Xem mẫu

  1. TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN THÁI Khoa Tâm lý – Giáo dục Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông (THPT). Mẫu nghiên cứu là 183 học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ, thành phố Huế. Công cụ nghiên cứu là thang đo trí tuệ cảm xúc dành cho thanh thiếu niên Việt Nam (ESI-VNY) của tác giả Phan Thị Mai Hương (2016). Kết quả khảo sát cho thấy, trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT ở mức trung bình; nhiều học sinh còn hạn chế về năng lực cảm xúc.Để giúp học sinh THPT đạt kết quả cao trong học tập và thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp, cần thiết có những biện pháp để gia tăng trí tuệ cảm xúc cho các em. Từ khóa: Trí tuệ cảm xúc, học sinh trung học phổ thông 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã thúc đẩy nền kinh tế- xã hội phát triển nhanh chóng và đồng thời giúp cá nhân dễ dàng đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên,đây cũng là lúc chúng ta cần có sự quan tâm đến những nhu cầu của đời sống tinh thần, đặc biệt là trong các mối quan hệ người - người. Mặc dù mục tiêu giáo dục của nước ta là phát triển toàn diện nhân cách học sinh nhưng chương trình giáo dục hầu như chỉ tập trung phát triển các năng lực học tập, cung cấp kiến thức mà ít chú trọng đến vấn đề giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh. Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận diện, hiểu, sử dụng và quản lý cảm xúc của con người để thực hiện tốt các nhiệm vụ/ hoạt động trong cuộc sống (Phan Thị Mai Hương, 2016). Đây là một dạng trí thông minh mà các cuộc nghiên cứu gần đây khẳng định rằng chúng quan trọng hơn cả trí thông minh truyền thống trong việc dự đoán sự thành công và hạnh phúc của con người. Trong một nghiên cứu năm 2005, Gary R. Low và Darwin B. Nelson (trường Cao đẳng Giáo dục Texas Hoa Kỳ) đã kết luận “Trí tuệ cảm xúc là chìa khóa quan trọng của cá nhân trong việc giành được thành tích xuất sắc trong học thuật và sự nghiệp”. Theo Goleman (1995), trong sự thành công của con người, trí thông minh (IQ) chỉ chiếm 20%, phần còn lại đến từ trí thông minh cảm xúc - xã hội và sự may mắn. Mặc dù nó đóng vai trò quan trọng như vậy, nhưng thực tế, hơn 90% dân số thế giới đang thiếu khả năng này (Tajeddini, 2014). Xuất phát từ tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tiến hành trên đối tượng những người trưởng thành như sinh viên, giáo viên…; ít tác giả nghiên cứu trên đối tượng học sinh. Thực tế, trí tuệ cảm xúc đối với lứa tuổi học sinh có vị trí đặc biệt, nó là khâu trọng yếu gắn liền nhận thức với hành động của các em. Nó giúp các em yêu thích trường lớp, thầy cô, bạn bè; trí tuệ cảm xúc còn giúp các em tiếp thu tri thức trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, trí tuệ cảm xúc còn có vai trò quan trọng Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 176-185
