Xem mẫu

  1. MỤC LỤC Danh mục bảng biểu Trang Danh mục từ viết tắt Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC HÀ ĐÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ ĐÔNG”............................................................. 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................1 1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI...........................................................................................2 1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................................................3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................................................4 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP..............................................................................................................4 Chương 2 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.............................................................. 5 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...................................................................................................................5 2.1.1. Khái niệm dịch vụ.................................................................................................................5 2.1.2. Khái niệm nước sạch........................................................................................................... 5 2.1.3. Dịch vụ cung ứng nước sạch............................................................................................... 5 2.1.4. Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch...............................................................................6 2.2. BẢN CHẤT, MỤC TIÊU, VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH...........................................6 2.2.1. Bản chất của phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch........................................................6 2.2.2. Mục tiêu của phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch.........................................................8 2.2.3. Vai trò của phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch............................................................9 2.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC.................................................11 2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................................................................13 2.4.1. Cơ sở phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch ở nước ta hiện nay..................................13 2.4.2. Các chính sách phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch ở nước ta hiện nay....................14 2.4.3. Đặc điểm phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông .......................16 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ ĐÔNG THỜI GIAN VỪA QUA................................................... 20 3.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ............................................................................................20 3.1.1. Các phương pháp liên quan đến thu thập dữ liệu.............................................................20 3.1.2. Các phương pháp liên quan đến phân tích dữ liệu............................................................20 3.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG HÀ ĐÔNG........................................................................21 ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN
  2. 3.2.1. Đánh giá khái quát thực trạng cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông......................21 3.2.2. Đánh giá khái quát các ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông ........................................................................................................ 24 3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SƠ CẤP VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ ĐÔNG.................................................................................................................................................................26 3.3.1. Khái quát về đối tượng điều tra, phỏng vấn.....................................................................26 3.3.2. Khái quát về nội dung điều tra, phỏng vấn ......................................................................27 3.3.3. Kết quả điều tra.................................................................................................................28 3.3.4. Kết quả phỏng vấn.............................................................................................................32 3.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỨ CẤP VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA HÀ ĐÔNG..........................................................................................................................................................33 BÀN 3.4.1. Khái quát về Công ty cấp nước Hà Đông.......................................................................... 33 3.4.2. Thực trạng phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch tại Công ty cấp nước Hà Đông.......34 Chương 4 CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ ĐÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI................................................................................................... 38 4.