Xem mẫu

  1. Trường Quay Trong kịch bản, một cảnh có nội dung như sau: một kẻ chạy trốn sa chân xuống miệng vực, bên dưới có cả bầy rắn độc, thú dữ, kẻ thù cầm dao đuổi đến sau lưng… bằng một cú nhảy, kẻ chạy trốn phải vung mình qua miệng vực để có thể bám lấy mấy sợi dây leo mỏng manh phía bên kia miệng vực… Sau khi thành phim, đoạn này được thể hiện bằng một cảnh đuổi bắt nhau trên phố và tất nhiên nó chẳng còn giá trị gì đối ý tưởng chính của bộ phim. Đạo diễn phân trần: chỉ tại chúng ta chưa có trường quay... Những năm gần đây nhiều đạo diễn, nhà làm phim lên tiếng rằng nếu muốn cho điện ảnh nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu thì cần phải đầu tư xây dựng cho được một "trường quay". Phim dở - tại trường quay, ánh sáng hỏng - tại trường quay, bối cảnh đơn điệu - tại trường quay, phục trang không phù hợp - tại trường quay, tiết tấu chậm lê thê - tại trường quay... Tóm lại muôn sự đều tại trường quay gây ra. Không biết trường quay là "kẻ nào" mà ghê gớm đến nỗi kìm hãm cả sự phát triển của điện ảnh Việt Nam hiện đại! Trước khi chúng ta phân tích tại sao trường quay lại có "tội" nhiều như vậy thì mọi người cũng nên biết đến "cội nguồn" sinh ra tội lỗi ấy. Đời sống kinh tế thị trường hiển nhiên là không chừa một ngành nghề nghệ thuật nào cả. Hơn ai hết, các nhà làm phim tính toán rất "chi li" và tất nhiên không bao giờ chính xác số tiền dành cho từng công đoạn sản xuất bộ phim!
  2. Thường thường khi nhận làm một bộ phim các đạo diễn được lĩnh một cục tiền "trọn gói" làm bộ phim đó. Để cho rành mạch và không tăng chi phí lên, đạo diễn bắt đầu làm cái việc đầu tiên là chia tiền cho từng công đoạn một, từ bối cảnh, ánh sáng, phục trang.... đều có một khoản xác định rõ ràng. Nếu như vậy thì chúng ta có thể đoán ngay ra cảnh hoạ sĩ bối cảnh có cần làm thật kỹ càng đâu, vì nếu dốc toàn tâm toàn lực ra, thì nhiều khi số tiền được giao khoán không đủ làm bối cảnh. Vậy tiền công của anh ta ở đâu. Chúng ta chỉ cần xem những bộ phim có bối cảnh sơ lược, luộm thuộm là biết ngay họ có nhận được thù lao hay không! Cho nên hầu như tất cả những bối cảnh huy hoàng, đồ sộ nhất trong kịch bản đều bị cắt hoặc biến thể rất buồn cười. Có cảnh phải quay một nhân vật xông vào ngôi nhà lớn đang bốc cháy để cứu người, nếu dựng cả một mô hình ngôi nhà cháy thì số tiền còn lại sẽ là bao nhiêu? (đấy có lẽ là câu hỏi cuối cùng). Chính vậy mà một vài cái phên nứa được đốt lên và việc còn lại phải nhờ đến tài của quay phim và đạo diễn. Nhưng nếu có một mô hình nhà cháy thực thì chúng ta cũng hiểu rằng ấn tượng nghệ thuật nó mang lại có giá hơn bất kỳ tiểu xảo nào. Đó chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu và đau lòng nhất cho sự "cào bằng" kinh phí dành cho các bộ phim. Nhưng ngay cả những bộ phim có nhiều tiền để sản xuất cũng mắc phải những lỗi tương tự vì trong đoàn phim, từ đạo diễn cho đến hoạ sĩ làm bối cảnh ai ai cũng có đức "tiết kiệm" rất ghê. Lẽ ra tiền sản xuất không nên trao trọn gói cho đạo diễn mà phải có một người quản lý điều phối kinh phí cho từng công đoạn, và là người có "tìm cách" tiết kiệm thì cũng không có điều kiện hợp lý nào làm lợi cho cá nhân mình cả. Vâng, tất cả những khó khăn trên chỉ cần có một trường quay hiện đại là có thể giải quyết được hết. Nhưng các nhà làm phim phải thấy rằng trong bản dự trù kinh phí làm phim có một khoản không nhỏ dành cho bối cảnh, phục trang... tức là dành cho việc lập một trường quay tạm thời. Tất nhiên là những đều kiện đó không thể bằng một trường quay hiện đại được, nhưng có những đa số những cảnh
