Xem mẫu

  1. Trình bày những nội dung chủ yếu của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh? Ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh? Lòng nhân ái của từng người dân đã gắn chặt với sự sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng cường Tổ quốc thân yêu. Càng thương con người, càng có thêm ý chí kiên cường, bất khuất, dám xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc; dám vươn lên để khơi mạch cho dân tộc thoát khỏi đói nghèo, xây dựng đất nước phồn vinh. Ngược dòng lịch sử, chúng ta, những người con của thế hệ vàng vẫn giữ vững ý chí sắt son đó. Tất cả đều quyết tâm khẳng định từ trong tiềm thức điều mong mỏi đất nước độc lập, mọi người đều được ấm no, hạnh phúc. Và quả thật, để đạt thành kết quả đó thật không dễ dàng, bao nhiêu xương máu đã đổ, biết bao tấm gương anh dũng đã vì nước hy sinh. Các chú, các anh, các chị đã là cầu nối cho chúng ta với những thiên anh hùng ca từ thuở bé. Trong lòng một dân tộc có truyền thống yêu nước và nhân ái, bao dung như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp nối truyền thống cha ông, đồng thời tiếp nhận trọn vẹn những tinh hoa của chủ nghĩa Mác-Lênin, thấm nhuần học thuyết nhân đạo hiện thực của chủ nghĩa Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình thành và xây dựng nên một nền tảng tư tưởng nhân văn mang tính “vĩnh cửu” từ nhân loại. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã trở thành lẽ sống, yêu thương con người gắn với lòng tin ở con người, dùng sức mạnh của con người để giải phóng và phục vụ con người. "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn… Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người", Hồ Chí Minh đã từng nói như vậy, quan niệm “bốn bể đều là anh em” rất rõ ràng, cụ thể. Tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh chính là sự đồng cảm với những người cùng chung cảnh ngộ,
  2. của những người dân mất nước, nô lệ, lầm than. Trái tim Người hoà nhịp với khát vọng cháy bỏng được giải phóng của các dân tộc bị áp bức. Người đau nỗi đau chung của nhân loại lầm than. Xuất phát từ tình yêu thương ấy mà Người đã đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc, giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công. “Từ giải phóng những người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải phóng con người”. Đó chính là mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định trong Lời ra mắt của báo “Người cùng khổ” (Le Paria) tại nước Pháp năm 1921. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Người đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói và diệt giặc dốt cùng với việc chống giặc ngoại xâm. Người yêu cầu những người lãnh đạo chính quyền phải chăm lo đến đời sống nhân dân, phải chăm lo kể từ việc “tương cà mắm muối” cho dân. Tất cả vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, cường thịnh, đủ sức "sánh vai với các cường quốc năm châu". Trước lúc đi xa, Người đã viết trong “Di chúc”: “... Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế". Suy cho cùng, triết lý về cuộc sống mà Người hằng tâm niệm chính là vấn đề làm người: “Phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức”. Tình thương ấy bao trùm cả loài người, không phân biệt sắc tộc, màu da. Điểm nhấn trong tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh không những là tình thương, sự đồng cảm với những con người cùng cảnh ngộ. Thực chất, đó không phải là lòng thương hại, mà chính là lòng tin vững chắc vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người. Tư tưởng “Dĩ dân vi bản” (Lấy dân làm gốc) với Người vẫn muôn đời không đổi. Lòng tin của Người vào sức mạnh và tính sáng tạo của quần chúng nhân dân đã khẳng định điều đó. Sống trong lòng nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân nên suy nghĩ thường trực trong Người là “đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân”. Trên cơ sở của tình thương để đặt niềm tin vào con người, đây là nền tảng thiết yếu của một hệ thống tư tưởng lớn hơn. Từ Thương (đồng cảm) đến Tin rồi mới Trọng. Đây là một quá trình hoàn toàn biện chứng, Hồ Chí Minh đã vận dụng vô cùng tinh tế truyền thống của cha ông trong một triết lý: “Có trọng người, kính người thì người mới trọng ta”. Ngày nay, nội dung trên càng có ý nghĩa lớn lao, nó
  3. đã thúc đẩy và tạo được mối dung hoà, gắn kết bền chặt ở cả lý luận và thực tiễn. Thật đúng như vậy, con người, bao giờ cũng có cả cái tốt và cái xấu đan cài. Bởi vậy, nếu "làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân” thì chắc chắn rằng “phần xấu sẽ bị mất dần đi". Bản thân mỗi người nếu được thức tỉnh, được tái tạo lương tâm hẳn rằng những gì là CHÂN-THIỆN-MĨ sẽ được khơi dậy một cách đủ đầy và phát tiết để thành những tinh hoa cho nhân loại. Cả cuộc đời của Người là một chuỗi ngày đánh thức những giá trị nhân văn của thời đại mới. Và cũng trong con người Hồ Chí Minh sự thống nhất giữa lòng yêu thương con người, cùng họ hướng tới niềm tin nhằm hoà hợp trong sự tôn trọng để giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đó cũng chính là lý tưởng của con người thời đại mới đang cùng hướng về hạnh phúc của hiện tại và tương lai.
nguon tai.lieu . vn