Xem mẫu

  1. Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel
  2. Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần I Biện chứng pháp duy tâm của Hegel là thành tích cao nhất của tư tưởng cận đại trước Marx. Triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh, kinh tế học Anh, đó là ba nguồn gốc chính của chủ nghĩa Marx. Hạt nhân duy lý trong biện chứng pháp Hegel Marx lấy lại của Hegel phương pháp biện chứng, cải biến nó từ một phương pháp biện chứng duy tâm thành phương pháp biện chứng của chủ nghĩa duy vật. Sở dĩ Marx thực hiện được một cuộc biến chất như vậy chính là vì trong biện chứng pháp của Hegel đã có một cơ sở chân lý nào đó, đấy là cái hạt nhân duy lý, tức là cái phương pháp nêu mâu thuẫn trong mọi khái niệm và suy diễn cuộc biến chuyển theo quá trình phát triển mâu thuẫn. Hegel đã vận dụng phương pháp nêu mâu thuẫn đó một cách lộn ngược, chân cho lên trên, đầu để xuống dưới; lẽ ra phải thấy rằng do mâu thuẫn nội tại mà vật chất luôn luôn biến chuyển, và đến một trình độ nào đó mới phát sinh ra tinh thần, thì Hegel lại cho rằng nguồn gốc mâu thuẫn là hoạt động của tinh thần. Cái hạt nhân duy lý nói trên ở đâu mà ra? Tại sao chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối của Hegel lại nắm được cơ sở chân lý đó? Muốn hiểu được điểm này thì cần phải xét đến nguồn gốc lịch sử của chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối của Hegel. Nguồn gốc lịch sử chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối của Hegel Biện chứng pháp duy tâm của Hegel là kết quả của quá trình xây dựng phương pháp biện chứng trong triết học Đức từ Kant; quá trình ấy phản ánh những đòi hỏi
  3. của tư tưởng cách mạng tư sản Âu châu thông qua tình hình đặc biệt của giai cấp tư sản Đức. Ưu điểm lớn nhất của Kant là đã đề cao được vai trò lao động sáng tạo ra thế giới, tuy chỉ quan niệm cái lao động ấy là lao động tinh thần. Thế giới của Kant là thế giới của tư sản, thế giới trao đổi hàng hóa. Trong chế độ kinh tế phong kiến, những vật làm ra chủ yếu là để sử dụng, nếu có trao đổi cũng chỉ là trong phạm vi địa phương nhỏ hẹp, với quan niệm ban ơn. Với kinh tế tư sản, quan hệ chính trong xã hội là quan hệ trao đổi hàng hóa trên cơ sở bình đẳng - thực ra bình đẳng ở đây chỉ là hình thức, chỉ để che đậy động cơ quyền lợi ở bên trong - hàng hóa là sản sinh ra trong một quá trình sản xuất của máy móc, có tổ chức, duy lý. Như vậy là tính chất lao động sáng tạo đã được thực hiện với một mức cao. Đã đến lúc có điều kiện để tin rằng thế giới của loài người - cái thế giới hàng hóa - là do con người tạo ra. Nhưng vật chất mà tư sản đề cao chỉ là vật chất máy móc, chưa phải là vật chất thực sự lao động tức là con người lao động. Giai cấp tư sản chỉ giữ lại phần lao động trí óc, lao động tổ chức sản xuất và tính toán kỹ thuật sản xuất, gạt bỏ phần lao động thực sự tức là con người sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân tính chất hạn chế của tư tưởng Kant khi ông đề cao vai trò lao động trong quá trình hiểu biết và xây dựng thế giới, Kant hạn chế lao động đó trong phạm vi tinh thần, do hoạt động của tinh thần mà thế giới bên ngoài được xây dựng và có được tính chất khách quan. Trong bản đề án về Feuerbach [1] gồm 11 điểm, Marx viết rằng trong chủ nghĩa duy vật trước kia người ta chỉ nắm được vật chất về phần tĩnh của nó, tức là trong phạm vi nó được phản ánh một cách thụ động vào trong giác quan của con người. Còn phần hoạt động thì chủ nghĩa duy vật cũ chưa nắm được. Vì vậy nó chỉ được đề cao trong phạm vi tinh thần, duy tâm. Nhưng tương đối với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, việc đề cao này cũng đã là một bước tiến bộ. Vì lao động tinh thần
  4. được nêu lên đó cũng phản ánh được phần nào phương thức sản xuất mới, và thực ra nó cũng bắt nguồn từ lao động thực sự. Vì vậy, đặc điểm của tư tưởng duy tâm Đức là đã xây dựng được một khái niệm về chủ quan, nó phản ánh quá trình thực tế của lịch sử, tức là quá trình lao động xây dựng thế giới. Đây chính là cái hạt nhân duy lý. Lao động tinh thần mà Kant quan niệm chỉ phản ánh được hình thức kỹ thuật của phương thức sản xuất máy móc. Kant cho rằng thế giới mà ta nhận thức được là do sự liên kết những cảm giác theo quy luật số lượng và nhân quả, quan niệm đó phản ánh tính chất sản xuất hàng hóa theo quy luật số lượng và nhân quả. Đấy mới chỉ là hình thức kỹ thuật sản xuất, chưa đi vào con người lao động thực sự. Kant mới phản ánh phương thức sản xuất trong giai đoạn tiền cách mạng; Kant chưa tin tưởng hoàn toàn vào cái thế giới hàng hóa và cho đấy chưa phải là thực tại tuyệt đối, chưa phải là vật tự tại. Tiến lên một bước nữa, đến giai đoạn cách mạng cần phải khẳng định hoàn toàn cái thế giới mới, Fichte [2] đã tuyệt đối hóa quan niệm duy tâm của Kant. Fichte nói: nếu thế giới là do ý thức chủ quan của ta mà có, do lao động tinh thần xây dựng lên, thì đấy cũng là thế giới duy nhất, ngoài nó ra không có vật tự tại nào khác.
  5. Fichte đã đi thêm được một bước trên con đường xây dựng phương pháp biện chứng. Fichte đã từng thấy mâu thuẫn giữa hoạt động sáng tạo và thế giới được sáng tạo, giữa cái «tôi» và cái «không phải là tôi». Tôi chỉ là một vật thể trong thế giới tự nhiên và thế giới đó ảnh hưởng đến tôi. Nhưng mặt khác, cái chủ quan của tôi đã đặt ra: tôi là một vật thể. Hai mặt đó đã được Fichte biểu diễn trong hai mệnh đề: về quan hệ lý thuyết là tôi tự đặt (tôi là do cái không phải là tôi quy định); và trên quan hệ thực tiễn là tôi đặt (cái không phải tôi là do tôi quy định). Phương pháp mâu thuẫn này mới được sử "Mình không có truyền thống triết học, nếu có thể nói có một nhà triết học thì dụng trong phạm vi chủ quan, cái khách quan người đó không phải là Trần Văn Giàu ở đấy chung quy vẫn nằm trong chủ quan. - Trần Văn Giàu là một giáo sư triết Mâu thuẫn giữa tôi và cái không phải tôi vẫn học hay nhà nghiên cứu triết học. nằm trong tôi, vì chính tôi đặt ra cái quan hệ Người đó chính là Trần Đức Thảo." - đó - cái tôi vẫn là tuyệt đối. GS. Trần Văn Giàu Với Schelling [3], phương pháp biện chứng lại tiến một bước nữa. Phương pháp mâu thuẫn của Schelling đã đi quá nội dung chủ quan và bao gồm cả tự nhiên. Theo Schelling, mâu thuẫn giữa tinh thần và tự nhiên xuất phát là từ cùng một nguồn gốc: đó là «Tuyệt đối». Tự nhiên không phụ thuộc vào tinh thần nữa, khách quan không nằm trong chủ quan nữa, hai cái đó xuất phát từ cùng một Tuyệt đối. Tư tưởng của Schelling đã phản ánh giai đoạn hưởng thụ lung tung sau khi chế độ mới của giai cấp tư sản đã được thực hiện, quan hệ tư bản trước kia còn là lý tưởng nay đã thành sự thực và phát triển một cách lung tung.