  2. TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 177 trong việc hình thành những hành vi ứng xử phù hợp với bạn bè, thầy cô, bố mẹ và các mối quan hệ xã hội khác. Từ những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đánh giá trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT, chúng tôi đã sử dụng thang đo ESI- VNY của tác giả Phan Thị Mai Hương (2016). Thang đo gồm 42 mệnh đề nhằm đánh giá 6 mặt của trí tuệ cảm xúc, đó là (1) Khả năng thể hiện, sử dụng cảm xúc trong quan hệ với người khác; (2) Khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực, (3) Khả năng sống hạnh phúc, lạc quan; (4) Khả năng thể hiện, sử dụng cảm xúc đối với bản thân; (5) Khả năng thể hiện và sử dụng cảm xúc trước hoàn cảnh khó khăn; (6) Khả năng thể hiện cảm xúc phù hợp. Câu trả lời của thang đo có 5 mức tăng dần, từ 1 (Hầu như không giống tôi) đến 5 (Hầu như giống tôi). Trong thang đo có 12 câu hỏi có ý nghĩa nghịch đảo, cần đổi điểm. Kết quả điểm càng lớn, chứng tỏ trí tuệ cảm xúc càng cao. Bên cạnh đó, thang đo phóng đại H gồm 6 mệnh đề, là thang dùng để lọc những mẫu đánh giá quá cao về bản thân mình. Thang này cũng có 5 mức trả lời như trên, điểm càng cao càng thể hiện sự đánh giá quá cao về bản thân. Độ tin cậy của thang đo này là khá cao, hệ số tương quan giữa 2 lần khảo sát (test-retest) là 0,83; hệ số Cronbach's alphala 0,68 (Phan Thị Mai Hương, 2016). Công cụ này được chúng tôi sử dụng khảo sát trên 183 học sinh lớp 10, 11 tại trường THPT Nguyễn Huệ trên địa bàn thành phố Huế. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá chung về trí tuệ cảm xúc của học sinh trường trung học phổ thông Bảng 1. Thống kê mô tả về điểm số trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT STT Trí tuệ cảm xúc và các thành phần của nó Mean SD 1 Khả năng cảm xúc trong mối quan hệ với người khác 100,01 15,006 2 Khả năng kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc tiêu cực 100,00 14,995 3 Khả năng cảm xúc đối với bản thân 100,00 15,010 4 Khả năng sống hạnh phúc, lạc quan 100,00 14,986 Khả năng thể hiện, sử dụng và điều chỉnh cảm xúc trước hoàn 5 100,02 14,992 cảnh khó khan 6 Năng lực thể hiện điều chỉnh cảm xúc phù hợp 100,01 14,993 7 Trí tuệ cảm xúc Tổng hợp 100,00 15,000 Ghi chú: Mean: Điểm trung bình; SD: Độ lệch chuẩn Dữ liệu ở bảng 1 cho thấy trí tuệ cảm xúc tổng hợp và các thành phần của nó có điểm số khá tương đồng nhau (ĐTB từ 100,00 đến 100,02). Nếu theo thang đánh giá của Wechsler thì trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT ở mức độ trung bình. Kết quả nghiên
  3. 178 NGUYỄN VĂN THÁI cứu này khá tương đồng với các nghiên cứu khác về trí tuệ cảm xúc trên lứa tuổi học sinh THPT và sinh viên Việt Nam (Hoàng Anh Thư, 2010; Phạm Thị Ngọc Trang 2015; Trần Thị Thu Mai, 2013). Điều này cho thấy khả năng cảm xúc trong mối quan hệ với người khác; khả năng kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc tiêu cực; khả năng cảm xúc đối với bản thân; khả năng sống hạnh phúc, lạc quan;khả năng thể hiện, sử dụng và điều chỉnh cảm xúc trước hoàn cảnh khó khăn; năng lực thể hiện điều chỉnh cảm xúc phù hợp, của học sinh THPT chưa được tốt, cần học tập và rèn luyện thêm. Trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT còn thể hiện rõ ở bảng 2. Trí tuệ cảm xúc của học sinh trải dài từ mức độ thấp đến mức độ cao. Trong 180 khách thể khảo sát có 24,9% học sinh có số trí tuệ cảm xúc đạt từ mức “thông minh” trở lên. Đây là con số đáng vui mừng. Những học sinh có trí tuệ cảm xúc cao thường là những người luôn sống lạc quan, nhận biết bản thân muốn gì, biết lắng nghe, cảm thông, thấu hiểu cảm xúc, mong muốn và quan điểm của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân. Những khả năng này giúp các em có thể xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với người khác, đồng thời dễ thíchnghi với ngoại cảnh, linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong công việc, có khả năng chịu được áp lực và vượt qua nghịch cảnh. Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Trí tuệ cảm xúc nó liên quan đến khả năng quản lý con người và thiết lập các mối quan hệ. Đây là kỹ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo. Nguyễn Huy Tú cho rằng: “Ngày nay, để thành đạt, các ông chủ, các giám đốc công ty hay thủ trưởng cơ quan phải luôn giữ được sự bình tĩnh, kiểm soát được những mâu thuẫn và tập hợp được những người đứng ở đằng sau mình.” Bảng 2. Mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT MỨC ĐỘ EQ Số lượng Tỉ lệ % Ưu tú > 130 4 2,2 Rất thông minh 120 – 129 6 3,3 Thông minh 110 – 119 35 19,4 Trung bình 90 – 109 93 51,7 Dưới mức trung bình 80 – 89 28 15,6 Kém 70 – 79 9 5,0 Chậm khôn < 70 5 2,8 Tổng 180 100 Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít học sinh có trí tuệ cảm xúc thấp. 23,4% học sinh có chỉ số trí tuệ cảm xúc từ mức dưới trung bình trở xuống, trong đó có 7,8% là “kém” và “chậm khôn”. Dữ liệu này cho thấy nhiều học sinh vẫn còn khó khăn lớn trong khả năng cảm xúc trong mối quan hệ với người khác; khả năng kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc tiêu cực; khả năng cảm xúc đối với bản thân; khả năng sống hạnh phúc, lạc quan; khả năng thể hiện, sử dụng và điều chỉnh cảm xúc trước hoàn cảnh khó khăn;năng lực thể hiện điều chỉnh cảm xúc phù hợp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người có trí tuệ cảm xúc kém thường là những những người vô cảm, hành động một cách cứng nhắc trước những sự việc xung quanh, và còn có thể hành động một cách
  4. TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 179 bộc phát không kiểm soát được những phản ứng của bản thân. Tình trạng phổ biến bạo lực học đường hiện nay có nguyên nhân xuất phát phần lớn là do sự hạn chế về khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh. Ngoài ra, trí tuệ cảm xúc kém còn làm suy giảm kết quả học tập, bởi vì khi không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, học sinh thường mất ý chí phấn đáu, như vậy sẽ thiếu đi động lực hoặc đam mê để theo đuổi mục tiêu hoặc khát vọng của mình. Nhìn chung, dữ liệu điều tra cho thấy, trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT chưa được tốt. Chính vì vậy, cần thiết có những biện pháp để cải thiện trí tuệ cảm xúc cho các em. 3.2. Các thành tố của trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông Để có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT, chúng tôi tiến hành đi sâu vào phân tích 6 thành tố cơ bản của trí tuệ cảm xúc. Kết quả thể hiện dưới đây. 3.2.1. Khả năng cảm xúc trong mối quan hệ với người khác Khả năng cảm xúc trong mối quan hệ với người khác là thành tố cơ bản của trí tuệ cảm xúc. Năng lực này của học sinh THPT được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Khả năng cảm xúc trong mối quan hệ với người khác STT Các item Mean SD 1 Nói chuyện với bạn khi bạn có chuyện buồn 3,90 1,165 2 Thể hiện sự đồng cảm với người khác 3,70 0,984 3 Hay nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ 4,40 0,896 4 Luôn cảm ơn mọi người 4,22 1,027 5 Thể hiện sự biết ơn 4,33 0,736 6 Nói lời an ủi khi bạn buồn 4,01 1,019 