Xem mẫu

  1. Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại Khoa Thương mại quốc tế NHÓM TRUNG QUỐC LỚP XNK 13 IK DANH SÁCH NHÓM: Vũ Chúc Du (I)-Trưởng nhóm 1. Trần Nguyễn Nguyên An (I) 2. Lê Kim Hoàng Diễm (I) 3. Phạm Thùy Dương (K) 4. Nguyễn Phạm Duy Cường (K) 5. Nguyễn Thanh Dân (K) 6.
  2. Người dân Trung Quốc trong vòng khoảng từ 10 đến 20 năm tới đây sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng.! Dựa vào các số liệu thống kê và tình hình thực tế hiện nay ở quốc gia này, không khó để đưa ra nhận xét đó. Trên thực tế, tình trạng thiếu nước sạch đã và đang xảy ra ở đại bộ phận người dân nông thôn ở Trung Quốc. Theo một bản báo cáo hằng năm của Trung tâm giám sát môi trường quốc gia Trung Quốc cho biết thì hiện nay, có tới trên 300 triệu người dân sống ở nông thôn của Trung Quốc-gần một phần tư dân số nước này, không được tiếp cận với nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt. Với quan điểm mang phần chủ quan, nhóm em nhận định, dự tính trong khoảng từ 2020 đến 2030, trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc sẽ thiếu nước sạch cả cho sinh hoạt lẫn sản xuất. Để đưa ra nhận định đó, nhóm em xin phân tích 1 số nguyên nhân, thực trạng về nước sạch và ô nhiễm nguồn nước ở Trung Quốc hiện nay: Trung Quốc là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bền vững nhưng Một quốc gia mà 80 phần trăm nước mưa và tuyết tan diễn ra ở miền nam. Trong khi đó chỉ 20 phần trăm hơi nước có mặt hầu hết ở những vùng sa mạc của miền bắc và miền tây. Cái mới là tăng trưởng kinh tế như sóng cồn của Trung Quốc đang thúc đẩy sự bành trướng thành phần công nghiệp, thành phần mà tiêu thụ 70 phần trăm năng lượng quốc gia, làm chính phủ phải lấy thêm những nguồn năng lượng mới đặc biệt là những trữ lượng than đá khổng lồ ở vùng bắc khô hạn. Vấn đề là, như một số quan chức chính phủ cho hay, chẳng có đủ nước để khai thác mỏ, xử lý, và tiêu thụ những trữ lượng đó và vẫn còn để phát triển những thành phố hiện đại và những trung tâm công nghiệp mà Trung Quốc hình dung cho khu vực. Khai khác và tiêu thụ than đá đã gia tăng gấp ba lần kể từ năm 2000 lên đến 3.15 tỷ tấn một năm. Các nhà phân tích chính phủ dự đoán rằng những công ty năng lượng của Trung Quốc sẽ cần sản xuất thêm hàng tỷ tấn tấn than đá hàng năm cho đến năm 2020, tương ứng với 30 phần trăm tăng trưởng. Nước ngọt cần cho khai thác mỏ, xử lý, và tiêu thụ than đá chiếm lấy phần lớn nhất của phần nước sử dụng trong công nghiệp ở Trung Quốc. Nó chiếm khoảng 120 tỷ tấn một năm, một phần năm tổng lượng nước sử dụng hàng năm. Cho dù những chính sách bảo tồn nước cấp quốc gia đã góp phần giới hạn sự gia tăng, dẫu vậy tiêu thụ nước đã leo đến mức kỷ lục 591 tỷ tấn hàng năm tăng thêm 42 tỷ tấn so với năm 2000. Trong thập niên kế tiếp, theo như những dự báo của chính phủ, sự tiêu thụ nước của Trung Quốc, chủ yếu là do sự gia tăng sản lượng điện chạy than đá, sẽ lên đến 620 tỷ cho đến 630 tỷ tấn hàng năm -- hơn 40 tỷ tấn một năm so với hiện nay. Toàn bộ tài nguyên nước của Trung Quốc, theo như Cục Thống Kê Quốc Gia, đã tụt 13 phần trăm kể từ đầu thế kỷ. Nói cách khác nguồn cung cấp nước của Trung Quốc là khoảng