  6. Nhưng rồi cũng phải đến yêu cầu ổn định tình trạng hỗn độn đó, và xây dựng một chính quyền điều hòa xã hội một cách tương đối. Yêu cầu mới đó được phản ánh trong triết học của Hegel. Triết học của Hegel vận dụng một cách có hệ thống phương pháp biện chứng, tức là phương pháp nêu mâu thuẫn và biểu diễn quá trình biến chuyển của mâu thuẫn. Phương pháp của Hegel phản ánh đầy đủ hơn quá trình lịch sử thực tế, cho là trong mỗi giai đoạn có phát sinh ra mâu thuẫn nội bộ, và có phản ánh quá trình đó một cách có thứ tự, hệ thống. Nhưng Hegel lại nói rằng quá trình phát triển vật chất là do mâu thuẫn của hoạt động tinh thần. Hegel chỉ trông thấy hiện tượng ở bên trên, nên cho rằng tinh thần quy định sự tiến hóa, hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới. Mệnh đề chung của Hegel phản ánh một chân lý: đó là con người sáng tạo thế giới lịch sử. Nhưng con người đó chỉ được quan niệm trong phạm vi tinh thần. Tuy nhiên con người tinh thần cũng chỉ là hình ảnh của con người lao động thực sự. Hạt nhân duy lý trong phương pháp biện chứng của Hegel là ở chỗ đó. Nội dung: TRIẾT HỌC HEGEL Tác phẩm Hegel có 2 cuốn chủ yếu: 1. Hiện tượng luận của tinh thần 2. Luận lý học. Cuốn trên trình bày lý thuyết về những hiện tượng của tinh thần và cuốn dưới nói về hệ thống phạm trù. Nhưng phạm trù này không chỉ là những khái niệm trừu tượng như của Kant mà bao gồm tất cả nội dung của thực tế khách quan. Luận lý của Hegel không phải là hình thức mà bao gồm tất cả cái gì có thể hiểu biết được và trình bày theo quá trình biện chứng của nó, nhưng trước khi đi đến trình độ đó, phải thanh toán những hình thái ý thức còn phân biệt thực tế khách quan và khái niệm, chưa thực hiện lý luận triết học. Hegel phê phán những chủ nghĩa triết học
  7. trước bằng cách coi những hình thái ý thức không phải là lý luận triết học như ông ta quan niệm (ví dụ: cảm giác, tức là cơ sở chủ nghĩa cảm giác). Phân tích nó đúng thế nào và chứng minh rằng mỗi hình thái ấy có một quá trình biện chứng, trong đó nó mâu thuẫn với nó, bắt buộc phải chuyển lên một mức cao hơn và cứ như thế đi đến hình thái triết học của Hegel. * ** Trong cuốn Hiện tượng luận của tinh thần (Phenomeno- logie des Geistes), Hegel phê phán mọi tư tưởng triết học trước đó, qua mọi hình thái ý thức theo quá trình biện chứng của nó cho đến luận lý học của Hegel, tức là biện chứng pháp duy tâm mà Hegel quan niệm. Cuốn hiện tượng luận của tinh thần có tám chương: Chương I - Ý THỨC CẢM GIÁC Ý thức cảm giác là cái ý thức nhằm cái trước mắt: cái này, ở đây, bây giờ. Theo ý tứ của nó thì nó nắm được thực tại tuyệt đối. Thường những chủ nghĩa chống triết học duy tâm dựa vào cái mà tôi nắm ở đây, bây giờ, để mà phê phán những lý luận cao siêu của các triết gia. Chúng ta phân tích nội dung thực tế của cái ý thức cảm giác ấy. 1 - Phân tích đối tượng của ý thức cảm giác:
  8. Cái này, ở đây, bây giờ là cái gì? có nhắc đến thế giới không? Xét theo nội dung thì nó luôn luôn biến chuyển vì thế «tôi» không nắm được gì hết. Thực tế, ta chỉ nắm được cái đại thể: lúc nào cũng là lúc bấy giờ, chỗ nào cũng là ở đây, cái gì cũng là cái này. Vậy ta không nắm được cái cá thể. Chủ nghĩa cảm giác có thể trả lời: Đối tượng biến chuyển luôn luôn, nhưng vẫn là tôi nắm nó. 2 - Xét cái tôi ấy là gì? Tôi nhằm cái này. Cái tôi nhằm như vậy tưởng là vững chắc, nhưng bên cạnh có người khác cũng nhằm cái này, vì ai cũng là tôi cả nên tôi ấy vẫn là đại thể. Cho nên ý thức cảm giác cũng không căn cứ được vào cái tôi cá thể. 3 - Quan hệ giữa chủ quan