Xem mẫu

  1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TS. Hoàng Ngọc Hải1 - TS. Hồ Thanh Thủy2 - TS. Phạm Thị Thủy3 Tóm tắt: Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Hoạt động TNXHDN không phải chỉ để làm cho doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đơn thuần, không hẳn là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thông thường mà hoạt động này đòi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của doanh nghiệp và cho lợi ích của xã hội. TNXHDN cần được xem như là lợi ích của doanh nghiệp để họ chủ động triển khai hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với sản phẩm thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm, xây dựng được nguồn nội lực nhân tài quý giá, có vị thế và danh tiếng tốt trong xã hội... Chính vì vậy, nâng cao TNXHDN ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Abstract: Good implementation of corporate social responsibility (CSR) will not only help good business enterprises but also support businesses to solve strategic issues related to business and social issues. CSR activities are not only to make businesses feel satisfied simply, not necessarily the usual small promotional, charity or sponsorship activities that require continuity and long-term commitment. for the benefit of the business and for the benefit of society. CSR needs to be considered as an enterprise’s benefit for them to proactively deploy towards an effective business community with brand products trusted by consumers, build valuable internal resources, having a good position and reputation in society ... Therefore, raising CSR in our country in the context of international integration is an extremely important and necessary job. 1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ LỢI ÍCH THỰC TIỄN TNXHDN vẫn còn là một khái niệm mới đối với đa số doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một yếu tố khá quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. TNXHDN được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và trở thành điều kiện để doanh nghiệp phát triển, nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh.  Cho đến nay, thuật ngữ này đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số học giả cho rằng “TNXHDN liên quan đến những quyết định và hành động được thực hiện mà ít nhất cũng vượt trên những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, là những nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh 1 Học viện Chính trị khu vực I. 2 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 3 Trường Đại học Lao động – Xã hội.
  2. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 315 nghiệp và xã hội”. Caroll (1979) sau khi chỉ ra vai trò chủ yếu của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, khẳng định: “TNXHDN bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Maignan và Ferrell (2004) cũng đưa ra một khái niệm súc tích về TNXHDN: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan”. Trên thực tế, TNXHDN là một phạm trù rộng, có thể được hiểu và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững (World Business Council for Sustainable Development) đã đưa ra một định nghĩa về TNXHDN. Định nghĩa này được sử dụng khá phổ biến, được coi là hoàn chỉnh và rõ ràng. TNXHDN là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Từ năm 2003, khái niệm TNXHDN do Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới đưa ra đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất. Theo đó, “TNXHDN là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”… Qua một số cách định nghĩa trên đây đã cho thấy, dù cách thể hiện, hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau, song nội hàm phản ánh của  TNXHDN về cơ bản đều có điểm chung là, bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải gắn liền với vấn đề phát triển bền vững - một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có tính toàn cầu của sự phát triển hiện nay. Khi cạnh tranh thương trường ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng ngày càng cao và do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nghiệp về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất - kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện,… Như vậy, nội hàm của TNXHDN bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ; từ  đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp. Trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường mà về thực chất, cũng là có trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.  Do vậy, những người lãnh đạo doanh nghiệp thời nay phải là những người có tầm nhìn xa, trông rộng để hướng tới mục tiêu hoạt động toàn diện, không chỉ giới hạn bởi thặng dư, lợi nhuận kinh tế đơn thuần. Thước đo thành công của họ bắt nguồn từ  những tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu
  3. 316 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 xã hội. Các doanh nhân này cần tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốt hơn và ngược lại, các doanh nghiệp của họ sẽ có những điều kiện để phát triển bền vững hơn. Lợi ích dài hạn chủ yếu của TNXHDN là cho chính nội bộ doanh nghiệp, như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, TNXHDN còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Thực tiễn cho thấy, những doanh nghiệp thực hiện tốt TNXHDN sẽ không thua thiệt, mà thường đạt được những lợi ích đáng kể, bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Diễn giải cụ thể hơn, mỗi doanh nghiệp khi đã tự quyết định một cách tự nguyện về thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, thì bên cạnh những đóng góp, chi phí vì lợi ích cộng đồng xã hội, đương nhiên, họ còn có những lợi ích riêng trong kinh doanh, thông qua các hoạt động của mình. Ở cấp độ doanh nghiệp, TNXHDN có thể góp phần nâng cao thương hiệu doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng thị phần và tạo thêm nhiều lợi nhuận hơn thông qua việc giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh theo một số cách sau đây: - Do TNXHDN liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đối tác của doanh nghiệp như nhà cung cấp, khác hàng, người lao động, cộng đồng, v.v... bằng cách quan tâm đến những lợi ích của họ, doanh nghiệp có thể khiến các đối tác của mình hài lòng và kết quả là, doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ những mối quan hệ mật thiết này. Chẳng hạn như, mối quan hệ mật thiết với các khách hàng có thể giúp doanh nghiệp nhận thức tốt hơn về những nhu cầu của họ, từ đó giúp doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. - Trong một số trường hợp, TNXHDN có thể đem lại hiệu suất lớn hơn (chẳng hạn như tiết kiệm được chi phí từ việc ứng dụng các kỹ thuật giảm thiểu chất thải, và điều này có thể giúp doanh nghiệp có được giá cả cạnh tranh hơn). - Ngoài ra, khi TNXHDN khuyến khích các doanh nghiệp đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, đối xử bình đẳng, chăm sóc sức khoẻ định kỳ, v.v... Điều này có thể giúp các doanh nghiệp giữ chân được người lao động có kỹ năng, tăng hiệu suất lao động và thậm chí thu hút thêm người lao động có trình độ. Tất cả những yếu tố này được tin là sẽ giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hơn trong việc thu hút lao động. - Việc lấy chứng chỉ về TNXHDN có nhiều lợi ích tiềm năng. Lợi ích trước mắt là có thêm đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CRS, còn lợi ích dài hạn là cho chính công ty như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tăng doanh thu, tăng giá trị, thương hiệu, và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. TNXHDN đối với phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn. - TNXHDN tốt là yếu tố giúp thu hút nhân tài. Nhân viên là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc thu hút nhân tài luôn được các công ty quan tâm. Có được những nhân viên tốt đã khó nhưng việc níu chân các nhân viên này còn khó khăn hơn nhiều. Điều này là cả một thách thức đối với các công ty. Những công ty trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được
  4. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 317 nhân viên tốt. Những người chủ doanh nghiệp giỏi thường không lo lắng nhiều về những chi phí cho TNXHDN (lo sức khoẻ nhân viên và người nhà của họ, cho nhân viên vay tiền để mua xe, mua nhà, tổ chức nhà trẻ, trường học cho con cái họ…). Họ luôn tin rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt. Ở cấp độ quốc gia, TNXHDN có thể góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua những chương trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện như đóng góp cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người tàn tật, v.v. Các chính sách về TNXHDN trong bản thân các doanh nghiệp như đối xử bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, với lao động cũ và mới cũng đem lại công bằng xã hội nói chung. Và một đóng góp quan trọng nữa của TNXHDN ở cấp quốc gia là góp phần bảo vệ môi trường. Điều này được xem là một đóng góp rất quan trọng do tình trạng ô nhiễm môi trường hiện đang đe dọa cuộc sống con người hơn bao giờ hết và ngốn nhiều tiền của để xử lý vấn đề này. Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao và xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng,… Nếu chỉ tính trong ngắn hạn, lợi ích mà TNXHDN có thể đem lại là các đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về TNXHDN. Tuy nhiên chi phí để áp dụng chương trình TNXHDN có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Những người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng sẽ có mục tiêu hoạt động không chỉ giới hạn bởi lợi nhuận. Thước đo thành công của họ bắt nguồn từ tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã hội. Các doanh nhân này tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt hơn và đổi ngược lại, doanh nghiệp của họ sẽ có những điều kiện để phát triển bền vững hơn. Lợi ích dài hạn chủ yếu của TNXHDN là cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, TNXHDN còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên công ty không thể chỉ sống nhờ vào TNXHDN. Để phát triển lâu dài, công ty cần tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận và TNXHDN có thể song hành, thực tế là trong dài hạn, việc quản lý doanh nghiệp theo hướng có trách nhiệm với xã hội thường đem lại tăng trưởng bền vững và lợi nhuận lớn hơn. Có những e ngại rằng áp dụng TNXHDN ở DNVVN gặp nhiều khó khăn hơn những doanh nghiệp lớn vì các nguồn tài nguyên của DNVVN quá hạn chế không thể đáp ứng được những chương trình TNXHDN đắt tiền. Quan điểm đó không hoàn toàn chính xác, một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập nếu muốn thành công và phát triển bền vững thì không thể không tham gia vào các hoạt động mang tính trách nhiệm đối với xã hội ngay từ đầu. Hơn nữa, chương trình TNXHDN không nhất thiết phải tốn kém. TNXHDN là quan trọng nhưng không phải ở tờ giấy chứng nhận mà ở chính quy trình thực hiện nó. Nếu doanh nghiệp chỉ chạy theo hình thức mà không thực thi nghiêm túc thì TNXHDN không còn ý nghĩa. Doanh nghiệp sẽ thành công trong việc áp dụng TNXHDN nếu có sự cam kết của ban lãnh đạo, thực sự hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích TNXHDN sẽ mang lại trong dài hạn và biến TNXHDN thành một phần văn hóa doanh nghiệp.
  5. 318 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Cần thấy rằng, nhận thức về TNXHDN ở các nền kinh tế thị trường phát triển hoặc khá phát triển trên thế giới hiện nay rõ ràng là không còn mới lạ, mặc dù trong thực tế, cho đến nay, không phải bất cứ doanh nghiệp, doanh nhân nào, dù ở những nền kinh tế phát triển nhất, như Mỹ, Nhật Bản, Đức,… cũng đều có thể thực hiện tốt TNXHDN mọi lúc, mọi nơi do những tác động cạnh tranh quyết liệt của quy luật giá trị, giá trị thặng dư và siêu lợi nhuận chi phối. 2. THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA Ở Việt Nam, việc thực hiện TNXHDN thường vẫn được xem là một hành động giải quyết các vấn đề xã hội vì các mục đích từ thiện và nhân đạo. Trong khi đó, TNXHDN nhìn chung phải được hiểu là cách thức mà một doanh nghiệp đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp những yêu cầu về kinh tế, môi trường và xã hội đồng thời đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông và các bên đối tác. Cách thức mà doanh nghiệp tương tác với các cổ đông, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác luôn được coi là một đặc điểm then chốt của khái niệm TNXHDN. Trước đây, khi nhìn vào sự thành công của một DN, nhiều người mới chỉ dừng lại ở việc xem xét các chỉ tiêu hữu hình như doanh số, lợi nhuận, mức lương trả cho nhân viên hay số thuế đóng góp cho ngân sách Nhà nước.  Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ phát triển bền vững cũng như khẳng định thương hiệu của mình trong xã hội. Do đó, đồng hành vào sự phát triển chung của đất nước, của cộng đồng không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích cho doanh nghiệp. Từ đó, tạo ra giá trị nhân văn, văn hóa doanh nghiệp cũng như  tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong quy chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp từ năm 2009 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất, bên cạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở hai lĩnh vực lao động và môi trường nhưng gần đây cũng đặt thêm tiêu chí “hoạt động kinh doanh có hiệu quả kinh tế”. Với các tiêu chí được VCCI đề xuất, đã cho thấy Việt Nam đang tiếp nhận và sử dụng khái niệm TNXH như đa số các tổ chức và doanh nghiệp khác trên thế giới. Ngoài hiệu quả kinh tế, các DN còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với đối tác kinh doanh, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao. Hiện nay, gắn trách nhiệm xã hội với sự phát triển bền vững của DN đang là một xu thế tất yếu trên đường hội nhập của các DN, bởi trách nhiệm xã hội mang lại lợi ích cho DN, cho xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội chính là đầu tư cho chiến lược kinh doanh dài hạn và tăng trưởng bền vững của DN. Những năm gần đây, ở nước ta đã có một số doanh nghiệp chủ động thực hiện TNXHDN và nhờ đó, thương hiệu của họ càng được xã hội biết đến, như các tập đoàn: Mai Linh, Tân Tạo, ACB, Sacombank, Kinh Đô,… Từ năm 2005, Việt Nam đã có giải thưởng “TNXHDN hướng tới sự phát triển bền vững” được tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may tổ chức nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác TNXHDN trong bối cảnh hội nhập.
  6. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 319 Chẳng hạn, tại Tổng Công ty Cổ phần May 10 thời gian qua luôn lấy người lao động là mục tiêu và động lực cho phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp luôn tạo việc làm ổn định cũng như cải thiện điều kiện làm việc. Đồng thời, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các phần mềm quản lý tiên tiến vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, hạn chế những tác động xấu đến môi trường xung quanh. Mặc dù có lực lượng lao động lớn nhưng doanh nghiệp luôn đảm bảo đầy đủ về chế độ kèm theo đó là những chính sách an sinh về dài hạn. Từ đó, nhằm giúp người người lao động yên tâm gắn bó và cống hiến hết mình với doanh nghiệp. Trong bối cảnh, cạnh tranh lao động như hiện nay, việc chăm lo cho người lao động là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như Tổng công ty May 10. Chính vì vậy, bên cạnh chăm lo đời sống cho người lao động, đây là doanh nghiệp duy nhất có trường mầm non, phòng khám đa khoa tương đương với bệnh viện cấp huyện, có trường cao đẳng đào tạo nghề cho người lao động. Có thể khẳng định, TNXHDN được du nhập vào Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư của các công ty đa quốc gia. Do đó hoạt động TNXHDN thường được các công ty này thực hiện bởi các bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh và được thực hiện có bài bản, đạt hiệu quả cao. Chương trình cùng nhau làm sạch trái đất của công ty Ajinomoto Việt Nam, chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever, chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo của Western Union,... Còn các công ty trong nước tham gia thực hiện TNXH chủ yếu đến từ các công ty xuất khẩu, đây là đối tượng tiếp cận trực tiếp đến TNXH. Hầu hết các đơn hàng đến từ châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản đều yêu cầu các công ty Việt Nam áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000 đối với các doanh nghiệp dệt may) hay đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với các doanh nghiệp nông nghiệp và thủy sản). Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác kinh doanh với các DN Việt còn yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị công ty tốt (đối với các công ty tài chính và ngân hàng). Lao động trong nhiều doanh nghiệp FDI cũng ngày càng được quan tâm bảo vệ quyền lợi. Qua rà soát, đánh giá các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang thực hiện yêu cầu thành lập thư viện thỏa ước điện tử của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có tới 80% thỏa ước trên địa bàn tỉnh này có từ 3 - 5 nội dung có lợi cho người lao động nằm ngoài các quy định bắt buộc của pháp luật lao động. Một số doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc ký mới, ký lại hoặc bổ sung phụ lục phát sinh với điều khoản có lợi cho người lao động, như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nichirin Việt Nam (Khu công nghiệp Quang Châu) có điều khoản cho phép công nhân nghỉ giữa ca để giảm căng thẳng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Pan Pacific (Thành phố Bắc Giang) khen thưởng lao động tích cực theo tuần, theo tháng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Haem Vina (Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng) phát vitamin cho công nhân nữ có thai và ứng trước tiền lương 6 tháng nghỉ thai sản cho lao động nữ sinh con để bảo đảm chi phí sinh hoạt…  Tuy nhiên, vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa hiểu rõ hết vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại nên đã không thực hiện nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, sản xuất hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường để tối đa hóa lợi nhuận... Ngoài ra, nhiều DN vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động đã và đang gây bức xúc cho xã hội.
  7. 320 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Biểu hiện rõ nhất gần đây ở nước ta về tình trạng thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu đạo đức, văn hoá trong sản xuất - kinh doanh của không ít các doanh nghiệp là đã để xảy ra hàng loạt các sự kiện liên quan đến các mặt hàng nông sản, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm bảo quản bằng foocmon, hàn the, rau được tưới các chất kích thích tăng trưởng, cá nuôi trong môi trường bị ô nhiễm, nông sản, thực phẩm chế biến sử dụng các chất bảo quản độc hại, dư lượng kháng sinh hay thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn cho phép, các sản phẩm sữa nhiễm melamine - một chất độc hại gây ra sạn thận ở trẻ em, có thể dẫn tới tử vong. Đối với các doanh nghiệp FDI, bên cạnh những thành công kể trên, TNXHDN trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập, nổi bật là: Chất lượng chưa tương xứng với số lượng; các dự án FDI có công nghệ trung bình so với thế giới (80%), một phần đáng kể có công nghệ lạc hậu (14%) và chỉ có 6% có công nghệ cao. Ngay cả trong trường hợp thu hút một số tập đoàn công nghệ cao nổi tiếng toàn cầu như Nokia, Samsung,... công đoạn sản xuất tại Việt Nam là công đoạn cuối, tức là chỉ lắp ráp, không đòi hỏi lao động chất lượng cao và công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, do nhiều dự án FDI đưa vào dây chuyền công nghệ lạc hậu, chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, nên có tác động tiêu cực đến môi trường, như Công ty Vedan tại Đồng Nai, Công ty Tung Kuang tại Hải Dương, Công ty Long Tech tại Bắc Ninh và mới đây là Công ty Fomosa Đài Loan tại Hà Tĩnh... Đồng thời, việc các doanh nghiệp FDI khai thác bừa bãi thiếu quy hoạch các tài nguyên khoáng sản từ dầu khí đến than đá, quặng,… đã và đang gây tổn thất lớn nguồn tài nguyên không tái tạo được của Việt Nam. Mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn yếu, không hỗ trợ nhiều cho khu vực doanh nghiệp trong nước phát triển. Tỷ lệ sản phẩm đầu vào được mua từ các nhà chế biến chế tạo trong nước ở tất cả loại hình doanh nghiệp FDI là tương đối thấp. Các doanh nghiệp FDI nhập khẩu phần lớn thành phần đầu vào thông qua công ty mẹ hay nhập trực tiếp, chỉ số ít sử dụng đầu vào từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Hiện tượng thất thu thuế và chuyển giá trên thực tế là nghiêm trọng.  Bên cạnh đó, nhiều dự án FDI còn để xảy ra tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, với hàng ngàn cuộc đình công đòi quyền lợi về lương, thưởng, thời gian làm thêm, nghỉ giữa giờ và các chế độ phúc lợi khác (lương thấp, nhà ở không bảo đảm, chất lượng bữa ăn kém, tiền đi lại, phụ cấp nuôi con nhỏ, phụ cấp thâm niên…) giữa những lao động và người sử dụng lao động... Đặc biệt, tình trạng lao động trong các khu doanh nghiệp có vốn FDI bị thất nghiệp sau tuổi 35 đang trở thành xu hướng gia tăng đáng báo động về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với lao động và áp lực an sinh xã hội từ khu vực doanh nghiệp FDI… Thực tế còn cho thấy, nhiều công ty hay tập đoàn đang coi trách nhiệm xã hội với môi trường và lao động là một “gánh nặng” hoặc chỉ là cách thức hoạt động Maketing, tạo hình ảnh làm sao để có lợi cho doanh nghiệp nhất; không ít các doanh nghiệp đã để xảy ra hàng loạt các sự kiện liên quan đến các mặt hàng nông sản, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và gây hệ lụy tiêu cực đến môi trường; hơn nữa, không nên ngộ nhận và không nên đồng nhất việc doanh nghiệp làm từ thiện nhiều đã là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
  8. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 321 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN MỨC ĐỘ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP * Về phía doanh nghiệp Một là, thành lập đội chuyên trách về TNXHDN Thực tế thường gặp ở các công ty Việt Nam là các hoạt động TNXHDN thường không được thực hiện một cách nhất quán và thường xuyên. Lý do căn bản là trong doanh nghiệp không có đơn vị chuyên trách về TNXHDN. Vì vậy, để nâng cao hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cần thành lập đội chuyên trách về TNXHDN. Theo đó, đội chuyên trách này cần có quy mô và thành phần phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận liên đới đến vấn đề trọng tâm về TNXHDN đã lựa chọn. đội chuyên trách về TNXHDN có thể được thành lập gồm 5-7 thành viên, mỗi thành viên thuộc một bộ phận chức năng (tổng hợp, tài chính kế toán, kế hoạch thị trường, kỹ thuật - KCS,…), đặc biệt đội chuyên trách này cần có một thành viên nằm trong ban giám đốc công ty. Sở dĩ như vậy là vì các chính sách và chương trình TNXHDN chỉ có thể được thực hiện và có tính bền vững nếu có sự cam kết cao của các nhà quản trị công ty. Mặt khác, trong đội chuyên trách, các thành viên cũng cần có hiểu biết chung về TNXHDN, có thể thuê thêm chuyên gia bên ngoài tham gia với tư cách là thành viên kiêm nhiệm để tư vấn cho đội chuyên trách và công ty về những vấn đề TNXHDN được coi là điểm nóng cần giải quyết ngay. Việc thành lập đội chuyên trách có thể phát sinh chi phí cho doanh nghiệp nhưng đây là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp khi ở giai đoạn bắt đầu thực thi TNXHDN, khi mà những nguyên tắc, quy chuẩn về TNXHDN chưa được người lao động hiểu rõ, khi mà những hoạt động TNXHDN chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Sau này, khi các hoạt động của công ty đã đi vào nề nếp, khi người lao động đã có nhận thức tốt và chủ động thực thi các hoạt động TNXHDN thì các thành viên của đội chuyên trách có thể trở về hoạt động tại các bộ phận của mình. Có thể nói, hình thức hoạt động của đội chuyên trách giống như nhóm dự án, đảm bảo tính linh hoạt và chuyên nghiệp của đội. Hai là, lập kế hoạch chiến lược về TNXHDN Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp nên lập kế hoạch chiến lược về TNXHDN vì chỉ khi có chiến lược, doanh nghiệp mới xác định rõ mục tiêu cũng như con đường để thực hiện TNXHDN một cách chủ động và mang tính lâu dài. Trong công tác lập kế hoạch chiến lược, ban quản trị công ty với sự giúp sức của đội chuyên trách về TNXHDN có thể thực hiện một số bước sau: Xác định tầm nhìn về TNXHDN của doanh nghiệp; Phân tích thực trạng TNXHdoanh nghiệpvà các yếu tố môi trường tác động để xác định thứ tự ưu tiên của các vấn đề liên quan đến TNXHDN, những điều kiện về nguồn lực dành cho việc thực hiện TNXHDN; Đề xuất một số giải pháp tổng thể để thực hiện TNXHDN, nói cách khác, đây chính là các hoạt động TNXHDN cụ doanh nghiệpcần triển khai; Phân tích và lựa chọn một vài giải pháp phù hợp; Chi tiết hóa các chương trình TNXHDN và phổ biến đến toàn thể người lao độ doanh nghiệp. Ba là, tạo điều kiện để người lao động tham gia nhiều hơn vào các hoạt động TNXHDN
  9. 322 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 * Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: Tăng cường tuyên truyền đối với các doanh nghiệp về nghĩa vụ và lợi ích của việc thực hiện TNXHDN. Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức, như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đợt tập huấn bắt buộc cho lãnh đạo các doanh nghiệp, các hội nghị, hội thảo khoa học... Hơn nữa, việc tuyên truyền này cần được mở rộng đến cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô... Đồng thời, nội dung của việc thực hiện TNXHDN, các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội liên quan phải được phổ biến đầy đủ và rõ ràng đến các doanh nghiệp. Phân định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể liên quan trong việc hoạch định chính sách, thông tin, tuyên truyền, kiểm tra, xử lý sai phạm của các doanh nghiệp đối với các vấn đề liên quan đến TNXHDN nói chung, trách nhiệm đối với thị trường, người tiêu dùng và việc bảo vệ môi trường nói riêng. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các chủ thể khác có liên quan cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ được coi trọng và trở nên cấp thiết khi có cơ chế giám sát đồng bộ, có sự kết hợp giữa chính quyền và các lực lượng dân sự trong xã hội, đặc biệt là các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thông, báo chí. - Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, cần quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực, phẩm trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất theo công nghệ sạch. - Cần có các biện pháp đủ mạnh để xử lý vi phạm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng nông sản, thực phẩm không bảo đảm chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cần tăng cường các hình thức khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các doanh nghiệp tự giác và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, như giải thưởng trách nhiệm xã hội, thương hiệu “xanh”, cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp bảo đảm các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc ứng xử được áp dụng... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, “TNXHDN: một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 4, 2008. 2. Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư. “Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và đối với môi trường ở Việt Nam vì sự phát triển bền vững”, Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Nguyễn Đình Tài, 2009. 3. Trần Anh Phương, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện nay”, Tap chí Triết học, số 8 (219), tháng 8 – 2009.
nguon tai.lieu . vn