7 Thể hiện sự quan tâm 3,64 0,995 8 Thể hiện sự quý mến với bạn bè 3,83 1,012 9 Thường chia sẻ với bạn bè 3,56 1,127 10 Tôn trọng với bạn bè 4,38 0,823 Xem xét cụ thể các items chúng tôi thu được khá nhiều thông tin. Nhìn chung, các em đã có khả năng cảm xúc trong mối quan hệ với người khác. Với mệnh đề“Tôi hay nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác” có tới 88% các em lựa chọn phương án “đa phần là đúng với tôi” và “hầu như là đúng với tôi”. Tương tự ở các mệnh đề“Tôi luôn thầm cảm ơn mọi người vì những gì họ dành cho tôi”, “Tôi tôn trọng bạn bè”, tỉ lệ học sinh chọn phương án “đa phần là đúng với tôi” và “hầu như là đúng với tôi”lần lượt là 80,6% và 87,9%. Tình yêu thương xuất phát từ điều gì? Đó chính là từ tấm lòng chân thật, mà sự biểu hiện của tình yêu thương là qua hành động. Với những học sinh có khả năng cảm xúc trong mối quan hệ với người khác, các em sẽ thể hiện sự biết ơn như hay nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đở của người khác. Điều này sẽ giúp cho các em học sinh hình thành một thói quen tốt; quan trọng ở đây, các em học sinh không chỉ tăng giá trị của bản thân mình thông qua việc nói lời cảm ơn, mà các em còn tiếp cho những
  5. 180 NGUYỄN VĂN THÁI người giúp đỡ các em một ngọn lửa yêu thương, sẻ chia; lời cảm ơn sẽ là động lực mạnh mẽ để những hành động yêu thương đó được tiếp tục và giữ mãi. Tuy nhiên bên cạnh đó, với các items khác, dữ liệu đưa lại thông tin không mấy khả quan, cụ thể ở mệnh đề“Khi bạn có chuyện buồn, tôi nói chuyện với bạn”, 28,9%em cho rằng điều này “không giống với các em”, “chỉ đúng một phần nhỏ với tôi”, “nửa đúng, nửa sai”; hay ở mệnh đề “Tôi thể hiện sự đồng cảm với những vấn đề mà bạn gặp phải”, số lượng các em cho rằng “không giống với các em”, “chỉ đúng một phần nhỏ với tôi”, “nửa đúng, nửa sai” chiếm đến 42,6%. Tỉ lệ các mức độ này ở mệnh đề “Tôi thường chia sẻ với bạn bè khi họ gặp vấn đề” cũng chiếm đến 44,3%. Để xây dựng được một tình bạn tốt, để tạo ra những giá trị bản thân và tiếp thêm sức mạnh cho người khác khi họ gặp khó khăn thì vấn đề đồng cảm với bạn bè là rất quan trọng, tuy nhiên ở đây bên cạnh số đông học sinh hiểu được giá trị của nó thì vẫn còn nhiều học sinh vẫn chưa thực sự ý thức được điều này. Mỗi một con người trong quá trình trưởng thành sẽ luôn gặp phải những khó khăn thử thách trong công việc, trong các mối quan hệ, trong vấn đề tình cảm…, mà chính những lúc này con người ta yếu đuối nhất dễ bị tổn thương và luôn cần một bờ vai biết lắng nghe những tâm sự, luôn cần có sự đồng cảm và thấu hiểu. Chỉ có khi nhận thức được và có một tấm lòng yêu thương giúp đở người khác thì các em mới có thể thiết lập được các mối quan hệ thân thiết với người khác. 3.2.2. Khả năng kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc tiêu cực Khả năng kiểm soát, thể hiện cảm xúc tiêu cực của bản thân thể hiện ở sự kiềm chế trong ngôn ngữ nói với người khác như chỉ trích, phê phán người khác, nói năng thiếu kiểm soát, nghĩ sao nói vậy, gây hiểu lầm; ở sự kiềm chế sự bộc phát của cảm xúc tiêu cực (nổi cáu, bực bội) và ở việc kiểm soát, điều chỉnh trạng thái gây khó chịu (bực bội). Năng lực này của học sinh THPT được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Khả năng kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc tiêu cực STT Các item