  3. tẻ nhạt, đơn điệu trong phim đâu có cần đến trường quay để có thể trở nên hấp dẫn hơn đâu! Trong những bộ phim hiện đại, chúng ta sẽ lấy ví dụ về một cảnh tẻ nhạt nhất, ngô nghê nhất mà không cần đến trường quay cũng có thể làm tốt hơn được. Thường thường chúng ta hay được xem cảnh trai gái đùa vui, âu yếm nhau nếu không "vờn" nhau vài vòng quanh một đống rơm rồi "tóm" lấy nhau thì cũng cùng nhau khúc khích "chạy quanh" một gốc cây nào đó. Trong đó tình huống phim, độ "nóng" của tình cảm y hệt như nhau. Chúng ta không thể bảo các nhà làm phim là phải cho đôi tình nhân vờn nhau quanh cái gì bởi vì nếu khuyên được điều đó thì chẳng hoá ra tất cả mọi người đều có thể đi làm phim cả! Để chứng minh những điều uẩn khúc đằng sau những lời than thở rất "quang minh chính đại" về việc phim tẻ nhạt chỉ do thiếu trường quay, chúng ta lại phải nhắc đến những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam, những bộ phim được làm trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, kỹ thuật lạc hậu nhưng vẫn ngời sáng tinh thần Việt như phim Cánh đồng hoang, Con chim Vành Khuyên... Những người làm phim thời đó không hơn những người làm phim bây giờ một cái "trường quay" mà thậm chí còn thiếu thốn tất cả mọi thứ. Họ chỉ có lòng đam mê nghề nghiệp và tất nhiên cả tài năng nữa! Tuy vậy, việc thiếu trường quay lại có mặt "tích cực" của nó. Các nhà biên kịch, các đạo diễn tự "nhồi" vào đầu mình một ước mơ không tưởng rằng: Nếu Việt Nam có trường quay để thể hiện hết trí tưởng tượng của họ thì những bộ phim của họ cũng không thua kém bất cứ bộ phim kinh điển nào của điện ảnh thế giới. Và như vậy, ôi trường quay - ngươi phải gánh lấy không chỉ những "tội lỗi" do đức tính "tiết kiệm" của những nhà làm phim gây ra mà "ngươi" còn phải chắp cánh cho những mơ ước lười biếng nữa. Nhưng có một điều chắc chắn là nhiều người mặc dù luôn luôn "to tiếng" đòi có trường quay lại là những người luôn
  4. mong không bao giờ có trường quay. Vì như thế, những bộ phim tẻ nhạt sẽ đổ lỗi cho ai! Trường Quay Phim Những "Hollywood" Việt Nam Hollywood đã không chỉ là tên gọi của một vùng đất kinh đô của điện ảnh Mỹ mà còn là sự mơ ước về một trường quay hiện đại, có đầy đủ các bối cảnh nội, ngoại để dàn dựng các bộ phim. Các nhà làm phim của Việt Nam vẫn phải đi thuê mướn, nhờ vả nhà dân, cơ quan, làng xã để làm bối cảnh quay cho phim của mình. Những nơi nhiều đoàn phim chọn làm bối cảnh thường được gọi tên là... Hollywood. Hollywood ngay trong lòng Hà Nội Ngay trong nội thành Hà Nội, mấy năm trước vẫn có một "Hollywood" được gọi là "Hollywood - Tập thể Phụ nữ" nằm ngay trên phố Thuỵ Khuê, Ba Đình, Hà Nội, từng là trường quay dễ đến hơn 100 bộ phim TH. Đó làkhu nhà của cán bộ, nhân viên Hội Phụ nữ Hà Nội, rất điển hình cho dạng khu tập thể thời bao cấp: nhà cấp 4, mái ngói, trước mặt có hàng cây còi cọc và một lối đi lát gạch, có bể nước, khu vệ sinh chung để các gia đình ra rửa rau, vo gạo, tắm táp… Một điều rất hay, rất thuận lợi của Hollywood này là khu tập thể đang trong giai đoạn giãn dân để lấy đất xây dựng (nhưng dự án đã có từ hàng chục năm trời mà vẫn chưa thực hiện). Nhiều hộ gia đình đã rời đi nơi khác, để căn hộ trống không, ẩm mốc… (rất có "màu thời gian", phù hợp với các bối cảnh thời chiến tranh, bao cấp, cuộc sống tập thể).
