Xem mẫu

  1. TRỞ NGẠI TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP GIỮA SINH VIÊN VỚI GIẢNG VIÊN Vũ Minh Tuyền Khoa Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Thực tế cho thấy, hiện nay vẫn còn nhiều trường đại học chỉ chú trọng đến việc trang bị các tri thức cho sinh viên, còn các tri thức về kỹ năng để đảm bảo cho họ đạt được hiệu quả trong học tập và công việc sau này vẫn còn ít được quan tâm. Dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình học tập và làm việc của sinh viên một trong số đó chính là những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên. Vì vậy, để làm sáng tỏ và tìm ra những giải pháp giúp hạn chế những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên ở trường HUTECH, người nghiên cứu đã sử dụng phương pháp bảng hỏi để khảo sát trên 240 sinh viên thuộc hai khối ngành là khối khoa học tự nhiên và khối khoa học xã hội, và sử dụng SPSS 20.0 để thống kê kết quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ biểu hiện của trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên HUTECH ở cao nhất ở mức thỉnh thoảng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kết quả nghiên cứu năm 2010 của tác giả Huỳnh Cát Dung cho thấy có đến 96,38% tỉ lệ sinh viên gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên ở một số trường đại học TPHCM [1]. Dẫn đến, khi thực tập tốt nghiệp viên rất lúng túng không biết cách thiết lập mối quan hệ [2]. Kết quả nghiên cứu về trở ngại tâm lý giữa sinh viên với giảng viên của các tác giả nước ngoài cho thấy một số trở ngại trong giao tiếp của sinh viên sư phạm như: không biết cách dàn dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc, … Nghiên cứu về “Những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên” của tác giả Huỳnh Cát Dung (2010), đã khẳng định trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên xuất phát từ vô số các nguyên nhân và biểu hiện của các trở ngại rất đa dạng gây ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập của sinh viên. Trong một báo cáo của sinh viên Học Viện Quản Giáo Dục (2014) đã cho thấy tỉ lệ trở ngại tâm lý trong giao của sinh viên là rất cao 90,71% trên 237 sinh viên được điều tra gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp [3]. Với những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy cần thiết phải có một nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn với nhiều khoá cạnh từ khảo sát, đánh giá thực trạng trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên nhằm phát hiện ra mức độ trở ngại tâm lý tâm lý trong giao tiếp, trải nghiệm trở ngại tâm lý trong giao tiếp, các nguyên nhân và các ứng phó của những trở ngại. Qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng ứng phó với những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên và giảng viên. Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Mẫu nghiên cứu 993
  2. Trước khi phát phiếu điều tra, tôi liên hệ với giảng viên các lớp tại trường để tiến hành điều tra, giảng viên đã hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát 350 phiếu khảo sát cho sinh viên thuộc các chuyên ngành thuộc 2 khối khoa học tự nhiên và khối khoa học xã hội, thu lại được 240 phiếu có giá trị. Từ sự tự nguyện của sinh viên tham gia vào cuộc nghiên cứu, cuối cùng chúng tôi thu phiếu về làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, còn lại 240 phiếu tương ứng với 240 khác thể tham gia vào nghiên cứu này. Bảng 1, thể hiện sự phân bố của các mẫu nghiên