Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN“KẾT NỐI ĐỂ THÀNH CÔNG” Đặng Kiên Cường, Huỳnh Thanh Hùng Trường Đại học Nông lâm TP.HCM 1. GIỚI THIỆU Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Chính vì thế sự hợp tác giữa các trường Đại học và các Doanh nghiệp, Doanh nhân là rất quan trọng và cần thiết. Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và Huyện Dĩ An – Tỉnh Bình Dương. Trải qua hơn 60 năm hoạt động, theo định hướng đại học nghiên cứu, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Theo đánh giá của Webometrics, ĐH Nông Lâm TP.HCM là trường đại học xếp hạng 10 trong các trường Đại học đáng học nhất tại Việt Nam hiện nay [1]. Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên & Quan hệ Doanh nghiệp (TTHTSV&QHDN) là một đơn vị sự nghiệp, thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, được thành lập theo quyết định số 768/QĐ - ĐHNL-TCHC ngày 4 tháng 6 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, có chức năng thực hiện các hoạt động hỗ trợ sinh viên, tạo mối quan hệ với doanh nghiệp [2]. 2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua hơn 10 năm thành lập, chúng tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ chính trong việc Hỗ trợ sinh viên và Kết nối với Doanh nghiệp. Các hoạt động hỗ trợ sinh viên:  Ngày hội việc làm, với xuất phát tổ chức phối hợp chung với các trường bạn (2 năm/1 lần), từ năm 2012 tổ chức riêng 1 năm/1lần, chúng tôi đã tổ chức được 10 ngày hội, với 21.734 vị trí tuyển dụng, cho tất cả 31 ngành/54 chuyên ngành của trường [2]. 57
  2. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… Việc làm và doanh nghiệp tuyển dụng 2008 2009 2010 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1200 980 980 1000 1000 1080 830 850 860 900 250 280 330 130 150 180 200 220 60 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Năm Số đầu công việc đã giới thiệu Số doanh nghiệp tuyển dụng thường xuyên Hình 1. Hoạt động tuyển dụng của Doanh nghiệp, việc làm của sinh viên [6]  Tổ chức các khóa học kỹ năng cần thiết (thuyết trình, trang phục, viết hồ sơ, phỏng vấn,…) cho sinh viên: 580 lớp.  Tổ chức, tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị, về đào tạo và giải quyết việc làm.  Phối hợp tổ chức, thực hiện các dịch vụ nhằm tạo điều kiện thực tập, thực hành, kiến tập cho sinh viên.  Liên kết, phối hợp với một số doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho SV tham gia vào các chương trình vui chơi, học thuật bổ ích, và việc làm bán thời gian cho sinh viên. Tình hình làm thêm của sinh viên 2,500 25 2,000 20 1,500 15 1,000 10 500 5 - 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượt SV tham gia Số đơn vị hợp tác Hình 2. Hỗ trợ sinh viên làm thêm [6]  Khảo sát xu hướng lựa chọn ngành nghề khi vào trường, trước khi làm lễ tốt nghiệp; tình trạng công việc hiện tại và mong muốn tương lai sau khi ra trường 01 năm. Từ đó, có những định hướng phù hợp, cho sinh viên trong việc chọn ngành nghề, và bổ 58