Mean SD 1R Dễ dàng chỉ trích người khác 3,71 1,185 2R Hay phê phán người khác 4,00 0,989 3R Dễ nỗi cáu 2,81 1,390 4R Hay phàn nàn về mọi thứ 3,69 1,121 5R Hay ở trạng thái bực bội 3,53 1,304 6R Nói năng thiếu kiểm soát khi bực bội 2,84 1,328 7R Hay làm bạn bè hiểu lầm 3,46 1,180 8R Không kiểm soát được tính khí 3,98 1,122 Ghi chú: R: những item nghịch Xem xét cụ thể các items chúng tôi thu được khá nhiều thông tin. Nhìn chung trong một số tình huống khá nhiều em đã biết kiểm soát điều chỉnh cảm xúc tiêu cực của bản thân. Ở mệnh đề “Tôi dễ dàng chỉ trích người khác”có tới 62,8% các em lựa chọn phương án “hầu như không đúng với tôi” và “chỉ đúng một phần nhỏ với tôi”. Tương tự với các mệnh đề“Tôi hay phê phán người khác” và “Tôi kiểm soát được tính khí của mình khi ở trường”, tỉ lệ học sinh chọn phương án “đa phần là đúng với tôi” và “hầu như là đúng
  6. TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 181 với tôi”lần lượt là 80,6% và 87,9%.Thực tế khi bực bội, tức giận chuyện gì, con người có xu hướng chỉ trích lên án, phê phán người khác. Điều này không những không giúp họ giải quyết vấn đề mà có thể khiến mọi chuyện trở nên rắc rốihơn, thậm chí dẫn đến bế tắc. Do vậy, việc kiểm soát được cảm xúc tiêu cực có ý nghĩa rất lớn với các em. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em hạn chế ở khả năng điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Ở mệnh đề “Tôi dễ nổi cáu”, “Tôi hay nói năng thiếu kiểm soát khi bực bội”, tỉ lệ học sinh cho rằng“nửa đúng, nửa sai”, “đa phần là đúng với tôi” và “hầu như là đúng với tôi”là khá cao (lần lượt là 62,8% và 66,1%). Việc hạn chế trong kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực có thể giải thích bởi những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi. Ở lứa tuổi vị thành niên (trong đó có học sinh THPT), tâm sinh lý vẫn chưa hoàn thiện, cụ thể quá trình hưng phấn và ức chế vẫn chưa ổn định; điều này dễ gây cho các em những xúc động nhất thời. Chính vì vậy, trước những bất đồng quan điểm hay mâu thuẫn trong các mối quan hệ, các em có xu hướng phản ứng gay gắt. Lứa tuổi học sinh THPT đang trong giai đoạn phấn đấu rèn luyện để tích lũy kiến thức, kỹ năng làm hành trang cho tương lai, nếu các em không biết cách điều khiển cảm xúc phù hợp thì đó sẽ là một rào cản lớn, khiến các em mất tập trung, nhanh kiệt sức, mất ý chí phấn đấu và điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và các mối quan hệ của các em. 3.2.3. Khả năng cảm xúc đối với bản thân Khả năng cảm xúc đối với bản thân là khả năng xây dựng và duy trì trạng thái cảm xúc tích cực đối với bản thân; thể hiện rõ ở việc nhìn nhận được những điểm tốt của bản thân. Năng lực này của học sinh THPT được thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. Khả năng cảm xúc đối với bản thân STT Các item Mean SD Xếp loại 1 Là người bạn tốt 4,10 2,380 1 2 Là người con ngoan 3,94 3,991 3 3 Tươi cười với bạn bè, người thân 3,97 1,021 2 4 Thích những điểm tốt của bản thân 3,92 1,157 4 5 Được bạn bè yêu quý 3,31 1,041 5 Số liệu ở bảng 5 cho thấy nhìn chung các em đã có khả năng cảm xúc đối với bản thân. Ở mệnh đề “Tôi là người bạn tốt”, có tới 71,6% các em lựa chọn phương án“đa phần là đúng với tôi” và “hầu như là đúng với tôi”. Tương tự, ở các mệnh đề“Tôi là người con ngoan”, “Tươi cười với bạn bè, người thân”, “Thích những điểm tốt của bản thân”, “Tôi biết bạn bè yêu quý tôi”,tỉ lệ học sinh lựa chọn các phương án “đa phần là đúng với tôi” và “hầu như là đúng với tôi”, lần lượt là 56,3%; 71,6%; 79,4%; 39,3%. Các số liệu này cho thấy đây là tín hiệu đáng vui mừng vì các em đã có cảm xúc rất tích cực với bản thân. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự tự đánh giá đúng đắn và nhìn nhận bản thân tích cực sẽ là chìa khóa quan trọng quyết định thành công của các em trong công việc, học tập nói riêng và trong cuộc sống nói chung (Đinh Thị Hồng Vân, 2016)
  7. 182 NGUYỄN VĂN THÁI Song, bên cạnh đó, vẫn xuất hiện nhiều thông tin không mấy khả quan về khả năng cảm xúc đối với bản thân. Ở mệnh đề“Tôi là người con ngoan”, 43,2% em cho rằng điều này“không giống với các tôi”, “chỉ đúng một phần nhỏ với tôi”, “nửa đúng, nửa sai”, hay ở mệnh đề “Tôi biết bạn bè yêu quý tôi”, số lượng các em cho rằng “không giống với các tôi”, “chỉ đúng một phần nhỏ với tôi”, “nửa đúng, nửa sai”chiếm đến 60,7%. Số liệu này cho thấy có khá nhiều em chưa nhìn nhận tích cực về bản thân. Nghiên cứu của Đinh Thị Hồng Vân (2013) cũng chỉ ra rằng trẻ vị thành niên (trong đó có học sinh THPT) có xu hướng đánh giá thấp giá trị bản thân. Để khẳng định bản thân mình, học sinh THPT luôn mong muốn là con ngoan của bố mẹ và là người được bạn bè yêu quý, song cũng chính lứa tuổi này, các em thường nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột với bố mẹ, bạn bè (Đinh Thị Hồng Vân, 2014) và đây là một trong những lý do cơ bản khiến nhiều học sinh THPT tự đánh giá là mình chưa phải là con ngoan hay là chưa được bạn bè yêu quý. 3.2.4. Khả năng sống hạnh phúc, lạc quan Khả năng sống hạnh phúc, lạc quan thể hiện rõ ở cách nhìn lạc quan, niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, thái độ tích cực với công việc. Năng lực này của học sinh THPT được thể hiện ở bảng 6. Bảng 6. Khả năng sống hạnh phúc lạc quan STT Các item Mean SD 1 Tin mọi chuyện sẽ ổn 3,66 1,141 2 Tin mọi điều tốt đẹp 3,58 1,173 3 Có những suy nghĩ tốt đẹp về mọi thứ 3,39 1,042 4 Thấy cuộc sống thật tươi đẹp 3,43 1,111 5 Khi không đạt kết quả, tự nhủ phải cố lên 4,09 1,106 6 Hào hứng với công việc của mình 3,56 1,035 Số liệu ở bảng 6 cho thấy, trong các biểu hiện về khả năng sống hạnh phúc lạc quan, biểu hiện “Khi không đạt kết quả, tự nhủ phải cố lên” được học sinh THPT đánh giá là giống với bản thân nhất. Ở mệnh đề“Tin mọi chuyện sẽ ổn”, có tới 55,6% các em lựa chọn phương án “đa phần là đúng với tôi” và “hầu như là đúng với tôi”. Tương tự ở mệnh đề “Tin mọi điều sẽ tốt đẹp”,“Hào hứng với công việc của mình”, tỉ lệ học sinh chọn phương án “đa phần là đúng với tôi” và “hầu như là đúng với tôi”lần lượt là 60,6% và 53,5%. Sự tin tưởng vào cuộc sống, vào những chuyện đã xảy ra là một trong những biểu hiện cơ bản của trí tuệ cảm xúc. Niềm tin là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Những người có niềm tin, khi đặt ra mục tiêu, họ thường nỗ lực hết mình, hành động liên tục và quyết tâm làm bất cứ việc gì (trong giới hạn đạo đức và pháp luật) để đạt được nó. Với tính thần lạc quan, học sinh THPT sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn, có cái nhìn tích cực trước các vấn đề trong cuộc sống. Điều này giúp các em thành công trong học tập và thiết lập các mối quan hệ.
