Xem mẫu

  1. CÔNG TY KYOCERA VÀ KDDI Sau khi tốt nghiệp đại học Kagoshima, tôi vào làm vi ệc cho m ột công ty chuyên s ản xu ất gốm sứ cách điện cao áp ở Kyoto. Năm 27 tuổi, tôi ra thành lập m ột công ty riêng, đ ặt tên là Kyocera. Công ty Kyocera của tôi được lập ra thực s ự là d ựa vào k ỹ thu ật g ốm s ứ công ngh ệ cao. Ngày nay, các loại sản phẩm điện t ử như computer, tivi, video đ ều s ử d ụng nh ững lo ại linh kiện do Kyocera sản xuất. Ngoài ra, nhờ ứng dụng k ỹ thuật gốm s ứ công nghệ cao, công ty còn chế tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh như đá quý emerald (m ột d ạng đá tái k ết t ủa), x ương nhân tạo, pin mặt trời, điện thoại di động, máy in, máy ảnh k ỹ thuật s ố... Sau khi công ty Kyocera đã đi vào hoạt động ổn định, tôi l ại l ập thêm công ty vi ễn thông DDI (hiện nay là KDDI). Thời đó, trên thị trường Nhật Bản ch ỉ có m ột công ty vi ễn thông đ ộc quy ền khổng lồ: Công ty điện thoại điện tín Nhật Bản (NTT). Cũng vì v ậy mà ti ền c ước đi ện tho ại đi ện tín khá đắt so với hiện nay. Trong bụng tôi chỉ muốn làm sao gi ảm đ ược giá c ước xu ống chút nào hay chút ấy. Vì thế, vào năm 1984, khi làn sóng “t ự do hóa th ị tr ường thông tin” ập t ới, tôi liền chấp nhận thách thức trong lĩnh vực này, bằng cách lập ra m ột công ty vi ễn thông m ới l ấy tên là Dainidenden. NTT lúc đó, với mạng lưới thông tin trải rộng khắp lãnh th ổ Nh ật B ản và các h ợp đ ồng cung cấp thiết bị viễn thông, có thế lực và ảnh hưởng rất l ớn trên ph ạm vi toàn quốc. Mặc dù đang trong thời buổi “tự do hóa thị trường”, nh ưng vi ệc l ập ra m ột công ty vi ễn thông mới đối đầu với công ty NTT khổng lồ là một việc làm h ết sức m ạo hi ểm. Nh ưng n ếu công ty viễn thông mới đứng vững được trước NTT thì cũng có nghĩa là s ẽ có s ự c ạnh tranh lành m ạnh trên thị trường viễn thông, và như thế sẽ dẫn tới việc giá cước đi ện thoại c ơ b ản trên th ị tr ường Nhật Bản giảm xuống. Tôi lập ra công ty Dainidenden với một tâm trạng s ự th ực là “ng ười m ở đ ường”. Ti ếp đ ến, tôi len chân vào lĩnh vực điện thoại di động. Công ty đi ện thoại di đ ộng c ủa tôi hi ện nay đ ược m ọi người Nhật Bản biết tới với thương hiệu au. Dainidenden liên doanh với công ty thông tin di đ ộng IOD của hãng Toyota và công ty điện thoại quốc t ế KDD và đổi tên thành KDDI. Như trong lời mở đầu của cuốn sách này đã kể, tính tới thời điểm năm 2004, t ổng s ố cán b ộ công nhân viên của tập đoàn Kyocera (kể cả trong và ngoài Nhật Bản) đã vượt quá 50 ngàn người. Doanh số của tập đoàn trong một năm (t ừ tháng 3-2003 đ ến tháng 3-2004) là 1.140 t ỷ yên. Còn doanh số của tập đoàn KDDI là 2.850 t ỷ yên. Nếu tính g ộp doanh s ố c ủa c ả hai t ập
  2. đoàn thì con số xấp xỉ 4.000 tỷ yên. Các sản phẩm và dịch vụ do hai t ập đoàn Kyocera và KDDI cung cấp có mặt trên mọi lĩnh vực đời sống và kinh tế, giúp ích cho s ự phát tri ển chung c ủa c ả xã hội. Tiền đóng thuế của chúng tôi góp phần nâng cao phúc lợi công cộng. Có thể nói cả hai tập đoàn Kyocera và KDDI do tôi l ập ra gi ờ đây đã tr ở thành hai t ập đoàn kinh tế khổng lồ. Nhưng các bạn hãy cùng tôi nhớ lại lúc mới ra đời: chúng ch ẳng là cái gì c ả. Tôi bắt đầu