  5. Trong khi người dân trong khu vực sốt ruột, không hiểu vì sao dự án phá bỏ những dẫy nhà cũ để xây dựng công trình mới chưa được thực hiện thì các hoạ sỹ thiết kế mỹ thuật, các nhà làm phim lại chỉ mong nó vẫn được giữ nguyên như thế, thật lâu… Thế nhưng cái gì đến vẫn phải đến, cách đây ba năm "Hollywood - Tập thể Phụ nữ" đã không còn nữa. Thế là "gay go" rồi! Các hoạ sỹ lại mướt mồ hôi đi tìm các bối cảnh nhà dân nghèo, nhà cán bộ - công nhân viên thành phố thời bao cấp! Hollywood ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận Đó là các "trường quay" những bối cảnh nông thôn. Phim nào mà chẳng có cảnh quê cơ chứ! "Quê" theo nghĩa quê hương xa xưa "đậm đà bản sắc dân tộc" có mái đình, cây đa, bến nước, dòng sông…"Quê" theo kiểu phong kiến có nhà địa chủ, phú nông, nhà nông dân nghèo. "Quê" theo hướng đổi mới "biến làng thành phố"… Đối với phim truyền hình, phim ít kinh phí thì "Quê" phải gần Hà Nội một chút để có thể "sáng đánh xe đi, đêm đánh về" chứ đi xa, lấy đâu ra tiền lưu trú? Hollywood Phú Cường Người phát hiện ra "châu Mỹ" Hollywood Phú Cường là NSND Đặng Nhật Minh và hoạ sỹ Phạm Quốc Trung trong đoàn làm phim Thương nhớ đồng quê. Sau khi đã bỏ nhiều công sức tìm kiếm bối cảnh một làng quê rất Việt Nam, rất "đồng bằng Bắc bộ" - một lần, tình cờ đạo diễn và hoạ sỹ "lạc" đến một làng ở ngay gần sân bay Nội Bài… Và họ đã nhanh chóng quyết định chọn Phú Cường - huyện ngoại thành Sóc Sơn làm "trường quay" và thực hiện toàn bộ bộ phim trên các bối cảnh nhà dân, đường làng, cánh đồng ngô, ruộng mía, bờ sông.
  6. Phim nhựa quay từ 3-4 tháng, với nhiều đòi hỏi khá tỉ mỉ từ nhà cổ đến nhà mới, từ đồ đạc, dụng cụ nhà nông, đến con dế, bãi cứt trâu trên đường và… khá nhiều diễn viên quần chúng nữa… Thế là dân xã Phú Cường được qua một khoá "tập huấn" kỹ lưỡng… Anh Nguyễn Thế Vĩnh, còn tuổi thanh niên, chủ một gia đình ở Xóm Chùa là người rất ham vui đã dành nhà mình không chỉ để quay phim mà còn là nơi ở cho thành phần chính đoàn phim và làm "tổng hành dinh" của Thương nhớ đồng quê… Anh rất tích cực chạy đạo cụ, huy động dân làng tham gia đóng phim… Có lẽ chính vì vậy mà sau bộ phim này anh trở thành người "có nghề" nhất xã. Sau đó, nhiều đoàn làm phim mách nhau chọn Phú Cường làm bối cảnh nông thôn và huyện này trở thành Hollywood không chỉ vì có các cảnh điển hình của làng quê Bắc bộ mà còn có dịch vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các đoàn làm phim như: phục vụ cơm nước, điều động diễn viên quần chúng, cho thuê bối cảnh, trang phục, đạo cụ…Có lần đoàn làm phim Đất và Người của Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cần quay cảnh đám tang cụ cố Đại, bố của chủ tịch Phúc. Các phim khác quay đám tang thường chỉ quay cảnh đưa đám ra đồng, dựng bàn thờ trong nhà thôi, đằng này lại phải dựng rạp, lập bàn thờ, chăng vải xô, có quan tài, hương, hoa… ngay trong nhà. Đoàn phim cứ lo dân làng kiêng cữ, nhưng ở Hollywood Phú Cường, gia đình anh Vĩnh đã "sẵn sàng phục vụ". Thế rồi việc mở rộng sân bay Nội Bài, phát triển các khu công nghiệp hai bên đường cao tốc đã khiến đất Phú Cường cao giá, dân làng có nhiều việc làm hoặc bán đất lấy tiền xây nhà tầng lớn, nhà mái bằng, làm đường bê tông… Và Hollywood Phú Cường bây giờkhôngcòn là một tổ hợp bối cảnh làng quê đáng "thương", đáng "nhớ" như ngày trước nữa… Hollywood Tây Mỗ
  7. Hiếm có một làng nào gần Hà Nội mà có nhiều nhà cổ đẹp như Tây Mỗ (thuộc huyện Từ Liêm, trên đường Láng, Hoà Lạc, cách trung tâm khoảng hai chục cây số). Có lẽ vùng này trước đây đã là một làng quê giầu có, một làng của nhiều dòng họ lớn nên đình, chùa, nhà thờ họ, nhà dân… đều được xây dựng khá đẹp. Đường làng quanh co, uốn lượn, vẫn còn nhiều đoạn lát gạch nghiêng (các cụ vẫn kể rằng phong tục ngày trước "con gái đi lấy chống xa thì phải nộp cho làng một số gạch để lát đường")… Đó chính là các điều kiện lý tưởng để các nhà làm phim truyền hình chọn Tây Mỗ làm Hollywood. Ở Tây Mỗ, người dân trong làng có nghề phụ, cũng nhiều người lên Hà Nội làm ăn nên khi đoàn phim đến xin quay ở đường làng, hoặc ở nhà dân nào đó họ thường rất vui vẻ, cởi mở và nhiệt tình giúp đỡ… Hơn thế nữa, như đã quen với việc quay phim, trẻ con, người lớn trong làng không kéo đến xem, làm ảnh hưởng đến công việc quay phim. Có thời gian kế hoạch làm phim gấp gáp, hai, ba đoàn phim cùng lúc dựng cảnh, quay phim ở hai xóm khác nhau trong cùng một làng. Nhiều nhóm làm phim hài của Chương trình Gặp nhau cuối tuần cũng đã đến thực hiện cảnh quay ở đây. Nhà của bà Nguyễn Thị Yên ở giữa làng được coi là "trụ sở" của bất cứ đoàn phim nào đến Tây Mỗ. Đó là một khuôn viên khá rộng rãi, có một dãy nhà ngang để trống, đủ chỗ cho cả đoàn phim bầy 5-6 mâm cơm ăn và trải chiếu nghỉ tạm mỗi buổi trưa. Hơn thế nữa, bà và các con là người rất nhiệt tình, cởi mở, vui chuyện nên anh em đoàn phim rất quý mến. Nếu có ai muốn hỏi về các đoàn phim, các thành phần khác nhau của từng đoàn, bà Yên có thể kể rành mạch tính nết, thói quen, cách ăn, ở, làm việc của từng người với tình cảm trân trọng, quý mến. Có những diễn viên từ tỉnh xa về Hà Nội làm phim đã ở ngay trong gia đình Bà Yên trong suốt thời gian đoàn vào đó quay, thậm chí khi đoàn đi quay nơi khác, họ cũng vẫn về nghỉ ở đấy như là ở "khách sạn" vậy.
  8. Tuy nhiên Hollywood Tây Mỗ hiện đang có sự suy giảm "tần suất" làm việc bởi sự "xâm thực" của nhiều ngôi nhà cao tầng, nhà mái bằng, cửa hàng, tường Ganitau và đường làng bê tông hoá. Hollywood Giếng chùa Giếng chùa là một tên làng được nhà văn Nguyễn Khắc Trường "bịa" ra trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Bộ phim Đất và Người của hai đạo diễn Nguyễn Hữu Phần và Phạm Thanh Phong chuyển thể từ tiểu thuyết trên vẫn giữ tên làng như vậy. Việc tìm kiếm một làng, xã vẫn giữ được dáng vẻ của nông thôn miền Bắc thời kỳ "khoán 10" (cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90) là một việc rất khó khăn. Làng Giếng chùa trong phim đã được thành hình từ 4-5 làng, xóm khác nhau của nhiều xã, huyện khác nhau thuộc ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong đó, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, Hà Tây được sử dụng nhiều nhất. Vì thế sau khi bộ phim được phát sóng, không chỉ những người làm phim mà dân xã Hiệp Thuận đã gọi quê mình là làng Giếng chùa với sự tự hào. Có lần đạo diễn Nguyễn Hữu Phần gặp một cô nhà báo làm việc tại tờ Pháp luật trên đường phố Hà Nội. Cô gái nói: "Cháu Hiền, ở làng Giếng Chùa đây mà, cháu mới ra Hà Nội làm việc". Tại làng này, khi mới đến, đoàn phim Đất và Người đã chọn ngay được bối cảnh trụ sở UBND xã (rất hiếm làng xã vẫn còn có trụ sở UB giữ nguyên vẹn kiểu dáng từ những năm 60, 70 thế kỷ trước như ở đây. Đi tìm kiếm quanh quất lại thấy ngay nhà của anh chàng Chu Văn Quềnh ở ngay gần trụ sở UB xã (thật đúng như trong kịch bản!). Rồi vào trong các lối ngõ sâu hơn lại tìm thấy nhà ông Hàm, nhà ông Thủ... ở đầu làng, một số nhà dân đã chuyển sang nghề buôn bán, đặt máy xay
  9. xát, làm thợ thủ công… Thế là lại có ngay nhà Tám "lé" bán bia, hiệu may Tuyết Trinh (con dâu ông Hàm). Người dân ở đây rất dễ mến. Có lần, một đoàn làm phóng sự truyền hình mời diễn viên Duy Hậu (vai ông Hàm) về lại nơi đã quay phim. Họ hết sức ngạc nhiên khi thấy dân trong làng chạy ùa ra đón ông Hàm, trò chuyện thân mật như người xa quê mới về vậy. Cảnh quay thực hiện ở làng Giếng chùa- phim Đất và Người.
nguon tai.lieu . vn