành 3 xã: Phú Hảo, Phú Hòa và Phú Hương. Đến đầu năm 1949, toàn huyện Phú Vang được tổ chức lại thành 10 xã, xã Phú Ngạn gồm Phú Hương và một phần của Phú Hòa củ. Làng Kế Võ thuộc xã Phú Ngạn. 11 Theo Nhà bia ghi danh liệt sĩ xã Vinh Xuân.
  7. 172 TRẦN VĂN ÁN kết hợp với diệt các phá tề, phá thế kìm kẹp, mở rộng vùng giải phóng, xây dựng lực lượng kháng chiến toàn dân, toàn diện” [1, tr. 107]. Thực hiện chủ trương của Đảng, đồng chí Đinh Nghiêm, Bí thư xã Phú Ngạn, tích cực công tác xây dựng lực lượng, tổ chức quần chúng đấu tranh, không cho địch phá phoại sản xuất… Những thắng lợi của quân và dân Phú Vang nói chung, làng Kế Võ nói riêng “đã góp phần đẩy mạnh thế tiến công chiến lược trên chiến trường Thừa Thiên-Huế, cùng với quân dân cả nước làm nên thắng lợi “chấn động địa cầu” ở Điện Biên Phủ” [1, tr. 110]. 17 giờ 30 ngày 7-5-1954, tướng De Castries cùng toàn bộ Ban Tham mưu bị bắt, tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Đến 2 giờ 45 phút sáng ngày 21-7-1954, Tạ Quang Bửu và Delteil ký Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào. Cùng một số văn kiện, Bản tuyên bố trong Hội nghị Genève đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương. Trong 9 năm kháng chiến, nhân dân Kế Võ đã trải qua nhiều gian lao, thử thách, có lúc gay go quyết liệt. Song vẫn giữ bản lĩnh chiến đấu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ, kiên trì bám đất, bám làng, ngày đêm lăn lộn để củng cố và xây dựng phong trào, tiến hành chiến tranh du kích, giết giặc, phá tề, trừ gian, đánh phá âm mưu bình định của địch. Suốt 9 năm kháng chiến đầy gian khổ đó, nhiều cán bộ Đảng viên và nhân dân Kế Võ đã ngã xuống, “máu của nhiều đồng bào, đồng chí đã thấm đượm mảnh đất quê hương, tô thêm truyền thống vẽ vang và trang sử vàng chói lọi chống thực dân xâm lược” [1, tr. 114]. Qua các chặng đường đấu tranh, nhân dân Kế Võ đã vượt qua mọi gian nan, thử thách, quyết tâm bảo vệ truyền thống yêu nước. Nhiều người con của làng đã ngã xuống không tiếc thương xương máu của mình để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Tinh thần dũng cảm, đoàn kết gắn bó với xóm làng, quê hương đã hun đúc ý chí chiến đấu của người dân Kế Võ, truyền thống đó được nối tiếp từ ngàn xưa. Người dân Kế Võ hôm nay rất tự hào về truyền thống cách mạng của cha ông ngày trước. Tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước trong giai đoạn cách mạng mới, ra sức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Kha (Chủ biên) (1999). Đảng bộ huyện Phú Vang 65 năm đấu tranh và xây dựng (1930-1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên) (2000). Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục. [3] Thành Ủy Huế (1989), Sơ thảo lịch sử Đảng bộ hành phố Huế (1930 - 1945), Tập I, Lưu hành nội bộ. TRẦN VĂN ÁN SV Lớp Sử 3A, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0975.128.789, Email: tranansps@gmail.com
nguon tai.lieu . vn