Xem mẫu

  1. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com NGOẠI BÀ BÀ SONG KHÊ Thằng Bi hích vai quảy cái ba lô to tướng của tôi, chệnh choạng đi qua mấy câu cầu khỉ. Vừa chui qua cổng rào dâm bụt, nó hét to át cả tiếng sủa của con Mực: - Chị Út về! Ngoại ơi chị Út về! Có tiếng chân lật bật chạy ra cửa. Có đôi tay cằn cỗi ghì lấy tôi. Rồi giọt nước bổi hổi rớt lên trán tôi - chiếc hôn của ngoại... Bà ngoại kéo chéo khăn trên đầu xuống lau nước mắt. Ông ngoại nghiêng nghiêng nhìn quanh: - Bây về với ai vậy? Tôi phồng mũi: - Với...con! Bà ngoại hấp háy mắt: - Về một mình hả? Mẹ bây để bây đi một mình sao? Tôi ôm cổ ngoại: - Con lớn lắm rồi mà, ngoại bà bà! Nhưng cái lo trong lòng ngoại không tin chứt nào vào cái sự “lớn lắm rồi” của tôi. Ngoại xoay người tôi một vòng, ngắm nghía từ đầu đến chân như thể xem xương cốt còn nguyên vẹn không, rồi tặc lưỡi: - Chừng nào về trển, ngoại biểu cậu Bảy mày đưa đi. Cậu Bảy ngày trước lên thành phố học, ở chung với gia đình chúng tôi. Chiều nào mấy cậu cháu cũng họp lại hát hò... Giờ, cậu chỉ nhìn tôi với một cái cười nụ thật ngắn, hỏi qua quýt một câu khách sáo “Mới về hả?”. Rồi bỏ đi. Tôi tròn mắt nhìn cậu, câu chào sựng lại. Không ngờ. Ngoại phân bua: - Cậu con ra ngoài làm việc, túi bụi cả ngày, chắc về nhà mệt quá nên... làm biếng nói năng. Với lại, có vợ rồi, cũng phải chững chạc chứ đâu lóc chóc hoài được! Tôi chớp mắt, cố tin là lẽ phải. Nhớ những câu pha trò của cậu ngày đó, chợt cười... buồn! Tôi tự dỗ dành chút hụt hẫng riêng tư: cậu còn phải dành thời gian cho mợ, và em bé sắp chào đời... Ngoại kể tôi nghe: - Mợ mày đi siêu âm, người ta nói là con gái. Mà biết đâu họ nhìn lộn, biết đâu mai mốt ra một thằng cu... Tôi dẩu môi, nói như diễn thuyết: - Con gái càng tốt chứ sao! Con gái sẽ nhổ tóc sâu cho ngoại, múa hát bên ngoại, thủ thỉ ngoại nghe chuyện nọ chuyện kia, giúp ngoại bao nhiêu là việc! Còn con trai... xời, chán lắm ngoại ơi, tối ngày đi đấm đá nhau, còn lì lợm làm ngoại buồn. Ðến lúc to xác, chỉ biết ra đường... nịnh con gái! Ngoại cười thật giòn: - Chỉ giỏi... tào lo! Tôi kết thúc bài hùng biện với một câu thật oách: - Ba con nói: bốn thằng con trai đổi một mình con, ba cũng hổng thèm! Vậy mà ngoại vẩn thở dài: - Con trai còn thờ cúng ông bà, nối dòng nối dõi. Ðêm nào ngoại cũng thắp nhang van vái ơn trên cho mợ mày sinh con trai... Ngoại dẫn tôi lên nhà trên, chỉ cho xem bộ sa-lông và chiếc tủ máy cậu Bảy mới đem vế. Tôi quay tìm chiếc bàn gỗ mun cao cao dài dài mà tôi vẫn thích di ngón tay lên những hình cẩn hoa lá động đậy màu ốc. Ngoại lắc lắc đầu: - Cái bàn đó đem cho bà Sáu bây rồi. Ông ngoại bây cứ tiếc hùi hụi... Mà, để bộ sa-lông này coi mới phải chứ! Thời bây giờ sắp nhõ đâu chịu ngồi cái bàn cổ lẫ đó... Cảm giác trống vắng, tôi lặng thinh nhìn đôi bảng đề câu đối hai bên bàn thờ tổ tiên - những chữ nho ngoằn ngoèo khúc mắc chắng còn ai hiểu là câu gì. Có lẽ muôn đời tôi cũng không đọc ra, nhưng biết chắc một điều: nó đã được tô đi sơn lại qua nhiều thế hệ, chắng còn giống chữ nho nữa mà chi là những hình trang trí đỏ đỏ vàng vàng – không đẹp, không sang, và càng không thích hợp với những bàn tủ mới. Nhưng đâu dám hạ xxuống, vì sợ mang tội với tổ tiên. Dẫu sao, để vậy cũng còn có thể minh chứng cho một gốc gác đáng khing trọng! ... Những chữ-nho-trang-trí! Lâu lắm rồi có ai buồn thắc mắc? -1-
  2. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com * Trưa. Ông ngoại lim dim trên võng, cười khà khà với những câu cải lương phát ra từ chiếc cát-xét còn mới. Bà ngoại lườm lườm rồi quay sang tôi: - Tuồng này ông ngoại mày nghe cả chục lần rồi. Hồ quảng gì mà như phim Hồng Không! Tôi véo von hứa hẹn: - Lần sau về con sẽ đem cho ngaoại mấy cuộn băng mới! Bà ngoại đang phẩy phẩy cái quạt mo cau chợt ngừng tay: - Thôi đi con, bày vẽ chi cho tốn tiền! Tôi không có tiền thật. Hôm trước mẹ trích nửa phần lương mua hai cây đấm bóp, một bộ giác hơi không dùng lửa, mấy hộp sữa, phô-mai và móng bánh mì Ðồng Khánh mà ngoại thích. Mẹ cứ căn dặn mãi. “Lâu lâu về quê ráng làm ngoại vui. Ðừng nói là ba con mới nghỉ việc!”. Tôi gật đầu thay tiếng “Dạ”, đủ khôn lớn để không hỏi ngô nghê. Cây đấm bóp và bộ giác hơi ngoại gói trong hai lớp bao xốp, cất kỹ vào tủ, ai đến lại giở ra “Con Hai trên thành phố gới về...”