  3. 350 tỷ tấn ít hơn so với đầu thế kỷ. Lượng nước suy giảm ở Trung Quốc mỗi năm tương đương với lượng nước chảy qua cửa sông Mississippi trong chín tháng. Các khí hậu gia và thủy lợi gia của Trung Quốc quy cho phần lớn suy giảm là do biến đổi khí hậu mà nó đang làm thay đổi sự phân bố mưa và tuyết rơi. Hạn hán: Tình trạng hạn hán ở Trung Quốc xảy ra những năm gần đây có dấu hiệu tăng đáng kể cả về số lượng lẫn sự tàn khốc của nó. Theo số liệu thống kê không chính thức, thì ở Trung Quốc trung bình mỗi năm xảy ra rất nhiều đợt hạn hán, trải rộng trên toàn bộ lãnh thổ nước này, đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, nơi hằng năm có lượng mưa trung bình rất thấp. Điển hình như đợt hạn hán hồi giữa năm 2010, đây được đánh giá là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng một thế kỉ qua tại Trung Quốc, theo đó, trận hạn hán này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hơn 50 triệu người dân Trung Quốc, làm cho 4.348 triệu hecta đất nông nghiệp thiếu nước tưới và cây lương thực trên 940.200 hecta không thể sống sót. Nhưng đây có thể chỉ là khởi đầu cho 1 giai đoạn khô hạn kéo dài tại quốc gia này trong thời gian sắp tới, bởi theo các chuyên gia môi trường, do ảnh hưởng của hiện tượng ấm dần lên toàn cầu, thì các thiên tai như bão lũ-hạn hán sẽ thường xuyên xảy ra trên toàn thế giới, mà trong đó,Trung Quốc là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sa mạc hóa Một trong những thí dụ cụ thể là tình trạng sa mạc hoá ngày càng nặng nề. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Marc Lebeaupin phân tích. ''Ngày nào báo chí Trung Quốc cũng đề cập đến vấn đề mà đối với một số vùng đã trở thành cơn ác mộng. Đó là tình trạng của đồng bằng Bắc Kinh đang bị nạn sa mạc hóa đe doạ. Trong những năm gần đây, 17 triệu người đã phải đối phó với nạn khan hiếm nước. Các mạch nước ngầm xuống dưới mức thấp nhất và lượng nước tích trữ nay đã xuống dưới mức báo động. Sau khi đã tăng gần 50% giá nước vào tháng trước, chính phủ Bắc Kinh vừa loan báo tăng giá thêm 25%, kèm theo các khoản trợ cấp dành cho những gia đình nghèo nhất. Nhưng không chỉ có miền Bắc bị khan hiếm nước. Mặc dù có những nguồn nước dồi dào, miền Nam Trung Quốc cũng bị đe dọa và những thành phố lớn như Hồng Kông có thể sẽ bị thiếu nước. Vậy mà từ 14 năm qua, người dân thuộc địa cũ của Anh quốc vẫn dứt khoát chống lại
  4. mọi ý định tăng giá nước. Đến mức mà Hồng Kông nay đã trở thành một trong những thành phố tiêu thụ nước nhiều nhất thế giới, với giá nước thuộc loại rẻ nhất. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh dự trù đầu tư hơn 60 tỷ đôla vào các công trình khổng lồ để bảo đảm nguồn nước cung cấp cho thủ đô Bắc Kinh.'' Tỉ lệ phủ xanh của rừng giảm mạnh Theo báo cáo mới đây nhất thì tỉ lệ phủ xanh của rừng tại Trung Quốc năm 2010 là 20%, tuy nhiên, đa phần trong đó là rừng trồng. Và hiện, diện tích rừng đầu nguồn tại Trung Quốc đang suy giảm mạnh mẽ. Tất cả đều do hệ quả của việc phát triển kinh tế ồ ạt của quốc gia này những năm gần đây, khiến nhu cầu về gỗ nguyên liệu tăng đáng kể, Trung Quốc đang là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về lượng gỗ nhập khẩu, chỉ sau Nhật. Và như chúng ta đã biết, sự suy giảm diện tích đất rừng, cũng đồng nghĩa với việc suy giảm lượng nước ngầm-nguồn cung cấp 2/3 lượng nước cho các thành phố. Rừng bị phá nên nước ngầm ngày càng cạn kiệt. Ngoài ra, việc phá rừng cũng gây nên hiện tượng đứt dòng chảy ở các con sông, hiện nay tình trạng này ở Trung Quốc đã được đánh giá là nghiêm trọng nhất thế giới. Và tình trạng đứt dòng chảy càng trở nên tồi tệ hơn khi nước sông bị hút lên sử dụng do cạn kiệt nước ngầm. Thậm chí, những năm gần đây, hiện tượng đứt dòng chảy, mực nước hạ thấp kỉ lục cũng đã xảy ra thường xuyên hơn tại các con sông lớn của Trung Quốc như: Dương Tử, Trường Giang và Hoàng Hà.
