Xem mẫu

  1. Trao Đổi và Thị Trường Tác động thế giới Khi phải tính tới thị trường thế giới, cầu một sản phẩm bao gồm cầu trong nước và cầu nước ngoài. Một yếu tố quyết định quan trọng của cầu một hàng hoá nước ngoài là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ mà với mức tỷ giá đó đồng tiền của một quốc gia này được đổi thành đồng tiền của quốc gia khác. Ví dụ, giả sử một đồng đôla đổi lấy được 5 đồng phrăng Pháp. Trong trường hợp này, giá trị đồng đôla so với một đồng phrăng Pháp là 0,20 đôla. Lưu ý tỷ giá hối đoái giữa đồng đôla và đồng phrăng ngược với tỷ giá hối đoái giữa đồng phrăng và đồng đôla. Nếu giá trị của đồng đôla tăng so với một đồng tiền nước ngoài, giá trị của đồng tiền nước ngoài đó sẽ giảm tương đối so với đồng đôla. Đây hoàn toàn là một kết quả mang tính trực giác. Giá trị của đồng
  2. đôla tăng có nghĩa là đồng đôla có giá trị tương đối nhiều hơn so với đồng ngoại tệ. Trong trường hợp này, đồng ngoại tệ phải ít giá trị hơn đồng đôla. Khi giá trị của đồng nội tệ tăng tương đối so với đồng ngoại tệ, hàng hoá và dịch vụ trong nước sẽ trở nên đắt hơn tại nước ngoài. Vì vậy, giá trị tỷ giá hối đoái của đồng đôla tăng làm giảm cầu hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cầu về hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ tăng nếu tỷ giá hối đoái của đồng đôla giảm Cung Cung là mối quan hệ giữa giá một hàng hoá và lượng cung trong một giai đoạn thời gian cho trước, các yếu tố khác không đổi. Mối quan hệ cung này có thể được trình bày bằng một đường cung:
  3. Do có "luật cầu" thì cũng có "luật cung". Luật cung cho biết: Một mối quan hệ trực tiếp giữa giá một hàng hoá và lượng cung hàng hoá trong một giai đoạn cho trước, các yếu tố khác không đổi. Để hiểu luật cung, nên nhớ quy luật chi phí gia tăng. Do chi phí cơ hội cận biên của việc cung cấp một hàng hoá tăng khi nhiều
  4. hàng hoá được sản xuât thêm, một mức giá cao hơn thúc đẩy người bán bán nhiều hàng hoá hoặc dịch vụ hơn nữa. Luật cung cho thấy các đường cung sẽ là là đường xiên đi lên trên (như trong biểu đồ dưới đây) Thay đổi về lượng cung (supply demanded) và thay đổi về cung (supply)
  5. Như trong trường hợp cầu, cần phân biệt giữa thay đổi về cung và thay đổi về lượng cung. Một sự thay đổi giá một hàng hoá dẫn tới một sự thay đổi lượng hàng hoá được cung cấp. Một sự thay đổi về giá làm thay đổi lượng cung, như được lưu ý trong biểu đồ dưới đây. Một sự thay đổi cung xảy ra khi đường cung dịch chuyển, như trong biểu đồ dưới đây. Lưu ý một sự dịch chuyển sang phải của
  6. đường cung cho biết cung tăng do lượng cung tại mỗi mức giá tăng khi đường cung dịch sang phải. Khi cung giảm, đường cung dịch sang trái. Cung thị trường. Đường cung thị trường là tổng các đường cung nằm ngang của mỗi cá nhân. Nguồn gốc của vấn đề này giống như đã minh hoạ giải thích về những đường cầu ở trên. Các yếu tố quyết định cung Các yếu tố có thể khiến cung dịch chuyển gồm: * giá của tài nguyên * công nghệ và năng suất * dự tính của người sản xuất * số lượng người sản xuất và * giá của hàng hoá và dịch vụ liên quan
  7. Giá của các nguồn tài nguyên tăng làm giảm lợi nhuận của việc sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ. Điều này làm giảm lượng hàng hoá mà các nhà cung cấp sẵn sàng cung ứng tại mỗi mức giá. Vì vậy, một mức giá tăng của lao động, nguyên liệu thô, dụng cụ hoặc nguồn tài nguyên khác sẽ dẫn tới dự tính cung dịch sang trái (như được minh hoạ dưới đây).