cứu theo giới tính, năm học, khối ngành và kết quả học tập. Bảng 1: Phân bố mẫu nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính (n=240) Nam 76 31.7 Nữ 164 68.3 Năm học (n=240) Năm nhất 60 25 Năm hai 60 25 Năm ba 60 25 Năm tư 60 25 Khối ngành (n=240) Khối khoa học xã hội 120 50 Khối khoa học tự nhiên 120 50 Kết quả học tập (n=240) Yếu 1 0.4 Trung bình 72 30 Khá 144 60 Giỏi 23 9.6 2.2 Mức độ trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên Để đánh giá mức độ biểu hiện trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên, người nghiên cứu dựa trên tần số xuất hiện sự phản ứng tâm lý của sinh viên trước tác động của các nguyên nhân gây trở ngại tâm lý nảy sinh trong hoạt động giao tiếp với giảng viên. Kết quả phân tích cho thấy, trong 240 khách thể sinh viên có 90.35% sinh viên gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên, có mức độ từ hiếm khi đến rất thường xuyên. Trong đó, có 33.3% sinh viên có mức độ hiếm khi gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp, 47.9% sinh viên bị trở ngại tâm lý trong giao tiếp ở mức thỉnh thoảng, 8.75% sinh viên gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp ở mức thường xuyên và 0.4% sinh viên gặp trở ngại ở mức rất thường xuyên. Bảng 2: Mức độ biểu hiện trở ngại tâm lý giữa sinh viên với giảng viên TT Mức độ Số lƣợng Tỉ lệ % 1 Rất thường xuyên 1 0.4 2 Thường xuyên 21 8.75 3 Thỉnh thoảng 113 47.9 4 Hiếm khi 80 33.3 5 Không bao giờ 25 9.65 Tổng 240 100 994
  3. Như vậy, ta có thể nhận ra được rằng hơn một nửa số sinh viên gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên, trong đó đa số sinh viên có mức độ thỉnh thoảng chiếm tỉ lệ cao nhất 47.9% và thấp nhất ở mức độ rất thường xuyên là 0.4%. Vậy nên, việc tìm ra những phương phải giải quyết và hạn chế những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên là cần thiết. 2.3 Những biểu hiện trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên Những biểu hiện trở ngại tâm lý trong giao tiếp thường thể hiện ở 3 mặt: nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của cá nhân. Trên cơ sở nhận thức, con người thể hiện thái độ, tình cảm và hành vi tương ứng Trong cuộc sống và trong giao tiếp ứng xử, không phải lúc nào con người cũng có nhận thức đúng đắn. Trở ngại về xúc cảm là khả năng kiềm chế cảm xúc – tình cảm thấp. Trở ngại về hành vi ứng xử là hành vi được hiểu như sự phối hợp các vận động của cơ thể: giác quan, lời nói, cử chỉ, điệu bộ. Để đo biểu hiện trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên người nghiên cứu đã tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn. Theo kết quả nghiên cứu (bảng 3), đã đề cập đến những biểu hiện trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên. Bảng 3: Những biểu hiện của trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên Biểu hiện ĐTB ĐLC Không trao đổi với giảng viên khi có thắc mắc 2.97 1.062 Ngại tiếp xúc với giảng viên 2.87 1.182 Không hăng hái phát biểu bài học 3.05 1.114 Thấy khó diễn tả suy nghĩ bản thân 3.08 1.081 Không dám trao đổi bài học với giảng viên 2.68 1.098 Lảng trái mỗi khi giảng viên đặt câu hỏi 1.98 1.043 Không biết cách tổ chức một cuộc tiếp xúc phù hợp 2.82 0.96 Không xác định được nội dung giao tiếp 2.51 0.985 Không làm chủ được thời điểm giao tiếp 2.51 1.047 Thiếu tự tin khi giao tiếp 2.76 1.131 Làm xuất hiện hành vi âm tính 2.15 1.040 Có sự phản hồi về cảm xúc – tình cảm chưa phù hợp 2.45 1.058 Cảm thấy đau đầu khi học môn không thích 2.13 1.166 Có cảm