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC sung các kỹ năng cần thiết từ phản hồi của doanh nghiệp.  Chân dung sinh viên Nông lâm: Những bài viết về các hoạt động mà Trung tâm phối hợp với Nhà trường và các đơn vị tổ chức, những vấn đề nổi bật của Nhà trường, về giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên… nhằm giới thiệu hình ảnh ĐH Nông lâm đang phát triển đa ngành, SV năng động thành công trên nhiều lĩnh vực. Các hoạt động hợp tác, kết nối Doanh nghiệp  Phối hợp với các doanh nghiệp, trong việc khảo sát việc làm của sinh viên, đánh giá sự phù hợp, những yêu cầu của doanh nghiệp đối với sinh viên, theo các chuyên ngành [6].  Tổ chức và phối hợp với các đơn vị trong việc đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.  Tuyển dụng và ứng dụng trực tuyến: bên cạnh việc dán các thông báo tuyển dụng, Trung tâm còn mở rộng công tác giới thiệu việc làm thông qua website, giúp cho việc liên hệ thuận lợi và nhanh chóng. Kênh thông tin giúp nhà trường nắm bắt những ngành nghề mà xã hội đang cần, cũng như giúp cho công tác giảng dạy sát với nhu cầu tuyển dụng.  Diễn đàn SV Nông lâm: Nơi giao lưu chia sẻ, kết nối giữa sinh viên – nhà trường, giảng viên – cựu sinh viên. Diễn đàn là cầu nối để sinh viên các thế hệ chia sẻ để tăng cơ hội thành công trong học tập, nghề nghiệp, cuộc sống, tạo nguồn lực bên ngoài cho nhà trường…  Doanh nghiệp, doanh nhân tài trợ học bổng cho sinh viên. Doanh nghiệp hỗ trợ cho sinh viên trường thông qua các suất học bổng, các chương trình thực tập, kiến tập, đào tạo kỹ năng,… và bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp, tạo nguồn lao động quản lý cho tương lai. Doanh nghiệp trao học bổng cho sinh viên 1000 2,500,000,000 800 2,000,000,000 600 1,500,000,000 400 1,000,000,000 200 500,000,000 0 0 Số lượng SV Số lượng Doanh Số tiền tài trợ được nhận HB nghiệp tài trợ (VNĐ) Hình 3. Doanh nghiệp đồng hành với trường trong việc trao học bổng [6] 59
  4. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… Các hoạt động truyền thông, kết nối Doanh nhân  Doanh nghiệp và nhà trường ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác cho các hoạt động đào tạo, hội thảo, chuyên đề, nghiên cứu khoa học… Trên cơ sở đó, giúp nhà trường và doanh nghiệp duy trì thường xuyên hoạt động hợp tác đào tạo – sử dụng nhân lực trong tương lai.  Các chương trình tư vấn hướng nghiệp (phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức cho khoảng 5.000 học sinh phổ thông), ngày hội việc làm (tổ chức ít nhất 01 đợt/năm tại trường), các chương trình tập huấn kỹ năng… cũng được doanh nghiệp quan tâm và hỗ trợ.  Thông tin về các Doanh nghiệp được Trường Đại học Nông lâm thông qua Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên & Quan hệ Doanh nghiệp tuyên truyền tới sinh viên và người quan tâm qua hình thức: Thông tin trên website www.nls.hcmuaf.edu.vn và www.htsv.hcmuaf.edu.vn, bản tin FM “Việc học việc làm” trên làn sóng FM 99.9 Mhz của Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM (156 bản tin mỗi năm, phát sóng vào thứ 3,5 trong khung giờ từ 6:30 đến 6:55AM và thứ 7 trong khung giờ 5:00 đến 6:00PM), thông báo tại bản tin tuyên truyền trong trường và thông tin email Sinh viên.  Các thông tin liên quan đến hoạt động hỗ trợ của sinh viên và kết nối doanh nghiệp, còn thường xuyên được cập nhật thông qua các kênh thông tin của trường: website của trường (hcmuaf.edu.vn), website của trung tâm hỗ trợ sinh viên (htsv.hcmuaf.edu.vn), website của phòng công tác sinh viên (nls.hcmuaf.edu.vn); thông qua hệ thống email với hơn 20.000 sinh viên; các bản tin; FanPage của các đơn vị, và các Facebook cá nhân. Thông qua các hoạt động trên, không chỉ giúp doanh nghiệp giới thiệu hình ảnh, thông tin của doanh nghiệp đến gần sinh viên mà còn giúp sinh viên có được sự hỗ trợ kịp thời từ các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực tập, tìm kiếm việc làm, nghiên cứu khoa học cũng như những các nhu cầu khác. 3. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP Trong những năm qua, thông qua các công tác kết nối, thỏa thuận hợp tác, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM đã nhận được sự tài trợ của nhiều công ty, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể từ năm 2007 đến nay, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM đã nhận được 593 cá nhân và doanh nghiệp tài trợ học bổng với tổng số tiền 23.524.000.000đ cho 10.600 sinh viên, 190 đơn vị gửi thông tin tuyển dụng việc làm, 150 doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập, 336 doanh nghiệp tham gia chương trình ngày hội việc làm và 240 đơn vị tham gia chia sẻ trong các chương trình giao lưu, tập huấn kỹ năng, tổ chức hơn 670 đợt hội thảo giao lưu doanh nghiệp và tập huấn kỹ năng,… 60
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Việc tổ chức thành công ngày hội việc làm hàng năm, đã tạo sự gắn kết mật thiết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã đồng hành cùng Nhà trường trong suốt các ngày hội việc làm. Thông qua ngày hội, sinh viên hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, nhu cầu nhân lực, kỹ năng cần thiết, từ đó có định hướng tốt hơn cho việc phát triển và hoàn thiện bản thân. Đồng thời, từ ngày hội, Doanh nghiệp có những nhìn nhận, phát hiện những thiếu xót của sinh viên, từ đó cùng nhà trường có những biện pháp cải tiến, hoàn thiện các kỹ năng và năng lực cần thiết của sinh viên để đáp ứng tốt cho nhu cầu của doanh nghiệp, và có thể hạn chế việc đào tạo lại, đào tạo bổ sung sau khi tuyển dụng. Chính việc làm đó, đã gắn kết sinh viên với các doanh nghiệp. Việc hỗ trợ sinh viên trong các hoạt động việc làm thêm, huấn luyện kỹ năng, sinh hoạt cộng đồng,… đã trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết, cũng như các thông tin về thị trường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó sinh viên có định hướng tốt trong việc chuẩn bị cho tương lai. Hỗ trợ sinh viên, trong môi trường học chế tín chỉ rất khó khăn, bởi chế độ học tập linh hoạt phụ thuộc vào từng cá nhân sinh viên. Để các hoạt động của sinh viên có hiệu quả, chúng tôi dựa trên hoạt động và sự hỗ trợ của các Câu lạc bộ, Đội nhóm (hiện ĐH Nông lâm có hơn 15 Câu lạc bộ). Sinh viên Đoàn TN, Hội SV, CLB, Đội nhóm Đơn vị chức năng, Khoa, Doanh nhân, Bộ môn Thầy cô, Cựu sv, Hiệp hội Doanh Trường nghiệp Hình 4. Sự kết nối giữa Doanh nghiệp - Sinh viên - Nhà trường Tạo sự kết nối thường xuyên giữa Sinh viên - Cựu sinh viên - Doanh nghiệp, Đơn vị chức năng - Khoa/Bộ môn - Doanh nghiệp. Chúng tôi làm việc này, dựa trên nền tảng truyền thống hơn 60 năm xây dựng và phát triển của trường, và đặc biệt là dựa trên sự tín nhiệm, tình cảm của cựu sinh viên với trường. Việc trao tặng học bổng của Doanh nghiệp, Doanh nhân, Thầy cô, cựu sinh viên cho sinh viên, ngoài tính nhân văn tương thân tương ái, còn thể hiện sự đồng cảm trong định hướng nghề nghiệp; sinh viên sẽ có những nhìn nhận tốt và bền vững hơn với các doanh 61