  8. Những cải tiến và thay đổi kỹ thuật làm tăng năng suất lao động mang lại một mức chi phí sản xuất thấp hơn và mức lợi nhuận cao hơn. Cung tăng phản ứng với việc tăng lợi nhuận sản xuất (như minh hoạ dưới đây)
  9. Giống như trong trường hợp cầu, dự tính có thể đóng vai trò quan trọng trong những yếu tố quyết định cung. Ví dụ, nếu giá dự tính tương lai của dầu lửa tăng, những người cung cấp có thể quyết định cung cấp ít hơn để họ có thể trữ dầu lửa bán vào hôm sau. Ngược lại, nếu giá dự tính tương lai của một hàng hoá giảm, mức cung hiện tại sẽ tăng để người bán có thể bán nhiều hơn vào ngày hôm nay trước khi giá giảm. Số lượng người sản xuất tăng dẫn tới tăng (dịch sang phải) đường cung thị trường (như minh hoạ dưới đây)
  10. Do các doanh nghiệp nói chung sản xuất (hoặc ít nhất có thể sản xuất) không chỉ một loại hàng hoá, họ phải quyết định sự cân bằng tối ưu giữa tất cả những hàng hoá và dịch vụ mà họ sản xuất. Quyết định cung một loại hàng hoá cụ thể bị tác động của không chỉ giá của hàng hoá mà còn do giá của những hàng hoá và dịch vụ khác mà doanh nghiệp có thể sản xuất. Ví dụ, giá ngô tăng là giảm cung của sản phẩm khác (lúa mì). Cũng có thể là, dù
  11. ít phổ biến hơn, giá của một hàng hoá tăng có thể tăng cung của một hàng hoá khác. Để xem xét về vấn đề này, hãy xem sản xuất của cả thịt bò và da thuộc. Thịt bò tăng giá khiến các chủ trang trại nuôi nhiều bò hơn. Do thị bò và da thuộc là sản phẩm từ con bò, tăng giá thịt bò sẽ dự tính làm tăng cung của da thuộc. Tác động thế giới Trong nền kinh tế thế giới đang phát triển của chúng ta, các doanh nghiệp thường nhập khẩu nguyên liệu thô (và đôi khi toàn bộ cả sản phẩm) từ nước ngoài. Chi phí của những sản phẩm nhập khẩu này sẽ biến đổi theo tỷ giá hối đoái. Khi giá trị trao đổi của đồng đôla tăng, giá trong nước của các nhân tố nhập lượng được nhập khẩu sẽ giảm và cung trong nước của các sản phẩm hàng hoá cuối cùng sẽ tăng. Giá trao đổi của đồng đôla giảm sẽ tăng giá các yếu tố nhập lượng được nhập khẩu và giảm cung sản phẩm trong nước được sản xuất bằng các yếu tố nhập lượng đó.
  12. Cân bằng Hãy kết hợp đường cầu thị trường và đường cung thị trường trên cùng một biểu đồ: Ta có thể thấy là đường cầu thị trường và đường cung thị trường giao nhau tại điểm mà ở đó mức giá là 3 đôla và số lượng là 60. Sự kết hợp giữa giá và số lượng này biểu thị điểm cân bằng do
  13. tại đó số lượng cầu hàng hoá tương đương số lượng cung của hàng hoá. Tại mức giá này, mỗi người mua có thể mua tất cả những gì mà anh ta hoặc cô ta mong muốn và mỗi doanh nghiệp có thể bấn tất cả những gì mà doanh nghiệp muốn bán. Một khi đạt được mức giá này, không có lý do gì để làm tăng hoặc giảm giá (chừng nào đường cầu và đường cung dịch chuyển).
  14. Nếu mức giá ở trên điểm cân bằng, sẽ xuất hiện sự thặng dư (do số lượng cung vượt quá số lượng cầu). Tình huống này được miêu tả trong biểu đồ dưới đây. Sự thặng dư nảy sinh sẽ khiến các doanh nghiệp phải hạ giá cho tới khi sự thặng dư biến mất (điều này xảy ra khi mức giá ở tại điểm cân bằng là 3 đôla).
  15. Nếu mức giá ở dưới mức cân bằng, xuất hiện sự thâm hụt (do số lượng cầu vượt quá số lượng cung). Khả năng này được minh hoạ trong biểu đồ dưới đây. Khi xuất hiện sự thâm hụt, nhà sản xuất sẽ tăng giá. Mức giá sẽ tiếp tục tăng cho tới khi sự thâm hụt biến mất khi mức giá đạt mức giá tại điểm cân bằng là 3 đôla. Dịch chuyển cầu và cung
  16. Hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra khi cầu hoặc cung thay đổi. Trước tiên, hãy xem xét tác động của việc cầu tăng. Như biểu đồ dưới đây cho thấy, cầu tăng làm tăng mức cân bằng ở cả giá và số lượng. Cầu giảm sẽ làm giảm mức cân bằng ở cả giá và số lượng (như được minh hoạ dưới đây)
  17. Cung tăng làm mức cân bằng về số lượng cao hơn và mức cân bằng về giá cả thấp hơn
  18. Mức cân bằng về số lượng sẽ giảm và mức cân bằng về giá cả sẽ tăng nếu cung giảm (như được minh hoạ ở dưới)
  19. Giá trần và giá sàn Giá trần (price ceiling) là mức giá cao nhất được quy định theo luật. Mục đích của giá trần là giữ mức giá một hàng hoá dưới mức giá cân bằng trên thị trường. Kiểm soát giá thuê nhà và điều tiết giá xăng dầu trong thời chiến và trong cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970 là ví dụ về mức giá trần. Như biểu đồ dưới minh hoạ, một mức giá trần có tác dụng mang lại sự
  20. khan hiếm về một loại hàng hoá do lượng cầu vượt quá lượng cung khi mức giá của hàng hoá đó được giữ dưới mức giá cân bằng. Điều này giải thích tại sao việc kiểm soát giá cho thuê nhà và điều tiết giá xăng dầu đã dẫn tới sự khan hiếm những loại hàng hoá này. Giá sàn (price floor) là mức giá thấp nhất được quy định theo luật. Mục đích của giá sàn là giữ mức giá của một hàng hoá trên
nguon tai.lieu . vn