Xem mẫu

  1. Héi ®ång chØ ®¹o xuÊt b¶n Chñ tÞch Héi ®ång pgs.TS. PHẠM VĂN LINH Phã Chñ tÞch Héi ®ång PHẠM CHÍ THÀNH Thμnh viªn trÇn quèc d©n TS. NguyÔn §øC TμI TS. NGUYÔN AN TI£M NguyÔn Vò Thanh H¶o
  2. LỜI NÓI ĐẦU ể giúp các em học sinh ở các bậc học phổ Đ thông và sinh viên các trường đại học, cũng như các bạn đọc xa gần muốn tìm hiểu lịch sử Việt Nam một cách dễ dàng, dễ nhớ, chúng tôi biên soạn bộ sách Truyện đọc Lịch sử Việt Nam. Các truyện đọc trong bộ sách được sưu tầm và biên soạn dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Bộ sách sẽ đem đến cho các em học sinh, sinh viên và bạn đọc nhiều điều thú vị và bổ ích. Nội dung các truyện đọc không chỉ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về lịch sử Việt Nam, mà còn cung cấp những câu chuyện có tính nhân văn và tính giáo dục về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, các thành tựu kinh tế, văn hoá tiêu biểu của dân tộc theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ triều đại nhà Nguyễn cho đến ngày nay. Bộ sách gồm 3 tập: Tập 1: Giới thiệu các truyện về triều đại nhà Nguyễn thời độc lập tự chủ. 5
  3. Tập 2: Viết về các truyện từ khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám thành công. Tập 3: Là các truyện về giai đoạn lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Ở đầu mỗi tập truyện đọc, chúng tôi đều giới thiệu một cách khái quát nội dung lịch sử của giai đoạn mà các truyện đọc sẽ phản ánh để bạn đọc tiện theo dõi. Các tác giả cố gắng biên soạn theo nguyên tắc ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu; chỗ nào có thuật ngữ khó hoặc có địa danh cổ, chúng tôi đều có chú thích và giải nghĩa ở cuối trang. Nhân tập 2 của bộ sách ra đời, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các soạn giả các tài liệu được sưu tầm, chọn dẫn và các tác giả có tranh, ảnh được minh hoạ trong sách. Mặc dù đã rất cố gắng, song cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc xa gần để sách được tốt hơn trong những lần tái bản sau. Nhóm tác giả 6
  4. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY au Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước S Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước những khó khăn thử thách tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dũng cảm, khôn khéo đấu tranh với thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ; đồng thời tranh thủ thời gian hòa hoãn xây dựng chính quyền mới, chuẩn bị những điều kiện căn bản cho cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Trong những năm kháng chiến chổng Pháp, nhân dân Việt Nam vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nhiệm vụ kiến quốc tuy tiến hành trong điều kiện kháng chiến, nhưng nhân dân ta đã từng bước xây dựng, củng cố chế độ xã hội mới về mọi mặt. Chính quyền dân chủ nhân dân được giữ vững, không những tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến mà còn tạo cơ sở cho việc 7
  5. xây dựng chế độ xã hội mới trong những giai đoạn sau. Năm 1954, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến đã kết thúc thắng lợi. Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), nhân dân miền Bắc ra sức khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, đồng thời đưa miền Bắc trở thành hậu phuơng lớn, chi viện sức người, sức cứa cho tiền tuyến và trực tiếp chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỳ. Nhân dân miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chù trong điều kiện Mỹ thi hành chính sách thực dân mới ở miền Nam, đã từng bước đánh bại bốn chiến lược quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn (Chiến tranh đơn phương, Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh). Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi sự thống tiị của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Đó là kết quả và là đỉnh cao của 30 năm chiến đấu vô cùng anh dũng của quân và dân ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thắng lợi năm 1975 đã mở ra một thời kỳ mới: đất nước hòa bình, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. 8
