Xem mẫu

Mực Tím Đặc Biệt tháng 9 ra ngày 16-9-2004 www.MuctimVN.com THEO GÓT CỎ HOA NGÀY CŨ Gió trở mình thức dậy giữa đêm sâu Thoảng thoảng hương trăng vương mái phố Sân nhà ai đóa quỳnh vừa chớm nụ Khẽ đưa hương ngan ngát phía em ngồi Nửa đêm, ta giật mình thức dậy rồi không thể nào chợp mắt lại. Lạ lùng cho một kẻ ham ngủ hơn bất cứ thứ gì trên đời. Đêm yên tĩnh lạ. Ta rón rén mở cửa phòng, mở cửa chính ra đứng nhìn con hẻm trước nhà. Trăng êm đềm treo trên nền trời xanh vắt. Bất chợt mỉm cười vu vơ, có cảm giác như được sống lại những ngày thơ ấu ăn tối trong ánh trăng, chơi trong ánh trăng, ngủ và mơ mộng trong ánh trăng mỗi đêm. Ngày đó, không cần biết thế nào là sạch sẽ, ta cùng bạn bò lê rồi nằm dài dưới đất xem trộm hoa huỳnh nhà hàng xóm toả hương. Thời đó, chúng mình làm gì biết thưởng thức hoa, chỉ thấy chủ nhà yêu quí nâng niu chúng nên cố lén rình, chờ hoa nở để trộm cho họ tức chơi! Thời đó, ta không thấy những đóa hoa vụng trộm kia xinh đẹp, cũng như không biết tuổi thơ là thanh khiết. Chỉ mãi đến khi lớn lên, hương quỳnh ngày cũ mới lại toả nhẹ nhàng trong kí ức, nhẹ nhàng mà sâu thẳm không nguôi ... Bình Yên KHI QUỲNH HƯƠNG NỞ... Anh tôi suốt ngày chỉ mê ti vi, máy tính, rời hai “nàng” ấy là anh lại long rong ngoài phố cùng bạn bè, có bao giờ để ý đến cây cỏ hoa lá gì đâu. Thành thử cuối cùng, chỉ có tôi lẽo đẽo theo ông ngoại. Thưở ấy tôi còn nhỏ lắm, ông trải chiếu cạnh mấy chậu quỳnh, khề khà vừa uống trà vừa kể chuyện cho tôi nghe trong lúc đợi hoa huỳnh nở. Trời êm gió mát, giọng ông trầm ấm, chỉ một loáng là tôi... lăn ra mà ngủ. Mãi cho đến nhiều năm sau đó, tiếng là nhà có trồng mấy chậu quỳnh nhưng thực chất tôi nào biết hoa huỳnh trông ra làm sao! Năm ông tôi mất, Duy hay đến nhà tôi chơi và thường nhắc đến mấy chậu quỳnh. Mẹ mỉm cười, hỏi dè chừng: “Hai đứa... có gì với nhau à?”. Tôi chối phăng, còn bắt mẹ không được hỏi và không được nghĩ như thế, nếu không tôi sẽ giận và không cho Duy đến chơi nữa. Từ đó mẹ không trêu hai đứa. Nhưng cũng từ đó, tôi thấy Duy dễ thương lạ. Những buổi chiều lang thang trong vườn, tôi thường mường tượng dáng Duy lúi húi tưới nước mấy chậu hoa. Không hiểu sao tôi bỗng quan tân nhiều hơn đến quỳnh hương, cố thức chờ đểp chụp bằng được những tấm ảnh vào đúng thời khắc hoa quỳnh đẹp nhất đem khoe Duy. Tôi làm điều đó một mình với tất cả sự háo hức. Khi khoe những tấm ảnh, tôi bất chợt kể với Duy về ông, về nỗi cô đơn khi đam mê hoa cỏ đến lúc cuối đời vẫn không tìm được một bạn tâm giao để chia sẻ. Hối hận làm sao bởi lúc đó tôi còn vô tư quá. Khi tôi thật sự biết háo hức chờ hoa quỳnh nở là khi mọi việc đã trôi xuôi trong kí ức mất rồi! Phương thảo NHỮNG VẦN ĐIỆU NGHỊCH NGỢM CON TRAI XA NHÀ Lần đầu tiên xa nhà Con trai đi trọ học Đánh máy: mymy Chủ nhật ngồi... hì hục “Việc làm thêm” gian truant Page 1 of 17 Mực Tím Đặc Biệt tháng 9 ra ngày 16-9-2004 www.MuctimVN.com Lỉnh kỉnh bao đồ đạc Đối mặt ngàn nỗi lo Loay hoay cùng xoang chảo Con trai tập nấu ăn Xách giỏ đi ra chợ Nhìn hàng quán... buâng khuâng! Quần áo dơ chưa giặt Để dồn lại cuối tuần Con trai học xa quê Chẳng nề hà gian khó Ước chi những việc này Có cô em gái nhỏ... Lần đầu tiên xa nhà Con trai thấy nhớ lắm! Chiều ra ban công đứng Hướng về quê... xa xăm... Hoàng T. Thanh Tâm GỬI BẠN CHUNG BÀN Thế là bạn có một người... Bạn riêng tư với khoảng trời của riêng Mình tôi lại một nỗi niềm Góp bao nhớ tiếc chung riêng một thời! Một thời quả sấu chia đôi Hộc bàn chung – hai đứa ngồi bên nhau Vui buồn chẳng ngai nông sâu Con trai con gái nhịp cầu vô tư Bao giờ cho đến ngày xưa Bạn – tôi tìm lại tuổi thơ xa rồi Hôm nay ngồi bên cạnh tôi Một ngừơi bạn mới - một người bạn quen Sao mình đã vội lớn lên Giữa hai đứa lại có thêm nhiều người Mà thôi, tôi vẫn là tôi Bạn hãy là bạn, chỗ ngồi không xa... Nguyễn Thị Mỹ Trang (Hà Nội) HÀNG XÓM VÀ CÂY KHẾ Nhà tôi có cây khế chin Hàng xóm có cây... sào dài Chiều chiều người ra ngắm... khế Rồi khoèo, muối ớt... và nhai Khế nhà tôi quanh năm trái Nhìn lên là thấy khế quê hương Hàng xóm ngày nào cũng hái Nhìn tôi mà đâu có thương! Ngày xưa chim thần ăn khế Trả túi ba gang vàng ròng Còn hàng xóm ăn hổng trả Ngay tiếng “cảm ơn!” – đừng hòng! Mẹ tôi bảo may chiếc túi Dài đúng... mười sáu đề xi Qua bên hàng xóm đòi trả Một đứa con dâu “nhu mì” Nguyễn Thế Thọ HỌC VĂN – TÌM HIỂU VĂN CHƯƠNG PHÓ GIÁO SƯ - TIẾN SĨ HUỲNH NHƯ PHƯƠNG: “VĂN CHƯƠNG LÀM TÔI SỚM ĐÁNH MẤT TUỔI THƠ” Khi vừa gặp phóng viên báo Mực Tím, PGS.TS. Huỳnh Như Phương, nhà lí luận – phê bình văn học, nguyên trưởng khoa Ngữ văn & Báo chí ĐH HXH & NV TP.HCM, đã cởi mở tâm sự: “Khi tình yêu văn chương đi vào máu của mình rồi thì không dễ gì lung lay. Mình bị hoàn cảnh qui định nhưng cũng phải biết cách vượt thoát khỏi hoàn cảnh. Thật ra, văn chương cũng có cách đền đáp của nó: mình bạc bẽo, thô lậu với nó thì nó sẽ bạc bẽo, thô lậu; mình tinh tế, chân thật với nó thì nó sẽ trả ơn bằng sự tinh tế, chân thành”. Dưới đây là những tâm sự của ông, dành tiêng cho bạn đọc báo Mực Tím nhân năm học mới. • Văn chương luôn đi kèm với cô đơn và tính phù phiếm. Duyên cớ nào đưa đẩy ông đến với văn chương vậy? Đánh máy: mymy Page 2 of 17 Mực Tím Đặc Biệt tháng 9 ra ngày 16-9-2004 www.MuctimVN.com - Hồi nhỏ tôi là một đứa bé nhút nhát, ngại giao tiếp. Cùng đi học, đi chơi, nhưng có những ý nghĩ tôi không dám nói với ai, chỉ sợ bị cười chê là hay nghĩ những điều vớ vẩn. Nhưng để mãi trong lòng thì không chịu được. Bài báo đầu tiên của tôi là một truyện ngắn in trên báo nguyệt san Tuổi Hoa khi tôi 15 tuổi. Năm lớp 9, tôi bắt đầu tập làm báo in roméo và gửi cho các báo người lớn. Có lần, một bài tuỳ bút của tôi khiến tạp chí Trình bày bị tịch thu và đưa ra toà. Cầm tờ báo có đăng bài của mình mà tôi sung sướng với ý nghĩ rằng cái thằng bé ở một xó nhà quê là tôi lại có thể kể ra câu chuyện của quê mình, nhà mình, bản thân mình với rất nhiều người xa lạ, sang trọng và quyền thế nữa, những người mà gặp ngoài đời chưa chắc họ thèm nhớ đến cái bộ mặt quê mùa của tôi. • Tuổi nhỏ của ông, cái không khí đọc sách văn chương như thế nào? Hay cũng như bây giờ, chỉ là chuyện cá (thậm chí dị) biệt của vài học sinh? - Có lẽ thời nào cũng có những người say mê đọc sách bên cạnh những người lơ là với sách. Và mỗi thời đại có những mối quan tâm riêng. Ở trung học, tôi không thích thú lắm với những tác phẩm Tự Lực văn đoàn được dạy trong nhà trường. Nhà tôi cách thị xã Quảng Ngãi hơn 20 cây số, hàng tháng tôi xin tiền mẹ đi xe lam ra thị xã mua sách; tiền ít, cứ đắn đo cân nhắc mới dám mua một vài cuốn. Mấy hiệu sách quen như Thanh Tịnh, Đồi Non – Hoa Sen thường bọc sách cẩn thận bằng giấy kiếng nên không dễ coi cọp như bây giờ. Có những cuốn tôi viết thư xin câu tôi ở Sài Gòn tìm mua cho. Bây giờ tôi vẫn còn giữ những cuốn truyện dịch in từ hồi đó của Ch.Y.Agnon, I.Andritch, J.Amado, F.Duerrenmatt, A.paton, Ch.Achebe... Tôi không thể nào quên cảm giác tê tái khi lần đầu đọc Nuôi thù của Oe Kenzaburo qua bản dịch của Diễm Châu, dưới ngọn đèn dầu ngay bên miệng hầm trong một đêm làng quê âm vang tiếng súng. Lúc đó, tôi biết rằng những cuốn sách ấy đã khiến mình sớm đánh mất tuổi thơ. • Lúc trẻ ông nhìn văn chương như thế nào? Khi trở thành nhà phê bình, và cả bây giờ, ông nhìn văn chương như thế nào? - Anh thấy đó, ngay từ thời trẻ, văn chương với tôi không hề là một trò chơi dễ chịu. Đôi khi nó như một người con gái đỏng đành, trái tính trái nết nhưng mà mình lại bị cuốn hút, không rời bỏ được. Nó chắp thêm cho mình đôi cánh tự do, nhưng cũng không ít lần trói buộc chính mình. Hồi trẻ, tôi hình dung thế giới văn chương như cánh đồng phía sau nhà mình, mênh mông, tít tắp, nhưng mình hăm hở đi và tin sẽ đến tận chân trời. Còn bây giờ, bước vào tuổi “tri thiên mệnh” rồi, thấy mình đi hoài mà chân trời lại vẫn còn xa, thậm chí đôi khi có cảm giác như mình đang quay về chỗ cũ. • Làm giảng viên dạy văn có khó không? Có vui không? Một kỉ niệm đẹp, hay đáng nhớ với học trò? - Khó và nhọc nữa. Nhọc nhất là phải dạy những bài văn dở. Văn dở thì thầy giáo nào, phương pháp nào cũng đành thất bại. Nhưng lại có nhiều niềm vui, không vui thì không đủ sức theo đuổi với nghề. Tôi có rất nhiều sinh viên giỏi, có cá tính, họ dám chịu trách nhiệm với sự chọn