giác nghẹn lời khi phải phát biểu 2.45 0.993 Không làm chủ được trạng thái tâm lý bản thân 2.48 1.094 Thiếu hiểu biết về giảng viên đầy đủ 3.16 0.955 Không chăm chú nghe giảng 2.61 1.041 Run và toát mồ hôi khi phải trình bày 2.75 1.116 Khó chú ý, ghi nhớ kém 2.53 1.101 Như vậy, theo kết quả nghiên cứu biểu hiện “Thiếu hiểu biết về giảng viên đầy đủ” là biểu hiện trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên là thường gặp phải nhất (ĐTB=3.16, ĐLC=0.955) và biểu hiện ít gặp phải nhất của sinh viên chính là “Lảng tránh mỗi khi giảng viên đặt câu hỏi” (ĐTB=1.98, ĐLC=1.043). 2.4 Nguyên nhân gây trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên Các nguyên nhân gây trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên rất đa dạng và phong phú. Người nghiên cứu đã tổng hợp những nguyên nhân tiêu biểu của trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa 995
  4. sinh viên với giảng viên từ một số bài nghiên cứu. Bảng 4, thể hiện các nguyên nhân gây thường gặp phải nhất. 996
  5. Bảng 4: Các nguyên nhân gây trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên Các nguyên nhân ĐTB ĐLC Sợ phát biểu trước đông người 2.93 1.191 Thiếu kinh nghiệm giao tiếp 2.92 1.104 Khả năng diễn đạt ý của tôi kém 2.42 1.116 Tôi mặc cảm vì bản thân chưa tốt 2.53 1.101 Tính cách của tôi nhút nhát 2.61 1.205 Giảng viên giảng bài thiếu tiếp xúc với lớp 2.68 0.959 Do giảng viên không tôn trọng ý kiến của sinh viên 2.26 1.172 Giảng viên tự cao 2.12 1.104 Không có hứng thú giao tiếp 2.57 1.136 Sợ phát biểu sai các bạn trong lớp sẽ cười 2.61 1.205 Sợ phát biểu sai sẽ bị giảng viên la 2.35 1.248 Sợ trở thành hiện tượng lạ hoặc bị chế giễu 2.45 1.145 Môn học quá khó 2.77 0.888 Thiếu tự tin vì hiểu biết về môn học còn hạn chế 2.97 1.039 Có sự chênh lệch về địa vị xã hội 2.00 1.107 Có sự chênh lệch về tuổi 2.02 1.144 Do ngôn ngữ vùng miền 1.98 1.04 Sợ bạn bè nghĩ mình nịnh giảng viên 2.01 1.144 Sợ giảng viên nghĩ mình nịnh giảng viên 1.89 1.085 Sợ làm phiền giảng viên 2.31 1.005 Cảm thấy những yêu cầu của giảng viên quá cao 2.37 1.022 Ghi chú: Thang đo: 1 điểm = không bao giờ; 2 điểm =hiếm khi; 3 điểm =thỉnh thoảng; 4 điểm = thường xuyên, 5 điểm= rất thường xuyên Như vậy, có thể thấy được rằng nguyên nhân “Thiếu tự tin vì hiểu biết môn học còn hạn chế” là nguyên nhân ảnh gây trở ngại cao nhất cho sinh viên (ĐTB=2.97, ĐLC=1.039). Nguyên nhân “Sợ giảng viên nghĩ mình nịnh giảng viên” ít ảnh hưởng nhất đối với sinh viên (ĐTB=1.89, ĐLC=1.085). 2.5 Các ứng xử những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên Khi gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên mỗi sinh viên sẽ có cách ứng xử với khác nhau. Để hiểu rõ hơn những cách ứng xử tiêu biểu của sinh viên HUTECH, người nghiên cứu đã khảo sát về cách ứng của sinh viên khi gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên. Để từ đó có thể đề xuất những kiến nghị, giải pháp mang lại hiệu quả. Bảng 5: Cách ứng xử của sinh viên khi gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên Cách ứng xử ĐTB ĐLC Trút giận lên người khác 1.68 0.942 Đổ lỗi cho giảng viên 1.77 0.982 Thể hiện hành động bốc đồng 1.48 0.887 Tìm kiếm sự giúp đở từ người khác 2.85 1.178 Mặc kệ, để không tìm cách giải quyết 1.94 1.111 Tìm sự cân bằng ở người khác 2.84 1.235 997