  6. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… nghiệp trong công việc. Đặc biệt, có những doanh nghiệp, trao tặng học bổng theo hướng nghiên cứu khoa học, từ đó giúp cho sinh viên hòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc, và từ đó tạo sự gắn bó lâu dài, thân thiết giữa người làm – doanh nghiệp. Việc thông tin trên các kênh đại chúng, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu việc làm của sinh viên (trên FM 99,9Mhz, website, facebook,…) ngoài cung cấp thông tin, còn tạo sự kết nối của sinh viên (không chỉ riêng sinh viên ĐH Nông lâm TP.HCM) và doanh nghiệp nhanh chóng và rộng rãi hơn, đáp ứng được mong muốn của xã hội. Với những kết quả đạt được trong 10 năm, để đổi mới, hội nhập và phát triển toàn diện giáo dục, chúng tôi có một vài đề xuất với UBND TP.HCM, với Bộ Giáo dục và Đào tạo, và với các trường đại học nhằm đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đối với Nhà trường:  Thiết lập kênh thông tin: xây dựng diễn đàn giữa nhà trường và doanh nghiệp, đồng thời gửi thông tin đào tạo, nghiên cứu của nhà trường đến doanh nghiệp để cùng trao đổi, tạo đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.  Thường xuyên tăng cường các hoạt động: cho một số hoạt động đào tạo, hội thảo, chuyên đề, nghiên cứu khoa học, thực tập, kiến tập, tuyển dụng…  Có cơ chế cụ thể trong việc mời doanh nghiệp tham gia giảng dạy một số chương trình thực tế trong các chương trình học [5].  Để tăng động lực cho sinh viên trong việc tích lũy kỹ năng, thái độ với nghề nghiệp, việc tham gia các lớp học kỹ năng, thực hành xã hội sẽ được ghi nhận thông qua Điểm rèn luyện, điểm số để đánh giá sinh viên 3 tốt, 5 tốt [3,4].  Thiết lập và phát triển các kênh thông tin và cơ sở dữ liệu cựu sinh viên.  Vinh danh các doanh nghiệp có đóng góp cho nhà trường. Việc làm này được thực hiện hàng năm, trong khu vực trang trọng của Trường. Đối với UBND TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo:  Có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp có hỗ trợ cho nhà trường về một số vấn đề như thuế, vốn…  Có cơ chế trong việc cho doanh nghiệp tham gia trực tiếp trong hoạt động đào tạo của nhà trường, đặc biệt là các môn học có liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp. Đối với Doanh nghiệp:  Để đảm bảo chất lượng nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của các doanh nghiệp; doanh nghiệp đã tham gia trực tiếp trong việc hỗ trợ kiến tập, huấn luyện kỹ năng, và văn hóa làm việc cho sinh viên. Bên cạnh đó, việc các Doanh nhân, cựu sinh viên Nông 62
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC lâm thành đạt về nói chuyện, cũng sẽ tạo thêm động lực, truyền lửa, khơi gợi sự đam mê nghề nghiệp cho sinh viên.  Doanh nghiệp cần chủ động trong việc tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ kiến tập, huấn luyện kỹ năng và văn hóa làm việc cho sinh viên theo các chuyên ngành (theo nhu cầu tuyển dụng) nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp trong tương lai, đặc biệt là công nghiêp 4.0.  Đối với doanh nghiệp, việc đặt hàng cụ thể, lâu dài với nhà trường sẽ có thêm định hướng để nhà trường chuẩn bị nguồn nhân lực ổn định và chất lượng hơn. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. http://www.webometrics.info/en/Asia/vietnam, truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2018. 2. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên & Quan hệ Doanh nghiệp, https://htsv.hcmuaf.edu.vn. 3. Quy chế sinh viên – Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Số tay sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, từ 2008 đến 2018, www.nls.hcmuaf.edu.vn. 5. Quy chế học vụ, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, từ 2007 đến 2018, www.pdt.hcmuaf.edu.vn. 6. Thông tin Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, https://hcmuaf.edu.vn. 63
nguon tai.lieu . vn