Xem mẫu

BỘ TNTLHLT&TLHSP Chương III. TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC Câu 1: Sự phát triển thể lực của học sinh tiểu học diễn ra: a. tương đối êm ả, đồng đều. b. êÂâm ả nhưng không đồng đều. Câu 2: Học sinh tiểu học dễ bị kích thích là do: a. cơ thể đang ở thời kì phát triển. b. khả năng ức chế còn yếu. c. nhanh chóng, không đồng đều. d. nhanh chóng và đồng đều. c. hệ thần kinh đang phát triển. d. hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh. Câu 3: Ở học sinh tiểu học, những xúc động mạnh, tiêu cực dễ ảnh hưởng đến hoạt động của tim là do: a. hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh. b. thể lực đang phát triển. c. hệ thần kinh đang phát triển. d. hệ hô hấp phát triển chưa đầy đủ. Câu 4: Việc quan tâm đến các tư thế vận động: đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy, mang vác…. của học sinh tiểu học sẽ giúp các em phòng tránh được bệnh: a. suy dinh dưỡng. b. cong vẹo cột sống. c. còi xương. d. cận thị. Câu 5: Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thể lực của học sinh tiểu học, giáo viên tiểu học cần: 1. tổ chức các hoạt động đa dạng, phù hợp với độ tuổi. 2. quan tâm đến các tư thế vận động của trẻ. 3. đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ. 4. tránh để trẻ ngồi viết quá lâu, tựa ngực vào bàn. 5. tránh để trẻ làm những công việc quá mệt mỏi. 6. cho trẻ làm những công việc cần có sự tỉ mỉ. Phương án đúng là: A: 1;2;3;4 B: 1;2;5;6 C: 1;2;4;5 D: 1;3;4;6 Câu 6: Hoạt động học được xác định là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học vì hoạt động học: 1. là hoạt động có đối tượng lần đầu tiên xuất hiện ở học sinh tiểu học. 2. chi phối các hoạt động khác làm cho chúng mang màu sắc độâc đáo. 3. thúc đẩy sự phát triển nhận thức và trí tuệ của học sinh. 4. giúp học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. 5. tạo ra những biến đổi về chất trong tâm lí của học sinh tiểu học. Phương án đúng là: A: 1;2;5 B: 1;2;3 C: 1;3;4 D: 1;2;4 Câu 7: Hoạt động học đã tạo ra những biến đổi về chất trong tâm lí của học sinh tiểu học. Đó là: 1. sự phát triển các quá trình nhận thức. 2. làm phong phú vốn kinh nghiệm sống. 3. hình thành kiểu tư duy mới. 4. nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết. 5. hình thành các thuộc tính tâm lí và nhân cách. Phương án đúng là: A: 1;2;3 B: 1;3;5 C: 1;2;5 D: 1;3;4 Câu 8: Ở học sinh tiểu học, nhất là ở đầu bậc tiểu học người ta thường thấy trẻ mắc sai lầm khi tri giác đối tượng là do: a. tri giác thời gian và tri giác không gian của trẻ còn hạn chế. b. tri giác của trẻ còn mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết. c. tri giác của trẻ mang tính xúc cảm rõ rệt. d. tri giác của trẻ thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn. 1 Câu 9: Việc dạy học và giáo dục ở tiểu học, nhất là ở đầu bậc tiểu học thường được thực hiện theo phương châm “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm” là xuất phát từ đặc điểm nào dưới đây trong tri giác của học sinh tiểu học ? a. tri giác của trẻ còn mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết. b. tri giác thời gian và không gian của trẻ còn hạn chế. c. tri giác của trẻ mang tính xúc cảm rõ rệt. d. tri giác của trẻ thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn. Câu 10: Để thúc đẩy sự phát triển khả năng tri giác của học sinh tiểu học, giáo viên cần: 1. đảm bảo tính trực quan trong dạy học và giáo dục. 2. sử dụng đồ dùng trực quan gây ấn tượng xúc cảm mạnh ở trẻ. 3. dạy trẻ biết phát hiện những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng. 4. gắn bài giảng với thực tiễn cuộc sống của trẻ. 5. huy động sự tham gia của các giác quan trong quá trình tri giác. Phương án đúng là: A: 1;2;4 B: 2;3;5 C: 1;3;5 D: 1;3;4 Câu 11: Học sinh đầu bậc tiểu học thường học thuộc lòng tài liệu theo từng câu từng chữ mà không sắp sếp, sửa đổi, diễn đạt lại bằng lời lẽ của mình là do: 1. khả năng ghi nhớ máy móc phát triển mạnh và chiếm ưu thế. 2. khả năng ghi nhớ không chủ định phát triển mạnh. 3. trẻ chưa hiểu được nhiệm vụ và nội dung cần ghi nhớ. 4. trí nhớ trực quan hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ lôgíc. 