  6. Năm 1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội diễn ra trên cả nước. Song trong 10 năm đầu (1975-1985), do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đã đề ra dường loi đổi mới đất nước, trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Qua hai kế hoạch 5 năm (1986-1990) và (1991-1995), đất nước về cơ bản đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên. Trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, người dân Việt Nam đã được rèn luyện, đã hun đúc nên tinh thần hy sinh anh dũng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tính thích nghi và hội nhập, lối ứng xử mềm mỏng, tính hiếu học, trọng nghĩa khí, lòng nhân ái khoan dung. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, trên đất nước ta đã xuất hiện biết bao những tấm gương, những người con sẵn sàng hy sinh vì nền độc tập, tự do của Tố quốc, những nhà khoa học, những trí thức lớn đã làm việc không biết mệt mỏi, đem hết tài trí của mình phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như đem lại cuộc sống ấm no và niềm hạnh phúc cho nhân dân. Đó chính là sức mạnh tiềm tàng, 9
  7. là nguồn nội lực để nhân dân ta tiếp tục xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới. 10
  8. QUỸ ĐỘC LẬP TUẦN LỄ VÀNG rước tình hình nguy ngập về tài chính, Chính T phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết và kêu gọi sự đóng góp của nhân dân. Ngày 4-9-1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp Ông Trịnh Văn Bô (ngirời đầu tiên từ trái qua) và ông Phạm Văn Đồng (người thứ tư từ trái qua) trước thềm Nhà hát Lớn tại Tuần lễ Vàng năm 1945 11
  9. thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Sắc lệnh số 4 thành lập “Quỹ Độc lập”. Tiếp đó, trong khuôn khổ “Quỹ Độc lập” Chính phủ đã đề ra chương trình tổ chức “Tuần lễ Vàng” từ ngày 17 - 24/9/1945. Nhiều người góp cả những vật kỷ niệm thân thiết như đôi khuyên tai của một bà cụ đã sắm từ ngày còn là con gái, hai chiếc nhẫn cưới của một cặp vợ chồng; một cụ bà 80 tuổi mang tới một gói lụa điều, bên trong là một nén vàng gia bảo nặng mười bảy lạng; có gia đình quyên góp toàn bộ tư trang của những người trong nhà. Đặc biệt, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô đã ủng hộ Quỹ Độc lập 20 vạn đồng tiền Đông Dương - tương đương 500 cây vàng. Trong Tuần lễ Vàng, gia đình ông bà đã đóng góp 117 cây vàng và vận động người khác ủng hộ thêm 1.000 cây vàng nữa. Chỉ trong một thời gian ngắn, các tầng lớp nhân dân đã đóng góp được hơn 20 triệu đồng và 370 kg vàng. Vàng thu góp được đã dùng vào việc quốc phòng. Những chiến sĩ ngoài chiến trường nguyện hy sinh đến giọt máu cuối cùng, còn những người dân thì đóng góp vàng bạc, châu báu cho Tổ quốc. Vì thế, Tuần lễ Vàng không chỉ có ý nghĩa về “tài chính quốc phòng”, mà còn có ý nghĩa chính trị quan trọng. Các đoàn thể cứu quốc thường xuyên tổ 12
  10. chức các cuộc lạc quyên ủng hộ bộ đội. Chỉ trong “Ngày Len, vái, sợi” do Hội Phụ nữ cứu quốc Hà Nội tổ chức đã quyên được 5.842 m vải, 149 kg len, hàng nghìn bộ quần áo, chăn màn, giày dép cho bộ đội. Những đóng góp trên đã giúp Chính phủ giải quyết được những khó khăn gay gắt trước mắt, nhất là việc nuôi dưỡng, trang bị các đơn vị Vệ quốc quân để chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến. 13
  11. CHỐNG “GIẶC DỐT” gày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của N Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nạn dốt là một trong những phương pháp thâm độc mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta... Một dân tộc dốt là một dãn tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ”. Tiếp đó, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh 17/SL quyết định thành lập Nha Bình dân học vụ; sắc lệnh 19/SL quy định các địa phương phải mở các lớp học Bình dân học vụ chậm nhất trong thời gian 6 tháng và sắc lệnh 29/SL thi hành cưỡng bức việc học chữ Quốc ngữ không mất tiền. Toàn dân đã sôi nổi hưởng ứng các sắc lệnh trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khắp nơi từ thành phố đến nông thôn, nhiều lớp Bình dân học vụ đã được mở, lôi cuốn từ các em nhỏ đến cụ già. Khẩu hiệu “Đi học là kháng chiến”, “Mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến” xuất hiện ở khắp các đường phố, xóm làng. Sau hơn một năm thục hiện chiến dịch 14