. Còn đồ hộp và bánh mì Ðồng Khánh ngoại gọi con cháu đến, cho mỗi đứa một phần. Ngoại nhìn tôi với giọng phân trấn: - Ngoại già rồi, ăn nhiều quá rồi, tội nghiệp tụi nó còn nhỏ... Tôi phùng má: Sao ngoại không nghĩ ngược lại: Tụi nó còn nhỏ, còn cả mấy chục năm sống ở đời mặc sức mà nếm hết mọi của ngon vật lạ! Còn ngoại... Ngoại cười, nhăn nheo đuôi mắt: - Cái con này còn con nít hết sức! Có “ngoại bà bà” nào lại láo ăn như vậy! Chiều. Dì Tư chạy sang cho hay ngày mai đi đám giỗ bên nhà dượng. Ngoại vào buồng lục lọi thật lâu, rồi trở ra giúi vào tay dì một chiếc nhẫn sáng boong: - Ðeo vào cho có với người ta! Thời bây giờ họ hay nhìn bề ngoài... Dì Tư đảo mắt về phía tôi, cười ngượng ngùng. Tôi vờ ngó ra khoảng sân trước nhà, không dưng cảm thấy nghẹt thở - trên cổ tôi cũng có một sợi dây chuyền sáng boong... Tối. Ông ngoại kẽo kẹt trên võng suốt hơn ba tiếng đồng hồ, không bỏ sót một tiết mục nào trên tivi. Bà ngaọi giăng mùng trên đi-văng bên cạnh, vừa nằm xem Tần Thủy Hoàng vừa ngóng ra cửa: - Cậu Bảy mày chắc bị kéo đi nhậu nữa rồi! Mãi đến khi cậu về, ngoại mới yên tâm gài chặt mọi cánh cửa, bật những bóng đèn ớt trên các cột nhà... Ngoại hỏi về những người bạn của tôi, lo nghĩ chuyện rất đỗi xa mà cứ như thật gần: - Con gái lớn rồi, cũng nên chọn cho mình một người. Không biết chừng bây có chồng, ngoại còn được dự không...! Tôi choàng tay ôm ngoại, rúc vào lòng ngoại, ngáp dài: - Ngoại bà bà! Con mới mười chín tuổi ruỡi mà! Và tôi giả đò ngủ say, để yên bàn tay ngoại lừi sùi rờ lên mắt, lên mũi, vuốt mãi tóc tôi... Hình như ngoại khóc. Mỗi lần ngoại trở mình, tôi thêm tin rằng trong lòng ngoại có một “cái túi ưu tu” rấ to đựng hết mọi hỉ-nộ-ái-ố của con cháu, để đêm đêm mất ngủ, ngoại lai mớ ra nhẩm xem từng chuyện một, độ lượng và âu lo... Gần sáng, mưa rào rào như đồng lõa với tiếng ểnh ương trơ trẽn. Ngoại bật dậy, choàng khăn kín đầu, cầm đèn pin rọi qua các cánh cửa lần nữa, rồi lên nhà trên thắp một nén nhang. Tháng 10-96 S.K -2-
  3. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com NGÔI TRƯỜNG MỌI KHI NGUYỄN NHẬT ÁNH (KỲ 17) Lần này Răng Chuột không còn thấy lúng túng như lần ăn mừng Bắp Rang. Nó lấy khăn lau bàn, vui vẻ đùa: - Quý khách chờ một lát nhé. Khi Răng Chuột bưng hai tô bún ra đặt trên bàn, Kiếng Cận hỏi: - Ngồi chơi không? - Lát nữa đi. Răng Chuột hất đầu về phía hai người khách vừa bước vô quán, khẽ đáp. Như vậy là nó bận. Chứ thật ra nó đã hết ngại ngùng. Kiếng Cận và bạn sung sướng nghĩ. Hôm đó, Kiếng Cận và bạn ngồi chơi với Răng Chuột khá lâu. Và hôm đó, lần đầu tiên Răng Chuột đã thổ lộ tâm sự. Vì nó đã bắt đầu xem Kiếng Cận và bạn là những người có thể chia sẻ buồn vui. Theo những gì Răng Chuột kể thì ba mẹ nó ly dị nhau từ khi hai anh em nó còn rất nhỏ. Cho đến bay giờ, đã nhiều năm trôi qua, nó vẫn không biết chuyện gi đã dẫn đến cuộc chia tay giữa ba mẹ nó. Không ai nói cho nó biết. Ba nó không nói. Mẹ nó không nói. Những người khác cũng không ai hé môi. Truớc đây, gia đình Răng Chuột ở dưới quê. Sau khi chia tay mẹ nó, ba nó bỏ lên thành phố làm ăn. Nó và Cọng Rơm sống với mẹ. Ðến khi nó lên lớp tám thì mẹ nó cũng dắt dìu hai con lên thành phố. Ba mẹ con thuê một căn phòng nhỏ ở với nhau. Lúc đầu, đời sống rất khó khăn. Một thời gian sau, mẹ nó được một gia đình khá giả nhận vào dạy kèm mấy đứa con, cuộc sống đỡ lên một chút. Mẹ nó ở luôn tại nhà học trò, cuối tháng lãnh lương mới ôm tiền về thăm hai anh em nó. - Thế sao bạn phải đi làm thêm? Kiếng Cận hỏi. Răng Chuột thở dài: - Tiền mẹ tôi đem về chỉ đủ để đóng tiền nhà, tiền ăn. Nhưng còn bao nhiêu khoản khác như tiền học, tiền quần áo, sách vở... Bạn chớp mắt: - Hình như bạn thường xuyên thay đổi chỗ ở? - Ừ! – Răng Chuột tặc lưỡi. Ðể tìm chỗ rẻ hơn ấy mà. Hôm đó, trước khi Kiếng Cận và bạn ra về, Răng Chuột một lần nữa lại cẩn thận dặn: - Mấy bạn tới đây chơi thì được nhưng nhớ đừng để cho Cọng Rơm biết đấy nhé. 50 Thằng Răng Chuột dặn dò chuyện đó có vẻ kỹ lưỡng lắm. Nhưng bữa đó suýt chút nữa chính nó đã làm lộ bí mật của mình. Chẳng là khi Kiếng Cận và bạn ra về, những người trong quán lập tức xúm lại trầm trồ: - Hai chị em sinh đôi trông hay quá! Bà chủ quán hỏi Răng Chuột: - Hai con bé sinh đôi đó học chung lớp với con hả con? Răng Chuột lễ phép: - Dạ, hai bạn đó học cùng lớp với con nhưng không phải là sinh đôi, thưa cô. - Con nói sao ấy chứ! Chị em không sinh đôi sao giống nhau đến thế! - Dạ, hai bạn đó cũng không phải chị em ạ. Chủ quán trợn mắt: - Không chị em là sao? - Dạ, là không bà con họ hàng gì hết đó cô. Câu trả lời của Răng Chuột khiến những người trong quán ngẩn tò te. Chuyện đó làm thằng Răng Chuột khoái lắm. Khoái đến mức quên béng mất cảnh giác. Về nhà, nó khoe ngay vời Cọng Rơm: - Hôm nay vui quá là vui. Chuyện gì vậy hở anh? Ai cũng trưởng Kiếng Cận và Tóc Bìm là chị em sinh đôi. Cọng Rơm cười: - Hôm đầu tiên hai chị ấy đến nhà chơi, em cũng tưởng thế. Nó bỗng ngước nhìn anh nó: - Hôm nay chị Kiếng Cận và chị Tóc Bìm đến chỗ anh hở? Răng Chuột vui vẻ: -1-