5. khả năng ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế. Phương án đúng là: A: 1;3;5 B: 1;4;5 C: 1;2;4 D: 1;3;4 Câu 12: Hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định ở học sinh tiểu học chủ yếu được quy định bởi: 1. tính tích cực học tập của học sinh. 2. kĩ năng nhận biết và phân biệt các nhiệm vụ ghi nhớ. 3. hiểu mục đích ghi nhớ và có tâm thế thích hợp để ghi nhớ. 4. sự hấp dẫn của nội dung tài liệu cần ghi nhớ. 5. nội dung tài liệu ngắn, đơn giản, dễ hiểu. Câu trả lời: A: 1;2;5 B: 1;2;3 C: 1;3;5 D: 1;2;4 Câu 13: Trong dạy học ở tiểu học, việc giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết được những điểm chính, điểm quan trọng của bài học là biện pháp giúp học sinh phát triển được: a. ghi nhớ có ý nghĩa. b. ghi nhớ có chủ định. c. ghi nhớ không chủ định. d. trí nhớ từ ngữ lôgíc. Câu 14: Để phát triển khả năng ghi nhớ có ý nghĩa của học sinh tiểu học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh: 1. lập dàn ý nội dung tài liệu cần ghi nhớ. 2. biết cách sử dụng sơ đồ, biểu đồ trong học tập. 3. biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt lại nội dung cần nhớ. 4. sử dụng một số thủ thuật để ghi nhớ. 5. xác định được kiến thức trọng tâm của tài liệu học tập. Phương án đúng là: A: 1;3;4 B: 1;3;5 C: 1;2;5 D: 1;2;4 Câu 15: Người ta ra cho học sinh đầu bậc tiểu học một bài toán:”Nếu mỗi con gà có 3 chân thì 2 con gà có mấy chân?” thì hầu hết các em không làm được. Sở dĩ có hiện tượng trên là do ở đầu bậc tiểu học: a. khả năng phân tích tổng hợp của trẻ còn ở mức sơ đẳng. b. tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế. c. khả năng khái quát hoá của trẻ chưa phát triển. d. khả năng tư duy trừu tượng chưa phát triển. 2 Câu 16: Những biện pháp hữu hiệu giúp giáo viên kích thích sự phát triển khả năng phân tích – tổng hợp của học sinh tiểu học trong quá trình dạy học là hướng dẫn học sinh: 1. tìm các ví dụ bên ngoài sách giáo khoa. 2. chia đoạn và tìm ý của mỗi đoạn trong các bài tập đọc. 3. phân tích các dữ kiện của bài toán. 4. gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống. 5. thực hiện các thao tác ngược (tách, gộp) khi hình thành khái niệm. Phương án đúng là: A: 1;2;3 B: 1;3;5 C: 2;3;5 D: 1;2;4 Câu 17: Khả năng phát triển tư duy của học sinh tiểu học phụ thuộc chủ yếu vào: 1. vốn tri thức mà trẻ tích luỹ được. 2. năng khiếu bẩûm sinh của trẻ. 3. phương pháp dạy học. 4. nội dung dạy học 5. phương thức tổ chức dạy học. Phương án đúng là: A: 3;4;5 B: 1;2;5 C: 2;3;5 D: 1;2;3 Câu 18: Quan sát một bức vẽ của học sinh lớp 1 người ta thấy trong tranh vẽ một người ném viên đá có tay dài hơn chân. Hình ảnh này cho thấy tưởng tượng của học sinh lớp 1: a. còn tản mạn, ít có tổ chức. b. còn xa rời hiện thực, thiếu thực tế. c. chưa thoát li khỏi tình huống cụ thể. d. còn đơn giản, chưa phát triển. Câu 19: Để phát triển trí tưởng tượng của học sinh trong quá trình dạy học giáo viên cần có những biện pháp: 1. hình thành biểu tượng thông qua sự mô tả bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ. 