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH TRÊN HÀ ĐÔNG....................................................................................................................................................38 ĐỊA BÀN 4.1.1. Những thành công và bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông...................................................................................................................................38 4.1.2. Hạn chế và những nguyên nhân trong phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông................................................................................................................................................ 39 4.2. CÁC DỰ BÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ ĐÔNG GIAI 2010 - 2015...................................................................................................................................................41 ĐOẠN 4.2.1. Các dự báo về phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông giai đoạn 2010 - 2015..................................................................................................................................................41 4.2.2. Phương hướng phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông giai đoạn 2010 - 2015...................................................................................................................................................43 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ ĐÔNG....................44 4.3.1. Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông. .44 4.3.2. Một số kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông . 46 Tài liệu tham khảo Các phụ lục
  3. Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC HÀ ĐÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ ĐÔNG” 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Như chúng ta đã biết, nước có vai trò hết sức quan trọng đối với con người, với môi trường và sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nước mà đặc biệt là tài nguyên nước sạch thì vô cùng cần thiết đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Ở nước ta hiện nay, nước sạch là một mặt hàng được Nhà nước bao cấp, quy định về giá cả, tính cạnh tranh trong hoạt động thương mại còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cả v ề số l ượng cũng nh ư ch ất l ượng của khách hàng. Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, Nhà nước đã mở cửa một số lĩnh vực dịch vụ công cho phép các thành phần kinh tế tham gia, trao quyền tự chủ kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong lĩnh vực cung ứng nước sạch, Nhà nước vẫn chịu trách nhiệm cung ứng chính cho toàn xã hội, chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế khác. Thực trạng các công ty c ấp nước vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như: độc quyền, còn trông chờ ỷ l ại vào Nhà nước; công nghệ lạc hậu, vốn đầu tư mở rộng sản xuất còn ít; qu ảng bá nâng cao hình ảnh còn hạn chế; giá tiêu thụ nước trên thị trường chưa ph ản ánh đúng chi phí sản xuất, quan hệ cung - cầu thị trường dẫn đ ến d ịch v ụ cung ứng nước sạch còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Ngày nay với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số, nhu cầu cung cấp nước sạch lại cần thiết hơn bao giờ hết. Đòi hỏi dịch vụ cung cấp nước sạch ngày càng hoàn chỉnh, phát triển mạnh hơn mới đáp ứng nhu c ầu c ủa người dân, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững. Muốn vậy, Nhà n ước phải tạo ra một cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, nhằm thu hút các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia sản xuất, cung ứng mặt hàng này. Hay nói cách khác là xã hội hoá dịch v ụ cung ứng nước s ạch, 1
  4. theo cơ chế thị trường, có sự cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng cung ứng nước sạch và hạ giá thành sản phẩm. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Đông đã trở thành một quận c ủa thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn quận, chỉ có duy nhất Công ty cấp nước Hà Đông chuyên sản xuất và kinh doanh, cung cấp nước sạch cho nhân dân Hà Đông và một số vùng lân cận. Trong tương lai, cùng với chủ trương xã hội hoá dịch vụ công của Đảng và Nhà nước ta, xu hướng sẽ có thêm sự tham gia của các nhà cung ứng nước sạch khác trên địa bàn quận. Do đó, cạnh tranh có thể gia tăng. Công ty cần phải đổi mới sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ; chuyển từ sự bị động, trì trệ dưới sự quản lý của Nhà nước sang vận hành theo cơ chế thị trường để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Qua quá trình điều tra phỏng vấn một số cán bộ quản lý ở Công ty cấp nước Hà Đông thì việc phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch của Công ty trên địa bàn quận hiện nay cũng đang gặp phải một số khó khăn do tốc độ đô th ị hoá ngày càng gia tăng, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân cũng tăng lên trong những năm gần đây. Giải quyết được vấn đề này sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thoả mãn nhu cầu khách hàng với chất l ượng cao h ơn, dịch vụ tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn. Xuất phát từ các lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch của Công ty cấp nước Hà Đông trên địa bàn Hà Đông” thực sự là một yêu cầu cấp thiết và phù hợp với tình hình hiện nay. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch của Công ty cấp nước Hà Đông trên địa bàn Hà Đông” là luận văn thực tập tốt nghiệp. Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Về lý luận: Luận văn đưa ra một số khái niệm cơ bản liên quan đến đ ề tài như: Dịch vụ là gì? Thế nào gọi là nước sạch? Dịch vụ cung ứng nước s ạch và phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch là như thế nào? Bên cạnh đó, đ ề tài còn 2
  5. tập trung phân tích cụ thể bản chất, mục tiêu, vai trò cũng như những cơ sở, chính sách của Nhà nước, của các doanh nghiệp mà có thể áp dụng trong phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch ở nước ta hiện nay. Về thực tiễn: Luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi như: Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông hiện nay như thế nào? Thực trạng phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch ở Hà Đông ra sao? Từ đó, đề tài chỉ ra những thành công, bài h ọc kinh nghiệm và những hạn chế, nguyên nhân trong phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông trong thời gian vừa qua và xu hướng phát triển dịch vụ này trong giai đoạn tới. Về giải pháp: Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông mà kiến nghị, đề xuất những giải pháp hợp lý và hữu ích nhằm phát triển dịch vụ này trong thời gian tới. Hy vọng rằng với việc giải quyết được những câu hỏi trên sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc cải thiện bức tranh dịch vụ cung ứng n ước s ạch trên địa bàn Hà Đông nói riêng và trong cả nước nói chung. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra những nhóm giải pháp nhằm phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông trong giai đoạn hiện nay dưới góc độ kinh tế thương mại: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch đối với doanh nghiệp: đó là các giải pháp về vốn, nhân lực, khoa học công ngh ệ, gi ải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm… nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị trường, đảm bảo cung ứng dịch vụ một cách đều đặn, liên tục, ổn định cho khách hàng. Đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch giai đoạn từ năm 2010 - 2015. Cụ thể đó là những giải pháp về cơ chế, chính sách; đ ầu tư, phát triển; tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước; giáo dục truyền thông; hợp tác quốc tế… nhằm đa dạng hoá các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường, định hướng phát triển dịch vụ này theo cơ chế thị trường để nâng cao chất lượng phục 3
  6. vụ cho người tiêu dùng. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu nội dung phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông trên cơ sở các quan điểm, lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch. Cụ thể, đề tài phân tích thực trạng và đưa ra các gi ải pháp phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch dựa trên các chỉ tiêu, các cơ sở và chính sách phát triển dịch vụ này. Về mặt không gian: Đề tài này được giới hạn nghiên cứu trên địa bàn Hà Đông, lấy Công ty cấp nước Hà Đông làm minh chứng về thực tiễn doanh nghiệp tham gia cung ứng nước sạch trên địa bàn này. Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông từ năm 2006 - 2009. Từ đó, đưa ra một số dự báo, ph ương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ này trong giai đoạn 2010 - 2015 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp Ngoài lời cảm ơn, các danh mục, phụ lục và tài liệu tham khảo, lu ận văn gồm có 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch của Công ty cấp nước Hà Đông trên địa bàn Hà Đông”. Chương 2: Một số lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch ở nước ta hiện nay. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông thời gian vừa qua. Chương 4: Các kết luận và một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông trong thời gian tới. 4
  7. Chương 2 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SẠCH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm dịch vụ Hiện nay đã có rất nhiều khái niệm về dịch vụ. Mỗi khái niệm lại tiếp cận dịch vụ dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, theo khái niệm chung nhất thì “Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các s ản ph ẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở h ữu nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả hơn các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người” [3, tr1]. 2.1.2. Khái niệm nước sạch Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi sinh vật gây bệnh. Như vậy, nước sạch là nước đã qua xử lý, có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng. Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về chất lượng nước cấp, trong đó có thể có các chỉ tiêu cao thấp khác nhau. Nhưng nhìn chung, các chỉ tiêu này phải đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh về các thành phần vô cơ, về số vi trùng có trong nước, không có chất độc hại làm nguy hại đến sức khoẻ của con người [7, tr12]. Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch Việt Nam (xem phụ lục 1) 2.1.3. Dịch vụ cung ứng nước sạch Dịch vụ cung ứng nước sạch có thể được hiểu là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán l ẻ nước s ạch [11, tr2]. Nếu xét dưới góc độ là một dịch vụ công, dịch vụ cung ứng nước s ạch là những hoạt động của bên cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng n ước s ạch 5
  8. của nhân dân, bảo đảm phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội, do các cơ quan công quyền hay các chủ thể được cơ quan công quyền uỷ nhiệm đứng ra thực hiện. Chính vì vậy, dịch vụ cung ứng nước sạch có tính xã hội, ph ục vụ l ợi ích cộng đồng của toàn xã hội là chính, tính kinh tế - l ợi nhuận không ph ải là m ục tiêu chi phối hoạt động dịch vụ này. Nếu xét dưới góc độ thương mại, dịch vụ cung ứng nước sạch là một hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch v ụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thoả thuận. Vì thế, dịch vụ cung ứng nước sạch phải nhằm mục tiêu lợi nhuận, giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa khách hàng và các nhà cung cấp. 2.1.4. Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch là việc mở rộng không ngừng trên tất cả các mặt thuộc phạm vi của lĩnh vực cung ứng nước sạch. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô cũng như chất lượng của hoạt động cung ứng dịch vụ, nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả thương mại cũng như tối đa hoá l ợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. 2.2. Bản chất, mục tiêu, vai trò của phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch 2.2.1. Bản chất của phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch a. Bản chất của phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch có thể hiểu là việc kết hợp các hoạt động cải thiện hệ thống cung cấp nước sạch, nâng cao chất l ượng nguồn n ước và dịch vụ cung ứng nước sạch, đồng thời phát triển và mở rộng thị trường cung ứng nước sạch. Như vậy, phát triển dịch vụ nói chung và dịch vụ cung ứng nước sạch nói riêng phải tập trung vào: • Phát triển quy mô, cơ cấu thương mại tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ. Phát triển quy mô ở đây chính là sự gia tăng khả năng cung ứng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khi nhu cầu tiêu dùng dịch vụ tăng lên. Còn c ơ cấu cho thấy sự đa dạng về chủng loại dịch vụ, sự đa dạng về người mua và 6
  9. người bán trên thị trường. • Nâng cao chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ là nhân tố quan trọng nhất, là điều kiện để đánh giá sự phát triển của dịch vụ. Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng để gia tăng khả năng tiêu thụ, từ đó tạo ra các mối quan hệ bền vững, lâu dài với khách hàng mục tiêu. • Nâng cao hiệu quả thương mại: Trên bình diện vĩ mô, hiệu quả thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động cung ứng dịch vụ nói chung của cả nền kinh tế. Trên bình diện vi mô, hiệu quả thương mại phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại tức là nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, công nghệ… trong các doanh nghiệp. • Đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài: Khái niệm phát triển bền vững được nêu ra trong báo cáo của Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc (1987) hi ện đang được sử dụng rộng rãi, chính thức trên thế giới là: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Như vậy, phát triển cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng không chỉ nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao mà phải phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo hài hoà mối quan hệ lợi ích trong phát tri ển giữa hiện tại và tương lai về tất cả các khía cạnh: kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường. Phát triển cung ứng dịch vụ phải trên cơ sở khai thác một cách hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; không gây ra tác động xấu đến môi trường; mang lại cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội; tuân thủ theo đúng các chủ trương, quy định, luật pháp của Nhà nước. b. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch • Chỉ tiêu về mặt số lượng: - Được thể hiện thông qua sự gia tăng về số lượng các tổ chức và cá nhân 7
  10. tham gia vào hoạt động cung ứng nước sạch trên thị trường. - Sự tăng lên về sản lượng nước tiêu thụ và số lượng khách hàng mà các công ty quản lý. Điều đó đồng nghĩa với việc sản lượng nước s ản xuất ra ngày càng tăng, địa bàn cung ứng nước sạch sẽ ngày càng mở rộng. - Doanh thu, lợi nhuận từ việc tiêu thụ nước sạch của các công ty ngày càng tăng lên qua các năm. • Chỉ tiêu về mặt chất lượng: - Chất lượng nguồn nước được cung cấp trên thị trường phải không ngừng được cải thiện, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của người sử dụng. - Chất lượng của dịch vụ cung ứng nước sạch: đảm bảo cung ứng nước sạch đều đặn, liên tục, ổn định cho khách hàng; giải quyết kịp thời các sự cố trong quá trình cung ứng nước sạch; đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. - Sự chuyển dịch cơ cấu: sự chuyển dịch cơ cấu có thể là chuyển dịch cơ cấu thị trường hay chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ. Nếu sự chuyển dịch này theo một xu hướng hợp lý thì sẽ góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch. - Hiệu quả kinh tế - xã hội: Phát triển cung ứng dịch vụ có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Đối với hiệu qu ả kinh tế, phát triển dịch vụ thể hiện ở mức đóng góp vào GDP, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại… Đối với hiệu quả xã hội, phát triển dịch vụ sẽ giải quyết các vấn đề như việc làm, xoá đói giảm nghèo và ô nhiễm môi trường… 2.2.2. Mục tiêu của phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch a. Đối với doanh nghiệp • Đạt được mức tiêu thụ lớn, uy tín trên thị trường mục tiêu. Phát tri ển thưong mại dịch vụ đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng dịch v ụ, từ đó tạo ra uy tín (giá trị vô hình) cho bản thân các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ. • Tăng cường được những lợi ích cho khách hàng, đối tác. Phát tri ển 8
  11. thương mại dịch vụ phải hướng tới sự gia tăng giá trị cao cũng như mức độ thoả mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. • Phát triển bền vững các quan hệ với khách hàng và đối tác. Trong quá trình cải thiện quy mô và chất lượng của hoạt động cung ứng dịch v ụ trên th ị trường thì các doanh nghiệp đã tạo ra mối quan hệ khăng khít, gắn bó v ới khách hàng và đối tác. • Tối đa hoá hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Phát triển thương mại dịch vụ phải trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả, hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hoá l ợi nhuận. b. Đối với nền kinh tế - xã hội • Đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cạnh tranh và hội nhập. Phát triển thương mại dịch vụ góp phần phát triển các ngành khác có liên quan trong nền kinh tế quốc dân, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. • Giải quyết những mục tiêu về xã hội như: tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường… Phát triển thương mại dịch vụ không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn phải đ ạt đ ược các mục tiêu văn hoá, xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững. 2.2.3. Vai trò của phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch Ngày nay, dịch vụ là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ cung ứng nước sạch với tư cách là một bộ phận của ngành dịch vụ, phát triển dịch vụ này góp phần phục vụ nhu cầu thiết yếu của toàn xã hội, tác đ ộng tích cực tới sự phát triển của mỗi quốc gia. a. Đối với doanh nghiệp • Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quy mô dịch vụ ngày càng được phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện đồng nghĩa với việc tạo dựng được uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Trên cơ s ở đó, các doanh nghi ệp có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm thêm được khách hàng, khai thác một 9
  12. cách tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp mình. • Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch làm gia tăng doanh thu, l ợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Qua đó, tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng vững mạnh, doanh nghiệp có khả năng phát triển hơn nữa trong tương lai. • Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch còn còn có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc chuyển từ sự bị động, trì trệ dưới sự quản lý của Nhà nước sang vận hành theo cơ chế thị trường. Từ đó, nâng cao khả năng c ạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch. b. Đối với nền kinh tế - xã hội • Cung ứng nước sạch với vai trò là một loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, phát triển dịch vụ này sẽ tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà n ước, đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ. • Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch sẽ góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác có liên quan trong nền kinh tế. Nước sạch là người bạn không thể thiếu của nông nghiệp nông thôn. Trong các hoạt động công nghiệp, nước s ạch được dùng cho các quá trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước giải khát, rượu bia, bánh kẹo… Ngoài ra, nguồn nước còn vô cùng quan trọng đối với các hoạt động khác như y tế, giao thông vận tải, du lịch… • Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch cho phép khai thác có hi ệu quả hơn các nguồn lực trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với chủ trương xã h ội hoá dịch vụ công của Đảng và Nhà nước ta, phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch sẽ khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào ngành nước. Từ đó cho phép khai thác một cách triệt để, có hi ệu qu ả năng lực hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. • Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu hút một số lượng lớn lao động xã hội, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam hiện nay, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ do đó vai trò của ngành dịch vụ trong giải quyết vi ệc làm sẽ ngày càng quan trọng. Dịch vụ cung ứng nước sạch không ngừng được 10
  13. phát triển và mở rộng sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho một lượng lớn các cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ, các cử nhân chuyên ngành xây dựng kiến trúc, c ấp thoát nước, môi trường cũng như các công nhân xây dựng (công nhân hàn, đi ện, c ơ khí…). Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư, ổn định kinh tế - xã hội. • Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch góp phần nâng cao chất l ượng cuộc sống cộng đồng. Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đại bộ phận cư dân nông thôn, dân cư các khu vực nghèo chưa được ti ếp c ận với nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt. Phát triển dịch vụ cung ứng nước s ạch s ẽ đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng về dịch vụ cơ bản của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, đặc biệt là chất lượng cuộc sống cho người nghèo. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. c. Đối với người tiêu dùng • Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch giúp người tiêu dùng sẽ được sử dụng nước sạch với mức giá cạnh tranh hơn, chất lượng ngày càng tốt hơn. Khách hàng được cung cấp dịch vụ một cách đều đặn, liên tục, ổn định hơn. • Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch thông qua việc cải thiện chất lượng nguồn nước sạch được cung ứng sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng. Quy mô dịch vụ được gia tăng đồng nghĩa với việc số lượng khách hàng được sử dụng nước sạch ngày càng nhiều hơn. Như vậy, sẽ hạn chế việc mắc các bệnh liên quan đến việc thiếu nước sạch như các bệnh về đường ruột hay bệnh về da, mắt… 2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu của những công trình năm trước Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã thu thập được một số công trình có liên quan, cụ thể như: “Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách nội địa của Tổng công ty Hàng không Việt Nam”, luận văn tốt nghiệp của Trần Quốc Dũng - Đại học Thương Mại (2008). Trên cơ sở vận dụng các cơ sở khoa học v ề dịch vụ; đồng thời sử dụng các phương pháp hệ thống hoá, thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích; tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng vận tải hành khách nội địa tại 11
  14. Tổng công ty. Từ đó, nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ này đến năm 2010. “Phát triển chiến lược thâm nhập thị trường tại Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội đến năm 2015”, luận văn tốt nghiệp của Hoàng Diệu Linh - Đại Học Thương Mại (2008). Dựa trên các số liệu thu thập được về hoạt động sản xuất kinh doanh và liên quan tới phát triển chiến lược thâm nhập thị tr ường của công ty từ năm 2005 - 2008, tác giả tập trung nghiên cứu tình hình phát tri ển chiến lược thâm nhập thị trường và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả cho tới năm 2015. “Phân tích hiệu quả sản xuất của Công ty cấp nước Hà Đông”, luận văn tốt nghiệp của Quán Thị Hồng Thuận - Viện Đại học Mở Hà Nội (2008). Trên cơ sở số liệu thu thập được ở công ty trong các năm 2006 - 2008, đề tài phân tích thực trạng và đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu, đi sâu vào v ấn đ ề t ổn th ất nước, đánh giá tác hại của tổn thất nước, tìm ra các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thất thoát, từ đó xác định các biện pháp làm giảm tình trạng thất thoát. Ngoài những công trình đã nêu ở trên còn có một số công trình khác liên quan nhưng tựu chung lại thì: - Trong các công trình nghiên cứu này chưa có công trình nào v ề phát tri ển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông. - Các nghiên cứu ở trên chủ yếu dựa vào các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, chưa có công trình nào sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn nên tính xác thực có thể chưa cao. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch của Công ty cấp nước Hà Đông trên địa bàn Hà Đông” này là hết sức mới mẻ và cần thiết, có giá trị luận cứ khoa học quan trọng cho việc phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch. Đặc biệt, trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, Nhà nước đang có chủ trương xã hội hoá dịch vụ cung ứng nước sạch, đ ịnh hướng phát triển dịch vụ này theo cơ chế thị trường thì việc nghiên cứu đề tài này lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. 12
  15. 2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu 2.4.1. Cơ sở phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch ở nước ta hiện nay a. Dựa trên quan hệ cung cầu thị trường Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại l ẫn nhau trên thị trường. Có cầu thì mới có cung và ngược lại, cung cũng có tác đ ộng v ề phía cầu như kích thích hoặc hạn chế hay điều tiết cầu. Thị trường có nhu cầu thì doanh nghiệp phải đáp ứng. Khi nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tăng lên thì các doanh nghiệp cung ứng nước sạch cũng phải tăng quy mô sản xuất để đáp ứng kịp thời, khi nhu cầu thị trường đòi hỏi chất lượng dịch v ụ cung ứng nước sạch cao hơn thì các doanh nghiệp cũng cần có giải pháp đ ể nâng cao ch ất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. b. Dựa trên năng lực hoạt động (nguồn lực) của các doanh nghiệp Một số nguồn lực của các doanh nghiệp có thể kể ra như là: nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực tài chính, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn nhân lực… Ngành nước là ngành đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cao, công nghệ s ản xuất tiên tiến, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là những khó khăn trong sản xuất và kinh doanh nước sạch. Nguồn lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển thương mại. Các doanh nghiệp cấp nước phải biết phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để đạt được các mục tiêu của quá trình phát triển như: thúc đ ẩy mở r ộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ; nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của thương mại; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và ngành kinh doanh. c. Đảm bảo kết hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế là một bộ phận quan trọng, cơ bản nhất của hiệu qu ả thương mại. Trên tầm vĩ mô, nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh t ế đạt được với chi phí về các nguồn lực tài chính, lao động và các y ếu tố v ật chất kỹ thuật khác trong quá trình cung ứng dịch vụ trên thị trường. Trên tầm doanh nghiệp, các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh được xác định dựa vào các kết quả như mức lưu chuyển, giá trị gia tăng của dịch vụ, lợi nhuận so với các chi phí về vốn cố định, vốn lưu động và vốn sức lao động. Hiệu quả xã hội của thương mại phản ánh kết quả đạt được theo mục tiêu 13
  16. hay chính sách xã hội so với các chi phí nguồn lực bỏ ra nhằm đạt mục tiêu đó. Nó được thể hiện ở tương quan giữa chi phí, nguồn lực bỏ ra nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội về dịch vụ, đảm bảo chất l ượng phục vụ và các giá tr ị văn hoá, nhân văn, việc thu hút lao động và giải quyết vi ệc làm, mức đ ộ h ạn ch ế gia tăng thất nghiệp… Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch phải trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, gia tăng doanh thu, lợi nhuận để doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai. Đồng thời cũng phải quan tâm đến các vấn đề xã hội như giải quyết công ăn việc làm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí… d. Dựa trên chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch không những cần cho phát triển kinh tế mà còn tối cần thiết cho phục vụ dân sinh. Cấp nước có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, đến sinh hoạt hàng ngày của mọi gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội. Chính vì vậy, cung ứng nước s ạch là vấn đề được quan tâm đặc biệt hiện nay. Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về cấp nước sạch được thể hiện qua một số quyết định, nghị định: quyết định số 1929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch… Trong đó, Nhà nước ta đang có chủ trương xã hội hoá d ịch vụ cung ứng nước sạch, nhằm huy động mọi nguồn lực từ dân cư, các thành phần kinh tế khác tham gia vào đầu tư phát triển dịch vụ này. Trên cơ sở đó, tiến tới tự do hoá, thương mại hoá trong lĩnh vực cung ứng nước sạch, phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch theo cơ chế thị trường. 2.4.2. Các chính sách phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch ở nước ta hi ện nay a. Chính sách xã hội hoá dịch vụ cung ứng nước sạch Ở nước ta hiện nay, khu vực Nhà nước vẫn nắm độc quyền trong lĩnh vực 14
  17. cung ứng nước sạch và nhìn chung chất lượng cung ứng là vấn đ ề gây ra nhi ều bức xúc. Cho đến nay, Nhà nước ta mới chỉ đảm bảo được hệ thống cấp nước sạch chủ yếu cho các thành phố, đô thị trong nước. Có khoảng 70% dân số ở các đô thị hiện nay được sử dụng nước sạch. Ở khu vực nông thôn, con số này mới chỉ là 11,7%. Cung cấp nước sạch là một thị trường rất có tiềm năng, nhất là khi quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu người dân ngày càng cao. Nhà nước cần có các giải pháp nhằm xã hội hoá quá trình cung ứng nước s ạch, hình thành cơ chế để các thành phần kinh tế khác được phép cung ứng nước sạch cho nhân dân. Trên cơ sở đó, tạo ra một thị trường cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt, giá rẻ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. b. Chính sách tài chính và tạo nguồn vốn Ngành nước hiện nay chưa có chính sách huy động vốn trong xã hội từ mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), hợp tác xã, tư nhân, liên doanh, cộng đồng dân cư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức cho hoạt động cấp nước sạch. Để phát triển dịch vụ này, các công ty c ấp nước cần phấn đấu tự chủ về mặt tài chính, có khả năng trang trải các chi phí, không chỉ là chi phí bảo dưỡng vận hành mà còn mở rộng hệ thống, tăng thêm công suất để đáp ứng nhu cầu phát triển. Một phần mở rộng, nâng cấp có thể sử dụng kinh phí lấy từ nguồn thu tiền nước, nhưng bất kỳ chương trình phát tri ển nào cũng cần có vốn vay. Các công ty cấp nước phải có khả năng hoàn trả số vốn vay bằng hàng loạt hoạt động kinh doanh của mình. c. Chính sách hỗ trợ công nghệ Trong thời gian tới, do việc tiếp nhận nhiều dự án đ ầu tư nước ngoài để xây dựng và phát triển hệ thống cấp nước nên Việt Nam s ẽ sử dụng nhi ều loại công nghệ và thiết bị của nhiều nước trên thế giới. Việc lựa chọn công nghệ và thiết bị phải phù hợp với điều kiện nước ta còn kém phát triển, lao động thủ công rất phổ biến, dân số tăng nhanh nhưng phải quyết tâm rút ngắn thời gian đuổi kịp các nước trong khu vực. Vì vậy, công nghệ sản xuất nước một mặt phải đổi mới hiện đại hoá nhanh chóng, mặt khác phải phù hợp với tình hình cụ thể ở từng địa 15
  18. phương. Do đó sẽ áp dụng song song hai loại công nghệ: công nghệ hiện đại và công nghệ thích hợp. Công nghệ hiện đại là công nghệ có dây chuyền xử lí thích hợp v ới từng nguồn nước và từng đối tượng dùng nước, chất lượng nước đảm bảo theo yêu cầu khử trùng triệt để, thiết bị có độ tin cậy cao và hệ thống được đi ều khi ển tự động. Công nghệ thích hợp được áp dụng phổ biến ở nhiều địa phương và có tính linh hoạt cao. Đặc điểm của loại công nghệ này là gắn liền với các công trình sẵn có, coi trọng việc cải tạo nâng cấp để đáp ứng ngay yêu cầu bức bách trước mắt. d. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Khâu quyết định và cấp bách nhất trong phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch là đào tạo đủ cán bộ chuyên môn có trình độ để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn to lớn và kỹ thuật hiện đại được đưa vào Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam thiếu các chuyên gia giỏi nhưng lại có nguồn nhân lực dồi dào, thông minh, c ần cù, khéo léo. Nếu làm tốt công tác đào tạo thì sẽ tạo ra một nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ chuyên môn tốt, đáp ứng được nhu cầu phát triển dịch vụ trong tương lai. e. Các chính sách khác Một số chính sách khác trong phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch như là chính sách mở rộng thị trường, chính sách hợp tác, khai thác các nguồn lực khác… Những chính sách này cũng góp phần quan trọng vào việc phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty cấp nước đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, mở rộng địa bàn hoạt động, gia tăng số lượng khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. 2.4.3. Đặc điểm phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông a. Đặc điểm về kinh doanh nước sạch Nước là tài sản quốc gia, để tạo ra nó cần chi phí nguồn l ực. Trong n ền kinh tế thị trường, nó trở thành hàng hoá, là đối tượng trao đổi giữa bên mua và bên bán, khách hàng muốn được sử dụng thì phải trả tiền. Kinh doanh nước sạch có những đặc điểm sau: Đặc điểm về cung:  16
  19. • Đây là một lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đ ầu tư l ớn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Vì vậy, Nhà n ước c ần ph ải đứng ra điều hành hoạt động cung ứng nước sạch sao cho không vì sự trục trặc nào đó mà mất đi sự ổn định của nền kinh tế. • Sản phẩm nước sạch là nhu cầu thiết yếu của con người. Đây là lĩnh vực dịch vụ mà Nhà nước đang khống chế cùng với các hàng hoá, dịch vụ thi ết yếu khác. Đại bộ phận các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch đều là DNNN. Nước sạch nằm trong danh mục các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá. • Lĩnh vực kinh doanh nước sạch liên quan đến nhiều ngành, nhiều đ ịa bàn và tất cả các hộ tiêu dùng do vậy mang tính xã h ội rõ r ệt. Do đó, đ ể đi ều ti ết quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng sao cho thị trường n ước sạch không xảy ra tình trạng có nơi quá thừa hoặc quá thiếu, cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước thông qua các quy hoạch, cơ chế, chính sách… nhằm giải quyết hài hoà mối quan hệ về mặt lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững. Đặc điểm về cầu:  • Trên thị trường nước sạch có rất nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau do đó sản phẩm nước sạch cũng tồn tại theo nhiều hình thức khác nhau, sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, hoạt động công cộng… • Khách hàng sử dụng nước sạch ít quan tâm đến các chi phí bỏ ra để sản xuất nước sạch. Trong cơ cấu thu nhập phải bỏ ra để sử dụng nước s ạch của dân cư thì hầu như họ được sử dụng nhiều hơn mức thu nhập có th ể sử dụng được của chính bản thân họ. • Nước sạch là thứ hàng hoá không thể thiếu với tất cả mọi người, đồng thời là hàng hoá có thể sử dụng nhiều lần và sử dụng chung nên khó xác đ ịnh lượng cầu về hàng hoá này. Mỗi khu vực dân cư, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh có nhu cầu đòi hỏi khác nhau về số lượng, chất lượng nước sạch. b. Đặc điểm phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông Quận Hà Đông - thành phố Hà Nội được thành lập theo nghị quyết s ố 19/NQ - CP ngày 08/05/2009 của Chính phủ, dựa trên cơ sở toàn bộ di ện tích tự nhiên và dân số của thành phố Hà Đông (tỉnh Hà Tây cũ). Theo đó, quận Hà Đông 17
  20. có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Biên Giang, Dương Nội, Đồng Mai, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu. Hiện nay, trên địa bàn quận, Công ty cấp nước Hà Đông là đơn vị duy nhất sản xuất và cung cấp nước sạch cho nhân dân trong quận. Đến thời điểm này, có 15/17 phường đang sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước của công ty. Công ty đang khẩn trương triển khai thi công lắp đặt đường ống cung cấp nước s ạch cho 2 phường còn lại là Biên Giang và Đồng Mai, phấn đấu đến h ết năm 2010, toàn bộ các hộ dân trên địa bàn quận được sử dụng nước sạch của Công ty. Công ty cấp nước Hà Đông đang vận hành 2 trạm xử lý nước sạch với tổng công suất 36.000m3/ngày đêm (ngđ), cung cấp cho hơn 38.000 hộ khách hàng trên địa bàn quận. Nhu cầu tiêu dùng nước sạch của người dân liên tục tăng trong những năm qua. Thêm vào đó, với tốc độ đô thị hoá như hiện nay, dự báo đến năm 2015, trên địa bàn quận Hà Đông sẽ thiếu khoảng 20.000 - 30.000m3 nước sạch/ngđ; đến năm 2020, thiếu khoảng 40.000 - 60.000m3 nước sạch/ngđ. Để giải quyết vấn đề này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương cho Công ty xây dựng trạm xử lý nước sạch số 3 tại phường Dương Nội. Theo đó, trạm số 3 sẽ tiếp nhận nguồn nước từ đường ống nước mặt sông Đà, dự kiến công suất tối đa của giai đoạn 1 (năm 2010 - 2011) xử lý và cung cấp 30.000m3 nước sạch/ngđ. Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên địa bàn Hà Đông có một số đặc điểm và lợi thế như sau: • Hà Đông là một quận mới của Thủ đô Hà Nội, nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo hướng Tây Nam của Thủ đô. Chính vì vây, tốc đ ộ đầu tư và quy mô đầu tư vào các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở khu vực này gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. • Vị trí quận Hà Đông nằm trên trục đường Láng - Hoà Lạc nên cho phép có thể khai thác nguồn nước mặt sông Đà để nâng cao công suất cấp nước cho nhân dân. • Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trong tương lai là rất lớn. 18
nguon tai.lieu . vn