  4. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com - Ừ, hai bạn ấy rủ nhau đi... Suýt chút nữa, chữ “ăn” đã buột ra khỏi miệng Răng Chuột. May sao, đến phút chót, nó dừng lại kịp. Cọng Rơm chẳng ngờ vực gì, lại hỏi: - Ði xem anh dạy kèm hở? - Ừ! Răng Chuột mùng rơn. Hai bạn ấy hình như cũng định nhận lời kèm cặp mầy đứa nhóc nào đó. Nên muốn xem anh dạy dỗ như thế nào. Nếu thế giới tổ chức một cuộc thi nói dối, Răng Chuột đứng hạng bét là cái chắc. Vì nó nói dối chả ra làm sao: Lý do nó đưa ra khó ai tin nổi. Nhưng Răng Chuột thì rất hài lòng về tài phịa chuyện của minh. Nó tưởng mình là tay tổ. Vì nó thấy Cọng Rơm gật gà gật gù và không thắc mác gì thêm nữa đó mà. Nó không biết, thực ra, em gái nó đã biết no phịa chuyện từ lâu. Có nghĩa là từ lâu, Cọng Rơm đã biết anh mình hằng ngày vẫn phục vụ ở quán ăn. Thậm chí nó còn biết quán ăn đó tên gì, bán thứ gi, ở nhà số mấy, trên con đường nào. Mặc dù Cọng Rơm chưa bao giờ đi ngang qua đó. Ðó là do Cọng Rơm nghe nhỏ bạn về kể lại. - Mình vừa gặp anh bạn. - Ở đâu? - Ở một quán bún bò. -Ảnh có nói chuyện với bạn không? - Không, ảnh không nhớ mặt mình. - Hai nguời ngồi cùng bàn hở? - Không, ảnh làm tiếp viên. Ủa, bạn không viết sao? - Biết chứ. Lần đó, Cọng Rơm phải cố để đừng khóc, thậm chí để đừng run lên trước mặt bạn mình. Nhưng dù cố đến mấy, cặp mắt nó vẫn hoe hoe đỏ. - Bạn sao thế? - Mình thương anh mình! - Phải vất vả lắm Cọng Rơm mới tìm ra cách giải thích tự nhiên - Ðã bao nhiêu lần mình kêu ảnh đừng đi làm nữa nhưng ảnh vẫn không nghe. - Ấy là vì anh bạn là một ngườii anh thương em. Bạn của Cọng Rơm nói đúng. Răng Chuột là một người anh thương em. Nên nó không muốn em gái nó biệt bí mật cúa nó. Nó sợ Cọng Rơm buồn. Và Cọng Rơm cũng là một ngưới em thương anh. Nên nó không muốn anh nó biết nó đã khám phá ra những bí mật mà anh nó cố giấu. Nó sợ Răng Chuột buồn. 51 Răng Chuột không biết điều đó. Cả Kiếng Cận và bạn cũng không biết. Nên khi biết ra, cả hai kinh ngạc khôn xiết. Ðó là hôm Kiếng Cận và bạn ôm hộp bánh đến nhà Răng Chuột. Răng Chuột về trễ, hai đứa ngồi trò chuyện với Cọng Rơm. Cọng Rơm nhìn Kiếng Cận, lễ phép: - Em cám ơn chị Kiếng Cận về con mèo vải hôm trước nhé. Kiếng Cận vờ trách: - Tặng lâu rồi mà bữa nay mới cám ơn. Cọng Rơm phân trần: - Tại chị và chị Tóc Bím giống nhau quá, em sợ nhầm. Bây giờ phân việt được, em mới dám cám ơn. - Cám ơn nhầm mới thật tai họa. Cọng Rơm cười khúc khích. Nó hết nhìn Kiếng Cận lại quay sang nhìn bạn, vui vẻ nói: - Hai chị giống nhau như hai giọt nước, hèn gì hôm trước anh Răng Chuột bảo mọi người trong quán ai cũng trưởng hai chị là chị em sinh đôi. Cọng Rơm nói năng bình thường, nhỏ nhẹ nhưng Kiếng Cận và bạn nghe như sấm nổ bên tai. Cả hai bất giác đưa mắt nhìn nhau. Rồi cùng quay lại, ngỡ ngàng: - Em biết rồi hở, Cọng Rơm? Cọng Rơm ngơ ngác: - Biết gì cơ? - Biết chuyện anh Răng Chuột ấy. - Chuyện anh Răng Chuột sao ạ? Bạn nhíu mày: - Có phải em vừa nói “mọi người trong quán”... -2-
  5. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com Cọng Rơm chơt hiểu. Nó tái mặt khi nhớ ra câu buột miệng vừa rồi. Trong một phút lơ đễnh, nó đã tự tố cáo chính nó. Cho nên nó không còn cách nào khác là cúi đầu, lí nhí: - Dạ, em biết lâu rồi ạ. Thú nhận của Cọng Rơm làm Kiếng Cận và bạn dở cười dở mếu. Răng Chuột đã dặn tới dặn lui tụi nó về chuyện này. Là chớ có hé môi với Cọng Rơm. Là phái cực kỳ kín tiếng. Là tuyệt đối bí mật. Trong khi nhỏ Cọng Rơm đã biết tỏng từ khuya. Thằng Răng Chuột thật khờ quá đi mất. Dù sao câu nói thứ nhất của Cọng Rơm cũng chỉ khiến Kiếng Cận và bạn dở cười dờ mếu. Nghĩa là trong cái mếu vẫn còn có một tí cái cười. Nhưng đến khi nó nói tiếp cău thứ hai thì Kiếng Cận và bạn chẳng cười nữa, chỉ toàn mếu: - Hai chị nhớ đừng để cho anh Răng Chuột biết là em đã biết đấy nhé. Thế là không chỉ ông anh mà cả cô em cũng nhờ Kiếng Cận và bạn giữ bí mật giùm. Một bên không muốn cho bên kia biêt. Một bên không muốn cho bên kia biết mình đã biết. Bạn gật đầu: - Chị hứa. Kiếng Cận cũng gật đầu: - Chị hứa. Cả hai hứa. Và không hỏi gì thêm. Vì Kiếng Cận và bạn đều biết tại sao Cọng Rơm lại yêu cầu như vậy. 52 Thực ra, sống trên đời ai mà chẳng có những bí mật. Bạn có bí mật của bạn. Bắp Rang có bí mật của Bắp Rang. Răng Chuột có bí mật của Răng Chuột. Cọng Rơm có bí mật của Cọng Rơm. Và đã gọi là bí mật thì phải bảo vệ đến cùng. Phải giữ kín trong tâm khảm. Phải nhốt chặt tận đáy lòng. Gần như ai cũng thế. Gọi là “gần như”, bởi cuộc đời dù sao vẫn có những ngoại lệ. Như Bảnh Trai chẳng hạn. - Bí mật của nó, nó đi rẽu rao khắp nơi. Tâm sự của nó, đụng ai nó cũng than thở. Rốt chuộc, bí mật của nó, ai cũng biết. Tâm sự của nó, ai cũng hay, Chí mỗi con nhỏ Tóc Ngắn là ù ù cạc cạc. Oái oăm là chỗ đó. Khổ thân cho thằng Bảnh Trai cũng là chỗ đó. Và nó chạy nhắng lên. Và cuối cùng thì nó cũng tóm được bạn. - Tóc Bím nè. - Gì? - Nhỏ Tóc Ngắn ấy mà. - Nhỏ Tóc Ngắn sao? - Nó khờ quá. - Bạn còn khờ hơn. - Tôi? - Chứ còn ai. Chỉ người khờ mới loay hoay mãi vì một người khờ. Bảnh Trai vuốt tóc: - Có lý. Rồi thở ra: - Vậy phải làm sao? - Mình không biết! - Bạn chơi thân với Tóc Ngắn lắm mà. Bạn phì cười: - Chơi thân thì sao? Hì hì, nói thật nhé, về chuyện này mình dốt đặc cán mai. Bảnh Trai nhắm mắt, thốt lên ai oán: - Trời ơi, ta hết cách rồi sao? Bạn nhìn người sắp chết, thấy tội tội, bèn gõ tay lên trán: - Trong bọn chúng ta, có một đứa dồi dào kinh nghiệm... Bạn nói chưa dứt câu, Bảnh Trai vụt mở mắt ra. Mắt nó sáng trưng: - Hạt Tiêu? Reo lên hai tiếng cụt ngủn, nó tông cửa nhà bạn, chạy mất. -3-
  6. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com Chẳng có một lời cám ơn, một lời chào. Chỉ có tiếng cánh cửa đập đánh “rầm”. Và tiếng ốc vít long ra, rơi loảng xoảng. Bạn bước lại đóng cửa bụng lo lắng: Bảnh Trai ơi, coi chừng xe đụng! 53 Bây giờ thì bạn và Kiếng Cận ghé quán ăn chỗ Răng Chuột khá thường xuyên. Có hôm cả hai đi cùng Tóc Ngắn, Hạt Tiêu, Hột Mít. Có hôm cả bọn tám đứa đều có mặt. Nhưng thường đến đó nhất vẫn là bạn và Kiếng Cận, “hai chị em sinh đôi” như người trong quán vẫn gọi. Cho nên, bây giờ bạn và Kiếng Cận đã thân thuộc với cái quán bún bò này lắm rồi. Thân thuộc đến mức gặp lúc khách vào đông, Răng Chuột không kịp trở tay, cả hai tự động bưng dọn giúp mà chẳng ai thấy lạ mắt. (còn tiếp) -4-
  7. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com Người đẹp xứ CATALAN NGUYỄN HOÀNG TÙNG “Và thưa các bạn, đúng lúc này trọng tài chính đã nổi hiệu còi kết thúc trận đấu trong khuông khổ giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha giữa hai đội Real Madrid và Barcelona. Kết quả cuối cùng, Barcelona giành thắng lợi vớt tỉ số 2-0 do công của Rivaldo và Simao. Xin cảm ơn và thân ái chào tạm biệt các bạn...” Nó ngán ngẩm tắt tivi, buông mình xuống giường, ôm đầu cay đắng. Thế là đội bóng yêu quí của nó đã thua! Thật đau khổ làm sao! Giờ này chắc nhỏ Mỹ đang tha hồ mà hò hét vui sướng. Ghét thật! Nó nhắm mắt, chua xót nghĩ tới buổi học ngáy mai, như mọi lần Real thất bại, Mỹ sẽ đi ngang qua nó, huýt sáo với bộ mặt tỉnh bơ rồi vờ chợt nhận ra nó, nhỏ cố tình làm bộ “À” lên một tiếng bất ngờ, cười ranh mãnh hỏi nó: “Thế nào Dũng, thờì tiết hôm nay đẹp đấy chứ nhỉ?” Cứ tưởng tượng ra cảnh đó là nó không chịu nổi. “Ðẹp cái con khỉ!” Nó làu bàu, cố xua đi ý nghĩ đáng buồn ấy rồi vùi đầu vào chăn, ngủ thẳng. * Nó chơi thân với Mỹ từ khi hai đứa còn học lớp 5. Mỹ thường hay đến nhà nó học chung. Thường thì ít khi buổi học diễn ra yên bình trọn vẹn. Cả hai tranh cãi chí chóe vì đủ mọi lý do, có khi chỉ vì hai đáp án khác nhau của một bài toán đố. Riêng về bóng đá hai đứa luôn mâu thuẫn. Có lần, cãi cọ hăng máu quá, hai đứa luôn mâu thuẫn. Có lần, cãi cọ hăng máu quá, hai bên xông vào đấm nhau khiến mẹ nó phải can thiệp. Hậu quả là nó bị Mỹ cào sứt một mảng ở mũi, máu chảy lênh láng, còn Mỹ bị dính một thụi giữa mắt, thâm lên như mắt cú mèo, sụt sịt khóc ăn vạ. Sau lần đó mẹ nó tống mỗi đứa ngồi riêng một góc, cấm không được hé răng bàn luận dù chỉ một câu về bóng đá trong khi đang học. Cho đến tận bây giờ, hai đứa vẫn chưa hòa hợp trong vấn đề này. Ðơn giản vì nó là cổ động viên cuồng nhiệt cho Real, còn Mỹ, biệt hiệu “Người đẹp xứ Catalan” lại hết sức trung thành với Barcelona-địch thủ truyền kiếp của đội bóng thành Madrid. Cứ mỗi lần bọn trong lớp bàn tán chuyện bóng đá, nhất là bàn về các cuộc đối đầu Real-Barca, y như rằng giữa Mỹ và nó nổ ra những cuộc đấu khẩu nảy lửa. Phần thắng lúc... nghiêng về phía nó, lúc về phía Mỹ ngồi, vờ mượn sách hay vở một đứa nào đó rồi cố tình nói to, cốt để trêu tức Mỹ. “Tú này! Mày có xem trận đấu tối qua không? Real quả xứng đáng là nhà vô địch. Ðá thế mới là đá chứ, đỉnh cao luôn. Chỉ tội nghiệp cho cái đội bóng khốn khổ dám giỡn mặt với Real. Ðá dở tệ mà còn bày đặt thay người phút cuối. Thua là đáng kiếp lắm!” Nó cười khoái trá, kín đáo liếc thăm dò thái độ Mỹ. Những lúc ấy Mỹ không nói gì, chỉ dán mắt vô quyển sách một cách chăm chú. Nó thừa biết tuy làm bộ thế thôi chứ thực ra cô nàng sôi máu lắm rồi. Chầm chậm bỏ đi. nó kéo thật dài tràng cười ngạo mạn. Nhưng ngược lại, khi Barca thắng, mọi chuyện quay ngoắt 180°. Kẻ tức tối ngồi im là nó. Mỹ hớn hở, xuýt xoa với nhỏ Hà: “Rivaldo đá tài quá mày nhỉ? Cú sút phạt thật tuyệt diệu! Ðáng thương thay cho hàng hậu vệ yếu kém cùng tay thủ môn bất tài của đội