2. cụ thể hoá các hình ảnh sinh động bằng tranh ảnh. 3. sử dụng đồ dùng và phim tài liệu dạy học sinh động. 4. sử dụng ngôn ngữ chính xác, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu và tình cảm. 5. phê phán những câu chuyện bịa đặt thiếu thực tế của học sinh. Phương án đúng là: A: 1;3;4 B: 1;2;5 C: 1;2;3 D: 1;2;4 Câu 20: Ở học sinh lớp 1, lớp 2 các em thường quên những điều thầy cô dặn vào cuối buổi học, bỏ sót chữ cái trong từ, bỏ sót từ trong câu là do: a. sức tập trung chú ý của trẻ còn yếu, thiếu bền vững. b. chú ý có chủ định của trẻ còn yếu. c. chú ý không chủ định phát triển mạnh. d. khả năng di chuyển chú ý chưa linh hoạt. Câu 21: Trong dạy học ở tiểu học, việc sử dụng những hình ảnh trực quan gây ấn tượng mạnh mẽ sẽ: a. là điều kiện quan trọng để tổ chức sự chú ý của học sinh. b. thúc đẩy sự phát triển chú ý không chủ định ở học sinh. c. kìm hãm khả năng phân tích, khái quát hoá tài liệu ở học sinh. d. hạn chế sự phát triển của chú ý có chủ định ở học sinh. Câu 22: Để thúc đẩy sự phát triển chú ý có chủ định ở học sinh tiểu học giáo viên cần: 1. sử dụng đồ dùng trực quan sinh động. 2. hình thành động cơ học tập đúng đắn ở học sinh. 3. hình thành hứng thú học tập ở học sinh. 4. hình thành nhu cầu học tập ở học sinh. 5. hình thành ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập. Phương án đúng là: A: 2;4;5 B: 1;2;3 C: 1;2;4 D: 2;3;4 Câu 23: Những đặc điểm chung nhất trong nhận thức của học sinh tiểu học là: 1. chuyển từ tính trực quan cụ thể sang tính trừu tượng, khái quát. 2. trẻ chưa có khả năng tiếp thu những khái niệm trừu tượng. 3. chuyển từ tính không chủ định sang tính có chủ định. 3 4. đượm màu sắc tình cảm. 5. trong nhận thức còn nhiều sai lệch. Phương án đúng là: A: 1;2;5 B: 1;4;5 C: 1;3;5 D: 1;3;4 Câu 24: Tính dễ xúc cảm của học sinh tiểu học được bộc lộ trong các trường hợp: 1. vui sướng, reo mừng khi được điểm cao. 2. cau có, khó chịu khi gặp phải bài toán khó. 3. nghỉ chơi với bạn chỉ vì bạn không làm theo ý mình. 4. nét mặt buồn rười rượi khi bị chê trách. 5. không thích học một môn nào đó chỉ vì cô quá nghiêm khắc. Phương án đúng là: A: 1;2;3 B: 1;2;4 C: 1;2;5 D: 2;3;4 Câu 25: Tình cảm đạo đức của học sinh tiểu học được biểu hiện trong các trường hợp trẻ: 1. muốn được khen, được đánh giá tốt. 2. muốn có quần áo, sách vở đẹp. 3. muốn làm nhiều việc tốt. 4. thích đọc sách, nghe kể chuyện. 5. có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân. Phương án đúng là: A: 1;3;4 B: 1;2;3 C: 1;3;5 D: 1; 2;5 Câu 26: Để giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học, trong dạy học và giáo dục giáo viên cần: 1. sử dụng hình ảnh trực quan sinh động, những câu truyện kể hấp dẫn. 2. nghiêm khắc trước những biểu hiện lệch lạc trong tình cảm của học sinh. 3. tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú cho học sinh tham gia. 4. thông qua những tác phẩm VHNT và sự biểu hiện tình cảm của giáo viên . 5. thương yêu và đáp ứng mọi nhu cầu của học sinh. 6. thường xuyên củng cố những xúc cảm đã hình thành ở học sinh. Phương án đúng là: A: 1;3;4;6 B: 1;4;5;6 C: 1;3;5;6 D:1;2;5;6 Câu 27: Tính thiếu bền vững, thiếu sâu sắc trong tình cảm của học sinh tiểu học được thể hiện ở chỗ các em: 1. hay thay đổi tâm trạng. 2. thể hiện xúc cảm mạnh mẽ. 4. bộc lộ tình cảm một cách hồn nhiên. 3. dễ chuyển hoá xúc cảm. Phương án đúng là: A: 1;3;4 B: 1;2;4 5. dễ di chuyển tình cảm. C: 1;3;5 D: 1; 4;5 Câu 28: Học sinh tiểu học thường bộc lộ tình cảm của mình một cách hồn nhiên, chân thật, khó kiềm chế được những xúc cảm, tình cảm của mình là do ở các em: 1. quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế. 2. xúc cảm, tình cảm chi phối mọi hành vi, hoạt động của trẻ. 3. chưa có khả năng làm chủ tình cảm của bản thân. 4. các phẩm chất ý chí còn yếu ớt. 5. khả năng nhận thức còn hạn chế. Phương án đúng là: A: 1;2 B: 1;4 C: 3;4 D: 1;5 Câu 29: Tính hồn nhiên trong nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện ở chỗ trẻ: 1. bộc lộ ý nghĩ, tình cảm, thái độ của mình một cách tự nhiên. 