  12. chống “giặc dốt” cả nước đã có 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ. Hệ thống giáo dục phổ thông và đại học cũng được xây dựng và từng bước phát triển theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chủng. Tiếng Việt được dùng trong các văn bản chính thức của Nhà nước và trong việc học tập, giảng dạy ở các trường học. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống “giặc dốt” ngoài ý nghĩa to lớn về văn hoá, còn là một thắng lợi lớn về chính trị; tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước và phát huy quyền làm chủ của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 15
  13. CẢ NƯỚC CỨU ĐÓI ản xuất lương thực để cứu đói và nuôi S dưỡng quân đội là công việc bức thiết mà chính quyền cách mạng phải quan tâm lãnh đạo nhân dân thực hiện. Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động một phong trào “Tăng gia sản xuất để chống nạn đóf , thực hiện “tấc đất tấc vàng”. Người kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm sẻ áo cho nhau, lập “hũ gạo tiết kiệm”. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa, gạo tiết kiệm được sẽ phát cho người nghèo. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu gương thực hiện đầu tiên. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân cả nước hưởng ứng. Mọi người nô nức tăng gia sản xuất, chống đói như chống giặc ngoại xâm. Tính đến cuối năm 1945, nhân dân ta đã bỏ ra hơn 4 triệu ngày công, đào đắp 2,72 triệu m3 đất bổ trợ cho đê điều, đẩy lùi nạn lụt. Diện tích trồng lúa được mở rộng gấp 16
  14. rưỡi, diện tích trồng khoai lang tăng gấp ba, số khoai lang thu hoạch tăng gấp bốn lần so với năm 1943. Nhờ sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, giá gạo ở Bắc bộ hạ từ 700 đồng xuống 200 đồng 1 tạ. Cách mạng đã chiến thắng nạn đói ngay từ những ngày đầu của chế độ mới. Kết quả đó không những chỉ bồi dưỡng sức dân mà còn góp phần quyết định vào việc xây dựng và bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng. Thắng lợi trên mặt trận chống “giặc đói” vì vậy có ý nghĩa chính trị to lớn, làm nổi bật tính ưu việt của chính quyền cách mạng. Nhân dân càng thêm tin tưởng và gắn bó với chế độ mới. 17
  15. THỰC DÂN PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC NAM BỘ a tuần lễ sau khi nước Việt Nam Dân chủ B Cộng hòa ra đời (1945), thực dân Pháp - kẻ đã đầu hàng phát xít Nhật ở Đông Dương trước đây, nay núp dưới bóng quân Anh trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp đặt ngay kế hoạch chiếm lại Đông Dương. Ngay từ ngày 2-9-1945, giữa lúc 50 vạn nhân dân Sài Gòn họp mít tinh mừng Ngày Độc lập, một số tên lính Pháp nấp trong nhà thờ Đức Bà xả súng bắn ra làm 47 người chết, nhiều người bị thương. Đây là một hành động khiêu khích hết sức nghiêm trọng. Dựa vào thế lực quân Anh và 5.000 lính Nhật, đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945 thực dân Pháp nổ súng tiến công Sài Gòn, rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam bộ, Nam Trung bộ. Ngày 26-9-1945, qua Đài phát thanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào Nam bộ 18
  16. anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chính phủ đã ra huấn lệnh cho quân và dân Nam bộ, đồng thời kêu gọi nhân dân cả nước chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến ở miền Nam; quyết định thành lập lực lượng Nam tiến, đưa ngay vào tham gia chiến đấu ở miền Nam. Phụ nữ Đồng Tháp Mười đang đào hào làm chướng ngại vật kháng chiến Ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thòi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gửi điện văn tới Tông thống Mỹ H.Truman khẳng định địa vị pháp lý của Việt Nam trong các quan hệ quốc 19
  17. tế, trong việc giải quyết các vấn đề của Việt Nam và khu vực; trong Công điện gửi Tướng Đò Gôn (Charles de Gaulle), người đứng đầu Chính phủ Pháp; điện văn gửi Chủ tịch Quốc hôi Pháp; điện văn gửi Hội nghị liên Phi; các điện văn gửi Thống chế Tưởng Giới Thạch; thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ... và trong các cuộc trả lời phỏng vấn của báo chí trong, ngoài nước vào các tháng 9, 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam, xác định rõ vị trí pháp lý của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Người yêu cầu các quốc gia tôn trọng thực tế lịch sử hiển nhiên đó. 20
nguon tai.lieu . vn