  8. TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 183 Bên cạnh những học sinh có khả năng sống lạc quan, lạc quan, số liệu điều tra cũng chỉ ra rằng nhiều em hạn chế ở khả năng này. Cụ thể ở mệnh đề “Có những suy nghĩ tốt đẹp về cuộc sống”, 55,7% em cho rằng điều này “không giống với các em”, “chỉ đúng một phần nhỏ với tôi”, “nửa đúng, nửa sai”, hay ở mệnh đề “Thấy cuộc sống thật tươi đẹp”, số lượng các em ở các tỉ lệ này chiếm 48,1%. Những người gặp khó khăn ở khả năng sống hạnh phúc, lạc quan thường rơi vào trạng thái lo lắng, chán nản, bi quan, thất vọng, mất niềm tin… Điều này sẽ cản trở họ trong công việc cũng như giao tiếp với mọi người xung quanh. 3.2.5. Khả năng thể hiện, sử dụng và điều chỉnh cảm xúc trước hoàn cảnh khó khăn Khả năng thể hiện, sử dụng và điều chỉnh cảm xúc trước hoàn cảnh khó khăn là năng lực xây dựng và sử dụng trạng thái cảm xúc tích cực để thực hiện nhiệm vụ trong những lúc khó khăn. Nó thể hiện rõ ở khả năng bình tĩnh trước những hoàn cảnh khó khăn, duy trì tính tích cực vực dậy tinh thần khi thất bại, buồn chán. Bảng 7. Khả năng thể hiện,điều chỉnh cảm xúc trước hoàn cảnh khó khăn STT Các item Mean SD 1R Khi cảm thấy mất tinh thần, tôi không biết phải làm gì 3,01 1,286 2R Lúc hổn độn trong lòng, thì buông xuôi tất cả 3,47 1,325 3R Khi buồn chán thường suy nghĩ lung tung 2,27 1,355 4R Trước một vấn đề khó, thường mất bình tĩnh 2,90 1,184 Ghi chú: R: những item nghịch Dữ liệu ở bảng 7 cho thấy so với các năng lực khác, năng lực thể hiện, sử dụng và điều chỉnh cảm xúc trước hoàn cảnh khó khăn khá hạn chế. Ở mệnh đề“Khi cảm thấy mất tinh thần, tôi không biết phải làm gì”, 65% em lựa chọn phương án“nửa đúng, nửa sai”, “đa phần là đúng với tôi”, “hầu như đúng với tôi”; hay ở mệnh đề “Những lúc cảm thấy hổn độn trong lòng tôi buông xuôi tất cả”, số lượng các em cho rằng “nửa đúng, nửa sai”, “đa phần là đúng với tôi”, “hầu như đúng với tôi”chiếm 49,2%. Tỉ lệ các mức độ này ở mệnh đề “Khi buồn chán, thường suy nghĩ lung tung”,“Trước một vấn đề khó, thường mất bình tĩnh”chiếm đến 79,9% và 69,9%. Số lượng học sinh cho rằng “hầu như không đúng với tôi”, “chỉ đúng một phần nhỏ với tôi” ở các mệnh đề:“Khi cảm thấy mất tinh thần, tôi không biết phải làm gì”, “Lúc hổn độn trong lòng, thì buông xuôi tất cả”, “Khi buồn chán thường suy nghĩ lung tung”, “Trước một vấn đề khó, thường mất bình tĩnh”, chiếm tỉ lệ không nhiều (lần lượt là 35%; 50,8%; 20,1%; 30,1%). Khả năng cảm xúc trước hoàn cảnh khó khăn luôn cần thiết với chúng ta. Nếu thiếu khả năng này, học sinh thường sử dụng những cách ứng phó tiêu cực như cô lập bản thân, đổ lỗi cho bản thân, thậm chí tự sát. Theo thống kê của Trung tâm phòng chống khủng khoảng tâm lý (PCP), ở Việt Nam thanh niên từ 15 - 24 tuổi là nhóm lứa tuổi có ý định tự tử cao nhất, trong đó tỷ lệ nữ cao gấp hai lần so với nam. Điều tra quốc gia về vị
  9. 184 NGUYỄN VĂN THÁI thành niên và thanh niên Việt Nam (năm 2010) đối với hơn 10.000 người trong nhóm tuổi này cho thấy 4,1% người nghĩ đến chuyện tự tử, 25% đã tìm cách kết thúc cuộc sống. Quan tâm đên vấn đề sức khỏe tinh thần, cảm xúc của các em cần phải là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 3.2.6. Năng lực thể hiện điều chỉnh cảm xúc phù hợp Năng lực thể hiện điều chỉnh cảm xúc phù hợp là năng lực thể hiện cảm xúc thích hợp với hoàn cảnh, thể hiện cảm xúc bằng lời một cách phù hợp. Năng lực này