Xem mẫu

  1. Tránh lặp từ Có hai kiểu lặp từ: chủ ý và vô ý. Lặp từ chủ ý, lại hiệu quả trong truyền đạt thông tin vì tạo ra được sự nhấn mạnh hoặc nhịp điệu, thì chẳng có gì phải bàn, và nếu bảo ai đó biên tập lại thì cũng khó lòng nghĩ ra cách khác hay hơn. Lặp từ chủ ý, nhưng quá “chuối”, thì cũng chẳng có gì phải bàn, bởi đây lại là vấn đề trình độ. Trong bài này chỉ nói đến việc sử dụng lặp từ một cách vô ý, nhiều khi là do cẩu thả hoặc do thói quen – trong khi cái sự vô ý này không phải là không thể sửa được.
  2. Ai cũng biết những câu có sử dụng từ lặp lại quá nổi tiếng, kiểu như “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm…” hoặc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” – đố làm cho hay mà lại không dùng từ lặp đấy! Nhưng trong tin tức mà cứ nói bên trên rồi lại nói bên dưới, cho biết rồi đến cho hay thì đọc cũng tức mắt mà nghe tức lỗ tai. Đấy mới chỉ là kiểu lặp thông dụng và đơn giản nhất thôi, còn đủ loại lặp từ không đáng có hơn. Xin nêu vài ví dụ: “Anh thương binh nặng Thân Đức Sáng ở thôn Bờ Vàng, xã Đại Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) nổi tiếng trong vùng nhờ biết làm kinh tế giỏi, mỗi năm thu lãi hàng chục triệu đồng từ trồng nấm và chăn nuôi lợn. Nhờ làm kinh tế giỏi, gia đình anh Sáng đã có cuộc sống khá giả, 2 trong số 4 con của anh đang học đại học.” (Làm giàu từ trồng nấm, 19/7/2004, vnanet.vn)
  3. “Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai vừa phát động ủng hộ quỹ Vì người nghèo. Ngay tại lễ phát động, 22 doanh nghiệp, đơn vị đã ủng hộ quỹ Vì người nghèo trên 100 triệu đồng.” (Lào Cai ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, 18/7/2004, vnanet.vn) “Lợi dụng lúc bà Hạnh đi vào bếp để rót nước, Học liền đi theo sau bất ngờ rút dao đâm 2 nhát vào lưng. Bà Hạnh bị đâm, chạy và quay người lại, Học lao theo dùng dao đâm liên tục 20 nhát vào vùng cổ, ngực, bụng và sườn làm bà gục ngã úp mặt xuống nền nhà. Sau khi đâm chết bà Hạnh, Học rửa tay dính máu để phi tang.” (Hà Nội xét xử vụ giết người nghiêm trọng, 17/7/2004, vnanet.vn)
  4. Đối với tin dịch thì lại có kiểu lặp từ khác. Chẳng hạn “Tại một cuộc họp báo vào chiều nay, một quan chức Bộ Tài chính cho biết một chương trình tổng thể nhằm kích thích hoạt động lưu thông tiền tệ…” hoặc “Trong cuộc hội đàm, hai bên khẳng định sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa hai bên…” hoặc “Quan chức này nói chương trình này nếu được thực hiện đồng bộ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế nước này.” Một hôm đẹp trời nào đó, tình cờ đọc lại bài viết của mình cách đây vài tháng, vài năm, bỗng phát hiện thấy một lô từ lặp và chẳng hiểu nổi tại sao mình lại viết như thế. Cách khắc phục:
  5. 1. Hãy thử đọc lại những bài viết cũ của mình và phân loại các từ lặp thành những nhóm cụ thể: Các từ chức năng (nói, cho biết,…) Các liên từ, mạo từ xác định (một, này, đó, đây, thì, mà…) Các từ biểu đạt nội dung 2. Thử xem có chuyển đổi được sang các từ khác hay không, chẳng hạn tùy nội dung mà từ “nói” có thể thay thế bằng: cho biết, cho hay, phát biểu, nhận xét, khẳng định, v,v… 3. Không nhất thiết lúc nào cũng nhắc lại đầy đủ tên tổ chức, công ty. 4. Bỏ bớt các mạo từ, liên từ khi có thể. Ví dụ “Tại (một) cuộc họp
  6. báo chiều nay…” 5. Thử tìm những từ thay thế hoặc “giấu đi” trong trường hợp ngữ pháp cho phép đối với một hoặc một số từ luôn buộc phải lặp lại vì là đối tượng chính của tin. Ví dụ câu “Trong đợt truy quét tệ nạn mại dâm ở Hà Nội, cơ quan chức năng đã bắt được 50 gái mãi dâm hoạt động tại các khu vực…” thì có thể sửa lại thành “Trong đợt truy quét tệ nạn mại dâm ở Hà Nội, cơ quan chức năng đã bắt được 50 đối tượng hoạt động tại các khu vực…”. Lưu ý: đây chỉ là 1 cách! Hoặc “Dự án 10 tháng 10 phim ngắn do Quỹ Ford tài trợ vừa kết thúc với 8 kịch bản được chọn để dàn dựng trong tổng số 120 kịch bản thu được từ cuộc phát động sáng tác kịch bản phim
  7. ngắn. (Kết thúc dự án làm phim ngắn do Quỹ Ford tài trợ, 19/7/2004, vnanet.vn) thì có thể chấm câu ở “cuộc phát động sáng tác.” (sẽ hay hơn và đỡ cụt nếu có khoảng thời gian của đợt phát động)./.
nguon tai.lieu . vn