  6. Nhìn mặt tích cực của trở ngại 3.14 1.201 Tìm nguyên nhân gây ra trở ngại 3.21 1.185 Ghi chú: Thang đo: 1 điểm = không bao giờ; 2 điểm =hiếm khi; 3 điểm =thỉnh thoảng; 4 điểm = thường xuyên, 5 điểm= rất thường xuyên Như vậy, sinh viên chọn cách ứng xử “Tìm ra nguyên nhân gây trở ngại” (ĐTB=3.21, DDLC=1.185) là nhiều nhất, cách ứng xử ít được sinh viên chọn khi gặp những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên là “Thể hiện hành động bốc đồng” (ĐTB=1.48, DDLC=0.887). 2.6 Hệ quả của những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên Để hiểu rõ hơn những hệ quả của trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên ở HUTECH, người nghiên cứu khảo sát những hệ quả của trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên để tìm ra hệ quả ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh viên HUTECH. Bảng 6: Hệ quả của của trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên Các hệ quả ĐTB ĐLC Không hoàn thành nhiệm vụ giảng viên giao 2.16 1.169 Thường xuyên nghỉ học 2.01 1.141 Nói xấu giảng viên 1.83 1.012 Thô lỗ với giảng viên 1.61 1.041 Lảng tránh giảng viên 1.77 1.012 Mua chuộc giảng viên 1.52 1.031 GV không đánh giá đúng kết quả học tập 2.44 1.195 Không hỗ trợ hướng dẫn được cho sinh viên 2.34 1.234 Môi trường học đường không như mong muốn 2.43 1.184 Kết quả học tập bị ảnh hưởng không tốt 2.43 1.184 SV không dám phát biểu ý kiến 2.54 1.306 Sinh viên lúng túng khi giao tiếp 3.41 1.164 Sinh viên thụ động khi giao tiếp 3.36 1.226 Tình cảm trở nên xa cách 2.37 1.067 Không có sự thông hiểu giữa sinh viên và giảng viên 2.53 1.066 Ghi chú: Thang đo: 1 điểm =hoàn toàn không đồng ý; 2 điểm =đồng ý phần ít; 3 điểm =đồng ý phần nhiều; 4 điểm = Đồng ý, 5 điểm= Hoàn toàn đồng ý Như vậy, hệ quả ảnh hưởng đến sinh viên nhiều nhất chính là “Sinh viên lúng túng khi giao tiếp” (ĐTB=3.41, ĐLC=1.164), và hệ quả ít ảnh hưởng nhất đến sinh viên là “Mua chuộc giảng viên” (ĐTB=1.52, ĐLC=1.031). 2.7 Những yếu tố tác động đến trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên. Trong phạm vi nghiên cứu, người nghiên cứu chỉ đề cập đến một số yếu tố tiêu biểu thường gặp tác động đến những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên. 998
  7. Bảng 2.7: Những yếu tố tác động đến trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên Các yếu tố ĐTB ĐLC Phƣơng pháp giảng dạy 3.09 1.061 Phong cách giảng dạy 3.16 1.072 Bầu không khí lớp học 3.23 1.088 Tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng cho giảng viên 3.29 1.134 Thiết kế các khoá kỹ năng cho sinh viên 3.36 1.126 Có phòng tham vấn cho sinh viên 3.42 1.169 Các trung tâm kết hợp hỗ trợ với nhà trường 3.41 1.164 Tổ chức các khoá kỹ năng cho sinh viên 3.36 1.226 Sự rèn luyện kỹ năng của sinh viên 3.68 1.168 Ghi chú: Thang đo: 1 điểm =hoàn toàn không đồng ý; 2 điểm =đồng ý phần ít; 3 điểm =đồng ý phần nhiều; 4 điểm = Đồng ý, 5 điểm= Hoàn toàn đồng ý Như vậy, yếu tố mà sinh viên cho rằng ảnh hưởng ít nhất đến trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên là “Phương pháp giảng dạy” (ĐTB=3.09, ĐLC=1.061), và yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đối với sinh viên là “Sự rèn luyện kỹ năng của sinh viên” (ĐTB=3.68, ĐLC=1.168). Điểm trung bình ở các yếu tố đều >3,theo thang đo chính là đồng ý phần nhiều đối với sự ảnh hưởng của các yếu tố trên (Bảng 2.7) đến trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được thực tiễn trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên ở trường Đại học Công nghệ TP. HCM với các khía cạnh: mức độ trở ngại tâm lý trong giao tiếp, biểu hiện trở ngại tâm lý trong giao tiếp, nguyên nhân trở ngại tâm lý trong giao tiếp, cách ứng xử trở ngại tâm lý trong giao tiếp, hệ quả của trở ngại tâm lý trong giao tiếp và một số yếu tố ảnh hưởng đến trở ngại tâm lý trong giao tiếp. 3.2 Kiến nghị Vì nghiên cứu đã chỉ ra những trở ngại tâm lý trong giao tiếp chủ yếu từ ba nhóm yếu tố chính từ nhà trường, giảng viên và sinh viên nên người nghiên cứu đưa ra những kiến nghị chủ yếu về phía nhà trường, giảng viên và sinh viên: Về phía giảng viên: Để hạn chế được những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên. Bên cạnh nâng cao kiến thức về chuyên môn cần rèn luyện những kỹ năng mềm để có thể truyền đạt hiệu quả hơn trong quá trình làm việc và giảng dạy. Về phía nhà trường, từ những ý kiến thu thập được, người nghiên cứu đề xuất những biện pháp giúp giảm bớt và hạn chế trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên và giảng viên, tổ chức các khoá học về kỹ năng mềm cho sinh viên, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử. Ngoài ra, bên cạnh bồi dưỡng sinh viên nhà trường cần tổ chức các khoá huấn luyện cho giảng viên để nâng cao kỹ năng mềm mang đến hiệu quả trong công việc hơn. Về phía sinh viên: để hạn chế những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên cần tích cực tham gia những khoá luyện kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó với trở ngại,… Người nghiên cứu cũng kiến nghị một số biện pháp khắc phục và hạn chế trở ngại trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên. 999
  8. Một là, hiện tại trường HUTECH đã có phòng tham vấn tâm lý cho sinh viên, nhà trường có thể khuyến khích và phát triển phòng tham vấn trở nên rộng rãi và lớn mạnh hơn. Để sinh viên khi gặp những khó khăn hay trở ngại tâm lý có thể đến và được hỗ trợ. Việc này, ngoài giúp sinh viên có thể đạt được hiệu quả hơn trong quá trình học tập mà còn giúp cho sinh viên tâm lý có cơ hội được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn nâng cao trình độ và kỹ năng của mình. Hai là, nhà trường có thể mở những khoá dạy kỹ năng mềm cho sinh viên từ năm nhất khi mới bước chân vào trường để giúp các bạn có thể thích nghi dễ dàng và nhanh chóng hơn khi vào đại học. Mở lớp dạy kỹ năng, tạo cơ hội cho sinh viên nhiều khoá trao đổi và giao lưu với nhau không chỉ giúp các bạn thiết lập được các mối quan hệ mà còn giúp các bạn có thêm những bài học bổ ích làm hành trang để đến trường và làm việc sau khi ra trường. 3.3. Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy trở ngại tâm lý trong giao tiếp diễn ra thỉnh thoảng. Vì vậy, cần tiếp tục có những nghiên cứu đánh giá và so sánh mức độ trở ngại tâm lý giữa sinh viên với giảng viên ở trường. Trong nghiên cứu thực tiễn cũng cho thấy, những sinh viên không gặp trở ngại tâm lý trong giao tiếp cũng chịu tác động của những khía cạnh: nguyên nhân gây trở ngại, hệ quả liên quan đến trở ngại. Ngoài ra, nghiên cứu thực tiễn còn cho thấy mức độ dự báo của các yếu tố trong nghiên cứu này về mức độ trở ngại ở sinh viên còn thấp. Do đó, các nghiên cứu phát triển cần tiếp tục tìm hiểu và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huỳnh Cát Dung (2010), Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ tâm lý học. [2] Nguyễn Thị Thanh Bình (1996), Nghiên cứu một số trở ngại tâm lý giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp, Luận án phó tiến sĩ. [3] Sinh viên khoa giáo dục học viện quản lý giáo dục (2014), Khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm nhất Học viện quản lý giáo dục, Đề tài khoa học. 1000
nguon tai.lieu . vn