và khách quan Chủ quan cũng như khách quan không phải là cá thể. Vậy quan hệ giữa chủ quan và khách quan có phải là cá biệt không? Phân tích quan hệ ấy trong cảm giác thì chúng ta chỉ có thể định nghĩa bằng cái thái độ: chỉ cái này, bây giờ, ở đây. Khi tôi chỉ cái này ở đây, tức là tôi đặt đối tượng trong không gian, tôi phải nắm nhiều cái ở đây. Vậy tôi cũng chỉ nắm cái đại thể. Khi tôi chỉ cái bây giờ, vì một buổi chiều có mấy giờ, mỗi giờ nhiều phút, v. v... Vậy quan hệ đây giữa chủ quan và khách quan vẫn phải nắm một đại thể. Kết luận là ý thức cảm giác tưởng là nắm được một cá biệt rất là vững chắc. Nhưng thực tế nó nhằm cái cá biệt, nhưng nó không nắm được cái mà nó phải nắm là cái đại thể. Vậy tất cả những lập luận dựa vào cảm giác - chủ nghĩa kinh nghiệm - chống lại chủ nghĩa vận dụng lý luận là vô giá trị. Vậy thực tế khách quan không do kinh nghiệm trực tiếp mà nắm được, mà phải do khái niệm mới nắm được. Hegel phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm cũng là nhằm chủ nghĩa duy vật. Phê phán:
  9. Lập luận này nổi tiếng vì nó thanh toán chủ nghĩa kinh nghiệm từ bên trong. Bước đầu thì công nhận nó, nhưng phân tích thì thấy nó tự mâu thuẫn với nó. Biện chứng pháp Hegel nêu mâu thuẫn nội tại trong khái niệm. Nhưng nói rằng tôi không nắm được cái này, bây giờ, ở đây, thế thì giả sử rằng chúng ta đã có một ý thức hiểu biết cao hơn, cho phép chúng ta phê phán cảm giác. Chính Hegel cũng phải nhận điều đó. Lập luận của Hegel là lộn ngược: cái trước đi sau, cái sau đi trước, nói rằng phải có cái đại thể rồi ta mới có cái cá thể. Nhưng làm sao ý thức tự nó cảm giác có thể tự phê phán được? Muốn phê phán thì phải có cái cao hơn ý thức cảm giác, vì tự nó thì ý thức cảm giác bao giờ nó cũng ở trong phạm vi cá thể. Ít nhất ta phải có cái khả năng định nghĩa rồi thì chúng ta mới biết cái này, ở đây, bây giờ là tất cả cái này, ở đây, bây giờ. Do đó chúng ta mới phê phán được. Hegel lại cho rằng chính cái ý thức cảm giác tự nó phê phán nó. Đi sâu hơn trong lịch sử tinh thần, chúng ta đã có lúc chỉ có ý thức cảm giác. Đến lúc nào đó chúng ta mới nắm được đại thể. Từ ý thức cảm giác đến khái niệm đại thể, phải qua một quá trình. Trong đời sống động vật, con vật chỉ nắm được cái trước mắt thôi. Đến lúc có kỹ thuật sản xuất, chúng ta mới có một phương thức hoạt động nhất định được lặp lại nhiều lần, do đấy chúng ta nắm được cái đại thể. Đại thể đây căn bản là kỹ thuật sản xuất cũng có ý nghĩa đại thể. Có kỹ thuật sản xuất mới có ngôn ngữ, tức là nội dung mình nói. Mỗi chữ là một ý nghĩa đại thể. Trong quá trình lịch sử của người ta có một biện chứng pháp thực tế, duy vật thông qua hành động vật chất của người ta, gây ra mâu thuẫn trong ý thức cảm giác đó, phải có mâu thuẫn trong thực tế. Hegel đã đảo ngược quá trình biện chứng duy vật thành quá trình duy tâm. Ông phản ánh một cách trừu tượng và hạn
  10. chế (giới hạn nó trong tinh thần) đảo ngược (đáng lẽ phải đi từ vật chất đến tinh thần thì lại đi từ tinh thần đến vật chất). Chương II - TRI GIÁC Ý thức cảm giác tự nó mâu thuẫn với nó. Tri giác là ý thức nắm đối tượng với thuộc tính đại thể của nó. Cái bàn với hình thể, màu sắc, trọng lượng. Những thuộc tính ấy định nghĩa cái nội dung thực tại của đối tượng khách quan. Trong tri giác tôi đã nắm được nội dung chân chính của đối tượng. Tôi đã định nghĩa được rồi. Nhưng phân tích cái nội dung ấy, chúng ta thấy có mâu thuẫn giữa thuộc tính với vật thể cá biệt. Nếu thực chất của nó là thuộc tính đại thể thì tôi không nắm được cái gì cá biệt cả. Ví dụ: Tôi nói cây này màu xanh, nhưng xanh này lại khác xanh của các vật khác. Thành ra trong tri giác vẫn có mâu thuẫn, và do đó bước đầu phải trở lại cảm giác. Những thuộc tính lại trở lại cá biệt mà không phải là đại thể nữa. Nhưng trong cảm giác ấy lại có mầm mống để phát triển nội dung theo chân lý của nó. Là vì nếu chúng ta đặt thuộc tính ấy là thực tế khách quan. Nếu có gì thiếu sót thì ta cho nó là của chủ quan. Vì sai lầm chủ quan cho nên tưởng thuộc tính của nó lúc thế này lúc thế khác, nhưng khách quan thì vật thể có thuộc tính nhất định của nó. Nếu cho rằng sai lầm là chủ quan của ta, thì chúng ta đã đặt được chân lý ở vật thể tri giác. Nhưng mọi vật thể lại liên quan với nhau: nội dung chân chính của vật thể là do quan hệ của nó với vật khác. Quan hệ có thể hiểu biết được, quan hệ lý tính chứ không phải cái này, cái kia với những thuộc tính của nó. Mâu thuẫn đó đưa đến một hình thức cao hơn, tri giác, tức là trí tuệ có thể hiểu biết, tính toán ngoài cảm giác. Phê phán: Chương này là một lập luận chứng minh rằng chân lý không do cảm giác hay tri giác mà do trí tuệ. Nó nhằm đánh đổ chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy vật.
  11. Nhưng trong nội dung chân chính của nó có phải là nó đánh đổ duy vật không? Có phải tri giác trong quá trình mâu thuẫn tinh thần tự nó phủ định nó mà lên trí tuệ không? Sự thực Hegel đã phản ánh một sự thực. Trong lịch sử tinh thần một lúc nào đấy, người ta đã định nghĩa thực tế khách quan bằng những quan hệ toán lý. Bắt đầu từ văn hóa phục hưng, người ta đã không định nghĩa bằng thuộc tính tri giác mà bằng những quan hệ toán lý. Sở dĩ khoa học cận đại đã phải định nghĩa thực tế khách quan bằng toán lý vì trong thực tế gặp nhiều mâu thuẫn. Nếu chỉ dựa vào thuộc tính thì không thể đi đến một hệ thống duy lý. Hegel đã phản ánh một nội dung lịch sử có thật. Nhưng vì đâu có sự chuyển biến từ tri giác lên trí tuệ, bắt đầu thời khoa học phục hưng. Những mâu thuẫn ấy không phải do tinh thần mà do thực tế biến chuyển của cơ sở sản xuất. Với tổ chức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong những công trường thủ công, chính cái đối tượng là những vật liệu, những sản phẩm được sắp xếp theo những quan hệ của nó; tổ chức sản xuất không nhằm sản xuất một vật thể với thuộc tính này hay thuộc tính kia, nó phải phối hợp vật này hay vật kia trong một quá trình biến chuyển cơ giới. Ví dụ như dệt vải: nếu theo kiểu thủ công, nó có những phường kéo sợi, phường nhúng sợi, chải sợi, nhuộm, dệt... Mỗi một phường ấy nhằm một sản phẩm nhất định, một số thuộc tính nhất định, chứ nó không nhằm quan hệ giữa các sản phẩm từ trình độ này lên trình độ khác. Trái lại, ở công trường nó có trải qua một số trạng thái kế tiếp nhau một cách duy lý. Quá trình sản xuất được theo những quan hệ giữa trạng thái này với trạng thái kia.Vấn đề: từ dây thép đến cái đinh phải qua một số hình thái nhất định. Chính sách sản xuất ấy cung cấp một hiểu biết theo trí tuệ. Đấy là nguồn gốc khoa học cận đại. Hegel phản ánh một cách trừu tượng quá trình sản xuất ấy. Do tính
  12. chất trừu tượng hẹp hòi nên ý nghĩa biện chứng pháp đã bị đảo ngược. Ý nghĩa đó là quá trình thay đổi vật chất quy định hình thái ý thức. Hegel chỉ thấy cuộc biến chuyển trong phạm vi tinh thần. Theo Hegel, nội dung chân chính chỉ là quan hệ trí tuệ phủ định vật chất. Nhưng trong biện chứng pháp Hegel có một hạt nhân duy lý tức là phương thức vận dụng mâu thuẫn, một nội dung căn bản duy vật mà Hegel xuyên tạc, duy tâm hóa.
nguon tai.lieu . vn