  5. Đô thị hóa tăng với một tốc độ chóng mặt Cơn sốt đô thị hóa ở Trung Quốc bắt đầu nở rộ từ năm 2001,và tính đến năm 2008 số dân sống ở thành phố, thị trấn ở Trung Quốc đã là 607 triệu người, tốc độ đô thị hóa từ 7,3% năm 1949 đã lên 45,68% năm 2008, tăng hơn sáu lần. Số thành phố từ lúc nước Trung Hoa mới được thành lập là 132, đến năm 2008 tăng lên tới 655 thành phố, và đây vẫn chưa phải là con số cuối cùng vì dự báo,đến năm 2020, số dân thành thị ở Trung Quốc sẽ chạm ngưỡng 900 triệu . Đó cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do tốc độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải không theo kịp với tốc độ đô thị hóa. Tăng trưởng kinh tế không bền vững Nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc, cùng với đó là các nhà máy-xí nghiệp mọc lên ồ ạt như “nấm sau mưa”, tuy nhiên phần lớn vẫn mang tính nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch cụ thể, chưa đầu tư nghiêm túc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, cùng với đó là sự buông lỏng quản lý của các cơ quan hữu trách tại Trung Quốc, điều này đã dẫn đến tình trạng hằng ngày, hằng giờ trên khắp đất nước có hàng tấn hàng tấn chất thải công nghiệp chưa qua xử lý bị đổ thẳng ra môi trường, làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông, hồ,…từ đó đe dọa đến chất lượng nguồn nước ngầm-trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Các quan chức Trung Quốc mới đây đã thừa nhận rằng hơn 70% sông suối ở nước này đang bị ô nhiễm trầm trọng, và mỗi năm lại có trên 2 triệu người mắc bệnh có liên quan tới chất lượng nguồn nước sinh hoạt, trong đó có bệnh ung thư, vì dùng nước có thành phần thạch tín cao. Không chỉ có vậy, vấn nạn thiếu nước sạch đối với Trung Quốc còn đáng báo động hơn nữa khi ngay cả đến nước mưa hiện cũng không còn là nước an toàn nữa-khí thải nhà máy là thành phần chính trong nước mưa tại Trung Quốc. Hãy cùng nhìn qua những con số thống kê sau đây để ta có thể thấy rõ thực trạng thiếu nước sạch tại Trung Quốc đang ở mức trầm trọng tới mức nào: + Lượng nước sạch trên đầu người của Trung Quốc chỉ còn 2.151 m3/năm, bằng 25% so với các nước khác trên thế giới.
  6. + Nguồn nước ngầm tại 90% thành phố của Trung Quốc đang bị ô nhiễm + Trong bối cảnh có tới 70% dân số tại Trung Quốc đang dùng nước ngầm để làm nước ăn thì 90% nước ngầm của Trung Quốc đã bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, trong đó khoảng 60% bị ô nhiễm nặng. + Có ít nhất 400 trên tổng số 600 thành phố nước này thiếu hoặc thiếu nước sạch nghiêm trọng. + Trên toàn đất nước có tới 48 hồ chứa nước bị ô nhiễm nghiêm trọng + Riêng hai con sông lớn nhất là Hoàng Hà và Trường Giang, có tới 40% lượng nước cung cấp cho sinh hoạt bị phát hiện là ô nhiễm nặng, thậm chí còn không thể dùng để tưới tiêu trong nông nghiệp. Kết luận: Với những phân tích có phần chủ quan trên, thiết nghĩ nếu giới chức nước này không đưa ra được những biện pháp khắc phục hợp lý và kịp thời, thì trong tương lai không xa, cụ thể đến 2020-2030, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng “Khủng hoảng nước sạch”.
  7. HẾT. Tác giả: Vũ Chúc Du. (Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)
nguon tai.lieu . vn