2. rất ngay thẳng, thật thà, không biết nói dối. 3. thường bắt chước người khác một cách không phê phán. 4. tin vào thầy cô, cha mẹ, tin vào chuyện cổ tích… 5. thích bắt chước hành vi của các nhân vật trong phim ảnh. Phương án đúng là: A: 1;3;5 B: 1;3;4 C: 1;2;4 D: 1; 2;5 Câu 30: Học sinh tiểu học hay bắt chước một cách không phê phán những hành vi, cử chỉ của người lớn và các nhân vật trong phim, truyện là do ở học sinh tiểu học: a. có tình cảm hồn nhiên. b. tiềm tàng khả năng phát triển. 4 c. rất cả tin. d.tính hay bắt chước. Câu 31: Học sinh tiểu học rất cả tin, vì thế trong công tác giáo dục học sinh, giáo viên cần: 1. đề ra yêu cầu thống nhất. 2. lời nói phải đi đôi với việc làm. 3. khai thác triệt để đặc điểm này của học sinh. 4. lời nói, hành vi của giáo viên phải chuẩn mực. 5. chỉ ra sai lầm trong nhận thức để hình thành niềm tin đúng đắn cho trẻ. Phương án đúng là: A: 1;2;5 B: 1;3;5 C: 1;3;4 D: 1;4;5 Câu 32: Đặc trưng nhân cách của học sinh tiểu học là tính hồn nhiên, là khả năng phát triển. Vì thế, để thúc đẩy sự phát triển tâm lí của trẻ, giáo viên cần: 1. tổ chức hoạt động học một cách khoa học, quan tâm đến việc dạy trẻ cách học. 2. hướng dẫn học sinh sử dụng có hiệu quả các thao tác tư duy. 3. luôn đề ra yêu cầu cao đối với trẻ để đón trước khả năng phát triển của trẻ. 4. đảm bảo tính đồng loạt và tính cá thể trong dạy học. 5. lấy bản thân làm “thước đo” để đánh giá học sinh. Phương án đúng là: A: 1;3;5 B: 1;3;4 C: 1;2;5 D: 1; 2;4 Câu 33: Bạn nhất trí với quan điểm nào dưới dây về việc chuẩn bị cho trẻ 6 tuổi vào lớp 1 ? a. dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán trước khi vào lớp 1. b. đến 6 tuổi trẻ đương nhiên vào học lớp 1 nên không cần phải chuẩn bị. c. cần chuẩn bị tốt cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ trước khi vào lớp 1. d. trường mầm non đã chuẩn bị đầy đủ nên gia đình không cần quan tâm. Câu 34: Sự thích nghi học đường của học sinh lớp 1 thể hiện ở sự thích nghi với: 1. điều kiện học tập ở trường. 2. môi trường sinh hoạt ở nhà trường. 3. việc giải quyết các nhiệm vụ học tập. 4. các quan hệ xã hội trong trường. 5. hoạt động học tập ở lớp 1. Phương án đúng là: A: 1;4;5 B: 1;3;5 C: 1;3;4 D: 1; 2;5 Câu 35: Để giúp học sinh khắc phục khó khăn trong giao tiếp vơí thầy, với bạn trong thời gian mới đến trường của học sinh lớp 1, giáo viên cần: 1. tạo sự thân thiện, gần gũi, gây được ấn tượng tốt đẹp ở học sinh. 2. thu hút học sinh vào các hoạt động tập thể đa dạng, hấp dẫn. 3. giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ. 4. qua tâm, giúp đỡ học sinh một cách tận tình, chu đáo. 5. hình thành ở học sinh nề nếp học tập, sinh hoạt. Phương án đúng là: A: 1;4;5 B: 1;3;5 C: 1;2;4 D: 1; 2;5 Câu 36: Đểà giúp học sinh lớp 1 dễ dàng thích nghi với điều kiện học tập ở trường tiểu học, giáo viên cần: 1. gần gũi, thân mật, cởi mở tạo cho trẻ có cảm giác an toàn. 2. nêu yều cầu và giải thích rõ, hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ cách thực hiện. 3. nghiêm khắc để nhanh chóng đưa học sinh vào nề nếp. 4. đề ra yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp, dễ đến khó, ít đến nhiều. 5. có nội quy rõ ràng, kỉ luật chặt chẽ. Phương án đúng là: A: 1;2;4 B: 1;2;3 C: 1;3;4 D: 1; 2;5 Câu 37: Những hiểu biết về sự chín muồi đến trường và sự thích nghi học đường của học sinh lớp 1 giúp người giáo viên lớp 1: 1. chủ động quan tâm giúp học sinh nhanh chóng gia nhập các mối quan hệ mới. 2. hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh làm quen với điều kiện học tập mới. 3. từng bước tập cho học sinh quen dần với nề nếp học tập ở tiểu học. 4. thực hiện hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh một cách dễ dàng. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn