Xem mẫu

  1. CHIẾN DỊCH TỐ CỘNG (1954-1960) gày 7-7-1954, trước khi Hiệp định Giơnevơ N được ký kết 13 ngày, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam Việt Nam làm Thủ tướng. Sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết một thời gian, Mỹ, Chính quyền Sài Gòn và Pháp đã phá hoại việc thực hiện các điều khoản Hiệp định. Tháng 9-1954, Mỹ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm, rồi cử tướng Côlin sang làm đại sứ ở Sài Gòn. Mỹ đề ra kế hoạch củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm độc chiếm miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Trong những năm 1954-1960, chính sách cơ bản của Mỹ và chính quyền Sài Gòn là “tố Cộng, diệt Cộng”, coi đó là quốc sách bao trùm tất cả các hoạt động. Chúng xác định chiến dịch tố Cộng là chủ lực của công cuộc cách mạng quốc gia. Ngày 20-7-1955, chiến dịch “tố Cộng” chính 145
  2. thức được phát động. Chiến dịch “tố Cộng” khởi nguồn từ Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, sau đó mở rộng ra các nơi khác. Sau khi ban hành chính sách “tố Cộng, diệt Cộng”, địch thẳng tay đàn áp, bắt bớ, khủng bố, bắt tù đày giết hại nhân dân miền Nam. Nhiều sắc lệnh, chỉ dụ, luật... được ban hành, trong đó chung nhất là Đạo luật 10/59. Đây là đạo luật phát xít, cực kỳ phản động. Chúng tuyên truyền rộng rãi Luật 10/59, trích nội dung điều 1 và điều 2 quy định phạt tử hình hay tù khổ sai, bắt mọi nhà treo dán lên tuờng, vách hoặc những nơi công cộng. Cùng với điều đó, bộ máy “tố Cộng” đuợc thiết lập từ Trung ương đến cơ sở, có sự liên kết giữa các Bộ Thông tin, Quốc phòng, Công an, Tổng nha Cảnh sát... dưới hình thức “Hội đồng tố Cộng” và “Ban Chỉ đạo tố CộngBan Chỉ đạo tố Cộng các cấp gồm những tên phản động, chống phá cách mạng, chống nhân dân với nhiều thủ đoạn thâm độc và dã man. Chiến dịch “tố Cộng” của địch gồm bốn nội dung chủ yếu: Phát động tổ chức học tập chiến dịch “tố Cộng” rộng rãi trong nhân dân. Bắt giam cầm các đối tượng “Việt Cộng” theo danh sách đã định. 146
  3. Tổ chức các lớp “chỉnh huấn”, “cải tạo tư tưởng”, tiến hành kiểm thảo, khai thác, tố giác. Tổ chức “ly khai” vào cuối các đợt “chỉnh huấn” và các buổi mít tinh trước công chúng. Tại các thôn, xã, khu phố, địch bắt nhân dân học tập, phát động dân tố giác “Việt Cộng”. Những người thuộc diện “chinh huấn”, “cải tạo tư tưởng'’ gồm: những người kháng chiến cũ, những người có thân nhân tập kết miền Bắc, cựu cán bộ là đảng viên (Đảng Lao động Việt Nam), những người tán thành hòa bình, hiệp thương tổng tuyển cử, những người bị tình nghi có liên hệ với Việt Cộng... Chiến dịch tố Cộng đã gây nhiều tổn thất cho phong trào cách mạng miền Nam. Nhiều cán bộ, đảng viên bị địch bắt bớ, giết hại, tổ chức Đảng ở cơ sở bị phá vỡ. Chỉ tính riêng huyện Hương Thủy ở Thừa Thiên - Huế, từ 3.000 đảng viên vào tháng 7-1954 đến cuối năm 1956 chỉ còn lại 10 đảng viên. 147
  4. CUỘC KHỞI NGHĨA TRÀ BỒNG (QUẢNG NGÃI) gày 13-3-1959, khoảng 400 đồng bào của hai N xã Trà Giang, Trà Thủy kéo xuống quận lỵ, biểu tình phản đối trò “bầu cử Ouổc hội” của Mỹ - Diệm. Địch đàn áp, giải tán cuộc biểu tình và mấy ngày sau đưa lính lên khủng bố. Trước tình hình đó, nhân dân đã vùng dậy đấu tranh. Ngày 25-8-1959, Ban cán sự miền Tây chỉ thị cho phép lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh trả lại địch; sử dụng đơn vị 339 đưa về các địa phương để hỗ trợ cho nhân dân và các lực lượng bán vũ trang đánh địch. Sáng 28-8-1959, cuộc khởi nghĩa đã nổ ra và thắng lợi ở Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nhân dân xã Trà Bồng kéo ra rẫy, ra rừng tẩy chay cuộc bầu cử, dùng lý lẽ để đấu tranh, tranh thủ binh lính của quân đội Sài Gòn. Nhân dân các xã Trà Phong, Trà Thanh, Trà Nham cũng đã vùng dậy, dùng vũ khí thô sơ tiêu diệt địch. Đến trưa thì cuộc khởi nghĩa đã lan ra 16 xã vùng cao. Tất 148
  5. cả những người dân tộc Co làm việc cho chính quyền Sài Gòn đều tham gia khởi nghĩa. Địch phải rút bỏ quận lỵ. Các ủy ban tự quản của nhân dân lần lượt được thành lập. Ngày 3-9- 1959, nhân dân xã Trà Phong mở đại hội bầu ra ủy ban nhãn dãn tự quản. Sau đó, lần lượt ở 16 xã vùng cao đã bầu ra ủy ban nhân dân tự quản. Liên tục 8 ngày vùng dậy đấu tranh, nhân dân Trà Bồng đã đập tan bộ máy ngụy quyền trong thị trấn, quét sạch các đồn bốt, tiêu diệt 161 tên địch và làm bị thương hàng trăm tên khác. Từ Trà Bồng, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra các huyện miền núi khác, theo đúng chủ trương của tỉnh. Cuối tháng 8 và tháng 9-1959, từ vùng cao tới vùng thấp của các huyện miền Tây Quảng Ngãi bao gồm bốn dân tộc: Co, Hrê, Xơđăng và Kinh, đồng bào đã vùng lên khởi nghĩa đập tan bộ máy ngụy quyền, thiết lập chính quyền cách mạng. 149
  6. MỞ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BỘ giờ sáng ngày 19-5-1959, cán bộ từng trung 4 đội đi báo động miệng từng nguời, chỉ sau 4 phút là đội ngũ đã sẵn sàng, chỉnh tề. Đồng chí Đại đội truởng điểm danh xong, đọc lệnh hành quân khân cấp, chỉ để lại hai quân nhân quản lý doanh trại và chăm lo vườn rau tăng gia. Lệnh xuất phát, toàn đoàn vừa đến chân rừng xã Trường Thủy, Quảng Bình, cấp trên cho tạm nghỉ giải lao, chỉnh đốn trang bị và được phát thêm dụng cụ cuốc, xẻng, xà beng, mìn và kíp nổ. Đoàn lại hành quân, đồng chí đi trước truyền cho đồng chí đi sau: “Đơn vị chúng ta đi mở đường Trường Sơn!”. Thật là hồ hởi, nức lòng chiến sĩ, có chiến sĩ mừng, reo lên. Đoàn đi sâu vào rừng, lên những đường mòn mà nhân dân thường đi lấy củi, làm than hoặc săn bắn. Có lệnh dừng, tất cả các trung đội, tiểu đội cho làm lán để ở tạm, vội vã người cầm dao chặt cây, người chuẩn bị ni lông... Một lúc sau đã xong. Các Tiêu đội trưởng đi nhận nhiệm vụ về, có người thấy choáng ngợp lên vì vách núi đá 150
  7. dựng đứng, toàn đá tai mèo1, các bụi tre gai, dây mây rừng chằng chịt. Mỗi ngày một người chúng tôi phải đào bình quân được 5 m3 đất, 2 m3 đá, nhưng do lòng quyết tâm còn “cao hơn núi” của chúng tôi, đất đá cũng phải cúi đầu. Thanh niên xung phong đi mở đường Trường Sơn Sau một tuần đầu tiên nỗ lực, con đuờng đã dần hình thành, tuy còn nham nhở, nhung đã dài được 25 km. Ban chỉ huy công trường tuyên dương những tổ đội làm giỏi. Những ngày tiếp theo, đôi tay các chiến sĩ đã phồng rộp, rát bỏng, lưng rớm máu vì gai rừng, có chiến sĩ còn bị đá đè vào chân... _______________ 1. Núi đá tai mèo: Núi đá lòm chởm, có nhiều chỗ nhô lên, nhọn hoắt giống như tai mèo. 151
  8. Làm đường trong điều kiện khó khăn như vậy, song vẫn phải bảo đảm về yêu cầu kỹ thuật, độ vát taluy1 từ vách núi xuống mặt đường không dưới 45°, dốc mặt đường không quá 13° để xe chạy không tuột ra khỏi đường, dưới vách đá lại phải có rãnh thoát nước. Hằng ngày cứ 11 giờ bộ đội nghỉ ăn trưa là lúc mìn nổ để phá núi đá. Tiếng nổ đinh tai, nhức óc, khói mù mịt, những tảng đá lớn nhỏ, đất cát văng tứ tung, đổ ầm ầm. Các chiến sĩ lại tiến hành xúc, đào những khối đất đá khổng lồ dưới cái nắng như đổ lửa của núi rừng Trường Sơn, tưởng như không thể chịu đựng nổi. Thế nhưng con đường cứ mỗi ngày một vươn dài vào Nam. Chiều tối, các chiến sĩ trở về lán trại, nhìn lên sườn núi, từng tốp người dân tộc Vân Kiều, Cơ Ho gùi từng gùi bắp, sắn, củi ở rừng về buôn làng. Xa xa nghe tiếng lốc cốc của đàn trâu đang gõ mõ2 dưới chân nhà sàn, các con chó cũng leo _______________ 1. Taluy: Khi bạt núi để làm đường, phải bạt vát nghiêng để không bị sụt lở khi trời mưa to. ở trên vách núi bạt sâu, dưới chân bạt ít đi, tạo thành vách nghiêng. 2. Trâu gõ mõ: Ở miền núi, đồng bào nuôi trâu thường thả tự do vào rừng. Mỗi con trâu được đeo vào cổ một cái mõ làm bằng luồng hoặc bưomg, khi trâu đi hoặc leo lên dốc phát ra những tiếng kêu lốc cốc đều đều rất vui tai, nhờ đó đồng bào có thể kiểm soát được đàn trâu của mình. 152
  9. lên các bậc thang, trên bầu trời khói lam bay là là tỏa như sương mờ. Và rồi sáng hôm sau, lại cuốc, xẻng, xà beng ra đường. Cứ vậy mà mở đường, kéo dài con đường Vít Thù Lù băng qua làng Ho rồi chẽ ra hai hướng thành Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây tại ngã ba này. Đến đây đơn vị chúng tôi lại được lệnh đi nhận nhiệm vụ mới, bàn giao các phương tiện làm đường cho các đơn vị 559 tiếp tục. Chúng tôi lại vượt Trường Sơn đi chiến đấu. 153
  10. CHUYẾN HÀNG VẬN CHUYỂN VŨ KHÍ ĐẦU TIÊN ế hoạch tiến hành vận chuyển vũ khí phải K tuyệt đối bí mật, phải cải trang, xóa mọi dấu vết trên trang bị, đồ dùng cá nhân của bộ đội miền Bắc, thực hiện nghiêm chỉnh việc lánh dân, tránh địch nhưng phải dựa vào dân để bảo vệ tuyến đường, phải thực hiện việc “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Các cán bộ chiến sĩ Đoàn 301 chia nhau lên rừng tìm mây, đan mỗi người một chiếc gùi rộng như chiếc gùi của đồng bào dân tộc, thay cho ba lô. Khi đi đường chỉ được mang theo quần áo lót, khăn mặt, tăng, ni lông, võng. Còn tất cả trang phục giặt giũ xếp gọn vào ba lô bộ đội ghi họ tên, đơn vị (Trạm) giao nộp vào kho Ban Hậu cần cất giữ. Mọi người đều mặc quần áo bà ba đen và dép cao su làm bằng vỏ lốp ô tô phế thải. Những ngày đầu tiên, có lệnh của lãnh đạo cho các trạm nhận hàng theo kế hoạch sâu đo (giao hàng sang vai: trong ra nhận, ngoài giao ở 154
  11. khoảng giữa hai trạm). Toàn bộ đội hình vận chuyển được chia thành 9 trạm dọc theo phía Bắc và phía Nam đường 9. Các chiến sĩ vận chuyển bằng gùi trên đôi vai với trọng lượng bình quân 45 kg/một người (không kẻ cơm nước, đồ dùng cá nhân), trừ trạm 1, chỉ làm nhiệm vụ chuyển vào được bố trí 20 người, các trạm khác vừa ra đón hàng vừa chuyển vào, được bố trí 40 người, riêng trạm 9 bố trí 24 người (2 người giữ trạm và dự bị ốm đau). Do có sự phản bội của một cán bộ ở huyện Hướng Hoá, nên địch lùng sục ta ở vùng Làng Vây - Lao Bảo. Tay chân địch ở đây rất nhiều. Vì vậy, chỗ vượt đường 9 (nằm giữa trạm 6 và 7), từ phía Đông Khe Sanh, giữa đồn Rào Quán và đồn Ba Trăng, các chiến sĩ bộ đội phải vượt bằng nhiều cách như ban đêm đi sát đồn Rào Quán; dùng ni lông nối thành tấm rộng 4 m dài 10 m, trải qua ngang đường 9, đi qua xong, trinh sát cuốn lại; hoặc lợi dụng lối mòn có sẵn ở đồn điền cà phê Ba-Rhôm hoặc bò qua cống thoát nước Rào Quán đường kính 1,2 m để qua đường. Sáu ngày đầu vận chuyển lương thực, thực phẩm (gạo, muối, mỡ) theo nguyên tắc trạm xa nhất (trạm 9) nhận trước và lùi dần lại đến trạm 2. Sau một thời gian vận chuyển lương thực, thực phẩm, chúng tôi vận chuyển vũ khí và trang bị có kèm theo gạo, thực phẩm. 155
  12. Mỗi ngày trạm 1 chuyển cho trạm 2,18 gùi hàng, trong đó có 15 gùi hàng là vũ khí các loại đóng gói bí mật, chỉ ghi ở ngoài ký hiệu: “Chị Thể”, “Bác Hòa”, “Anh Tụ”, “Chú Loan”. Ký hiệu ấy chỉ bộ phận đóng gói Đoàn 559 biết, còn ở Đoàn 301 không ai biết trong đó là vũ khí gì. Đến ngày 20-8-1959, Đoàn 301 đã giao chuyến hàng vũ khí đầu tiên gồm 30 gói cho Liên khu 5 tại Bắc ALưới. Đồng chí Tư Vạn - Liên khu ủy Khu 5 trực tiếp đón nhận đã bắt tay thân mật các chiến sĩ trạm 9, rồi chỉ vào các bó súng, hòm đạn và nói: - Chính quyền là đây, độc lập, thống nhất nước nhà là đây. Ôi, sung sướng lắm các đồng chí ơi! Tải đạn ra chiến trường 156
  13. Chuyến vận chuyên hàng đầu tiên thắng lợi tạo không khí thi đua trong toàn Đoàn 301. Anh em thay nhau mang vác, có nhiều người luôn mang trên vai 60 kg như Thi Huỳnh, Phan Mùi, Nguyễn Sơn, Nguyễn Văn Trí... Anh Trần Mẹo ở trạm 4, người bé nhỏ chỉ cao 1,45 m, nặng 39 kg, nhưng đã mang đến 50 kg. Sau 17 tháng vận chuyển bằng “chân đồng, vai sắt”, mỗi ngày Đoàn 301 đã chuyển bình quân được 900 kg, tổng cộng đã chuyển 355,50 tấn vũ khí, 71,10 tấn quân dụng, góp phần cho sự nổi dậy ở miền Nam và sự ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20-12-1960. 157
  14. ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN rước sự phát triển của phong trào cách mạng T miền Nam, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định nghiên cứu mở tuyến đường vận tải bí mật trên Biển Đông chi viện trực tiếp cho Quân Giải phóng miền Nam. Tiểu đoàn vận tải biển 603 được thành lập, đóng tại cửa sông Gianh - Quảng Bình với tên gọi là “Tập đoàn đánh cá sông Gianh”. Thuyền được ngụy trang giống thuyền đánh cá của ngư dân miền Nam. Sau một thời gian tập luyện, thăm dò và chuẩn bị mọi mặt, đêm 30 Tết Canh Tý (27-1-1960), chuyến tàu đặc biệt đầu tiên xuất phát, gồm 6 người do Nguyễn Bất chỉ huy. Ngày 23-10-1961, Bộ Quốc phòng ra Quyết định thành lập Đoàn vận tải 759, còn gọi là “Đoàn tàu không sổ “. Sau đó, đoàn 759 được đổi thành ĐoèmM25 trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân. Trên con đường dài hàng nghìn hải lý, đối mặt với muôn trùng sóng gió, bão tố và kẻ thù ngăn chặn, các chiến sĩ “Đoàn tàu không 158
  15. số” đã phải vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, hy sinh để đưa hàng vào Nam và giữ bí mật cho con đường chiến lược. Đoàn vận tài ỉ 25 Hải quân vận tải vũ khí cho chiến trirờng miền Nam Sau khi một chiếc tàu không số đến Vũng Rô thì bị địch phát hiện và tấn công. “Đường Hồ Chí Minh” trên biển bị lộ. Những chuyến hàng của “Đoàn tàu không số” phải cải dạng thành tàu hàng, tàu đánh cá nước ngoài, xuất phát từ nhiều bến dã chiến và phải hành trình theo hải đồ quốc tế. Nhiều tấm gương chiến đấu ngoan cường, hy sinh quả cảm của các chiến sĩ “Đoàn tàu không số” đã mãi mãi đi vào lịch sử. Con tàu không số, mang bí số 235 có nhiệm vụ chở 14 tấn vũ khí đến điểm tập kết, thả hàng ở bến Hòn Hèo tỉnh Khánh Hòa do thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh chỉ huy. 159
  16. Trên đường đi, tàu bị địch phát hiện, chúng huy động 7 tàu chiến và cả máy bay đến thả pháo sáng, bắn rốckét nhằm bắt sống toàn bộ thủy thủ trên tàu. Các chiến sĩ chống trả quyết liệt và thả những thùng vũ khí xuống biển hy vọng các chiến sĩ ta sẽ vớt được... Nhưng do tàu bị bắn nên hỏng nặng, các chiến sĩ trên tàu hy sinh, chỉ còn 2 người. Anh Vinh quyết định hủy con tàu, rồi cùng một chiến sĩ nữa nhảy xuống biển. Do bị thương và đuối sức, anh đã hy sinh. Anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và đã được chọn đặt tên cho một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa thân yêu - đảo Phan Vinh. 160
  17. ĐỒNG BÀO BẾN TRE “ĐỒNG KHỞI” êm 2-1-1960, tại xã Tân Trung, ban lãnh đạo Đ tỉnh Bến Tre họp bàn về chủ trương “đồng khởi”. Hội nghị nhất trí phát động một tuần lễ toàn dân đồng khởi, diệt ác ôn phá thế kìm kẹp, giải phóng nông thôn, làm chủ ruộng vườn và quyết định khởi nghĩa thống nhất từ ngày 25-1- 1960 lấy ba huyện Minh Tân, Mỏ Cày, Thạnh Phú làm điểm đột phá mà điểm chính là Mỏ Cày. Hội nghị đề ra một số biện pháp tiến hành như: phải đánh tới tấp, phát triển hết khả năng, không hạn chế. Kế hoạch tiến hành được giữ bí mật tuyệt đối. Đúng 8 giờ sáng ngày 17-1-1960, tại xã Định Thủy cách Mỏ Cày 3 km, các đồng chí lãnh đạo đã chớp thời cơ nổ súng. Thạnh Phú, Minh Tân và Mỏ Cày đồng khởi nhất loạt đêm 17-1-1960. Trước tình hình phát triển thắng lợi, ngay đêm 17-1-1960, Ban lãnh đạo “đồng khởi” thảo ra một quân lệnh gồm mấy điểm sau: Anh em binh sĩ dù có tội ác thế nào, nếu biết 161
  18. ăn năn, hối cải, mang súng trở về với nhân dân sẽ được khoan hồng tha thứ; Tề xã, tề ấp, trưởng liên gia, công an, chỉ điểm viên đi trả chức và ra thú tội với nhân dân thì được nhân dân tha tội; Địa chủ nào dựa hơi địch, giật đất, tăng tô của nông dân phải trả lại cho nông dân. Quân lệnh nêu thời hạn từ ngày 17-1 đến 25- 1-1960, nếu ai không tuân lệnh sẽ bị nhân dân lên án, tử hình, tịch thu tài sản. Qua một đêm “đồng khởi”, bộ máy kìm kẹp của địch ở một số xã bị tan rã hẳn. Sau hai ngày, địch mất bốt Định Thủy, Bình Khánh, Phuớc Hiệp. Ta giải phóng hoàn toàn ba xã: Định Thủy, Phuớc Hiệp, Bình Khánh. Trung đội giải phóng đầu tiên của Bến Tre đuợc thành lập trong phong trào “đồng khởi” đã làm lễ ra mắt tại một vuờn dừa của xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày. Từ thắng lợi này, chỉ trong một tuần (từ 17 đến 24-1-1960), 47 xã thuộc các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú, nhân dân nhất tề nổi dậy. 22 xã diệt ác, lấy đồn, giải phóng hoàn toàn xã, 25 xã khác giải phóng nhiều ấp. 162
  19. ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965) iến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền T Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách triệt để phá tận gốc cơ sở của chiến tranh du kích, cô lập và đi đến tiêu diệt lực lượng cách mạng. Vì vậy, trong suốt 20 năm xâm lược Việt Nam, Mỹ đã coi bình định là vấn đề quan trọng nhất, trong đó quốc sách ấp chiến lược mà Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiến hành ở miền Nam giai đoạn 1961-1965 là điển hình trong chính sách của chúng. Chính sách dồn dân lập ấp chiến lược nhằm ba mục tiêu chính: - Thứ nhất, tách dân ra khỏi cộng sản, giành giật nông dân và địa bàn nông thôn với lực lượng cách mạng, triệt phá cơ sở của chiến tranh du kích, nhằm cô lập và đi đến tiêu diệt cách mạng miền Nam. Thứ hai, trên cơ sở tập trung rào ấp, kìm kẹp 163
  20. và kiểm soát nhân dân, Mỹ hòng biến nông thôn miền Nam Việt Nam thành nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho cuộc chiến tranh xâm lược. Thứ ba, biến ấp chiến lược thành những điểm tựa cho quân đội. Âp chiến lược như những pháo đài, những phòng tuyến quân sự để tiến hành các cuộc hành quân càn quét, chống phá các lực lượng cách mạng ở bên ngoài. Từ tháng 7-1961, Mỹ - Diệm gấp rút tăng cường lực lượng vũ trang, triển khai thí điểm dồn dân lập ấp chiến lược ở các địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Biên Hòa, Quảng Ngãi... và sau đó áp dụng rộng rãi ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 1961, Mỹ và chính quyền Sài Gòn phát động phong trào lập ấp chiến lược trên toàn miền Nam. Sau khi rào làng, dồn dân vào những khu vực đã chọn, địch tiến hành phân loại dân trong từng ấp thành ba loại: Loại 1: là những gia đình cách mạng hay có cảm tình với cách mạng, thì gom vào một lô riêng để tiến hành theo dõi và đàn áp. Loại 2: là những gia đình “lưng chừng”, thì tiến hành chính sách dụ dỗ, lôi kéo. Loại 3: là những gia đình binh sĩ, ác ôn, có công với chính quyền Sài Gòn, thì thực hiện chính sách ưu đãi và sử dụng họ làm “lực lượng nòng cốt” để theo dõi và khống chế nhân dân trong ấp. 164
nguon tai.lieu . vn