bóng vớ vẩn nào đó dám đối địch với những người anh hùng xứ Catalan. Thua là đúng, khác gì muỗi đốt inox”. Thật tức hết chỗ nói! Có lần trong giờ học, nó lẻn gửi cho Mỹ bức ảnh Rivaldo bị vẽ râu kèm lời chú thích “Ðười ươi xổng chuồng”. Mỹ trả đũa lại bằng cách gửi cho nó hình Raul với cặp sừng to tướng kèm dòng chữ chua ngay phía dưới “Bò tót chạy rông”. Cứ như vậy, hai đứa luôn tìm cách bêu xấu đội bóng của nhau cho bõ ghét. Là fan của Real, song nó tự nhận thấy mức độ hâm mộ của mình không bằng Mỹ. Sự hâm mộ của nó chỉ dừng lại ở việc dán ảnh CLB Real khắp phòng, thuộc tên, quốc tịch, vị trí các cầu thủ, không bỏ qua trận đấu nào có Real đá qua truyền hình. Còn bất cứ ai tới nhà Mỹ đều tưởng như lạc vào trụ sở CLB Barcelona. Tranh ảnh treo khắp nơi, từ phòng khách cho tới nhà bếp. Phòng riêng của Mỹ thì chẳng khác gì phòng truyền thống thu nhỏ của Barca với đủ loại cờ quạt, băng rôn, cúp vô lưu niệm. Ngay cửa ra vào là hình Luis Rigo ôm quả bóng, nở nụ cười hết cỡ và trên đầu giường, một khẩu hiệu cắt bằg giấy màu sặc sỡ “I love Barcelona R.C”. Ngày tháng năm sinh, tên tuổi, địa chỉ các cầu thủ cùng báo chí tư liệu cả... trong lẫn ngoài nước đều được Mỹ ra sức sưu tập dán vào hai cuốn album dày cộp. Thời giờ rỗi cô nàng toàn tìm đến những hàng đề can tìm sưu tập ảnh cầu thủ. Chỉ tiếc rằng do là con gái nên Mỹ bị cấm không cho ra khỏi nhà lúc đêm khuya để xem Barca đá được truyền từ vệ tinh, nên cô nàng tiếc hùi hụi. Thần tượng của Mỹ là Rivaldo, nghe nói Mỹ đã gửi đến mấy lá thư theo địa chỉ của anh ta, ngay đến sách vở cũng được bọc bằng giấy in hình cầu thủ này. Danh hiệu “Người đẹp xứ Catalan” ra đời từ đó. Ngày Luis Figo chuyển sang Real Madrid, nó định trêu song thấy mắt Mỹ đỏ hoe nên lại thôi. Mỹ buồn mất mấy ngày. Tuần lễ sau nó thấy bức ảnh Luis Rigo trên cửa phòng Mỹ bị gỡ xuống. “Barca Page 1
  8. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com không cần những kẻ phản bội vì tiền”. Câu trả lời duy nhất Mỹ đáp lại lời trêu chọc của nó. Từ dạo ấy trở đi, hai đứa chưa có dịp nào châm chọt nhau, mãi cho đến hôm nay. * Buổi sáng, nó thất thểu xách cặp lên lớp, mặt ỉu xìu như bánh đa nhúng nước. Chưa đi đến cửa lớp, nó đã nghe giọng Mỹ oang oang tán thưởng trận đấu với bọn con trai. Cố giữ vẻ mặt bình thuởng, nó bước vào. “À, Dũng đây rồi, thời tiết hôm nay đẹp thật! Dũng có ý kiến gì về trận đấu tối qua không nhỉ?” Mỹ bắt đầu khiêu khích. Nó thủng thẳng: “Thắng ăn may, vinh dự gì...” “Còn lâu, thua rồi tức kìa! Ê... ê... ê”. “Có cậu thua thì có, quả đầu thủ môn Cassilas bị che mắt, quả sau Simao đá bồi trong thế việt vị, trọng tài ăn gian, thiên vị trắng trợn”. “Gì thì cũng thua rồi! Hoan... hô...”. Mỹ dài giọng. Nó hầm hầm bỏ về chỗ, không thèm ngoái lại. Sau lưng nó Mỹ khúc khích cười. Giờ Văn, cô giáo ra đề kiểm tra “viết một đoạn văn ngắn dùng phương pháp tương phản”. “Các em làm nhanh. Cô tranh thủ chấm dể hoàn thành nốt điểm. Cuối buổi sẽ trả bài”. Nó ngao ngán, nguệch ngoạc cho xong bải rồi ngáp rõ to. Cơn buồn ngủ kéo đến. Nó gục đầu... xuống mặt bàn, kéo gỗ. Tiết 5, cô giáo tuyên bố: “Bài kiểm tra vừa rồi nói chung tất cả các em đều đạt yêu cầu. Riêng có một bàí tôi thấy cần phải đọc cho cả lớp cùng nghe. Xem nào, bài của em Phạm Quỳnh Mỹ”. Nó dỏng tai, chăm chú: “Trận đấu đêm qua giữa hai kỳ phùng địch thủ Barcelona và Real Madrid đã diễn ra hết sức gay cấn Barca với lối đá tổng lực và chắc chắn đã chiến thắng lối đá vụn vặt lỏng lẻo của Real. Danh thủ lão luyện Rivaldo tỏ ra biết chớp thời cơ ghi bàn trong khi Morientes, tiền đạo rẻ non nớt của Real không tìm nổi đường vào khung thành Barca. Thực hiện chiến thuật 3-5-2, Barca tổ chức theo người rất sát, phối hợp bóng ngắn và đều một cách chủ động khiến đội hình 4-4-2 của Real lâm vào thế bị động. Các pha phối hợp bóng sệt được Barca thể hiện chính xác, đẹp mắt trước những pha bóng bổng xấu mù, sai địa chỉ của Real. Kết thúc trận đấu, Barca thắng 2-0. Ðội hay hơn thắng lợi, đội dở hơn thua cuộc. Cổ động viên Barca vui mừng hớn hở như hoa. Cổ động viên Real ỉu xìu như bánh rán cháy nhúng nước...”. Cả lớp lăn ra cười như vỡ chợ. Nó run lên vì tức. “Ái dà, dám bêu xấu Real đến thế cơ à! Rồi sẽ biết tay ông!”. Cô giáo ngán ngẩm, hỏi: “Mỹ, em viềt linh tinh cái gì vậy?”. Mỹ đứng dậy, vừa cười vừa phân bua: “Thưa cô, em viết theo phương pháp tương phản mà!”. Hết giờ, nó cau có bước lại chỗ Mỹ: “Sao bà dám viết thế?”. “Ơ, bài tui tui viết, kệ tui, mắc mớ gì đến Dũng. Ðội tui thắng thì tui ca ngợi mà”. Mỹ tỉnh khô đáp lại, mắt không rời tấm hình Rivaldo mới kiếm được. Cơn tức hồi sáng lại trào lên. Nó điên tiết giật tấm hình từ tay Mỹ, giang tay “xoẹt, xoẹt...” rồi tung những mảnh vụn về phía Mỹ. “Này thì Barca, này thì Rivaldo, này thì vui mừng. Ðồ hâm...”. Vụn giấy bay lả tả. Trước ánh mắt sửng sớt của tụi bạn, nó lạnh lùng bước ra cửa. “Dũng tồi lắm!” Mỹ nghẹn ngào, gục đầu xuống bàn, tấm tức khóc. Ðã một thời gian dài trôi qua từ khi chiến tranh lạnh bùng nỗ. Mỹ luôn tìm cácxh tránh mặt nó. Tan học mạnh ai nấy về. Trên lớp, mặt Mỹ lạnh tanh, không thèm nói với nó câu nào. Nó ân hận. Lá thư xin lỗi củaa nó bị gửi trả lại. Nó nhớ lại ngày trước hai đứa học chung, cãi nhau loạn xạ về đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất. Nó chạnh buồn, thấy lòng xốn xang một điều gì mà trước đây nó không cảm thấy. Má nó hỏi: “Sao dạo này không thấy con Mỹ sang rủ mày đi học nữa? Hai đứa có chuyện gì hả?” Nó dối quanh: “Không có đâu má à! Mỹ đang bận ôn thi bằng ngoại ngữ đó má!”. Má nó gật gù: “Ờ! Con nhỏ chăm thật. Mày cũng ráng mà noi gương nó nghe con! Con trai con đứa lớn tướng rồi mà chẳng lo học hành, suốt ngày bóng với bánh...”. Nó vâng, dạ mà lòng rối bời. Nó nhìn lơ đãng ra ngoài cửa sổ, bất giác lẩm bẩm: “Rivaldo ơi là Rivaldo, chung qui chỉ tại mi. Rivaldo...”. Chợt nó reo lên vui mừng, nó vừa chợt nghĩ ra một cách làm lành tuyệt hay. “Ðơn giản thế mà mình không nghĩ ra sớm”. Nó vừa tự trách vừa lôi trong góc tủ ra con lợn tiết kiệm có hơn 600.000 đồng. Nhét số tiền vào túi, nó mở sổ dò tìm sốm điện thoại của Hải cậu bạn thân du học ở Tây Ban Nha, người đã giúp nó sưu tầm tranh ảnh, băng rôn, tư liệu về Real Madrid. Mặc kệ con lợn vỡ trên bàn, nó vội vã ra bưu điện. Gần một tuần chờ đợi, nó sung sướng nâng niu trên tay bưu phẩm chuyển phát nhanh từ Tây Ban Nha gửi về. Một tấm ảnh cỡ lớn có chữ ký của Rivaldo cùng một tấm khác chụp đội Barca. Nó đọc Page 2
  9. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com lướt lá thư Hải gửi kèm: “Tao không hiểu vì sao mày bỗng nhiên dở chứng cần gấp chữ ký của Rivaldo đến vậy. Mày vốn ghét cay ghét đẳng Barca cơ mà. Tao đã phải chầu chực chen lấn suốt cả buổi tập ở Barcelona mới xin được đấy. Nhớ hậu tạ nghe chưa...?”. Nó thở phào, thế là xong việc thứ nhất. Nó ra hiệu ảnh vi tính với tấm ảnh chụp Mỹ trong trang phục Barca mà Mỹ tặng nó năm trước. Cuối cùng, cái ngày mong đợi cũng đã đến. tối nay, hai đại gia bóng đá Tây Ban Nha sẽ gặp nhau trong trận lượt về. Hết buổi học, nó chặn Mỹ ở đầu cầu thang: “Tránh đường cho tôi đi!” Mỹ lạnh lùng. Nó ấp úng: “Mình có chuyện muốn nói với Mỹ” “Không chuyện trò gì cả, tránh mau cho tôi còn về” Mỹ bặm môi nhìn nó bằng ánh mắt nghiêm khắc. Nó ngập ngừng, tránh cái nhìn của Mỹ: “Mình xin lỗi Mỹ nhiều, mình rất tiếc chẳng qua... Mình có món quà, xin đền Mỹ tấm ảnh bị xé... Mỹ... Mỹ đừng giận mình nữa nhé!” Mỹ cau mày: “Cái gì vậy?” “Ðây là... tấm...” Luống cuống, nó cầm ngược phong bì làm hai tấm ảnh rơi xuống đất. Vội cúi nhặt nó đưa về phía Mỹ song lại chìa ra mặt trái. Có lẽ mặt nó lúc này trông ngô ngố, tội tội lắm hay sao ấy. Mỹ phì cười. Nó cười theo, ngây ngô đến lạ. Lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh lạnh nổ ra, hai xe lại song song trên đường về. Gió mát thổi nhẹ, tóc Mỹ bay bay. Nó quay sang ngắm Mỹ, thầm nghĩ “Mỹ xinh thật, quả xứng đáng là người đẹp xứ Catalan”. Nó thấy lòng mình xôn xao. Mỹ quay sang nó: “Cám ơn Dũng nhiều lắm, bức ảnh ghép thật đẹp. Mỹ thấy như mình đang đứng trong đội hình của Barca thực sự. Thực ra, mình cũng có lỗi với Dũng, đáng lẽ minh không nên trêu Dũng như vậy...”. Nó át: “Chuyện cũ qua rồi, Mỹ đừng nhắc đến nữa. Thế là chúng ta lại có thêm một kỷ niệm, Mỹ nhỉ?”. Mỹ cười, không nói. Hai đứa im lặng đạp xe. Nó nghĩ bâng quơ rồi cười một mình. “Dũng cười gì vậy?” Nó nói bóng gió: “À, mình đang ghen với Rivaldo...” “Sao vây?” Vì anh ấy đá bóng giòi, và hơn cả là vì...vì...” Nó liếc nhìn, thấy hai má của Mỹ đỏ bừng lên, bèn đánh trống lảng: “Chết, quên khuấy đi mất! Tối nay trận lưọt về, tụi mình cá độ đi!”. Ðồng ý! Cho Dũng ra điều kiện” Mỹ hưởng ứng. “Thế này nhé! Nếu Barca thắng, mình sẽ đãi bạn một chầu chè nhưng đổi lại Mỹ phải gọi Dšng bằng... anh”. “Xí... sao kỳ vậy? Nếu Barca thua thì sao?”. “Thì Dũng gọi Mỹ... là em chứ sao”. “Còn lâu, Dũng chơi khôn, ăn gian”, Mỹ phụng phịu. “Thôi thì tùy Mỹ”, nó dàn hòa. “Nếu ngược lại thì Dũng phải gọi Mỹ bằng chị, nghe chưa. Còn nếu tỉ số hòa thì... Mỹ thắng”. “OK!”. Ðã đến lối rẽ, Mỹ vẫy tay: “Chào Dũng nhé! Tối nay, Mỹ sẽ cổ vũ cho cả hai đội”. Tới lượt nó ngạc nhiên, song chưa kịp hỏi thì Mỹ đã rẽ rồi. Nó vẫy tay chào lại rồi phóng xe vù vù về nhà, lòng vui như mở hội. Tối đó, lần đầu tiên trong cuộc đời, nó cầu mong cho Real thất bại. N.H.T Page 3
