Xem mẫu

  1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN MƢỜNG THANH PGS.TS. Bùi Hữu Đức CN. Đào Thị Thu Hải CN. Bùi Khánh Linh Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển kinh doanh bền vững là xu thế tất yếu trong kinh doanh hiện đại. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự quan tâm đến vấn đề này, nhưng làm thế nào để thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững lại là một vấn đề không hề đơn giản. Bài viết này tập trung nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực thi trách nhiệm xã hội nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh - chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam (và cả ở Đông Dương); đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị tăng cường nhận thức và thực thi trách nhiệm xã hội, góp phần hướng tới hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh bền vững của Tập đoàn trong thời gian tới. Từ khóa: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, kinh doanh bền vững, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh ABSTRACT Increasing awareness of corporate social responsibility and sustainable business development is an inevitable trend in modern business. Numerous Vietnamese enterprises have paid attention to this issue, but how to fully implement corporate social responsibility and to develop business activities towards sustainable development goals is not a simple task. This paper focused on studying the status quo of awareness and implementation of social responsibility in order to achieve sustainable business development goals of Muong Thanh Hotel Group - the largest private hotel chain in Vietnam (and also in Indochina), assessing situation and proposing solutionsto promote awareness and implementation of social responsibility, contributing to the achievement of the Group's sustainable business goals in the future. Keywords: corporate social responsibility, sustainable business, Muong Thanh Hotel Group 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển kinh doanh bền vững là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp trong kinh doanh hiện đại. Để phát triển kinh doanh bền vững, các nhà quản trị doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp có liên quan, trong đó việc nâng cao nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Vậy, thế nào là phát triển kinh doanh bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp? Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề này, trong đó có Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh - chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam (và được công nhận là chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương ngày 26/04/2019 từ Tổ chức Kỷ lục Đông Dương). Thực trạng nhận thức về TNXH, 3
  2. quá trình thực hiện TNXH của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh hướng tới hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững của Tập đoàn trong thời gian qua như thế nào? Lãnh đạo Tập đoàn cần phải làm gì để tăng cường nhận thức, nâng cao hiệu quả thực hiện TNXH và phát triển kinh doanh bền vững trong thời gian tới? Đó là những câu hỏi đặt ra và cũng là mục tiêu nghiên cứu của bài viết này. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Dữ liệu thứ cấp: Thu nhập dữ liệu từ các nguồn tài liệu của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh và một số khách sạn thành viên, các bản tin nội bộ, nội quy lao động, các hoạt động sinh hoạt nội bộ, website của Tập đoàn,… - Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc sử dụng các phương pháp sau đây: + Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế một số hoạt động thực hiện TNXH của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh. + Phương pháp điều tra Đối tượng điều tra: Điều tra 100 nhân sự được lựa chọn ngẫu nhiên tại các khách sạn thuộc Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh Nội dung điều tra: Bảng hỏi điều tra gồm các câu hỏi có liên quan đến nhận thức và mức độ thực hiện TNXH của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh theo thang đo Likert 5, gồm: tuyển dụng, sử dụng lao động đúng quy định; nội quy lao động đầy đủ, các nội quy đúng pháp luật; tuân thủ chế độ làm việc theo Luật Lao động; xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương; trả lương làm việc thêm giờ, làm việc ban đêm, làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ đúng quy định; trả lương đầy đủ đúng kỳ hạn theo cấp bậc, có phụ cấp với công việc có mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…; tuân thủ nguyên tắc, điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc; có bộ phận phụ trách an toàn vệ sinh lao động ( TVSLĐ) theo quy định; có các quy trình làm việc an toàn, biện pháp quản lý rủi ro tại nơi làm việc; biện pháp phòng chống cháy nổ, thoát hiểm đảm bảo (nội dung đầy đủ, đào tạo, diễn tập cho người lao động theo quy định); chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho người lao động; có tổ chức công đoàn/ban chấp hành công đoàn lâm thời, được thành lập theo đúng quy định của pháp luật. Cách thức tiến hành điều tra: Phát ngẫu nhiên 100 phiếu điều tra, số phiếu thu về 100 phiếu, cả 100 phiếu đáp ứng yêu cầu được sử dụng tổng hợp dữ liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng. + Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn một số người dân đang sinh sống gần các khách sạn Mường Thanh Grand Xa La (Hà Nội), Mường Thanh Grand Hà Nội, Mường Thanh Luxury Hà Nam. Phỏng vấn trực tiếp nhân viên, nhà quản lý tại Văn phòng điều hành Tập đoàn và chi nhánh của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh tại một số lễ khai trương các khách sạn thành viên của Tập đoàn. 3. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH BỀN VỮNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC THI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỚI PHÁT TRIỂN KINH DOANH BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP 3.1. Tổng quan về phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp Phát triển bền vững nói chung là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Nói 4
  3. cách khác, phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Kinh doanh là hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận, từ đó duy trì và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mục tiêu đó có đạt được một cách lâu bền hay không, doanh nghiệp có thể tồn tại một cách lâu dài, bền vững hay không, điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, có thể hiểu, phát triển kinh doanh bền vững là phát triển hoạt động kinh doanh đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và các chủ thể có liên quan hiện tại, mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của doanh nghiệp và các chủ thể có liên quan tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa lợi nhuận và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Để phát triển kinh doanh bền vững, doanh nghiệp cần tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu như: - Duy trì và nâng cao năng lực quản lý: tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi; triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng “thân thiện - hiệu quả - an toàn”… - Quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường: thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường; sử dụng nguồn nguyên liệu hiệu quả; tiết kiệm năng lượng; kiểm soát và xử lý tốt khí phát thải; kiểm soát chất thải, nguồn nước… - Phát triển nguồn nhân lực: đảm bảo điều kiện làm việc, chế độ cho người lao động; chú trọng công tác đào tạo, phát huy tính sáng tạo của người lao động… - Trách nhiệm với cộng đồng: thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội; đóng góp cho ngân sách nhà nước; đầu tư cơ sở vật chất, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương… 3.2. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vai trò của thực thi trách nhiệm xã hội với phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về TNXH của doanh nghiệp, nhưng theo cách hiểu được nhiều người chấp nhận, TNXH của doanh nghiệp là “cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Với định nghĩa như vậy, rõ ràng TNXH của doanh nghiệp và phát triển kinh doanh bền vững có liên quan chặt chẽ với nhau, hay nói khác đi, thực hiện TNXH của doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. TNXH của một doanh nghiệp liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của doanh nghiệp đó, bao gồm bốn khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. Khía cạnh kinh tế trong TNXH của một doanh nghiệp là việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội cần và mong muốn với một mức giá có thể duy trì hoạt động của doanh nghiệp đó, làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hóa và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. 5
  4. Trong quá trình thực hiện các công việc này, doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với khách hàng, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Đối với những chủ tài sản, khía cạnh kinh tế của một doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho doanh nghiệp - mà đại diện là những người quản lý, lãnh đạo - với những điều kiện ràng buộc chính thức, nhất định. Đối với các chủ sở hữu tài sản, những cam kết, ràng buộc này là khác nhau đối với từng đối tượng, nhưng về cơ bản đều liên quan đến những vấn đề về quyền và phạm vi sử dụng những tài sản giá trị được ủy thác, phân phối và sử dụng phúc lợi thu được từ tài sản và việc sử dụng tài sản, báo cáo, thông tin về hoạt động và giám sát. Khía cạnh kinh tế trong TNXH của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hóa thành các nghĩa vụ pháp lý. Khía cạnh pháp lý trong TNXH đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng, an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong Luật Dân sự và Luật Hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: điều tiết cạnh tranh; bảo vệ khách hàng; bảo vệ môi trường; an toàn và bình đẳng; khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Khía cạnh đạo đức trong TNXH của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các doanh nghiệp quyết định là đúng, là công bằng, vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp cho dù chúng không được viết thành luật. Các doanh nghiệp phải đối xử với các cổ đông và người có quan tâm trong xã hội bằng một cách thức có đạo đức, vì làm ăn theo một cách thức phù hợp với các tiêu chuẩn của xã hội và những chuẩn mực đạo đức là vô cùng quan trọng. Vì đạo đức là một phần của TNXH nên chiến lược kinh doanh cần phải phản ánh một tầm hiểu biết, tầm nhìn về các giá trị của các thành viên trong doanh nghiệp, các cổ đông và hiểu biết về bản chất đạo đức của những sự lựa chọn mang tính chiến lược. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong doanh nghiệp và với các bên hữu quan. 6
  5. Khía cạnh nhân văn trong TNXH của doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp, hiến dâng cho cộng đồng và xã hội. Ví dụ như thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các hình thức thể hiện lòng bác ái và tinh thần tự nguyện của doanh nghiệp đó. Những đóng góp đó có thể kể trên bốn phương diện: nâng cao chất lượng cuộc sống; san sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ; nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân sự; phát triển nhân cách đạo đức của người lao động. Khía cạnh này liên quan đến những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho cộng đồng và xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân ái của trách nhiệm pháp lý liên quan tới cơ cấu, động lực của xã hội và các vấn đề về chất lượng cuộc sống mà xã hội quan tâm. Người ta mong đợi các doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng và phúc lợi xã hội. Ví dụ như những đóng góp cho giáo dục, nghệ thuật, môi trường và cho những người khuyết tật. Các doanh nghiệp không chỉ trợ giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả nước mà họ còn tham gia gánh vác trách nhiệm giúp đào tạo những người thất nghiệp. Lòng nhân ái mang tính chiến lược đã kết nối khả năng của doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và của xã hội. Mỗi khía cạnh của TNXH được định nghĩa dưới một lĩnh vực mà các doanh nghiệp phải đưa ra quyết định biểu thị dưới dạng những hành vi cụ thể được xã hội đánh giá. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Bước tiếp theo mà các tổ chức cần lưu tâm là trách nhiệm đạo đức. Các doanh nghiệp phải quyết định những gì mình cho là đúng, chính xác và công bằng theo những yêu cầu nghiêm khắc của xã hội. Nhiều người xem pháp luật chính là những đạo đức được hệ thống hóa. Một sự quyết định tại thời điểm này có thể sẽ trở thành một luật lệ trong tương lai nhằm cải thiện tư cách thành viên của doanh nghiệp. Trong việc thực thi trách nhiệm pháp lý và TNXH của mình, các doanh nghiệp cũng phải lưu tâm đến những mối quan tâm về kinh tế của các cổ đông. Thông qua hành vi pháp lý và đạo đức thì tư cách công dân tốt sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Bước cuối cùng của TNXH là trách nhiệm về lòng bác ái. Bằng việc thực thi trách nhiệm về lòng bác ái, các doanh nghiệp đóng góp nguồn lực về tài chính và nhân lực của cộng đồng để cải thiện chất lượng cuộc sống. Khía cạnh lòng bác ái và kinh tế của TNXH có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì doanh nghiệp càng tạo ra được nhiều lợi nhuận bao nhiêu thì cơ hội đầu tư của họ vào các hoạt động nhân văn càng lớn bấy nhiêu. 4. VÀI NÉT VỀ TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh được thành lập từ năm 1997 với khởi đầu là một khách sạn nhỏ ở TP. Điện Biên Phủ. Từ khi mới thành lập, Khách sạn Mường Thanh đơn thuần chỉ tập trung vào dịch vụ lưu trú, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế với số lượng phòng ít ỏi, các vật dụng trong phòng chưa hiện đại, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ kém do nhân viên hầu hết là lao động địa phương không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ khách sạn. Việc quản lý khách sạn cũng do tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình hoạt động. Trong khi đó, sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ khách sạn ngày càng khốc liệt, ngày càng có nhiều tên tuổi nội địa nổi lên, tập trung ở phân khúc trung cấp và đặc biệt là ngày càng nhiều tập đoàn kinh doanh khách sạn lớn của nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Trước những khó khăn thách thức đó, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã chủ động bắt tay vào xây dựng chiến lược dài hạn theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả hơn mà mục tiêu chung là đưa Mường Thanh trở thành chuỗi khách sạn nội địa cao cấp, thương hiệu thuần Việt hàng đầu Việt Nam. Với 7
  6. định hướng như vậy nên thời gian qua, Tập đoàn đã chuẩn bị kỹ về nguồn lực tài chính, tập trung đầu tư mạnh về cơ sở vật chất và đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ lẫn đào tạo nguồn nhân lực. Để có được đội ngũ nhân sự có trình độ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, Tập đoàn đã xây dựng đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành để đào tạo chuyên môn, cùng với đó liên tục mở các khóa đào tạo tiêu chuẩn dịch vụ, kỹ năng mềm cho nhân viên. Việc đánh giá, kiểm định chất lượng từng bước được áp dụng trên toàn bộ hệ thống; trong đó, lao động sau khi được tuyển dụng vào khách sạn đều phải trải qua thời gian đào tạo khắt khe trước khi được chính thức làm việc. Bên cạnh đó, Mường Thanh còn tiếp tục đầu tư, xây dựng những khách sạn mới, hiện đại trên địa bàn cả nước; đồng thời, có kế hoạch thay thế, nâng cao cơ sở vật chất tại các khách sạn cũ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Năm 2015, sau chuỗi sự kiện khai trương các khách sạn Mường Thanh Hà Nội Centre, Cửa Lò, Cần Thơ, Lào Cai, Sài Gòn, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi…, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã chính thức ghi thêm vào “chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam” của mình con số 45 khách sạn và dự án khách sạn trải dài trên khắp cả nước. Tháng 7/2016, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh chính thức khai trương Khách sạn Mường Thanh Vientian, đánh dấu mốc lịch sử vươn ra thị trường quốc tế. Trong những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017, một loạt các khách sạn mang tên Mường Thanh đã khai trương và chính thức đi vào hoạt động như: Khách sạn Mường Thanh Hoàng Mai, Mường Thanh Diễn Lâm, Mường Thanh Tuyên Quang, Mường Thanh Phú Quốc..., hiện thực hóa mục tiêu 53 khách sạn của chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam này. Ngày 15/09/2018, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh tổ chức khai trương Khách sạn Mường Thanh Grand Sơn La. Ngày 10/01/2019, khai trương Khách sạn Mường Thanh Luxury Viễn Triều (khu Bãi Dương, đường Phạm Văn Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa). Ngày 26/04/2019, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh nhận bằng chứng nhận kỷ lục “chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương” từ Tổ chức Kỷ lục Đông Dương. Ngày 25/12/2019, khai trương Khách sạn Mường Thanh Bãi Cháy. Việc khai trương khách sạn này đã nâng tầm và một lần nữa khẳng định vị thế “chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương”, gồm gần 60 khách sạn và dự án khách sạn trên hơn 40 tỉnh, thành phố của cả nước. Với việc đóng góp khoảng 11% tổng số phòng chất lượng cao cấp 4 - 5 sao của cả nước, ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã khẳng định tại lễ khai trương Khách sạn Mường Thanh Luxury Mộc Châu vào giữa tháng 6/2016: “Mường Thanh đã tạo ra hiện tượng chưa từng có trong lịch sử 56 năm của ngành du lịch Việt Nam.” Gần 60 khách sạn và dự án khách sạn, 11.000 phòng, hơn 10.000 nhân viên là những con số thật đáng ngưỡng mộ! Với những bước đi thần tốc, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã điền tên mình trên hầu hết các vùng miền của cả nước, qua đó đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. 5. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH 5.1. Về khía cạnh kinh t - Đối với khách hàng: Hiểu được môi trường kinh doanh ở Việt Nam cùng tâm lý khách hàng, Mường Thanh đã đưa ra những chính sách giá cả hợp lý, được tính toán để nằm trong khả năng chi tiêu của người Việt dành cho dịch vụ khách sạn. So với nhiều khách sạn 5 sao khác, Mường Thanh 8
  7. có giá cả hợp túi tiền người Việt nhưng vẫn giữ được chất lượng phục vụ tốt, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại và bài bản, nhân viên có thái độ thân thiện nên các khách sạn thuộc chuỗi đều thu hút khá đông khách, công suất phòng trung bình của hệ thống đạt 70 - 80%, mang lại một hiệu quả kinh doanh không hề nhỏ cho Tập đoàn. Nắm bắt được tâm lý cũng như việc đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết chính là một trong những yếu tố tạo nên được lợi thế kinh doanh của thương hiệu Mường Thanh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn tại Việt Nam. - Đối với người lao động: Xây dựng đội ngũ nhân viên đạt chuẩn cho một khách sạn 3 - 5 sao đã khó, Mường Thanh còn phải tìm và đáp ứng cho chuỗi gần 50 cơ sở trải dọc đất nước, trong đó đa phần là khách sạn 4 và 5 sao. Đây là bài toán không dễ nhưng đã có lời giải khi Tập đoàn Khách sạn chủ trương tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực ngay tại địa phương. Nhóm nghiên cứu đã điều tra qua bảng hỏi đối với người lao động làm việc tại các khách sạn Mường Thanh thành viên để đánh giá các tiêu chí liên quan đến người lao động thuộc TNXH của Tập đoàn. Kết quả thống kê điểm trung bình đạt 4.62/5 có thể thấy rằng Tập đoàn đã rất quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tập đoàn ưu tiên sử dụng lao động địa phương. Việc tuyển dụng của tập đoàn vừa đáp ứng được lợi ích đôi bên khi mà Mường Thanh có được lực lượng lao động dồi dào, am hiểu phong tục tập quán của địa phương, tạo ra bản sắc riêng cho từng chi nhánh khách sạn đúng như tiêu chí hoạt động của Tập đoàn, người lao động địa phương lại có công ăn việc làm ổn định, trang trải được cuộc sống. Theo số liệu điều tra, có tới 70% số lao động tại các chi nhánh của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh là người địa phương, làm việc chủ yếu tại các bộ phận trực tiếp phục vụ khách hàng như bộ phận lễ tân, bộ phận buồng, bộ phận bếp, bộ phận nhà hàng, bộ phận an ninh,… Người lao động khi làm việc tại Khách sạn Mường Thanh sẽ nhận được những chính sách đãi ngộ theo đúng quy định của pháp luật, có một công việc ổn định; được làm việc trong môi trường khách sạn sang trọng, cao cấp và chuyên nghiệp; được hưởng mức lương phù hợp với năng lực và yêu cầu công việc; có BHXH, BHYT và BHTN theo Luật Lao động hiện hành. Kết quả phỏng vấn một số người lao động đang làm việc tại các khách sạn của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh, ngoài việc được hưởng những chính sách đãi ngộ tài chính tương đối tốt so với mặt bằng chung của thị trường, người lao động tại đây còn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và được quan tâm đến vấn đề TVSLĐ. Nhân viên ở từng bộ phận được trang bị đồng phục, đồ bảo hộ và các trang thiết bị riêng, được tham gia các khóa học trang bị kỹ năng về TVSLĐ. Đa số nhân viên đều rất hài lòng với môi trường làm việc của mình. Trưởng phòng nhân sự Khách sạn Mường Thanh Diễn Châu (Nghệ n), anh Đậu Văn Sáng khẳng định: “Mường Thanh luôn nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệ sức khỏe người lao động và luôn cố gắng mang lại những điều tốt nhất cho đội ngũ nhân viên của mình.” Với việc ưu tiên sử dụng lao động địa phương, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã tạo công ăn việc làm giúp ổn định cuộc sống cho hàng nghìn người lao động ở các khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa,… góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và phát triển kinh tế của địa phương - nơi có các khách sạn của Tập đoàn. Tuy nhiên, về việc có các chương trình hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề và tạo việc làm cho sinh viên, giới trẻ thì Mường Thanh mới chỉ đạt mức khá theo như đánh giá và có tới gần 70% số phiếu nằm ở mức 1, mức 2 và mức 3. Giới trẻ là lực lượng đầy tiềm năng, nếu biết cách khai thác thông qua hỗ trợ, đào tạo nghề thì việc có được người tài là hoàn toàn có thể. Bởi vậy, đây là điều mà Mường Thanh cần chú trọng thực hiện hơn để có thể phát triển Tập đoàn ngày càng vững mạnh, vươn xa hơn trong tương lai. 9
  8. Trong năm 2020, do bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, lượng khách giảm sút mạnh, lãnh đạo Tập đoàn vẫn không sa thải nhân viên, mà bố trí cho nhân viên nghỉ luân phiên, thu nhập tuy có giảm đáng kể, nhưng nhân viên vẫn rất hài lòng, sẵn sàng chung tay cùng Tập đoàn vượt qua giai đoạn khó khăn này. 5.2. Về khía cạnh pháp lý Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh có thể nói là một trong số các doanh nghiệp thực hiện khá tốt trách nhiệm pháp lý, đi đầu trong công tác tuyên truyền về trách nhiệm này tới các doanh nghiệp trong và ngoài ngành cũng như toàn xã hội. Điều đó được thể hiện bằng những hành động thiết thực, có kế hoạch và phương châm rõ ràng. Qua điều tra bằng bảng đánh giá mức độ thực hiện TNXH của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh, 70% các chi nhánh có chính sách về TNXH (hoặc quy tắc ứng xử của doanh nghiệp) được viết bằng văn bản, 30% chi nhánh còn lại mới chỉ có giấy tờ liên quan đến thực hiện TNXH trong doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, Mường Thanh có tốc độ xây dựng và khánh thành chi nhánh ở các trọng điểm du lịch, các trung tâm thành phố và đô thị lớn là khá nhanh, nên có thể nói việc chú trọng đến trách nhiệm pháp lý như trên là một điều rất đáng xem xét và học tập. Đây cũng là những con số khá cao và đầy triển vọng trong tương lai trong việc xây dựng những chuẩn mực để việc thực hiện trách nhiệm pháp lý được tốt hơn. Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc chấp hành pháp luật của Nhà nước. Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã thực hiện khá tốt điều này với năm khía cạnh nổi bật: - Điều tiết cạnh tranh: Các chi nhánh của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh khi đi vào hoạt động đều được tiếp cận và có hiểu biết nhất định về cạnh tranh thị trường. Điều đó đã góp phần giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn trong điều tiết cạnh tranh và cạnh tranh một cách lành mạnh trên thị trường. Năm 2015, nhận thấy bộ nhận diện cũ không còn phù hợp với tầm vóc và sự phát triển của chuỗi khách sạn nay đã có những khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và 5 sao, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh tiến hành nâng cấp bộ nhận diện cho các nhóm khách sạn thành viên dựa trên đặc tính sản phẩm, cơ sở vật chất và vị trí của khách sạn, từ đó đã cho ra đời bốn phân khúc Luxury, Grand, Holiday và Mường Thanh như hiện nay. Trong đó, yếu tố vị trí địa lý đóng vai trò rất quan trọng không chỉ trong việc giao lưu, quảng bá những nét đẹp truyền thống dân tộc mang đậm văn hóa vùng miền vốn là đặc trưng của chuỗi khách sạn nổi tiếng này mà còn trong việc quyết định sự thành công trong cạnh tranh với những khách sạn địa phương. Mỗi phân khúc là một sự thích nghi với môi trường nơi khách sạn tọa lạc, thích nghi tốt sẽ giúp khách sạn có lợi thế hơn so với các đối thủ khi không những cùng cung cấp dịch vụ tốt đến khách hàng, hơn nữa còn để lại được ấn tượng đẹp về văn hóa xứ Mường trong lòng du khách. Hiện nay, việc lựa chọn khách sạn dừng chân cho một kỳ nghỉ cùng gia đình, bạn bè hay đi công tác xa được các khách hàng rất chú ý. Sự băn khoăn về chất lượng phục vụ, cơ sở vật chất hay giá cả là những mối quan tâm hàng đầu. Chuỗi khách sạn của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã đáp ứng được những tiêu chí ấy khi chất lượng được đi kèm với giá cả hợp lý, xứng đáng là sự lựa chọn đáng tin cậy. Sự trung thực trong việc cung cấp thông tin tới khách hàng đã chứng tỏ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường của Tập đoàn này. - Bảo vệ khách hàng: Thông tin trung thực về các loại hình dịch vụ, bảo mật thông tin khách hàng, tuyệt đối không cung cấp thông tin khách hàng cho bên thứ ba,… chính là những nỗ lực 10
  9. không ngừng nghỉ và đang được cải thiện từng ngày một mà các chi nhánh của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đem đến cho khách hàng. Với mong muốn mang lại cho khách hàng giá trị phục vụ thống nhất từ Bắc đến Nam theo tiêu chuẩn Mường Thanh và đạt chuẩn quốc tế, chuỗi khách sạn đã không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo bài bản đội ngũ nhân viên cũng như lãnh đạo khách sạn hay khảo sát thực tế về nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, chính sách giá hợp lý và linh hoạt trên toàn hệ thống cùng các dịch vụ bổ sung đầy đủ cho từng khách sạn như nhà hàng, tiệc cưới, spa, massage, bể bơi hay tổ chức hội nghị, hội thảo,… đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Do đó, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi đến nghỉ dưỡng tại đây với phong cách phục vụ vô cùng ân cần, chu đáo, ôn hòa mang đậm bản sắc dân tộc Thái. Với hơn 23 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ khách sạn, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đang ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu của hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước mỗi năm, qua đó góp phần không nhỏ cho phát triển du lịch và kinh tế Việt Nam. - Bảo vệ môi trường: Vấn đề này đã, đang và ngày càng trở thành vấn đề nóng hổi trong thời đại mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm xâm hại, ô nhiễm môi trường nặng nề. Trong đó, chất thải từ các khách sạn cũng là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng này khi ngành du lịch ngày càng phát triển bên cạnh những mặt tích cực thì cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy. Qua kết quả điều tra thu thập được, chỉ có 30% các chi nhánh của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh có tham vấn cộng đồng về các vấn đề liên quan đến môi trường của doanh nghiệp. Ô nhiễm môi trường đã gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dân. Bởi vậy, việc tham vấn cộng đồng về các vấn đề liên quan đến môi trường là rất cần thiết để các chi nhánh đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường, từ đó có các giải pháp làm giảm thiểu điều này. Tuy nhiên, thực tế thì rất ít chi nhánh thực hiện được điều đó bởi chưa thực sự quan tâm thỏa đáng đến môi trường. Chất thải khách sạn đến từ rất nhiều nguồn thải: các phòng khách, hoạt động nấu ăn, bếp núc, các hóa chất tẩy rửa vệ sinh hay sinh hoạt cá nhân của nhân viên cũng như của khách. Những chất này nếu không được xử lý đúng cách trước khi thải ra môi trường sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới hệ sinh thái địa phương cũng như toàn cầu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Hiện nay, Mường Thanh cũng như đa số các khách sạn khác đều chưa có hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn. Ngoài ra, còn có ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình thi công các công trình khách sạn cao tầng của Mường Thanh. Kết quả điều tra về các tiêu chí liên quan đến môi trường thuộc TNXH của Tập đoàn gồm: áp dụng các sáng kiến tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng; tái sử dụng phế liệu, chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo; đầu tư xây dựng và vận hành có hiệu quả các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn; hoạt động xây dựng, kinh doanh không gây hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; có những hoạt động thiết thực đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường ở địa phương (hỗ trợ các công trình thu gom, xử lý rác thải, nước thải, nước sạch vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, tuyên truyền về bảo vệ môi trường…). Kết quả điểm trung bình đạt 3,46/5 cho thấy Tập đoàn đã rất chú ý đến vấn đề này. Tuy nhiên, kết quả điều tra về tiêu chí “Đầu tư xây dựng và vận hành có hiệu quả các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn” có điểm số trung bình chỉ là 2,36 cho thấy rằng, công tác này chưa thực sự được chú trọng. Bên cạnh đó, các nhân viên cũng xác nhận kết quả đáng ghi nhận của Tập đoàn khi gần 100% số phiếu ủng hộ cho việc thực hiện rất tốt các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường ở địa phương. 11
  10. Mường Thanh đã rất nỗ lực trong công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường tới cộng đồng thông qua các hoạt động ý nghĩa điển hình như: phát động chương trình bảo vệ môi trường biển mang tên “Giữ tôi sạch” của 12 khách sạn Mường Thanh vào ngày 25/06/2016 hay việc đạp xe ủng hộ chương trình “Làm cho thế giới sạch hơn” của cán bộ nhân viên Mường Thanh Đà Lạt vào ngày 04/10/2016 và nhiều chương trình tương tự khác được tổ chức tại các khách sạn thành viên hằng năm… Các chương trình đều thành công tốt đẹp với mong muốn nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh môi trường không chỉ của cán bộ nhân viên khách sạn, của người dân địa phương mà còn của chính khách du lịch khi đến với Mường Thanh. Những hoạt động này cũng cần được phát huy hơn nữa để đạt được hiệu quả tốt hơn góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng diễn biến xấu đi. Đặc biệt, từ ngày 01/08/2019, Mường Thanh chính thức nói KHÔNG với dùng đồ nhựa trên toàn hệ thống khách sạn thành viên. Như vậy, gần 60 khách sạn Mường Thanh trên cả nước và Lào sẽ KHÔNG dùng ống hút nhựa, cốc nhựa, hộp nhựa, túi ni lông… trong phục vụ khách hàng, phát động chiến dịch “No Plastic”, “No Plastic For Green Life”. - An toàn và bình đẳng: n toàn và bình đẳng trong lao động là vấn đề rất được xem trọng tại Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh. Hiện nay, để đảm bảo an toàn và bình đẳng của người lao động, nước ta đã ban hành Luật Bình đẳng giới, ngoài ra còn có các Bộ luật khác để đảm bảo không có sự phân biệt đối xử đối với người lao động. Chủ doanh nghiệp không được phép sa thải người lao động một cách tùy tiện, không có lý do. Bộ phận giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp là công đoàn. Theo kết quả điều tra đánh giá mức độ thực hiện TNXH của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh thì 100% các chi nhánh đều có tổ chức công đoàn. Cũng theo kết quả đánh giá này, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh luôn thực hiện rất tốt các tiêu chí liên quan đến người lao động; cụ thể, mức 4 và 5/5 chiếm tới gần 90% tổng số phiếu, đạt điểm trung bình là 4,62. Điều này chỉ ra rằng, các cán bộ công nhân viên tại đây luôn được quan tâm đúng mức và rất hài lòng với công việc của mình. Đây là điều mà không phải doanh nghiệp ngoài nhà nước nào cũng thực hiện tốt được. Nhân viên ở đây được làm việc trong môi trường gần gũi, thân thiết, không nề hà vị trí cấp trên hay cấp dưới. Điều đó giúp gắn kết nhân viên với nhân viên, nhân viên với lãnh đạo nên mọi người đều an tâm làm việc, thêm yêu nghề hơn. Sự thấm đượm phong cách mộc mạc, chân thật như con người Tây Bắc trong mỗi nhân viên chính là điểm níu chân và tạo ấn tượng trong lòng du khách. Các lãnh đạo rất quan tâm đến đời sống nhân viên, được nhân viên tin yêu. Nhân viên cũng được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm như BHYT, BHXH, BHTN và đãi ngộ tài chính thỏa đáng bằng tiền lương và thưởng. Mức lương ổn định, khá cạnh tranh với các khách sạn khác cùng môi trường làm việc thân thiện, đáp ứng được các tiêu chí về TVSLĐ và đầy đủ các chế độ đãi ngộ ở Mường Thanh là điều mà mọi nhân viên tại đây đều hài lòng. 5.3. Về khía cạnh đạo đức Khía cạnh đạo đức trong TNXH của một doanh nghiệp không được thể chế hóa thành các điều luật, nó được thể hiện, đánh giá qua những việc làm cụ thể của doanh nghiệp đó. Với mục tiêu mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới lạ và đẳng cấp, chuyên nghiệp về dịch vụ khách sạn với giá cả phải chăng, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất và đặc biệt là năng lực, thái độ của đội ngũ nhân viên. Đã có không ít những nhân viên đang làm việc tại các khách sạn Mường Thanh trên cả nước được biểu dương vì “Gương người tốt - việc tốt”, nhặt được đồ có giá trị và hoàn trả lại cho khách 12
  11. lưu trú. Khách hàng sau khi nhận được đồ để quên đều rất vui mừng và đánh giá cao sự trung thực, chuyên nghiệp, giá trị đạo đức tốt của nhân viên tại Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu. Ông Hoàng Tuấn nh, Giám đốc Khách sạn Mường Thanh Vũng Tàu cho biết: “Ở Mường Thanh, vấn đề bảo đảm sức khỏe và an toàn cho khách hàng luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu. Vì vậy, với các đối tác cung cấp thực phẩm, chúng tôi không đặt nặng vấn đề về giá cả mà chỉ quan tâm về chất lượng. Ngay cả những sản phẩm phục vụ miễn phí trong phòng ngủ, chúng tôi cũng chọn mua của những nhãn hàng lớn: nước uống Dasani, trà lài Hoa Ban, trà Lipton… nên hầu hết khách đều sử dụng hết sản phẩm.” Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng các dự án khách sạn của mình, Mường Thanh đã không ít lần mang lại những rắc rối cho người dân xung quanh khu vực thi công. Điển hình như công trình Khách sạn Mường Thanh Quảng Nam, trong quá trình thi công còn thiếu lưới che chắn, nhiều công nhân làm việc trên các tầng nhà liên tục xả cát, bụi từ trên cao xuống, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Hay công trình xây dựng chung cư, Khách sạn Mường Thanh Viễn Triều tại Thành phố biển Nha Trang đã khiến tuyến đường Hòn Chồng bị xuống cấp nghiêm trọng. Theo nhiều người dân ở khu vực này, đường Hòn Chồng từng là con đường sạch, đẹp nhất của khu vực phía Bắc thành phố. Tuy nhiên, chỉ sau hơn nửa năm khi dự án Mường Thanh Viễn Triều thi công thì tuyến đường đã hư hỏng nặng; trời nắng thì bụi, trời mưa nước đọng từng vũng trên đường. Ngoài ra, đây là tuyến đường cấm xe vận tải trên 5 tấn lưu thông, nhưng nhiều người dân cho hay, các xe vận chuyển vật liệu cho công trình này lên tới chục tấn với hàng chục xe trong ngày. 5.4. Về khía cạnh nhân văn Từ khi thành lập đến nay, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh luôn quan tâm đến công tác xã hội, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đó cũng chính là lý do Quỹ nhân đạo Mường Thanh được ra đời vào ngày 02/09/2013. Quỹ nhân đạo Mường Thanh là quỹ xã hội phi lợi nhuận thuộc quản lý của Tập đoàn, là nơi quy tụ những tấm lòng hảo tâm của Mường Thanh từ khắp đất nước, cùng chung tay vì những hoạt động thiện nguyện thiết thực và ý nghĩa. Phạm vi hoạt động của Quỹ nhân đạo Mường Thanh gồm: xóa đói giảm nghèo tại các vùng biên giới; y tế và giáo dục tại nông thôn; hoạt động đền ơn đáp nghĩa; các vấn đề về môi trường và nước sạch; cứu trợ thiên tai. Với tôn chỉ hoạt động “đúng người, đúng việc, trao tận tay người cần giúp đỡ”, trong những năm qua, Quỹ nhân đạo của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã trao nhiều tỷ đồng tiền mặt và rất nhiều quà tặng, hiện vật đã cùng hàng trăm tình nguyện viên trên khắp cả nước đến với các hoàn cảnh khó khăn, không kể đó là vùng núi biên giới hay những vùng quê chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lụt. Có tới 88% số phiếu nằm ở mức 4 và 5/5, nghĩa là tốt và rất tốt khi cho rằng các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, trao các suất học bổng, tài trợ chương trình từ thiện,… được Mường Thanh thực hiện là vô cùng hiệu quả và ý nghĩa. Điều này không chỉ góp phần nâng cao hình ảnh đẹp của tập đoàn trong lòng du khách và chính quyền địa phương mà còn trong toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên, khích lệ họ phấn đấu hết mình vì công việc. Thực hiện TNXH thông qua các hoạt động từ thiện là một công cụ để các doanh nghiệp, không chỉ là những doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần làm tăng thêm phúc lợi xã hội, lưu giữ truyền thống “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương cũng như đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp. 13
  12. Hoạt động thể hiện khía cạnh nhân văn gần nhất của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân chung tay ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tập đoàn Mường Thanh tài trợ phòng nghỉ cho toàn bộ tập thể cán bộ, y, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai. Trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2020 vừa qua, 23 “chiến binh” thầm lặng của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La đã tình nguyện ở lại khách sạn để phục vụ bữa ăn, giấc ngủ cho các y, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai đang lưu trú tại đây trong chiến dịch chống đại dịch Covid-19. Mỗi ngày họ phải làm việc từ 12 đến 16 tiếng cũng như gặp rất nhiều trở ngại khi di chuyển và làm việc với bộ đồ bảo hộ vướng víu. Tuy nhiên, vượt qua nỗi lo sợ và khó khăn, các cán bộ nhân viên tình nguyện ở lại đã làm rất tốt công việc của mình, qua đó minh chứng cho mọi người biết “tinh thần Mường Thanh” mãnh liệt đến nhường nào. Bên cạnh đó, Tập đoàn đã chuyển 100 tấn gạo hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tháng 4/2020. 6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI HƯỚNG TỚI HIỆN THỰC HÓA MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH 6.1. Về định h ớng phát triển của Tập đoàn Ban lãnh đạo Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã xây dựng chiến lược dài hạn theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả hơn mà mục tiêu chung là đưa Mường Thanh trở thành chuỗi khách sạn nội địa cao cấp, thương hiệu thuần Việt hàng đầu Việt Nam. Với định hướng như vậy nên thời gian qua, Tập đoàn đã chuẩn bị kỹ về nguồn lực tài chính, tập trung đầu tư mạnh về cơ sở vật chất và đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ lẫn đào tạo nguồn nhân lực. Để có được đội ngũ nhân sự có trình độ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, Tập đoàn đã xây dựng đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành để chuyên đào tạo chuyên môn, cùng với đó liên tục mở các khóa đào tạo tiêu chuẩn dịch vụ, kỹ năng mềm cho nhân viên. Việc đánh giá, kiểm định chất lượng từng bước được áp dụng trên toàn bộ hệ thống; trong đó, lao động sau khi được tuyển dụng vào khách sạn đều phải trải qua thời gian đào tạo khắt khe trước khi được chính thức làm việc. Bên cạnh đó, Mường Thanh còn tiếp tục đầu tư, xây dựng những khách sạn mới, hiện đại trên địa bàn cả nước, đồng thời, có kế hoạch thay thế, nâng cao cơ sở vật chất tại các khách sạn cũ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, việc tạo nên bản sắc riêng mang đậm tinh thần và bản sắc văn hóa Việt cho thương hiệu Mường Thanh cũng hết sức được chú trọng. Bà Lê Thị Hoàng Yến - Tổng giám đốc Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh cho biết: “Chúng tôi cần sự khác biệt và phải khác biệt để có thể phát triển bền vững. Sự khác biệt ấy của Mường Thanh đến từ cái tên của mình - từ nguồn cội văn hóa Tây Bắc.” Chính vì vậy mà mỗi khách sạn mới ra đời đều được giữ lại tên Mường Thanh ở đầu như một điểm nhận dạng đặc biệt của chuỗi khách sạn như: Mường Thanh Điện Biên Phủ, Mường Thanh Grand Hà Nội, Mường Thanh Đà Nẵng, Mường Thanh Sa Pa... Bản sắc Việt còn thể hiện ở cung cách phục vụ, từ những món ăn đặc sản của vùng miền đến văn hóa trang trí kiến trúc, nội thất. Qua đó, hình ảnh cuộc sống và con người Việt Nam ở các địa phương đến được với du khách một cách tự nhiên. Màu sắc dân tộc hòa nhập tinh tế với sự năng động và hiện đại của xu thế mới làm cho chuỗi khách sạn Mường Thanh luôn có những nét độc đáo và đáng nhớ với bất cứ ai dù chỉ một lần ghé thăm. Đồng thời, Tập đoàn cũng thực hiện nhiều phân khúc khác nhau từ 3 đến 5 sao, đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp khách hàng, áp dụng chính sách giá cả hợp lý với dịch vụ tiêu chuẩn cao theo tiêu chuẩn quốc tế để thu hút khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách Việt. 14
  13. Định hướng trong những năm tới của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh là sẽ tiếp tục phát triển thành hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng 3, 4, 5 sao mang nét văn hóa độc đáo và lòng mến khách chân thành, hiếm có của các dân tộc Việt Nam, qua đó giới thiệu nét đẹp truyền thống và tinh hoa văn hóa Việt tới du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, tiếp tục phát triển dịch vụ lưu trú chuyên nghiệp với chính sách giá cả hợp lý, dịch vụ tiêu chuẩn cao. Bên cạnh đó, tập trung vào việc khai thác thị trường khách hàng nội địa và phát triển thị trường ngách, tùy từng địa phương sẽ có cách đầu tư khác nhau để tận dụng được đặc điểm của thị trường ở mỗi địa phương, nâng cao hiệu quả đầu tư. Với sự chuẩn bị kỹ càng về nguồn lực tài chính, nhân sự cũng như có chiến lược phát triển dài hạn, nhất quán đi theo con đường bảo tồn văn hóa, bản sắc thương hiệu và bản sắc dân tộc, tên tuổi Mường Thanh sẽ tiếp tục phát triển một cách bền vững, ghi tên thương hiệu lên bản đồ kinh doanh khách sạn trong nước và thế giới, góp phần vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành du lịch nước nhà. Lãnh đạo Tập đoàn tin rằng, phát triển bền vững sẽ là định hướng đúng đắn cho mọi hoạt động kinh doanh. Bởi lẽ đó, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh luôn kiên định với triết lý kinh doanh gắn liền với sứ mệnh gìn giữ và phát triển giá trị Việt, thực hiện và thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và giới thiệu nét đẹp của con người Việt cùng văn hóa độc đáo của các dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Tập đoàn còn nỗ lực góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương thông qua việc mở rộng đầu tư với quy mô lớn tại nhiều vùng kinh tế đang phát triển, tạo hàng nghìn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực dịch vụ du lịch, cùng với rất nhiều các hoạt động vì cộng đồng và môi trường sống khác. 6.2. Về các giải pháp cần thực hiện để tăng c ờng trách nhiệm xã hội của Tập đoàn - Đổi mới quản trị nhân lực, nâng cao chất lượng nhân lực của Tập đoàn Đối với một doanh nghiệp chuyên về dịch vụ khách sạn như Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh, yếu tố con người là vô cùng quan trọng bởi nhân viên là người trực tiếp phục vụ khách hàng. Khách hàng có hài lòng hay không, có yêu thích phong cách phục vụ của khách sạn hay không, có muốn quay trở lại hay không, tất cả đều phụ thuộc vào đội ngũ nhân lực của Tập đoàn. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần đầu tư hiệu quả vào hoạt động nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên và người lao động. Có thể thấy rằng, việc thực hiện TNXH của Mường Thanh điển hình ở chỗ sử dụng lao động tại chính địa phương nơi khách sạn tọa lạc. Theo nghiên cứu chỉ ra có tới gần 90% nhân viên tại đây đều là lao động địa phương. Điều này một mặt đem lại những hiệu quả tích cực như giải quyết công ăn việc làm cho người dân, giảm bớt gánh nặng xã hội và tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào, một mặt cũng đem đến những vấn đề đáng xem xét. Đó là việc đa phần trong số họ không có trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ cần biết của một người làm trong lĩnh vực khách sạn. Mặc dù đối với những người làm công việc phục vụ thì không cần quá quan trọng điều này, nhưng nếu không được đào tạo qua trường lớp hay không được tham gia những khóa đào tạo nghiệp vụ từ trước thì cho dù sau khi vào làm việc và được đào tạo lại từ đầu vẫn sẽ để lại những lỗi sai cơ bản khó khắc phục. Nếu không được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời sẽ khiến khách hàng mất niềm tin vào khách sạn khi bỏ ra số tiền lớn nhưng chất lượng phục vụ không tương xứng. Khách sạn khi đó sẽ mất đi những khách hàng thân thiết và không có cơ hội phục vụ những khách hàng có ý định đến với khách sạn, làm ảnh hưởng đến thương hiệu và mất uy tín. Việc đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động có thể được giám đốc các chi nhánh tiến hành bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ. Điều này có nghĩa là, nhân viên sẽ ghi nhớ và tiến hành công việc theo những cách đã được hướng dẫn. Cách này giúp nhân viên thực hành luôn sau lý thuyết, từ đó có thể ghi nhớ lâu hơn những kỹ 15
  14. năng học hỏi được. Một cách đào tạo khác cũng không kém phần hiệu quả, đó là thông qua đào tạo và bồi dưỡng theo lớp. Khách sạn có thể trực tiếp đứng ra mở lớp, mời giáo viên bên ngoài và các cấp bậc quản lý của khách sạn cùng tham gia giảng dạy hay gửi nhân viên đi đào tạo và bồi dưỡng tại hệ thống các trường lớp chuyên nghiệp như đại học, cao đẳng hay trường dạy nghề chính quy của Nhà nước. Cách làm này sẽ khiến nhân viên được mở mang tầm hiểu biết, tiếp cận với những kiến thức mới và chuẩn hóa cách phục vụ để áp dụng vào công việc một cách linh hoạt hơn. Song song với đó, giám đốc các chi nhánh có thể tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm hay các cuộc thi trong khách sạn hoặc giữa các khách sạn với nhau để khuyến khích người lao động chú trọng về phong cách phục vụ cần chuyên nghiệp, thành thạo ra sao. Đây cũng là cơ hội để nhân viên được giao lưu, thể hiện bản thân và quảng bá về hình ảnh khách sạn mình tới những người tham gia. Đây chỉ là một số cách điển hình để đẩy mạnh hoạt động đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho người lao động trong doanh nghiệp nhưng đều có chung một mục đích là phát triển toàn diện cho người lao động để góp phần thực hiện tốt hơn TNXH với người lao động và với cộng đồng. Tập đoàn cũng cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách đánh giá nhân lực, đãi ngộ tài chính và phi tài chính, tạo động lực làm việc cho người lao động, thúc đẩy sự gắn bó của người lao động, yên tâm làm việc và đóng góp lâu dài cho quá trình phát triển theo mục tiêu bền vững của Tập đoàn. - Nâng cấp dịch vụ và hiện đại hóa cơ sở vật chất phù hợp với phân khúc tương xứng Là một Tập đoàn lớn với chuỗi khách sạn nằm dọc miền đất nước, Mường Thanh cũng không phải ngoại lệ khi liên tiếp xây dựng nên những khách sạn hạng sang ở nhiều phân khúc khác nhau tùy thuộc vào vị trí tọa lạc và đối tượng hướng đến. Dù vậy, Mường Thanh cũng gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận thị trường và nắm bắt xu thế cũng như nhu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn. Bên cạnh đó, một rào cản không kém phần phức tạp là sự cạnh tranh đến từ các khách sạn mang thương hiệu quốc tế. Đó là những khách sạn mang phong cách phương Tây là chủ yếu nên dễ dàng được khách du lịch nước ngoài lựa chọn khi đến du lịch tại Việt Nam bởi có sự tương đồng trong nhu cầu về văn hóa ăn uống, sinh hoạt hay không gian kiến trúc. Mặt khác, hiện nay nhiều du khách trong nước và trong khu vực Đông Nam Á cũng ưa thích văn hóa phương Tây bởi sự mới lạ và hấp dẫn nên đã chọn những khách sạn này làm điểm dừng chân cũng như tận hưởng cho một kỳ nghỉ mong đợi. Do đó, những doanh nghiệp kinh doanh khách sạn theo hơi hướng cổ truyền cần tích cực hơn nữa trong việc tạo ra sự hấp dẫn và lôi cuốn đối với du khách, mà việc thiết thực nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hiện đại hóa cơ sở vật chất, tạo điểm nhấn đặc biệt cho không gian khách sạn. Mường Thanh chính là doanh nghiệp đặc biệt đó khi chọn cho mình lối đi riêng, quảng bá văn hóa theo một sự khác biệt hoàn toàn thông qua việc lấy những gì tinh túy, đặc trưng nhất của xứ Mường trên vùng cao Tây Bắc Việt Nam. Đến với Mường Thanh, du khách sẽ được nghỉ ngơi trong không gian sang trọng, lịch lãm nhưng cũng thật mộc mạc, đơn sơ như chính con người xứ Mường ấm áp, chân chất. Người Việt Nam chưa được lên xứ Mường cũng có thể cảm nhận được sự thú vị so với văn hóa miền xuôi, người nước ngoài chưa biết tới xứ ấy cũng được trải nghiệm qua một nét văn hóa mới và có thể sẽ chọn Tây Bắc làm địa điểm du lịch sau đó. Đây là điều mà Mường Thanh trong suốt bao nhiêu năm qua vẫn không ngừng nỗ lực để đem đến cho du khách không chỉ là trải nghiệm mà còn là mong muốn khám phá. Dù đã tạo ra sự khác biệt nhưng Mường Thanh cũng cần có cho mình những định hướng chắc chắn hơn để cạnh tranh với những khách sạn lớn khác. Đó có thể là những đổi mới bằng việc bổ sung thêm vào thực đơn những món ăn của phương Tây hay của các quốc gia như Nhật, Hàn, Trung,... 16
  15. để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách hoặc kết hợp các món ăn như một sự giao lưu giữa hai nền ẩm thực Âu - Á. Điều này không chỉ giúp du khách có thêm nhiều lựa chọn mà khách sạn cũng có thêm nhiều đổi mới nhưng không làm mất đi giá trị truyền thống vốn có. Ngoài ra, sự kết hợp cả về không gian kiến trúc cũng phần nào giúp khách sạn hiện đại hóa cơ sở vật chất nhưng vẫn làm nổi bật lên được nét khác biệt của không gian xứ Mường. Cùng với đó, việc nâng cấp dịch vụ cần nỗ lực không ngừng mà quan trọng nhất là sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên phục vụ. Nhân viên có tốt thì du khách mới cảm nhận hết được những thông điệp mà khách sạn muốn mang đến. Mặt khác, dù phục vụ theo phong cách nhẹ nhàng, gần gũi nhưng Mường Thanh cần có sự chủ động hơn trong việc tiếp nhận các công nghệ hiện đại và vô cùng tiện ích; đơn cử như việc đồng bộ hóa hệ thống thông tin liên lạc giữa nội bộ nhân viên để khi có tình huống xảy ra sẽ giải quyết hiệu quả và nhanh chóng dù sự việc có liên quan đến nhân viên hay du khách. Điều này giúp nhân viên nắm bắt được kịp thời thông tin và du khách thì không bị mất quá nhiều thời gian chờ giải quyết, hạn chế được việc gây ảnh hưởng tới những người hoặc công việc khác. Đây chính là biểu hiện của sự chuyên nghiệp trong dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. - Tổ chức bộ phận phụ trách an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Là một tập đoàn lớn, Mường Thanh cần chú ý hơn đến vấn đề này nhằm đảm bảo sự an toàn về sức khỏe và tính mạng cho người lao động để họ không phải chịu thiệt thòi khi làm việc. Hơn thế nữa, phải tổ chức hẳn một bộ phận chuyên phụ trách TVSLĐ trong doanh nghiệp. Họ sẽ đảm nhận nhiệm vụ về bảo đảm sự an toàn trong lao động cho nhân viên, nhắc nhở mọi người khi họ không tuân thủ các quy định về an toàn và giám sát vệ sinh thường xuyên. Nhờ đó sẽ gia tăng tính tự giác trong mỗi người về ý thức giữ gìn vệ sinh và biết tự bảo vệ mình trong quá trình làm việc. Có như vậy, người lao động mới đảm bảo được sức khỏe của mình để làm việc lâu dài và trở thành những người lao động cốt cán, dày dặn kinh nghiệm mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được. Ngoài những lợi ích mà bản thân người lao động và doanh nghiệp được hưởng, giải pháp này còn giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng hơn. Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh nếu thực hiện tốt sẽ nhận được sự ủng hộ lớn hơn từ cả nhân viên và người dân địa phương cũng như du khách, một điều đáng mừng đối với mọi doanh nghiệp. - Tiếp tục tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện Lãnh đạo Tập đoàn đã, đang và sẽ cần tiếp tục quan tâm thực hiện bài bản hoạt động từ thiện nói riêng hay các hoạt động xã hội nói chung, đó là cách “cho đi” để doanh nghiệp thể hiện giá trị của chính mình, là cách để làm giá trị thương hiệu của Tập đoàn tăng lên. Tuy nhiên, thay vì còn triển khai các hoạt động theo sự kiện, thời điểm, địa bàn phát sinh…, lãnh đạo Tập đoàn cần quan tâm xây dựng chiến lược, kế hoạch tổ chức các hoạt động xã hội và từ thiện một cách bài bản hơn, đồng thời có chính sách hợp lý để bổ sung và phát triển, sử dụng hiệu quả hơn Quỹ nhân đạo Mường Thanh. Với tấm lòng của những người lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn hướng về cộng đồng xã hội, nhất là đối với người nghèo ở các vùng sâu vùng xa, trong thời gian tới Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh sẽ tiếp tục duy trì và phát triển Quỹ nhân đạo Mường Thanh. Để phát triển và sử dụng Quỹ này hiệu quả hơn, Tập đoàn cần chú ý giải quyết các vấn đề như: quan tâm hỗ trợ nhiều hơn đối với lao động địa phương nơi các khách sạn của Tập đoàn đã và đang xây dựng; tìm hiểu thông tin về các trường hợp khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt để có những trợ giúp trực tiếp; quan tâm nhiều hơn đễn việc hỗ trợ các địa phương vùng khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục và y tế;chấp hành tốt hơn các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; làm tốt hơn công tác tuyên truyền vận động cán bộ nhân viên Tập đoàn và 17
  16. các khách sạn thành viên ủng hộ để họ hiểu, ủng hộ và cùng lãnh đạo Tập đoàn làm tốt hơn các hoạt động nhân đạo, từ thiện, thể hiện tinh thần vì cộng đồng... - Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường Tập đoàn cần tiếp tục triển khai bài bản các hoạt động bảo vệ môi trường, gắn hoạt động kinh doanh với các mục tiêu tăng trưởng xanh. Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường, thu hút sự tham gia của đông đảo người lao động và cả khách hàng sử dụng dịch vụ của các khách sạn và đơn vị thành viên. Các sản phẩm/dịch vụ của Tập đoàn cung cấp cho khách hàng cũng cần đảm bảo theo các tiêu chuẩn “sạch - an toàn - thân thiện”, từ khâu sản xuất, thu mua nguyên vật liệu, đến khâu chế biến, xử lý chất thải trong toàn bộ quy trình sản xuất - chế biến - cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Việc duy trì và phát triển các hoạt động bảo vệ môi trường cần tiếp tục được xác định như là một nhiệm vụ quan trọng trong thực thi trách nhiệm xã hội và đóng góp đáng kể vào mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững của Tập đoàn. - Giám sát chặt chẽ công tác quản lý thi công xây dựng và sửa chữa Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, có thể thấy Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã không ngừng phấn đấu trên con đường xây dựng thương hiệu đầy thử thách, trở thành điểm dừng chân quen thuộc của một bộ phận khách du lịch. Tuy nhiên, chặng đường dài của Mường Thanh vẫn còn tồn tại những bất cập mà nếu không được xem xét một cách nghiêm túc và giải quyết triệt để thì sớm muộn cũng sẽ gặp phải những bất lợi từ các yếu tố tác động bên ngoài. Có thể thấy rằng, dù tọa lạc tại đâu thì Mường Thanh cũng thu hút được lượng lớn khách du lịch và gây được thiện cảm với du khách bởi những trải nghiệm tuyệt vời trong dịch vụ nhưng với chính cư dân địa phương thì lại chưa được xử sự đúng mức. Xây dựng và sửa chữa, cải tạo khách sạn lớn là cả một quá trình kéo dài nhiều năm, thậm chí rất nhiều năm. Tuy nhiên, ngay từ bước đầu xây dựng, lợi ích của những người dân sống liền kề các công trình lại không được xem xét đúng mức như việc gây ồn ào, ô nhiễm nhất là không khí và nguồn nước. Bụi bặm, rác thải xây dựng liên tục được xả ra môi trường, tiếng khoan đục bê tông cốt thép diễn ra trong thời gian dài khiến cuộc sống của cư dân địa phương bị đảo lộn. Bởi vậy, giải quyết tốt tình trạng này sẽ là bài toán mà Mường Thanh cần hết sức lưu ý. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây, tăng cường nhận thức của lãnh đạo và nhân viên Tập đoàn và các khách sạn thành viên về TNXH của doanh nghiệp, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những tồn tại trong thực thi TNXH của Tập đoàn thời gian qua sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của Tập đoàn, hướng đến nâng tầm thương hiệu Mường Thanh trên bản đồ du lịch trong nước và khu vực, đảm bảo phát triển kinh doanh bền vững của Tập đoàn trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Hữu Đức (2008), Tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực phẩm, Tạp chí Cộng sản số 794. 2. Nguyễn Mạnh Quân (2015), Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Nguyễn Ngọc Thắng (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Nguyễn Hoàng Việt (2008), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo góc độ tiếp cận phát triển chiến lược kinh doanh, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Trường Đại học Thương mại. 5. Các thông tin từ website của Tập đoàn Mường Thanh và các trang thông tin khác. 18
nguon tai.lieu . vn