sự nghiệp từ con số không. Nhưng tôi luôn tin t ưởng rằng nh ững nỗ l ực c ủa mình chắc chắn sẽ có ngày đơm hoa kết quả. Niềm tin đó động viên tôi trong nh ững lúc b ất an, nh ững lúc gặp khó khăn, và nó càng thúc giục tôi ph ải nỗ l ực không ng ừng. Nh ưng n ếu không có những người xung quanh giúp sức thì cũng không thể có đ ược T ập đoàn Kyocera và KDDI nh ư ngày hôm nay. THỜI NIÊN THIẾU ĐA CẢM Khả năng của con người trong suốt cuộc đời là vô hạn. Mong sao các bạn trẻ sẽ nhận ra điều đó qua cuộc đời của tôi. Tôi sinh ngày 21 tháng 1 năm 1932, t ại quận Yakushi, thành ph ố Kagoshima(1). Nh ưng trong sổ hộ khẩu ghi ngày sinh của tôi là ngày 30 tháng 1. S ở dĩ nh ư v ậy là vì cha m ẹ tôi ph ải lo ch ạy bữa ăn quá bận bịu nên không thể ra ủy ban phường đăng ký khai sinh cho đúng ngày đ ược. Nhà tôi có bảy anh chị em. Tôi là con trai thứ trong gia đình. Quận Yakushi nằm cạnh sông Kotsuki – dòng sông này ch ảy ngay d ưới chân t ường thành Shiroyama ở trung tâm thành phố. Tôi có nhiều kỷ ni ệm về m ẹ. T ỉnh Kagoshima có t ập quán là vào tháng 12 hàng năm, cứ đến ngày k ỷ ni ệm “Bốn m ươi bảy nghĩa sĩ thành Akou”(1), h ọc sinh lớp năm ở tất cả các trường tiểu học đều phải tập trung ngồi thi ền t ại h ội tr ường t ừ ch ập t ối đ ến tận mười giờ đêm. Suốt thời gian đó, thầy hiệu trưởng đ ứng trên b ục đ ọc Truy ền thuy ết v ề b ốn bảy nghĩa sĩ thành Akou cho học trò nghe. Kagoshima ở phía nam Nh ật B ản, nên mùa đông ấm hơn nhiều so với các tỉnh khác. Nhưng vào tháng 12, ban đêm trời v ẫn l ạnh bu ốt. Th ời ti ết nh ư vậy mà bọn trẻ chúng tôi phải ngồi thiền, đứa nào cũng rét run c ầm c ập, hai c ẳng chân tê cóng, chẳng còn lòng dạ nào mà nghe chuyện các nghĩa sĩ c ả. H ết buổi, c ơ th ể chúng tôi g ần nh ư đông cứng. Vừa lê thân hình lạnh giá về tới nhà đã thấy m ẹ tôi ng ồi đ ợi s ẵn cùng nồi chè đ ậu đ ỏ nóng hổi. Tôi chẳng bao giờ quên được vị chè dịu ng ọt ch ứa đ ầy tình th ương c ủa m ẹ. Và cũng không bao giờ quên được cảnh mẹ tôi với khuôn mặt phúc hậu, ánh m ắt yêu th ương nhìn đ ứa con vục đầu vào bát chè ăn lấy ăn để chẳng kịp nói một l ời nào. Đến t ận bây gi ờ, m ỗi l ần ng ồi trước bát chè thì hình ảnh mẹ lại như hiện ra trước mắt. Trước khi vào lớp một, tôi là một đứa trẻ hay khóc nhè. Mỗi l ần khóc thì ph ải hai ba ti ếng đồng hồ sau mới nín. Khi khóc mà không có người đến dỗ tôi l ại càng làm già, lăn l ộn trên n ền nhà mà gào. Tính hay hờn dỗi từ thuở thơ ấu không sao s ửa hết ngay đ ược. Đi đ ến tr ường cũng
  3. phải có người dắt. Tôi không thể đi một mình như các b ạn cùng l ớp. Ở nhà thì làm mình làm mẩy, nhưng ra ngoài đường tôi lại nhát như cáy. Ngày khai giảng, m ẹ d ẫn tôi t ới tr ường nên không sao cả. Nhưng sang ngày hôm sau, khi biết ph ải đi h ọc m ột mình, tôi vùng v ằng khóc: “Không đi học đâu, không đi học đâu”. Thế là m ẹ ph ải d ẫn tôi đ ến tr ường su ốt c ả tu ần l ễ đ ầu tiên. Đến trường được một thời gian, tôi có bạn nên đi h ọc vui hẳn lên. Nói đúng ra là do đ ược vui chơi nghịch ngợm với bạn bè nên tôi thích đến trường. Th ời đó làm gì có đ ồ ch ơi nh ư bây gi ờ. Chúng tôi thường là rủ nhau ra con sông gần nhà nghịch nước, b ắt cá, hoặc ch