  10. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com Người Hại Bạn Nguyễn Ngọc Minh Hoa (Lớp 12A trường PTTH Ernst Thalimann) 1. Cuối cùng, trước sự đeo bám ráo riết của tôi, nhỏ Mai không làm sao giấu được lá thư của ai đó đã bí mật gửi cho nó vào chiều hôm qua. Nó lắc đầu đưa lá thư cho tôi, kèm theo một tiếng thở dài: - Nè! Thật Mai sợ Hà luôn! - Tôi cười hì hì, hí hửng bóc lá thư ra đọc. Ôi, không thể tưởng tưọng được! Từ đầu thư đến cuối thư chỉ toàn là những lời nhớ thương nhăng nhít, có thêm một đoạn thơ nho nhõ: Một ngày lòng bỡ ngỡ Trước ánh mắt ngu ngơ Một ngày lòng thầm nhớ Nụ cười ai trong mơ Thơ dở ẹc! Tôi buông lá thư xuống, ôm bụng cười ngặt nghẽo: "Thằng này điên rồi Mai ơi". Nhỏ Mai không nói gì, chỉ im lặng đứng nhìn bâng quơ ra ngoài sân trường. Tôi thôi cười, ngỡ ngàng nhìn nó: - Mi sao vậy, đang xúc động...đậy hở? - Làm gì có! Nhỏ Mai trả lời tôi yếu xìu. Tôi lấy làm lạ lắm. Liếc nhìn gương mặt ửng hồng của nó, tôi biết là nó đang chối. Nhưng tôi không buồn "hạch" nó. Suốt buổi học hôm đó, tôi thấy nó cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn, không nói cũng không cười. Thầy gọi đến tên thì giật mình. Tôi liếc sang thằng Ðại Học, tác giả của lá thư, phát hiện nó cứ nhìn trộm nhỏ Mai luôn. Ðôi lúc chạm phải ánh mẳt của nhỏ Mai, nó đỏ mặt quay đi chỗ khác. Nhỏ Mai cũng vậy. Hai đứa có vẻ không được tự nhiên, trông cứ ngường ngượng thế nào. 2. Sáng thứ năm, cô Ðinh Hương cho nghỉ giờ Anh văn. Trong khi tụi bạn náo loạn như đám giặc thi nhỏ Thư lẳng lặng kéo tôi xuống căn-tin. Tưởng hôm nay nó hào phóng bao tôi ăn sáng, ai ngờ lúc chui đầu vô căn-tin mới hay nó âm mưu khai thác tôi. Nhỏ Thư hỏi huych toẹt: - Thằng Ðại Học và nhỏ Mai "Ðể ý" nhau phải không Hà? - I, có chuyện đó hả? Sao Hà hổng biết kìa? Tôi giả vờ kêu lớn. Nhỏ Thư nguýt tôi: - Thôi, mi đừng có làm bộ. Cả lớp ai cũng biết, chẳng lẽ mi không biết? Tôi gãi đầu: - Hà không biết thật mà. - Không biết thật hả? - Thật. Nhỏ Thư nhún vai cúi xuống ly sữa đậu nành. Chắc tôi làm nó thất vọng lắm. Tự dưng tôi thấy thương thương nhỏ. Từ đầu năm đến nay, tôi biết, cả lớp cũng biết, nhỏ Thư đang thầm để ý thằng Ðại Học. Nhưng thằng Ðại Học lại chẳng biết ất giáp gì. Sau bữa khai thác tôi không được, nhỏ Thư có vẻ buồn. Lúc nào nó cũng lầm lầm lì lì. Vì chuyện thằng Ðại Học và nhỏ Mai bây giờ đã trở thành đề tài thường xuyên được tụi bạn đem ra bàn tán, dù hai đứa nó vào lớp không bao giờ dám nói chuyện với nhau. Ðiều ấy vô tình khiến nỗi buồn trong lòng nhỏ Thư càng tăng gấp bội. Tôi chỉ biết an ủi nó bằng nhũng lời khuyên mà bất cứ ai cũng nói được. Nhưng tôi còn biết làm gì hơn, khi nhỏ Mai là đứa bạn chí thân của tôi. Thật ra, tôi chúa ghét những chuyện tình cảm lằng nhằng như thế. Hồi đầu năm, trước khi uống sirô kết bạn với nhỏ Mai, tôi đã giao hẹn: - Mai và Hà hứa với nhau là hai đứa mình sẽ không bao gàn vướng vào những chuyện tình cảm tầm phà nhé! Nhỏ Mai gật đầù, hăng hái: - Ðương nhiên rồi! Thế mà... Thoạt đâù, khi phát hiện ra nhỏ Mai không giữ lời hứa, tôi giận lắm. Nó rủ tôi đi ăn chè, tôi không đi. Nó mua đồ ăn sáng cho tôi, tôi không ăn. Thậm chí, nó gọi điện cho tôi, tôi cũng không nghe. Chị tôi biết chuyên, mắng tôi vô duyên. Tôi thấy tưng tức suy đi nghĩ lại, tện. Tôi thấy chị tôi nói đúng. Gần mười tám tuổi rồi, ai mà chẳng một lần "xúc động đậy". Mấy ngày sau tôi hết giận nhỏ Mai. Mặc dù mỗi buổi trưa nhỏ vẫn bỏ tôi côi cút một mình trên đường về, mỗi chiều thứ bảy nhỏ vẫn vi vút với thằng Ðại Học khắp thành phố, mặc tôi ủ ê bó gối ngồi nhà. 3. Tôi thôi hờn trách nhỏ Mai. Bây giờ tôi xoay ra bực mình với mấy chục cái miệng nhiều chuyện trong lớp. Nhỏ Mai và thằng Ðại Học để ý nhau nhưng tụi bạn lại cứ réo tên tôi ra hỏi này hỏi nọ. Giữa giờ Lý, tôi đang loay hoay sửa bài tập thì nhỏ My quay xuống khều tôi: Page 1
  11. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com - Hàm cho My hỏi chuyện này chút. - Chuyện gì? Tôi cau có. - À...à... chuyện nhỏ Mai ấy mà! Nhỏ My cười hề hề. Tôi nhăn mặt: - Nhỏ Mai sao? - Nhỏ Mai và thằng Ðại Học "yêu nhau" hở? Nhỏ My không thèm ngại ngần, hỏi toẹt móng heo. Tôi liếc nó: - Sao My biết? - Ờ...My nghe tụi bạn trong lóp đồn. Tôi giả bộ thở dài: - Ðồn nhảm mà Mai cũng tin hả? - Ờ... ờ... Nhỏ Mai ờ ờ mấy tiếng, nhìn tôi nửa tin nửa ngờ. Còn tôi thì tiếp tục cắm cúi sửa bài. Ðịnh hỏi nửa, nhưng thấy điệu bộ tôi như vậy, nó đành phải ấm ức quay lên. Tôi mỉm cười khoái chí, nhưng niềm sung sướng của tôi không còn tồn tại được một phút rưỡi. Nhỏ Mai vừa quay lên thì nhỏ An quay xuống: - Hà ! - Gì thế ?- Tôi giật bắn người. - Hà cho An hỏi chuyện này chút !- Giọng điệu nhỏ An giống hệt như nhỏ Mai. - Ðược rồi, hỏi đi ! - An nghe nói...thằng đại học... và nhỏ Mai... - Nhỏ An ấp úng - hai đứa nó để ý nhau hở ? - Sao An biết ? - An nghe tụi bạn đồn. (Lại là tụi bạn đồn!) Tôi nghiêm giọng, giở "chiêu" khi nãy: - Ðồn nhảm mà An cũng tin hở? Không ngờ nhỏ An khác xa nhỏ My. Nó gật đầu lia lịa: - Tin chứ. Giọng nhỏ An rất là quả quyết. Tôi nhún vai, cố kết thúc cuộc đối thoại: - Hà không biết. - Hà phải biết chớ! Hà là bạn thân của nhỏ Mai mờ! - Nhỏ An nhất định không buông tha tôi. - Bạn thân thì sao? - Tôi gắt - Hà có phải là nhỏ Mai đâu! Thấy tôi đổ quạu, nhỏ An đành quay lên, sau khi buông một câu: - Hà không biết thì thôi. Nhỏ An quay lên rồi, tôi ngồi thở ra. Nhỏ Mai, Ðại Học... Ðại Học, nhỏ Mai... Thật bực mình! 4. Thái độ ù lì không cung khai của tôi khiến tụi bạn đâm chán. Tụi nó hết thích thú cạy miệng tôi. Nhưng lòng tụi nó chưa hết "trăn trở", nghi ngờ. Mà hễ nghi ngờ "trăn trở" thì tụi bạn nhiều chuyện của tôi lại sống không yên, lại phải tiếp tục điều tra cho ra sự thật. Sáng thứ hai vừa rồi, thằng Ðại Học vào lớp với bộ mặt đưa đám, buồn thỉu buồn thiu. Nhỏ Mai cũng vậy, cũng chẳng thèm mở miệng một câu. Thái độ khác lạ của hai đứa nó không qua khỏi mấy chục cái máy ra-đa lớp tôi. Tụi nó nhìn nhau, mắt đứa nào cũng tròn xoe dấu hỏi. Cuối cùng tụi nó nhìn qua tôi. Nhưng tôi tảng lờ, ra vẻ ta đây chẳng biết cái quái gì cả. Trong khi thực ra, tôi mà không biết thì còn ai mà biết! Chẳng là hôm chủ nhật, thằng Ðại Học rủ nhỏ Mai ra Hồ Con Rùa chơi. Ba giờ chiều, nhỏ Mai mặt mày tươi rói dắt xe ra khỏi nhà. Tới nơi, nó hồi hộp ngồi chờ... Nhưng chờ hoài chờ hoài, đến bốn giờ kém năm phút, thằng Ðại Học vẫy chưa vác mặt đến. Thêm năm phút nữa, thằng Ðại Học vẫn bặt tăm. Nhỏ Mai đang rơm rớm nước mắt, chợt thấy dòng người nườm nượp kéo nhau đi trên đường, miệng reo hò: "Việt Nam vô địch - Việt Nam muôn năm", lúc đó nó mới thảng thốt nhớ ra hôm nay là ngày đội tuyển bóng đá Việt Nam đá trận bán kết Tiger Cup với đội tuyển Indonesia. Ðồng thời nó cũng thảng thốt nhớ ra thằng Ðại Học là chúa ghiền bóng đá. Thế là nó giơ tay quẹt giọt nước mắt cuối cùng và thất thiểu quay về. Nó cay đắng biết rằng Ðại Học sẽ không bao giờ đến, mà có đến thì cũng phải đợi chừng nào trận đấu kết thúc, tức là phải thêm ba bố tiếng đồng hồ nữa. Dĩ nhiên ngày hôm sau thằng Ðại học phải năn nỉ ỉ ôi đến gãy lưỡi. Năn nỉ ỉ ôi không được, nó giở chiêu "buồn". Giở chiêu"buồn" không có kết quả, nó quay sang giở chiêu... nhờ vả tôi. Giữa giờ chơi, thằng Ðại Học ngoắt tôi ra hành lang, giúi vào tay tôi một mẩu giấy nhỏ kèm theo một câu nói nhanh gọn cực kỳ: "Chuyển giùm Mai". Xong, nó co giò chạy biến, không chờ xem tôi có nhận lời hay không. Vào lớp, tôi đưa "thư" cho nhỏ Mai, cũng nói một câu ngắn gọn "Nhờ chuyển giùm nhỏ Mai". Nhỏ Mai tưởng đó là thư tán dóc của hai đứa tôi, liền chuyển qua nhỏ Nghi. Nhỏ Nghi chuyền qua nhỏ Hân và cuối cùng lá thư đến tay Page 2
  12. Mực Tím Số 454 www.MucTimVN.com nhỏ An ngồi cạnh nhỏ Mai. Nhưng nhỏ An là một con nhỏ quỷ ác. Nó không đưa lá thư cho nhỏ Mai mà đưa cho nhỏ Thư, bảo là của tôi gửi. Kết cục vô cùng thảm hại. Toàn bộ nội dung lá thư ngay lập tức bị "hê" lên trước lớp do tụi bạn tưởng tôi cố tình giả giọng thằng Ðại Học để ghẹo nhỏ Thư. 5. Bữa đó, nhỏ Mai khóc một chặp nữa (sau chặp hôm trước) vì mắc cỡ, còn thằng Ðại Học thì sượng sùng không dám ngước mặt lên nhìn ai. Nó chỉ kín đáo liếc nhìn về phía tôi với vẻ trách móc. Chắc nó nghĩ tôi là con nhỏ phản bạn, đáng đem bỏ ngoài đường cho xe hủ lôi cán qua cán lại. Ra về, tôi phải bối rối tìm gặp nhỏ Mai và thằng Ðại Học để thanh minh. Nhưng muốn thanh minh đâu có dễ. Nhỏ Mai cứ cúi mặt nhìn chằm chằm xuống đất, một mực không chịu ngẩng lên. Thằng Ðại Học cũng vậy. Nó cứ giả bộ ta đây điếc đặc. Ðã vậy, trong khi tôi chưa biết tìm lời nào để chứng minh mình vô tội thì bốn mươi cái đầu trên lầu thò xuống cười hi hi. Tụi nó ngoác bốn mươi mấy cái miệng đồng thanh nghêu ngao nội dung lá thư. Các bạn có biết nội dung lá thư đó là gì không? Là một bài thơ đấy bạn ạ: Hôm qua tan học về chung Hôm nay tan học lạnh lùng bước đi... Tôi cũng không nín được cười, đành phải bật ra tiếng hí hí. Thằng Ðại Học đỏ nhừ mặt nhìn tôi, rít qua kẻ răng: - Hại bạn như thế chưa đủ sao mà còn nhe răng cười? Nhỏ Mai thẹn quá buông một câu: - Mai nghỉ chơi với Hà luôn! Mỗi đứa chửi tôi một câu, hai đứa chửi đủ hai câu rồi vội vàng biến đi hai ngả. Rốt cuộc, chỉ có tôi đứng giữa trời, miệng cười mà như mếu, không biết nỗi oan của mình đến chừng nào mới giải được. Các bạn cũng biết đó, tuy tôi không thích chuyện tình cảm tầm phào, nhưng xét cho công bằng tôi đâu có phải là người hại bạn, phải không? N.N.M.H Page 3
nguon tai.lieu . vn