của học sinh THPT được thể hiện ở bảng 8. Bảng 8. Năng lực thể hiện điều chỉnh cảm xúc phù hợp STT Các item Mean SD 1 Biết thể hiện cảm xúc phù hợp xung quanh 3,51 1,128 2 Thể hiện tình cảm thích hợp 3,62 1,136 3 Có thể diễn tả bằng lời cảm xúc của mình 3,05 1,252 Dữ liệu ở bảng 8 cho thấy khá nhiều em đã có năng lực điều chỉnh cảm xúc phù hợp. Với mệnh đề“Biết thể hiện cảm xúc phù hợp xung quanh”, 56,9% các em lựa chọn phương án “đa phần là đúng với tôi” và “hầu như là đúng với tôi”. Tương tự ở mệnh đề“Thể hiện tình cảm thích hợp”, tỉ lệ học sinh lựa chọn phương án “đa phần là đúng với tôi” và “hầu như là đúng với tôi”, là 62,9%. Trong các biểu hiện của năng lực điều chỉnh cảm xúc phù hợp, “Có thể diễn tả bằng lời cảm xúc của mình” là biểu hiện học sinh gặp nhiều khó khăn nhất, có đến 62,4% em cho rằng “không giống với tôi”, “chỉ đúng một phần nhỏ với tôi”, “nửa đúng, nửa sai”. Như vậy, khả năng thể hiện điểu chỉnh cảm xúc phù hợp của các em vẫn chưa cao, cần được học tập và rèn luyện thêm. 4. KẾT LUẬN Trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp con người thành công trong cuộc sống, tuy nhiên, kết quả đã chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT chỉ ở mức trung bình, nhiều em còn hạn chế ở các khả năng: Khả năng thể hiện, sử dụng cảm xúc trong quan hệ với người khác; Khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực; Khả năng sống hạnh phúc, lạc quan; Khả năng thể hiện, sử dụng cảm xúc đối với bản thân; Khả năng thể hiện và sử dụng cảm xúc trước hoàn cảnh khó khăn; Khả năng thể hiện cảm xúc phù hợp. Để giúp học sinh THPT đạt kết quả cao trong học tập và thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp, cần thiết có những biện pháp để gia tăng trí tuệ cảm xúc cho các em. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abbas, I. (2011). A Relationship between Emotional Intelligence and Self Esteem: study in universities of Pakistan,Arts and Design Studies, 1, 10-15 [2] Goleman, D. (1995). Emotional Intelligence, Bantam Nooks, New York.
  10. TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 185 [3] Phan Thị Mai Hương (2016). Một số đặc điểm tâm trắc của thang đo trí tuệ cảm xúc dành cho thanh thiếu niên, Tạp chí Tâm lý học, số 4, trang 1- 14. [4] Tuấn Khanh. (2012). 4,1% thanh niên trong nhóm độ tuổi từ 15 đến 24 có ý định tự tử, Truy cập ngày 25/8/2016 từ http://suckhoedoisong.vn/. [5] Tajeddini, R. (2014). Emotional Intelligence and Self Esteem among Indian and Foreign Students – (A Comparative Study), International Journal of Humanities and Social Science Invention, 3, 16-25. [6] Tổng cục Dân số và Tổng cục Thống kê (2010). Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và hanh niên Việt Nam - Lần thứ hai. [7] Đinh Thị Hồng Vân (2013). Mối quan hệ giữa tự đánh giá về giá trị bản thân và cách ứng phó với cảm xúc buồn bã của trẻ vị thành niên, Tạp chí Tâm lý học, số 04, trang 69-81. [8] Đinh Thị Hồng Vân (2014). Cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên, Tạp chí Tâm lý học, số 5, 53-66. [9] Đinh Thị Hồng Vân, Phan Thị Mai Hương, Đỗ Thị Lệ Hằng (2016). Mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và tự đánh giá về giá trị bản thân của thanh thiếu niên, Tạp chí tâm lý học, số 7, 38-49. NGUYỄN VĂN THÁI SV lớp TLGD 3, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0978 285 492, Email: nguyenvanthai.tlgd@gmail.com
nguon tai.lieu . vn