ơi tr ận gi ả... Lúc mới vào lớp một, tôi học rất khá. Như mẹ tôi kể l ại, k ết quả h ọc t ập ghi trong s ổ liên l ạc của tôi bao giờ cũng đạt loại giỏi. Nhưng dần dần, do m ải ch ơi nên đ ến lúc t ốt nghi ệp ti ểu h ọc hầu như tôi chẳng để tâm vào bài vở nữa. Cũng không thấy cha m ẹ tôi la m ắng gì h ết. Vì th ế hầu như suốt ngày tôi chỉ chơi và nghịch ngợm. BỊ LAO Giờ đây nhìn lại, có thể nói trong suốt thời gian học ti ểu h ọc, tôi đ ược s ống nh ững ngày hạnh phúc với thiên nhiên, được thiên nhiên ôm ấp. Vào mùa hè, v ới cái kh ố qu ấn quanh hông, tôi lao mình xuống dòng sông trong xanh tung tăng bơi l ội. Nhô đ ầu lên kh ỏi m ặt n ước thì tr ước mắt là tòa thành Shiroyama sừng sững với rừng cây rậm rạp bao quanh. Th ật khó t ưởng t ượng được cả một thiên nhiên trù phú lại t ồn t ại ngay gi ữa lòng thành ph ố nh ư v ậy. Và tình yêu thiên nhiên đã dần hình thành trong tôi. Vào mùa xuân năm 1944, sau khi t ốt nghiệp trường tiểu h ọc Nishida, tôi d ự thi vào tr ường trung học nổi tiếng trong vùng không chút do dự – đó là tr ường trung h ọc s ố 1 Kagoshima. Khi đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản là cho dù hồi tiểu học kết quả c ứ kém d ần, nh ưng nhi ều đ ứa trong l ớp sức học còn kém tôi xa mà cũng thi vào trường này, th ế thì ch ỉ c ần mình c ố m ột tý trong khi thi làm gì mà chẳng đỗ. Thế nhưng tôi trượt vỏ chuối, đúng như thầy chủ nhiệm đã đe: “Học hành ấm ớ nh ư c ậu làm sao đỗ được!”. Mà chỉ một mình tôi bị trượt. Tất cả nh ững đ ứa khác, t ừ nh ững th ằng b ạn thân nhất đến mấy đứa con nhà giàu – tôi vốn không ưa chúng – b ọn chúng h ọc hành có h ơn gì tôi, nhưng chúng đều đỗ cả. Chẳng còn cách nào khác, tôi đành ph ải đi h ọc trường ti ểu h ọc b ậc cao để chờ sang năm thi lại. Tuy đã t ự an ủi mình, nh ưng mỗi khi th ấy lũ b ạn ngày x ưa nay xúng xính bộ đồng phục trung học thật oách sánh vai t ới trường, tôi l ại thấy t ủi thân quá. Ch ẳng hi ểu có phải vì cứ tự dằn vặt mình quá hay không, nh ưng đến cuối năm h ọc tr ường ti ểu h ọc b ậc cao thì tôi bị lao. Một ông chú ruột tôi làm cảnh sát ở vùng Mãn Châu, Trung Quốc – khi về phép chú đ ến ở nhà tôi. Có lẽ tôi bị lây rận từ chú tôi thì ph ải, nên ng ứa ngáy kh ắp ng ười. Cu ối cùng tôi ph ải
  4. nằm liệt giường vì sốt li bì. Nếu bị lao thì gay to. M ẹ tôi lo quá, đ ưa tôi đi khám bác sĩ. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị nhiễm lao giai đoạn đầu. Tôi lo lắng như vậy là có nguyên do. Hai vợ chồng chú tôi, ở cách nhà tôi ch ỉ m ấy b ước chân, cũng đã chết vì bệnh lao. Ngay cả chú út của tôi cũng đang ph ải ch ạy ch ữa vì b ị ho ra máu. Thời đó, lao là thứ bệnh nan y. Những nhà có người mắc bệnh lao, vì không mu ốn hàng xóm xì xào, nên cứ phải đóng cửa im ỉm suốt ngày tự lo chạy chữa l ấy. Về phần tôi, vừa sốt li bì vừa lo sợ không yên. “Nếu cứ ho ra máu su ốt nh ư chú tôi thì ch ẳng mấy mà mình chỉ còn da bọc xương, chắc...” – tôi không dám nghĩ ti ếp. M ột hôm bà hàng xóm cạnh nhà nói vọng qua bức tường rào: “Này cậu, thử đọc cuốn này xem sao?” R ồi bà ta đ ưa cho tôi một cuốn sách dày cộp, bìa da sờn cũ. Tựa sách ngoài bìa in nhũ vàng Chân tướng Cuộc đời, do một nhà truyền giáo tên là Taniguchi Masaharu (1) viết. Mặc dù biết đây là sách dành cho người l ớn, nh ưng trong tâm tr ạng nghĩ mình s ắp ch ết, nên tôi vẫn đọc ngấu đọc nghiến. Trong cuốn sách có đoạn: “Trong trái tim c ủa chúng ta có m ột c ục nam châm cực mạnh. Cục nam châm này hút tất cả những gì có xung quanh nó, nh ư dao ki ếm, súng lục, tai họa, thất nghiệp, bệnh t ật...”. Đọc tới đó tôi li ền nh ớ ngay đ ến tr ường h ợp c ủa mình. Cứ mỗi khi phải đi ngang qua góc nhà nơi chú tôi bị lao nằm đó, tôi l ại l ấy hai tay b ịt mũi ch ạy bán sống bán chết, chỉ sợ hít phải vi trùng lao. Trước đây tôi có đ ọc m ột cu ốn sách y khoa, trong đó viết rằng vi trùng lao có thể lây qua đường hô h ấp. Cho nên l ần nào tôi cũng l ấy c ả hai tay b ịt chặt lấy mũi rồi mới ù té chạy qua. Nhưng do còn quá nh ỏ, ch ẳng có kinh nghi ệm gì, nên tôi thường nín thở và bịt mũi sớm quá. Vì vậy, lẽ ra khi đ ến gần ch ỗ chú tôi n ằm m ới c ần ph ải b ịt mũi và nín thở thì lúc ấy tôi lại phải buông tay ra vì t ức th ở. Và th ế là tôi l ại hít l ấy hít đ ể không khí ở đó. Nhưng không như tôi, anh tôi lại chẳng sợ gì cả: “Vi trùng lao có d ễ lây nh ư mày nghĩ đâu”. Và cả cha tôi nữa, hàng ngày ông vẫn bình th ản ra vào chăm sóc chú tôi. Khi bi ết chú tôi khó lòng qua khỏi, cha tôi mới căn dặn mẹ tôi: “Bà cứ để chú ấy cho tôi lo. Bà không ph ải chăm sóc nữa. Và cũng đừng vào chỗ chú ấy nằm nữa.” Bệnh lao khi đã vào giai đo ạn cu ối thì vi trùng lao sinh sôi rất nhiều. Cha tôi cũng biết điều đó. Nhưng ông v ẫn bình th ản nh ư không. Và c ả anh tôi cũng vậy. Chỉ có tôi, lúc nào cũng cẩn thận phòng ng ừa ngay t ừ đ ầu, phòng ng ừa h ơn ai h ết thì lại bị nhiễm lao. Tôi thầm trách mình: Phải chăng chỉ vì tôi nhút nhát, l ại lúc nào cũng ch ỉ nghĩ t ới mình, lúc nào cũng sợ bị lây, nên mới rơi vào cái cảnh sợ của nào trời trao của đó? Trong khi đó, cha tôi với tình thương em sâu xa, b ất ch ấp hi ểm nguy v ẫn chăm sóc chú tôi cho tới phút cuối cùng. Nhưng vì thế vi trùng lao l ại né, không bám vào ông. Còn tôi, m ột k ẻ ch ỉ
  5. nghĩ tới mình, tìm mọi cách tránh xa thì vi trùng lao ào t ới bám l ấy. Khi đó tôi còn r ất nh ỏ, nh ưng cũng thấy ra được nhiều bài học từ sự việc trên, và t ự t ỉnh ngộ đến t ận bây giờ. Việc tình cờ đọc cuốn Chân tướng Cuộc đời của ông Taniguchi quả thực là bước ngoặt làm thay đổi đầu óc tôi. Nó khiến tôi phải nghĩ mãi về chữ “tâm” trong bản thân mình. Bây giờ nhớ lại, mới thấy ông Trời đã có ý thử thách tôi b ằng vi ệc b ị m ắc b ệnh lao. Ông Tr ời đã ban cho tôi một trải nghiệm quý giá, song lúc đó tôi quá lo l ắng, quá s ợ hãi khi ph ải ch ứng kiến cái chết của chú út tôi và của vợ chồng chú tôi trước đó n ữa. Nh ưng có l ẽ tôi đ ược c ứu thoát vì tâm hồn tôi đã có sự thay đổi sau khi đọc cuốn sách. Máy bay Mỹ ném bom ngày càng khốc liệt, không nhà nào có th ể s ống yên m ột ch ỗ. Đ ể tránh bom, mọi người phải đi tản cư, chạy trốn hết ch ỗ này đ ến ch ỗ khác. Khi c ứ ph ải g ắng s ức mà chạy trốn như thế, người ta bỗng quên hết bệnh tật, trở nên mạnh khỏe lúc nào không hay. (Trích chương I quyển sách “Ước mơ của bạn nhất định thành hiện th ực” – Tác giả: Inamori Kazuo)
nguon tai.lieu . vn