Xem mẫu

  1. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NHÌN TỪ PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ HIỆN NAY LƯƠNG NỮ THANH VÂN Khoa Giáo dục Chính trị 1. MỞ ĐẦU Chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cân bằng phải sáng tạo ra. Không phải lý luận mà là hiện thức phải tuân theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thƣc. Nó xóa bỏ trạng thái hiện nay tức là chủ nghĩa tƣ bản. Đặc biệt trong đời sống chính trị thế giới ở thế kỷ XX và hiện nay đã xuất hiện những chủ thể có vai trò quan trọng trong việc hình thành và định hƣớng tƣơng lai. Trong đó có phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, sức mạnh và ảnh hƣởng của phong trào này là rất to lớn, tính độc lập chính trị đã đƣợc ngƣời ta thừa nhận là phong trào đấu tranh vì những mục tiêu cao cả của thời đại ngày nay. Đó chính là dân chủ, dân sinh, công bằng và tiến bộ xã hội. 2. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NHÌN TỪ PHÒNG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là một phong trào chính trị xã hội rộng rãi nhất trong cuộc đấu tranh chống áp bức của nhân loại tiến bộ. Cùng với sự ra đời củ chủ nghĩa tƣ bản giai cấp công nhân quốc tế đã sớm lên vũ đài chính trị chống giai cấp tƣ sản. Từ những cuộc đấu tranh mang tính lẻ tẻ mang tính tự phát đầu tiên đến nay phong trào đã trải qua 200 năm tồn tại góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo của thế giới. Chủ nghĩa xã hội từ chỗ bị coi là bóng ma ở Châu Âu đã trở thành hiện thực và trở thành hệ thống hùng hồn trên hành tinh của chúng ta. Từ khi ra đời đến nay, phong trào Cộng sản quốc tế đã có những cống hiến to lớn đối với tiến trình lịch sử thế giới hiện đại, từng là lực lƣợng đi đầu và chỗ dựa tin cậy cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nhiều đảng cộng sản và công nhân ở các nƣớc Á - Phi - Mỹ Latinh tích cực tham gia và có đóng góp quan trọng bào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nƣớc mình. Lịch sử đã chứng minh sự đóng góp to lớn của phong trào Cộng sản quốc tế trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, vì tiến bộ xã hội. Trong thế kỷ XX, phong trào Cộng sản quốc tế từng là biểu tƣợng niềm tin của nhân loại tiến bộ, đồng thời có ảnh hƣởng sâu rộng đối với đời sống chính trị thế giới. Tuy nhiên, từ khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ XX, phong trào đã rơi vào khủng hoảng sâu sắc, toàn diện mà đỉnh điểm là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Đã hơn 20 năm kể từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, mặc dù có những bƣớc thăng trầm, song trong những năm gần đây phong trào Cộng sản quốc tế đã có những bƣớc hồi phục nhất định chứng tỏ sức sống của một phong trào hiện thực, đƣợc định hình bằng lý tƣởng cách mạng, niềm tin khoa học. Hiện nay, phong trào Cộng sản quốc tế tuy chƣa ra khỏi khủng hoảng, nhƣng đã Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016 Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 366-369
  2. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NHÌN TỪ PHONG TRÀO CỘNG SẢN... 367 vƣợt qua đƣợc thời kỳ khó khăn nhất, vẫn là lực lƣợng chính trị quan trọng đang tiếp tục kiên trì cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Các đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào không chỉ trụ vững trƣớc những thử thách khắc nghiệt của thời cuộc, mà còn lãnh đạo cộng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cải cách đổi mới, giành đƣợc những thành tựu to lớn trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao đƣợc vị thế quốc tế. Những thành tựu cải cách, đổi mới của các nƣớc xã hội chủ nghĩa là một thực tế sinh động chứng minh cho sức sống và khả năng tự đổi mới của chủ nghĩa xã hội, là đóng góp quan trọng đối với việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử mới. Cùng với những thành tựu của các đảng cầm quyền, phong trào Cộng sản ở các khu vực khác trên thế giới cũng có những chuyển biến tích cực. Về cơ bản, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay đều dựa trên nền tảng tƣ tƣởng chung là chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó tuyệt nhiên “không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra”, mà là “một phong trào hiện thực”; “những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề đang tồn tại”. Phong trào đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mới của thời đại, đó là từ sự biến đổi về lƣợng dẫn đến biến đổi về chất của lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất, kết cấu kinh tế - xã hội (trong đó có kết cấu giai cấp), thay đổi phƣơng thức sống và phƣơng thức tƣ duy… trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – nghệ, sự phát triển của kinh tế tri thức, sự điều chỉnh và thích nghi của chủ nghĩa tƣ bản, sự khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự thỏa hiệp của một bộ phận đi theo “con đƣờng thứ ba”. Về cơ hội, thời đại đang tạo ra những tiền đề mới và đƣa nhân loại dịch chuyển gần hơn về phía chủ nghĩa xã hội. Về thách thức, thời đại cũng tạo ra sự biến đổi sâu sắc trong đội ngũ công nhân và những ngƣời lao động), dẫn đến sự phân tán lực lƣợng, lợi ích và có sự chênh lệch ngày càng lớn về trình độ, điều kiện sống ngay bên trong giai cấp công nhân (ở mỗi nƣớc và giữa các nƣớc với nhau). Những cơ hội và thách thức đó đòi hỏi phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay phải có sự phối hợp trên quy mô toàn cầu để tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận tƣơng xứng. Phong trào đã có những bƣớc phát triển mới về lý luận và linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Trƣớc hết, đó là quá trình nhận thức ngày càng đầy đủ, đúng đắn và làm sáng tỏ hơn các vấn đề của thời đại, về quy luật phát triển của xã hội loài ngƣời, cũng nhƣ quy luật vận động và phát triển của bản thân phong trào. Đồng thời, có sự tìm tòi và hiện thực hóa con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa còn lại, bƣớc đầu đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Bên cạnh đó, đã tìm ra những hình thức tập hợp lực lƣợng mới, với những phƣơng thức tổ chức và hoạt động mới trên cơ sở tận dụng cả những thành tựu lẫn hạn chế của quá trình toàn cầu hóa (đặc biệt là phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa) và cách mạng khoa học – công nghệ đƣơng đại (đặc biệt là mạng thông tin toàn cầu). Phong trào đang tự đổi mới để phục hồi và phát triển. Trƣớc hết là sự đổi mới trong tổ chức và hoạt động theo hƣớng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh mới. Tiếp theo, quan hệ
  3. 368 LƢƠNG NỮ THANH VÂN các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới (lực lƣợng lãnh đạo, hạt nhân của phong trào) từng bƣớc đƣợc khôi phục và củng cố; không ngừng quan tâm mở rộng hợp tác, tăng cƣờng phối hợp hành động và tập hợp lực lƣợng trên tinh thần chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Các quan hệ đƣợc thiết lập trên nhiều cấp độ (song phƣơng, đa phƣơng, khu vực và toàn cầu) và nhiều hình thức (hợp tác, trao đổi, hội nghị, hội thảo, diễn đàn…). Trong đó, nguyên tắc quan trọng nhất trong quan hệ giữa các Đảng Cộng sản và công nhân hiện nay là độc lập, tự chủ, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đoàn kết hợp tác vì lợi ích chung.Theo các nhà nghiên cứu uy tín ở trong nƣớc hiện nay, phong trào cộng sản và công nhân quốc tuy đang từng bƣớc phục hồi song vẫn chƣa thoát khỏi khủng hoảng, chƣa có sự chấn hƣng tƣơng xứng trƣớc những chuyển biến mang tính cách mạng của thời đại. Mặc dù vậy, nếu so sánh thực lực phong trào ở thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX với thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, thì chúng ta thấy đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Các nƣớc xã hội chủ nghĩa còn lại không những đã trụ vững mà còn tiến hành cải cách và đổi mới, vƣơn lên mạnh mẽ, tạo sức sống mới cho mô hình hiện thực đi lên chủ nghĩa xã hội. Các đảng cộng sản ở Đông Âu và không gian hậu Xô viết bắt đầu phục hồi ở những mức độ khác nhau. Các đảng cộng sản và công nhân ở các nƣớc tƣ bản phát triển tiếp tục đƣợc củng cố, tích cực hoạt động tham chính. Làn sóng cánh tả ở các nƣớc Mỹ Latinh dâng cao ào ạt nhƣ một tìm tòi và thử nghiệm mới về mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”… Theo một thống kê chƣa đầy đủ, hiện nay có 136 đảng Cộng sản và Công nhân đang hoạt động ở 88 nƣớc trên thế giới, gồm 70 đảng ở 34 nƣớc châu Âu; 14 đảng ở 13 nƣớc châu Á và châu Đại Dƣơng; 17 đảng ở 15 nƣớc Trung Đông và châu Phi; 35 đảng ở 26 nƣớc châu Mỹ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở một số nƣớc có nhiều đảng cộng sản cùng tồn tại (Nga hiện có 13 đảng; Anh có 3 đảng; Ấn Độ có 2 đảng…). Đặc biệt, hiện có 5 đảng cộng sản và công nhân đang trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên quy mô quốc gia, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Cu-ba, Đảng Lao động Triều Tiên và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.Ở giai đoạn hiện nay, các đảng trong phong trào cộng sản công nhân quốc tế đều thừa nhận “các đặc điểm dân tộc” trong con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội và mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nƣớc, thay vì tuyệt đối hóa mô hình xô-viết và con đƣờng của Liên Xô nhƣ trƣớc đây. Đồng thời thừa nhận việc sử dụng kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, đƣợc quy định bởi trình độ phát triển hiện nay của lực lƣợng sản xuất của xã hội loài ngƣời, là phƣơng hƣớng đúng đắn để các nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội tự đổi mới và phát triển… Các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới hiện nay cũng từng bƣớc tự đổi mới, quan hệ với nhau trên nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, không ngừng mở rộng và tăng cƣờng đoàn kết, hợp tác, trao đổi, chia sẻ cả về lý luận và thực tiễn; đồng thời đẩy mạnh phối hợp hành động trên các lĩnh vực cùng quan tâm.
  4. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NHÌN TỪ PHONG TRÀO CỘNG SẢN... 369 Xét một cách toàn diện, thời đại ngày nay đang đặt phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trƣớc những cơ hội và thách thức chƣa từng có, đòi hỏi phải có sự tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận tƣơng xứng, phản ánh kịp thời và sâu sắc trƣớc những biến đổi toàn diện của đời sống nhân loại trên tất cả các lĩnh vực, dƣới tác động của toàn cầu hóa, cách mạng khoa học – công nghệ và kinh tế tri thức, cùng quá trình tự thân điều chỉnh theo hƣớng có lợi cho mình của chủ nghĩa tƣ bản toàn cầu. Một lần nữa Mác đã trao niềm tin cho chúng ta bằng nền tảng tƣ tƣởng khoa học và cách mạng, rằng “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tƣởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề đang tồn tại”. Và Lênin cũng nói với chúng ta rằng: “Tất cả các dân tộc sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh khỏi, nhƣng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau, mỗi dân tộc sẽ đƣa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”. 3. KẾT LUẬN Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay là kết quả vận động, phát triển lâu dài, quanh co phức tạp, theo một “quá trình lịch sử - tự nhiên”. Lực lƣợng nòng cốt của phong trào là giai cấp công nhân; hạt nhân lãnh đạo của phong trào là các đảng cộng sản và công nhân dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; mục tiêu cuối cùng của phong trào là đấu tranh chống chủ nghĩa tƣ bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời. Đứng trƣớc những thời cơ và thách thức mới, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang không ngừng tự đổi mới và phát triển, nỗ lực tìm tòi và khám phá mới cả về lý luận lẫn thực tiễn, bƣớc đầu đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa thời đại sâu sắc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hoàng Giáp - Nguyễn Thị Quế. Phong trào cộng sản quốc tế hiện nay và triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia. [2] Hội Văn Khoa - Nguyễn Văn Quý. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay: http://hoivankhoa.blogtiengviet.net. LƢƠNG NỮ THANH VÂN SV lớp GDCT 3, khoa Giáo dục Chính trị, trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế ĐT: 0962 361 948, Email: tvan0601@gmail.com
nguon tai.lieu . vn