lựa của mình. Hơn một nửa số cây bút tham dự hội nghị nhà văn trẻ TP.HCM năm ngoái đã ra trường từ khoa Ngữ văn và Báo chí. Cách đây gần 10 năm, chấm một bài văn rất hay trong lớp, tôi gặp tác giả và nói với anh rằng tôi muốn đề nghị giữ anh lại làm vệc tại khoa. Nhưng rồi anh ấy gặp khó khăn gia đình nên đã lặng lẽ về miền Trung dạy học. Đầu năm nay anh mang đến trường tặng tôi bãn thảo tập thơ đầu tay. Tôi trân trọng giữ nó như đã giữ rất nhiều tập truyện, tập thơ và các bài báo mà những học trò cũ gửi tặng. • Vài bạn trẻ mê đọc sách văn chương thì bị xem là chảnh là khùng. Nếu được hỏi, ông sẽ khuyên những bạn bị chê này như thế nào? - Thực tế đến mức như vậy sao? Nếu quả vậy, thì các bạn bị chê cũng đừng vì thế mà nao núng. Vì trong cái “chê” không chừng có cả cái “ghen” đó. Nhiều khi người ta muốn đọc sách cho biết mà đọc không vô, đọc không nổi. Đọc sách cũng như chơi thể thao, vừa giải trí mà cũng vừa rèn luyện. Mỗi ngày mình nhảy cao hơn Đánh máy: mymy Page 3 of 17 Mực Tím Đặc Biệt tháng 9 ra ngày 16-9-2004 www.MuctimVN.com một tí, nhảy xa hơn một tí. Sách bây giờ rất nhiều, các bạn nên chọn đọc những gì thật đáng giá cho xứng với thì giờ quí báu của mình. Đừng quanh quẩn với một loại sách dễ đọc. • Nếu có chiếc đũa thần, ông sẽ giúp người yêu văn chương như thế nào? - Câu hỏi này thật khó trả lời, vì tôi đã qua cái tuổi tin vào đũa thần lâu rồi. Bây giờ chỉ còn những ước mơ thật giản dị thôi. Chẳng hạn, ước gì các nhà xuất bản có nhiều bản thảo hay và giá sách được giảm bớt, ước gì mỗi trường trung học ở thành thị cũng như nông thôn đều có một tủ sách đầy đủ các kiệt tác văn chương thế giới cho các em tha hồ đọc. Ừ, nhưng mà không chừng những ước mơ nho nhỏ như vậy bây giờ cũng phải có đũa thần mới thành sự thật đó! • Câu cuối, một quan niệm của ông về văn chương? - Tôi chưa dám hình thành cho mình một quan niệm riêng về văn chương. Nhưng tôi tin vào quan niệm này: văn chương là cách nối dài sự hiện hữu của con người như một cá tính tự do. Như Hà thực hiện CHÂN DUNG TUỔI MỚI LỚN BỒNG BỀNH TRÊN CAO Theo sách Giáo dục công dân lớp 11, thì tình yêu là... không biết gì nữa, quá trời định nghĩa phức tạp luôn. Đọc đi đọc lại hai ba lần, gấp sách lại rồi mà Thư vẫn còn ngẩn ngơ. Mới đầu mùa hè, Thu đã lon ton đi mua bộ sách giáo khoa chuẩn bị năm học mới, Thư vốn có tính lo xa và cẩn thận mà. Nhưng mà... còn một lí do đặc biệt nữa để Thư mua sách sớm như vậy, Thư muốn xem bài hai mươi mốt sách công dân nói gì mà mấy anh chị lớp trên quảng cáo rầm rộ với mấy đứa lớp dưới. Thì ra là... tình yêu - chuyện muôn thưở hấp dẫn của mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi học trò lại càng nóng bỏng. Thư cũng thấy thích thích, đọc rồi thì thấy hay hay dù Thư chắc chắn mình không hiểu hết những gì sách viết. Phải chi có một đứa bạn thân cũng tò mò như Thư nhỉ?! Có người để nói và nghe về đề tài này chắc là rất thú vị. Thú vị như chuyện từ lâu lắm rồi, trong lòng Thư có một đám mây, đám mây này ương bướng cứ ở lì trong tâm trí Thư mà không chịu bay đi. *** Đang mơ màng ngủ, tự dưng Thư bị lay lay, lắc lắc. Trời ơi, ai mà mạnh tay quá vậy? - Dậy, tui có cái này hay lắm cho bà xem nè! Nói rồi Minh ngại ngần chìa cuốn sách Giáo dục công dân lớp 11. Chết rồi, bị đoán đúng tim đen của Thư rồi. Sao hắn tài vậy ta? Hay là hắn cũng nghe xì xồ bàn tán từ các anh chị lớp trên? À, hay là trong lòng hắn cũng có một đám mây mơ hồ nào đó, như Thư... - Tỉnh! Tỉnh! Làm gì mà ngồi thừ ra vậy, cô nương? - Ông làm gì mà trầm trọng vậy? Phá giấc ngủ của tui... Đến lượt Minh ngồi thừ ra, có vẻ nghĩ ngợi, có vẻ gì đó đăm chiêu lắm. Cứ để mặc hắn ngồi đấy, Thư xuống nhà sau rửa mặt rồi cột tóc tai gọn gàng, quay vào vẫn thấy hiện trường... không đổi. Thư cầm quyển sách lên, cười mỉm mỉm. Trong đầu thầm “phục” bạn mình quá xá, hắn biết Thư đang nghĩ gì à? Cùng lúc lại chửi rủa hắn “ghê” quá, con trai gì mà... Lật đúng bài hai mươi mốt, chữ TÌNH YÊU tựa bài đã được tô sáng bằng viết highlight màu cam chói lọi, Thư bật cười thành tiếng rồi chuyển sang cười ha ha, rung rinh cả đôi vai. Minh xụ mặt xuống, nói giận dỗi: - Ê, không được chọc quê tui à nha! Đánh máy: mymy Page 4 of 17 Mực Tím Đặc Biệt tháng 9 ra ngày 16-9-2004 www.MuctimVN.com - Nè, ông khai mau đi, sao ông quan tâm đến vụ “tình iêu” này quá vậy? Trước đây ông có quan tâm đến môn này đâu? – Thư sửa giọng thành chữ “iêu” chọc ghẹo Minh. Hắn vẫn im lặng. - Tui thân với ông từ hồi đi mẫu giáo tới giờ, chọc ghẹo ông cho? Ông thích cô bé nào rồi à, nói đi tui làm... quân sư cho! Thư hạ thấp giọng ra vẻ rất chân thành và nghiêm trọng. Không ngờ Minh cũng hạ thấp giọng bắt đầu kể về “đám mây” trong lòng hắn. Ra là hắn đã để ý cô nàng đang học cùng lớp đàn guitar. Rằng hắn tập luyện rất chăm chỉ, nhưng cả năm nay hắn vẫn không “qua mặt” được cô nàng đó. Tự ái con trai nổi lên, thầy dặn mỗi ngày phải ôm đàn hai tiếng đồng hồ thì hắn ôm đàn gảy từng tưng hơn ba tiếng đồng hồ thì hắn cũng toại nguyện, sức học của hắn giờ đã ngang và nhỉnh hơn cô nàng đôi chút. Chuyện đời đơn giản thế thì... trưa nay Thư đâu có mất ngủ và hết hồn vì cứ tưởng mình bị lộ tim đen. Từ đối thủ, chuyển thành nhu cầu “đối thoại”. Nhưng... bó tay, cô nàng rất ít nói trong gìơ học, chỉ cắm cúi ghi bài và đàn, hết giờ học thì có người đưa đón. Hổm rày Minh xao xuyến lắm rồi, chẳng biết từ bao giờ tay lướt trên dây đàn, mắt nhìn khuôn nhạc mà tim và óc thì bị một “đám mây” che phủ: cái dáng ngồi ôm đàn guitar rất lạ của Vân – tên cô nàng, lại là “mây”. Theo lời Minh thì cây đàn guitar có vẻ quá to so với dáng gầy và mảnh của Vân nhưng những âm thanh cất lên từ nơi đó thì... tuyệt vời. - Như vậy có gọi là nhớ không bà? Mỗi ngày chỉ có hai mươi bốn tiếng mà tui nghĩ về người ta hơn ba tiếng đồng hồ, vậy có gọi là yêu không bà? Tui đọc xong bài “tình yêu” mà cũng không trả lời được! – Minh nói bằng cái giọng điệu chân thành làm Thư phì cười. - Làm sao tui biết, tui chưa “yêu”! Quyển sách thì cũng đọc rồi mà... có giải quyết được gì đâu. - Bà này trớt quớt. Vậy mà cũng bày đặt làm “quân sư”. Thư lấy tay che miệng vì không nhịn được cười, lại sợ Minh giận. Không ngờ Minh chẳng giận, hoá ra khi “yêu” người ta... hiền lành hơn à? - Lỡ kể cho bà nghe rồi, thôi bà thử làm “quân sư” cho tui một lần đi. Tuần sau là xinh nhật Vân. Quà thì tui có rồi, một cái phím đàn chú tui bên Pháp gửi về. Nhiệm vụ của bà là gói quà cho đẹp và chỉ cho tui cách tặng nó cho Vân, thế nhé! Thư tròn xoe mắt, thằng bạn thân hôm nay dám chỉ đạo Thư à?. À, khi “yêu” người ta có quyền ra lệnh cho người mình không yêu? Chưa kịp phản ứng thì Minh đã mất, chỉ kịp nghe tiếng chào má Thư ở dưới lầu. *** Liếc nhìn đồng hồ, ba giờ rồi, trút “bài hai mươi mốt sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 11” cho Thư xong, chắc Minh chạy về để kịp thời khoá biểu luyện đàn ở nhà đến sáu giờ ba mươi phút, hắn là người làm việc rất nguyên tắc về giờ giấc. Đến lượt Thư ngồi thừ ra nghĩ ngợ lung tung. Chiều nay Minh làm Thư giật mình, cứ tưởng hắn đoán ra và qua đây vặn vẹo Thư gì chứ, đúng là Thư “có tật” nên “giật mình”, thì ra... anh chàng cũng đang bị một “đám mây” che phủ, không tự hiểu được có phải là “nhớ’ là “yêu” không nên chạy qua Thư, còn bày đặt “tui có cái này hay lắm...”. Khổ nỗi là Thư cũng chẳng “khá” gì hơn, đọc những định nghĩa tình yêu trong sách giáo khoa xong cũng thấy lùng bùng y như chưa đọc. Minh đã “nhớ” Vân mỗi ngày hơn ba tiếng, liên tục trong một khoảng thời gian dài, nhiều vậy chắc đã gọi là nhớ. Còn “yêu” à, Thư cũng không chắc nữa, nhưng có lẽ thế, từ trước tới nay Thư chưa bao giờ nghe Minh nói về một người con gái nào cà, ngoại trừ... Thư, lần này, anh chàng nói về Vân với thái độ chân thành và thiết tha như vậy... Minh lại là mẫu người nghiêm túc nữa. Lỡ tài lanh nhận làm “quân sư” chi không biết, giờ đến lượt Thư thấy lo lắng. Trời ạ, từ chuyện muốn có người cùng nói và cùng nghe, giờ Thư chỉ nghe thôi, còn mang vào một nhiệm vụ đặc biệt: lên kế hoạch hành động cho Minh nữa, Thư đâu đã biết gì về Vân ngoài những thông tin Minh kể, làm sao mà “tham mưu” cho Minh được?! Phải cố thôi, Thư ạ, cả đời chỉ có một đứa bạn này là thân Đánh máy: mymy Page 5 of 17 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn