Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CĂNG THẲNG TÂM LÝ VÀ CHIẾN LƯỢC ĐƯƠNG ĐẦU CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON BỊ KHUYẾT TẬT Vũ Mộng Đóaa* Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: doavm@dlu.edu.vn | Điện thoại:0919195904 Tóm tắt Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu những căng thẳng tâm lý và cách thức đương đầu với những căng thẳng của những bà mẹ có con bị khuyết tật. Nghiên cứu đã dựa trên việc phân tích các tài liệu khoa học về căng thẳng tâm lý của các bà mẹ có con bị khuyết tật và các chiến lược đương đầu của các bà mẹ với những căng thẳng này. Tác giả đã lựa chon 45 tài liệu và các bài báo để làm tổng quan tài liệu cho nghiên cứu. Các tài liệu cho thấy những nguồn gốc của sự căng thẳng bao gồm những yếu tố từ người mẹ, đặc điểm của trẻ và môi trường xã hội, trong đó nguồn gốc chủ yếu từ khía cạnh người mẹ. Nghiên cứu cũng cho thấy các chiến lược đương đầu của các bà mẹ đối với những căng thẳng do việc chăm sóc trẻ khuyết tật mang lại. Những chiến lược đương đầu mang tính tích cực như tự định hướng, ứng phó chủ động, tìm kiếm sự hỗ trợ cảm xúc, hỗ trợ bởi nhạc cụ, điều tiết tích cực, lập kế hoạch giải quyết vấn đề; còn có những nhóm trung tính bao gồm trút ra bên ngoài, chấp nhận, tìm đến tôn giáo, thể hiện sự hài hước; nhóm tiêu cực bao gồm sử dụng chất kích thích, phủ nhận thực tế, đổ lỗi cho bản thân. Từ khóa: trẻ khuyết tật, chiến lược đương đầu của bà mẹ, căng thẳng. 291
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 STRESS AND COPE STRAGIES OF MOTHERS OF CHILDREN WITH DISABILITY Vu Mong Doaa* a Faculty of Social Work, Dalat University, Lamdong, Vietnam * Corresponding author: Email: doavm@dlu.edu.vn | Tel:0919195904 Abstract Research aimed at understanding the psychological stress and how to cope with the stress of the mothers of children with disabilities. The study was based on the analysis of scientific literature on the psychological stress of mothers of disabled children and coping strategies of mothers with these stressors. The author selected 45 articles for a review of the literature for the study. The literature shows that the sources of stress include factors from the mother, characteristics of the child and the social environment in which the source is primarily from the mother perspective. The study also found that coping strategies of mothers towards the stress caused by the care of children with disabilities. Active coping strategies such as self- direction, active coping, emotional support, instrumental support, positive regulation, problem-solving planning; There are also neutral groups that include venting, accepting, seeking to religion, showing humor; Negative groups include the use of addictive substances, negative realities, blame themselves. Keywords: child with disability, cope strategies of mothers, stress 292
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các nghiên cứu trước đây trên thế giới đã chỉ ra rằng việc có một người con khuyết tật tạo ra rất nhiều khó khăn cho bố mẹ nói riêng và cho gia đình của trẻ nói chung. Đó là những căng thẳng, thất vọng, buồn đau kéo dài trong suốt quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, đặc biệt là đối với người mẹ, người thường gánh phần lớn trọng trách chăm sóc con cái của mình. Do đó, họ có các nhu cầu đa dạng cần được hỗ trợ để có thể đương đầu với các khó khăn được đem đến từ việc có con bị khuyết tật. Hơn 5 triệu phụ nữ và nam giới Việt Nam là người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số của cả nước. Số liệu thống kê gần đây từ Cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam dựa trên Phân loại Quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF) cho biết con số người khuyết tật là 15.3%. Phần lớn người khuyết tật tại Việt Nam sống ở khu vực nông thôn và tham gia học tập với mức thấp hơn rất nhiều so với người không khuyết tật. Gần 37% người khuyết tật trưởng thành bị mù chữ so với tỷ lệ 10% của dân số không khuyết tật . Tại Việt Nam, số trẻ em khuyết tật là 1.981.000, chiếm 28,3% tổng số người khuyết tật cả nước (Số liệu thống kê đến tháng 6/2015, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Theo Luật Người khuyết tật và Luật Bảo vệ, Chăm sóc, Giáo dục trẻ em, hiện đã có nhiều chương trình, dịch vụ được triển khai cho trẻ trong cả hệ thống cung cấp dịch vụ của nhà nước và khu vực dân sự. Tuy thế trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, các chính sách và dịch vụ hỗ trợ chỉ mới tập trung vào trẻ mà chưa đặt nhiều trọng tâm vào người mẹ, trong khi rõ ràng sự an sinh của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến sự an sinh của đứa trẻ khuyết tật vì tùy mức độ khuyết tật, các trẻ em này thường bị phụ thuộc vào người chăm sóc nhiều hơn so với trẻ bình thường. Vì vậy, việc nghiên cứu về những căng thẳng tâm lý và chiến lược đương đầu của các bà mẹ có con bị khuyết tật có ý nghĩa quan trọng giúp cho chúng ta có một cái nhìn sâu sắc về vấn đề này. Trên cơ sở đó có thể tiến hành những can thiệp tâm lý để trợ giúp cho những bà mẹ có con bị khuyết tật vượt qua những căng thẳng tâm lý một cách hiệu quả. 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1. Khái niệm căng thẳng tâm lý Khái niệm căng thẳng tâm lý (stress) được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm stress theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo từ điển tâm lý học Nga của Dintrenko và Mesiriakova (1996), căng thẳng là trạng thái tâm lý xuất hiện ở người trong quá trình hoạt động ở những điều kiện phức tạp, khó khăn của đời sống thường ngày, cũng như trong những điều kiện đặc biệt (dẫn theo Tô, N. K, 2001). Theo Từ điển Y học Anh – Việt (2007): bất kỳ nhân tố nào đe dọa đến sức khỏe cơ thể hay có tác động phương hại đến các chức năng cơ thể, như tổn thương, bệnh tật hay tâm trạng lo lắng thì đều gọi là căng thẳng tâm lý (hay stress). 293
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Colman (2003) đưa ra khái niệm tổng quát: căng thẳng tâm lý (stress) là một trạng thái không thoải mái về thể lý và tâm lý, phát sinh do những tình huống, sự kiện và trải nghiệm, khó có thể chịu đựng được hoặc vượt quá mức chịu đựng của con người, những biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội, cảm xúc hoặc thể lý (dẫn theo Nguyễn, V. T, 2016). Năm 1966, Lazarus đưa ra khái niệm căng thẳng tâm lý là mối quan hệ đặc biệt giữa con người và môi trường. Stress là trạng thái mất cân bằng bên trong cơ thể nảy sinh từ thực tế/ cảm nhận từ yêu cầu của môi trường và năng lực đối phó với những nhu cầu của cơ thể, được thể hiện qua nhiều phản ứng sinh lý, tình cảm và hành vi. Trong đó mối quan hệ cá nhân đánh giá vượt quá các nguồn ứng phó của bản thân và có nguy hiểm với trạng thái tinh thần của họ. Khái niệm này cho thấy mối tương giao giữa con người và môi trường, đồng thời ông cũng coi đây là một quá trình. Cohen và Herbert (1996) và Lazarus (1993) đã đưa ra định nghĩa về căng thẳng tâm lý là một trạng thái cảm xúc tiêu cực xuất hiện nhằm phản ứng lại các sự kiện đòi hỏi sự cố gắng hoặc vượt quá các nguồn lực hay khả năng ứng phó của mỗi người. Các tác giả này đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhận thức và khả năng đánh giá của một người về các sự kiện gây ra stress. Một sự kiện có thể làm cho một người hay một số người bị stress nhưng người khác thì không (dẫn theo Lê, T. H 2013). Các sự kiện hay tình huống gây stress được gọi là các tác nhân gây stress. Tâm lý học đã xác định được các tác nhân gây stress chính chẳng hạn như các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày, xung đột, các yếu tố xã hội và văn hóa. Ngoài ra, stress còn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác. Trong luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn, V. T (2016), theo quan điểm tiếp cận lý thuyết stress như một phản ứng tâm lý của Gerring và Zimbardo, tác giả cho rằng: căng thẳng tâm lý là phản ứng của chủ thể được thể hiện qua sự trải nghiệm về thể chất và tâm lý dưới tác động của các tác nhân vượt quá khả năng ứng phó bình thường của chủ thể. 2.2. Khái niệm trẻ khuyết tật 2.2.1. Người khuyết tật Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO, 1999). Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác (DPI, 1982). Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống. 294
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Theo Luật người khuyết tật Việt Nam (2011) quy định như sau: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Dựa trên khái niệm của Luật người khuyết tật Việt Nam, chúng tôi cho rằng: Trẻ khuyết tật là người trong độ tuổi từ sơ sinh đến 16 tuổi bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập khó khăn. 2.2.2. Các dạng khuyết tật Theo cách phân loại dạng khuyết tật của tổ chức Y tế Thế giới (WHO,1989) có những dạng khuyết tật sau: Khó khăn về vận động: cụt chi, khoèo chân, dị tật chân, tay; khó khăn về nhìn: mù giảm thị lực; khó khăn về nghe-nói: câm, điếc; khó khăn về học: hội chứng Down, hội chứng chậm phát triển trí tuệ; Hành vi xa lạ, khác thường: tâm thần phân liệt; động kinh; mất cảm giác: bệnh phong; đa tật. Theo qui định tại khoản 1, điều 3, Luật người khuyết tật Việt Nam (2010), các dạng tật cũng được chia làm 6 nhóm, tuy nhiên cách phân loại có khác đôi chút, cụ thể là: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Đối với trẻ em thì cũng có những loại khuyết tật này. 2.3. Chiến lược đương đầu Theo Lazarus và Folkman (1988), chiến lược đương đầu hay là cách ứng phó là sự thay đổi nhận thức và nỗ lực của cá nhân nhằm phản ứng lại với hoàn cảnh bằng nguồn lực hoặc vượt quá nguồn lực của bản thân “Những nỗ lực thay đổi hành vi và nhận thức nhằm kiểm soát đòi hỏi từ phía bên ngoài hoặc bên trong, vượt quá khả năng của con người”. Theo Nguyễn T. M. H (2014), ứng phó là cách thức đương đầu và giải quyết những tình huống khó khăn, những tình huống “có vấn đề” mà trước đó cá nhân chưa có kinh nghiệm với nó. Tác giả đã đưa ra các phương diện ứng phó. Phương diện 1: có ba cách thức ứng phó là ứng phó tập trung vào nhận thức, ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó tập trung vào hành vi. Phương diện 2: xét về tính hiệu quả cũng có ba cách thức ứng phó như sau: ứng phó tích cực, ứng phó tiêu cực và ứng phó trung tính. Trong một số nghiên cứu gần đây, tác giả Phan, T.M.H (2005) đưa ra một số cách thức ứng phó như: lý giải hoàn cảnh một cách tích cực, tìm kiếm chỗ dựa tình cảm, kiềm chế bản thân, lên kế hoạch, ứng phó chủ động thay thế bằng những hành vi tiêu cực. 295
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu dựa trên các tài liệu của các tác giả với những công trình nghiên cứu được tiến hành trên các nghiên cứu đo lường sự căng thẳng của những người mẹ có con bị khuyết tật và các nghiên cứu về chiến lược đương đầu của các bà mẹ đối với những căng thẳng do chăm sóc trẻ khuyết tật mang lại. Cách thức tìm kiếm dữ liệu dựa trên 4 tiêu chí: Các bài báo có bối cảnh nghiên cứu được mô tả rõ ràng; những kết quả chính được trình bày rõ ràng; và kết luận đã thể hiện kết quả nghiên cứu rõ ràng đầy đủ. Sau khi phân tích, đánh giá dựa trên các tiêu chí trên, tác giả đã lựa chọn 45 bài báo để làm tổng quan tài liệu cho nghiên cứu này. Các từ khóa sau đây được sử dụng để tìm kiếm: trẻ em bị khuyết tật, chiến lược đương đầu của các bà mẹ, căng thẳng tâm lý của các bà mẹ. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tất cả các bài báo liên quan đã được xác định đã được xem xét rộng rãi để xác định các chủ đề liên quan đến căng thẳng nuôi dạy con cái của trẻ bị khuyết tật. Hai chủ đề đã được xác định: nguồn gốc của sự căng thẳng nuôi dạy con cái, và các chiến lược đương đầu của các bà mẹ với căng thẳng do trẻ khuyết tật mang lại. 4.1. Nguồn gốc của căng thẳng nuôi dạy con cái Trong khi mọi người cho rằng tất cả các bậc cha mẹ trải qua sự căng thẳng khi con cái của họ phát triển, sự hiện diện của một số yếu tố, chẳng hạn như đặc điểm trẻ em gặp khó khăn hoặc khuyết tật, có thể làm tăng mức độ căng thẳng (Tehee và cộng sự, 2009) và (Tobing, 2002). Các tài liệu xem xét những yếu tố được khám phá liên quan đến căng thẳng nuôi dạy con cái của các bà mẹ có trẻ bị khuyết tật bao gồm: thời gian dành cho việc chăm sóc, tuổi tác của bà mẹ, tuổi của trẻ em, tình trạng hôn nhân, thu nhập hàng tháng và trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe tâm thần, chi phí điều trị. Ngoài ra còn có những yếu tố bên ngoài liên quan đến căng thẳng của việc làm mẹ của trẻ khuyết tật như sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của các dịch vụ, thái độ xã hội hướng đến trẻ bị khuyết tật và đặc điểm tính cách của trẻ. 3.1.1. Những yếu tố xuất phát từ khía cạnh cha mẹ Nói chung, những người mẹ có xu hướng trải nghiệm mức độ căng thẳng trong việc chăm sóc cao hơn so với những người cha. Những người mẹ nói rằng họ có nhiều nghĩa vụ liên quan đến quản lý gia đình và phải mất nhiều thời gian hơn trong vai trò chăm sóc trực tiếp cho trẻ bị khuyết tật (Dardas, (2014), (Hastings, (2003) và (Oltanifar và cộng sự, 2015). Ngoài ra, kết quả chỉ ra rằng những người mẹ độc thân cho thấy mức độ căng thẳng cao hơn đáng kể so với những người mẹ sống chung với bạn đời của họ. Liên quan đến tuổi của người mẹ và con cái của họ, các tài liệu cho thấy rằng sự căng thẳng nuôi dạy con cái có liên quan với tuổi của người mẹ và độ tuổi của trẻ. Koegel (1992) là những nhà nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ giữa tuổi của người mẹ 296
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 và căng thẳng nuôi dạy con cái. Trong nghiên cứu, các cuộc phỏng vấn được tiến hành với 50 người mẹ của trẻ em được chẩn đoán khuyết tật, với độ tuổi trung bình là 5,98 tuổi. Độ tuổi của người mẹ được đo bằng biến nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người mẹ dưới 30 tuổi cho thấy mức độ căng thẳng cao hơn so với những người mẹ trên 30 tuổi. Ngoài ra, kết quả chỉ ra rằng sự căng thẳng giữa những người mẹ của trẻ em dưới sáu tuổi cao hơn mẹ của trẻ em trên sáu tuổi. Phù hợp với nghiên cứu trước đây (Pakenham, 2005), Duarte (2005) nghiên cứu mối liên quan giữa tuổi của người mẹ và căng thẳng của người mẹ. Trong nghiên cứu, các cuộc phỏng vấn được thực hiện với 31 bà mẹ có bị khuyết tật với độ tuổi trung bình là 6,2 năm. Tuổi của những người mẹ được chia thành ba nhóm; hai mươi đến ba mươi tuổi, ba mươi mốt tuổi đến bốn mươi, và những người mẹ trên 40 tuổi. Các tác giả báo cáo rằng những người mẹ dưới 31 tuổi cho biết mức độ căng thẳng cao hơn so với những người mẹ trên 31 tuổi. Ngoài ra, kết quả chỉ ra rằng căng thẳng trong số những người mẹ của trẻ em dưới sáu tuổi cao hơn những người mẹ của trẻ em trên sáu tuổi. Nhìn chung, việc xem xét các tài liệu kết luận rằng những người mẹ dưới 30 tuổi với trẻ em dưới sáu tuổi được chẩn đoán khuyết tật có trải nghiệm mức độ căng thẳng nuôi dạy con cái cao hơn (Koegel, 1992) và (Duarte, 2005). Liên quan đến thời gian kể từ khi chẩn đoán và mức độ căng thẳng nuôi dạy con, Fleischmann (2004) báo cáo rằng việc chẩn đoán bệnh càng sớm thì càng có nhiều bậc cha mẹ bị căng thẳng cao. Keen (2010) tập trung vào sự căng thẳng liên quan đến thời gian chẩn đoán ban đầu. Nghiên cứu của họ cho thấy chẩn đoán sớm có liên quan đến mức độ căng thẳng cao hơn của các bậc cha mẹ có trẻ khuyết tật phát triển. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu nhấn mạnh các nguồn căng thẳng khác, chú ý đến quá trình chẩn đoán và lập kế hoạch, việc chẩn đoán mất nhiều thời gian, kế hoạch chăm sóc không phải lúc nào cũng bao gồm sự tham gia của cha mẹ và nhiều kế hoạch không bao gồm dữ liệu can thiệp. Điều này rất căng thẳng và có liên quan đáng kể với mức độ căng thẳng của cha mẹ. Tương tự như vậy, Hastings và Johnson (2001) đã tiến hành một nghiên cứu để kiểm tra mối liên hệ giữa thời gian từ khi chẩn đoán và mức độ căng thẳng nuôi dạy con cái. Tổng cộng có 141 cha mẹ của trẻ tự kỷ tham gia vào nghiên cứu. Thời gian trung bình kể từ khi chẩn đoán là 13 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chẩn đoán sớm về chứng tự kỷ có liên quan đáng kể với mức độ căng thẳng nuôi dạy con cái cao. Do đó, việc xem xét các tài liệu đã xác nhận rằng cha mẹ trải qua sự căng thẳng khi con cái họ nhận được chẩn đoán sớm về chứng tự kỷ (Fleischmann, 2004) và (Hastings, 2001). Liên quan đến trình độ học vấn, tình trạng tài chính và căng thẳng nuôi dạy con cái, Phetrasuwan và Miles (2009) điều tra nguồn gốc của sự căng thẳng nuôi dạy con cái ở cha mẹ của trẻ khuyết tật trong một nghiên cứu tương quan mô tả. Trong nghiên cứu này, mẫu bao gồm 108 cha mẹ có con được chẩn đoán khuyết tật phát triển. Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành Thang đánh giá căng thẳng của cha mẹ (PSS), Bảng câu hỏi cá nhân (bao gồm các yếu tố như tuổi, dân tộc, giáo dục, thu nhập) và Phiên bản Thang đánh giá tự kỷ thời thơ ấu (CARS-P). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ có trình độ học vấn càng thấp và thu nhập hàng tháng thấp thì mức độ căng thẳng cao hơn. Tương tự, Wang (2013) đã liệt kê các yếu tố có thể làm tăng mức độ căng thẳng ở cha mẹ của trẻ khuyết tật. Trong nghiên cứu của họ, bao gồm 150 cha mẹ của trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ. Dữ liệu về đặc điểm nhân khẩu học của người tham gia, mức độ căng thẳng giữa phụ huynh, mức độ lo âu, tình trạng trầm cảm, vấn đề hành vi của trẻ, tình trạng tài 297
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 chính và hỗ trợ xã hội được thu thập thông qua một bảng câu hỏi. Nghiên cứu cho thấy rằng những người mẹ của trẻ khuyết tật phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao và căng thẳng có liên quan đến mức độ lo âu, trầm cảm, thu nhập hàng tháng thấp, trình độ học vấn thấp. Nghiên cứu của Radhey Shyam và cộng sự (2014) cho thấy những bà mẹ của trẻ bị khuyết tật tâm thần báo cáo có mức độ gánh nặng kinh tế cao hơn đáng kể và những trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Liên quan đến chi phí điều trị đối với khuyết tật ở trẻ, Yeo Kee Jiar (2012) đã phát hiện rằng yếu tố chi phí điều trị cho trẻ bị khuyết tật có ảnh hưởng đáng kể đến căng thẳng trong số những người mẹ. Mức độ chi phí càng cao sẽ làm cho những bà mẹ càng cảm thấy căng thẳng hơn. Ngoài ra, kết quả chỉ ra rằng mức độ căng thẳng liên quan đáng kể với trình độ học vấn thấp của các bậc cha mẹ. Nhìn chung, việc xem xét tài liệu cho thấy rằng cha mẹ có trình độ học vấn thấp hơn và thu nhập hàng tháng thấp báo cáo mức độ căng thẳng cao hơn (Wang, 2013), (Phetrasuwan, 2008) và (Samadi & McConkey, 2014). 3.1.2. Những khía cạnh liên quan đến trẻ khuyết tật Khả năng giao tiếp của trẻ có thể góp phần làm gia tăng căng thẳng của người mẹ là giao tiếp hạn chế với trẻ. Thiếu hụt giao tiếp được nhận thấy trên một loạt các kỹ năng bằng lời nói và phi ngôn ngữ: cử chỉ, ngữ điệu, giai điệu, nhịp điệu của lời nói, biểu hiện trên khuôn mặt và tư thế (Walenski, 2006). Những trẻ em này cũng gặp khó khăn khi sử dụng giao tiếp để điều chỉnh quan hệ xã hội. Tomanik, Harris và Hawkins (2004) đã chỉ ra rằng ở các bà mẹ có con bị rối loạn phát triển phổ biến (chủ yếu là chứng tự kỷ) tuổi từ 2 đến 7 tuổi, căng thẳng liên quan đến khả năng tham gia vào tương tác và giao tiếp của trẻ. Các bà mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ báo cáo căng thẳng cao hơn khi con cái của họ có kỹ năng giao tiếp nghèo nàn (Konstantareas & Papageorgiu, 2006). Điều này cũng được đề cập đến một vấn đề rằng thiếu hụt giao tiếp thường là lý do chính dẫn đến việc cha mẹ tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp (Charman & Baird, 2002). Quan hệ xã hội và các vấn đề giao tiếp có liên quan đến suy giảm nhận thức ảnh hưởng đến trẻ tự kỷ (ví dụ: Joseph và cộng sự, 2002). Sự căng thẳng của cha mẹ cũng liên quan đến những vấn đề hành vi của trẻ (Bishop và cộng sự, 2007; Estes và cộng sự, 2009; Herring và cộng sự, 2006; Tomanik và cộng sự, 2004). Những trẻ khuyết tật dạng thần kinh, phát triển có một số vấn đề như vậy, bao gồm cả sự xâm lăng và tự gây thương tích (Matson & Rivet, 2008). Hành vi tự gây thương tích, hung hăng và phá hoại là những yếu tố tiên đoán mạnh nhất về căng thẳng của người mẹ (Dunlap & Robbins, 1994; Richman và cộng sự, 2009). Các hành vi rập khuôn và tự kích thích của trẻ cũng là một nguồn gây đau khổ cho cha mẹ. Tomanik, Harris và Hawkins (2004) báo cáo dự đoán tốt nhất về xếp hạng căng thẳng cao của cha mẹ là hành vi xã hội không phù hợp của trẻ em, bao gồm hành động gây hấn đối với bản thân hoặc người khác và/hoặc tham gia vào các hành động lặp lại hoặc nghi lễ. Phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Lecavalier (2006) và Baker-Ericzn (2005), Osborne và Reed (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các vấn đề hành vi và căng thẳng làm cha mẹ trong một mẫu 137 phụ huynh có trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ sử dụng Thang đo 298
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Đánh giá Tự kỷ của Gilliam (GARS) và Bảng câu hỏi về nguồn lực và căng thẳng (QRSF). Nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ chặt chẽ giữa căng thẳng nuôi dạy con cái và các vấn đề hành vi của trẻ em (Hành vi rập khuôn, Kỹ năng giao tiếp, Tương tác xã hội và Rối loạn phát triển). Ngoài ra, sự suy giảm chức năng thích ứng, bao gồm các kỹ năng sống hàng ngày thấp hơn, cũng có thể thêm vào gánh nặng của cha mẹ (Fitzgerald và cộng sự, 2002; Tomanik và cộng sự, 2004). Trẻ em có kỹ năng tự chăm sóc thấp cần được hỗ trợ nhiều hơn trong các công việc hàng ngày liên quan đến việc mặc quần áo, ăn uống và vệ sinh hàng ngày. Với sự tích lũy các nhu cầu như vậy cùng với các vấn đề hành vi khác, không có gì ngạc nhiên khi các bà mẹ đánh giá việc chăm sóc trẻ khuyết tật khó khăn hơn nhiều so với việc nuôi dưỡng hầu hết trẻ em cùng tuổi (Montes & Halterman, 2008). Căng thẳng của cha mẹ cũng liên quan đến những khó khăn về quản lý bản thân của trẻ. Những vấn đề này ảnh hưởng đến một số lĩnh vực, bao gồm cả điều chỉnh cảm xúc và tính tự nguyện, và nhịp sinh học. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, theo các bậc cha mẹ, trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thể hiện nhiều cảm xúc tiêu cực hơn trẻ khuyết tật tâm thần và trẻ em phát triển bình thường (Capps và cộng sự, 1993). Có một mối quan hệ giữa các đặc điểm trẻ em như khó chịu, rút lui xã hội, hiếu động thái quá và không tuân thủ, và mức độ căng thẳng ở các bà mẹ (Tomanik, 2004). Trong một nghiên cứu của Konstantareas và Papageorgiou (2006), yếu tố quyết định mạnh mẽ nhất của sự căng thẳng của bà mẹ là tính khí của trẻ, và đặc biệt, mức độ hoạt động chung của trẻ, tính linh hoạt thấp và khí sắc giảm. Một trong những nguồn gốc của các vấn đề mà cha mẹ trải qua là những rối loạn trong nhịp sinh học của trẻ. Một số loại trẻ khuyết tật tâm thần có vấn đề về giấc ngủ, như thời gian ngủ quá ngắn, khó ngủ, thức dậy nhiều lần vào ban đêm, các vấn đề ra khỏi giường vào buổi sáng và buồn ngủ trong ngày (GoodlinJones, 2008). Những vấn đề này gây ra sự mệt mỏi đáng kể ở cha mẹ, đôi khi dẫn đến tình trạng kiệt sức, và có liên quan đến sự căng thẳng và rối loạn giấc ngủ cao của cha mẹ (Hoffman, 2008). Nghiên cứu của Radhey Shyam và cộng sự (2014) những người mẹ của trẻ khuyết tật tâm thần được thấy có mức độ căng thẳng cao hơn so với những người mẹ của trẻ bị khuyết tật thể chất, bị câm, điếc và những trẻ không bị khuyết tật. Bởi vì thực tế rằng những đứa trẻ khuyết tật tâm thần hoặc khuyết tật cả thể chất và tâm thần kèm theo đòi hỏi lượng thời gian và nỗ lực lớn để chăm sóc. Bên cạnh đó, trẻ khuyết tật thể chất, bị câm, điếc có sự hiểu biết và khả năng để làm theo các chỉ dẫn và học tập tốt hơn so với trẻ khuyết tật tâm thần. 3.1.3. Những khía cạnh liên quan đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp và thái độ xã hội đối với trẻ khuyết tật. Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng quan trọng nhất mà cha mẹ của trẻ khuyết tật là thiếu sự hỗ trợ chuyên môn đầy đủ (Bishop, 2007; Sharpley, 1997). Cha mẹ phải đối mặt với các vấn đề nhận trợ giúp từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn chẩn đoán về sự suy giảm phát triển của con họ. Trung bình, trẻ được đánh giá bởi 299
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 hơn bốn chuyên gia trước khi chẩn đoán, với thời gian trung bình để chẩn đoán là khoảng 2-3 năm (Siklos & Kerns, 2007). Trong số nhiều yếu tố góp phần vào tình trạng này, nguyên nhân chính là các bậc cha mẹ thiếu giáo dục chung về quá trình phát triển của trẻ nhỏ và rối loạn của trẻ từ các chuyên gia (bao gồm bác sĩ và nhà tâm lý học) và không đủ kiến thức về các triệu chứng của khuyết tật. Một vấn đề quan trọng khác là chỉ có số lượng nhỏ các tổ chức chẩn đoán và điều trị cung cấp các dịch vụ chuyên biệt cho các cá nhân khuyết tật tâm thần. Ngoài ra, thái độ xã hội hướng đến trẻ khuyết tật cũng là nguồn gốc dẫn đến căng thẳng của việc làm cha mẹ của trẻ khuyết tật. Không thể phủ nhận rằng cha mẹ của trẻ khuyết tật phải đối phó không chỉ với các vấn đề phát sinh từ khuyết tật phát triển và hành vi thách thức của trẻ mà còn với phản ứng đau buồn của người khác đối với hành vi của trẻ, cũng như thiếu kiến thức chung về khuyết tật. Sự từ chối xã hội đối với hành vi của trẻ thường dẫn đến sự kỳ thị, trải nghiệm về sự xấu hổ đối với người mẹ và sự loại trừ của họ từ các hoạt động xã hội bình thường. Gánh nặng chăm sóc trẻ thường ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với bạn bè và người quen. Môi trường xã hội của họ thường giảm đáng kể (Farrugia, 2009). 4.2. Chiến lược đương đầu của các bà mẹ có con bị khuyết tật. Nghiên cứu của Gona. J.K và cộng sự (2016) cho rằng các bà mẹ đã áp dụng hai cách ứng phó chính trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày. Chiến lược đầu tiên là tập trung vào vấn đề, chiến lược thứ hai là tập trung vào cảm xúc. Chiến lược tập trung vào vấn đề là trực tiếp quản lý hay thay đổi vấn đề mà mang lại những căng thẳng bao gồm chế độ ăn kiêng và chăm sóc thay thế. Chiến lược tập trung vào cảm xúc là trực tiếp điều tiết phản ứng cảm xúc đối với vấn đề. Chiến lược này bao gồm cách thức tin vào sức mạnh siêu nhiên, chữa bệnh tâm linh và cầu nguyện. Theo Somasekhar (2017), khi nghiên cứu về chiến lược ứng phó của các bà mẹ có con bị tự kỷ và khuyết tật trí tuệ đã đưa ra các dạng chiến lược đương đầu được chia thành ba nhóm: nhóm tích cực gồm tự định hướng, ứng phó chủ động, tìm kiếm sự hỗ trợ cảm xúc, hỗ trợ bởi nhạc cụ, điều tiết tích cực, lập kế hoạch giải quyết vấn đề; nhóm trung tính bao gồm trút hết những căng thẳng ra bên ngoài, chấp nhận, tìm đến tôn giáo, thể hiện sự hài hước; nhóm tiêu cực bao gồm sử dụng chất kích thích, phủ nhận thực tế, đổ lỗi cho bản thân. Liên quan đến vấn đề này, Sullivan (2002) đã xem xét sự khác biệt về giới tính trong các chiến lược đương đầu của các bậc cha mẹ có con bị Hội chứng Down. Nghiên cứu này đã sử dụng bảng câu hỏi của Carver, Scheier và thang đo ứng phó của Weintraub (1989) để đo lường chiến lược ứng phó của cha mẹ (với tổng số 150 người) và sự khác biệt lớn về giới tính được phát hiện. Các bà mẹ có điểm số cao hơn đáng kể so với những ông bố trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ bằng âm nhạc và cảm xúc; tập trung vào bản thân và trút bỏ cảm xúc; và tránh né các hoạt động cạnh tranh. Liên quan đến vấn đề này tác giả Lam và cộng sự (2002) nghiên cứu về cách ứng phó với một đứa trẻ hội chứng Down: những trải nghiệm của các bà mẹ ở Hồng Kong. Những trải nghiệm của các bà mẹ ở Trung Quốc về việc chăm sóc một đứa trẻ với hội chứng Down được khám phá thông qua 300
  11. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 phỏng vấn bán cấu trúc với 18 người được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu này. Bảy nội dung được xác định: việc sinh ra một đứa trẻ bất thường ngoài sự mong đợi, sự chấp nhận của đứa trẻ, những nhu cầu đặc biệt của trẻ, sự lo lắng về tương lai, sự thiếu kiến thức, ảnh hưởng của mối quan hệ hôn nhân và sự hạn chế xã hội. Các loại tác nhân gây căng thẳng thay đổi theo thời gian dựa vào độ tuổi của đứa trẻ và các chiến lược đương đầu đa dạng kèm theo. Những chiến lược được sử dụng thường xuyên nhất là sự tránh né, sự nỗ lực bản thân và tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội. Ngoài ra, Milo, E.M. (1997) đã tiến hành nghiên cứu về những phản ứng của các bà mẹ đối với cuộc sống và cái chết của một đứa trẻ khuyết tật phát triển. Mất một đứa trẻ có lẽ là sự kiện mất mát lớn nhất mà một người mẹ có thể trải nghiệm. Khi một đứa trẻ bị khuyết tật phát triển chết, sự mất mát đau đớn này có thể xảy ra sau nhiều tháng hoặc nhiều năm làm cha mẹ mệt mỏi. Làm thế nào để các bà mẹ có con bị khuyết tật phát triển phản ứng với sự mất mát kép này (mất đứa con lý tưởng của họ và sau đó mất con thực sự của họ)? Dự án này sử dụng một cuộc phỏng vấn bán cấu trúc và Bảng kiểm về kinh nghiệm đau buồn để khám phá kinh nghiệm chết chóc của tám bà mẹ đã mất những đứa trẻ như vậy. Nghiên cứu này đã khám phá các biến có liên quan đến sự trì hoãn tối ưu hoặc phức tạp. Nó đã cho thấy rằng hầu hết các bà mẹ đã rất thành công trong việc sử dụng chiến lược đối phó nhận thức để tìm ý nghĩa và lợi ích trong cuộc sống và cái chết của con cái của họ và đã có thể tiếp tục nhìn thấy thế giới như một sự nhân từ và có mục đích. 5. KẾT LUẬN Có thể thấy rằng có nhiều yếu tố dẫn đến căng thẳng của những người mẹ có con bị khuyết tật bao gồm những khía cạnh từ người mẹ (độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, thời gian chăm sóc), những yếu tố từ khía cạnh đứa trẻ như khả năng giao tiếp, kỹ năng sống, nhịp sinh học và đặc điểm tính cách và hành vi của trẻ; những yếu tố từ môi trường xã hội như sự hỗ trợ chuyên môn và thái độ của xã hội đối với trẻ khuyết tật. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy chiến lược đương đầu của các bà mẹ có con bị khuyết tật. Xem xét các tài liệu cho thấy, các bà mẹ có những chiến lược đương đầu khác nhau đối với những căng thẳng do khuyết tật mang lại. Những chiến lược đương đầu mang tính tích cực như tự định hướng, ứng phó chủ động, tìm kiếm sự hỗ trợ cảm xúc, hỗ trợ bởi nhạc cụ, điều tiết tích cực, lập kế hoạch giải quyết vấn đề; còn có những nhóm trung tính bao gồm trút ra bên ngoài, chấp nhận, tìm đến tôn giáo, thể hiện sự hài hước; nhóm tiêu cực bao gồm sử dụng chất kích thích, phủ nhận thực tế, đổ lỗi cho bản thân. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho những nghiên cứu tiếp theo là cần có những sự hỗ trợ tâm lý cho các bà mẹ có được chiến lược đương đầu phù hợp. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN Beck, A., Hastings, R., Daley, D. (2004). Pro-social behaviour and behaviour problems independently predict maternal stress. Journal of Intellectual and Developmental Disability, 29, 4, 339–349. 301
  12. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Bishop, S. L., Richler, J., Cain, A. C., Lord, C. (2007). Predictors of perceived negative impact in mothers of children with autism spectrum disorder. American Journal on Mental Retardation, 112, 6, 450-461. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2015), Báo cáo thống kê tình hình người khuyết tật Việt Nam. Capps, L., Kasari, C., Yirmiya, N., Sigman, M. (1993). Parental perception of emotional expressiveness in children with autism. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 61, 3, 475-484. Charman, T., Baird, G. (2002). Practitioner review: Diagnosis of autism spectrum disorder in 2- and 3-year-old children. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 43, 3, 289–305. Dabrowska, A. and Pisula, E. (2010) Parenting Stress and Coping Styles in Mothers and Fathers of Pre-School Children with Autism and Down Syndrome. Journal of Intellectual Disability Research, 54, 266-280. Dardas, L.A. (2014) Stress, Coping Strategies, and Quality of Life among Jordanian Parents of Children with Autistic Disorder. Autism, 4, 127. Duarte, C.S., Bordin, I.A., Yazigi, L. and Mooney, J. (2005) Factors Associated with Stress in Mothers of Children with Autism. Autism, 9, 416-427. Farrugia, D. (2009). Exploring stigma: medical knowledge and the stigmatisation of parents of children diagnosed with autism spectrum disorder. Sociology of Health & Illness,31, 7, 1011–1027. Fleischmann, A. (2004) Narratives Published on the Internet by Parents of Children with Autism What Do They Reveal and Why Is It Important? Focus on Autism and Other Developmental Disabilities, 19, 35-43. Hall, H. R., Graff, J. C. (2011). The relationships among adaptive behaviors of children with autism, family support, parenting stress, and coping. Issues in Comprehensive Pediatric Nursing, 34, 1, 4-25. Hastings, R.P. (2003) Child Behavior Problems and Partner Mental Health as Correlates of Stress in Mothers and Fathers of Children with Autism. Journal of Intellectual Disability Research, 47, 231-237. Koegel, L.K., Koegel, R.L., Hurley, C. and Frea, W.D. (1992) Improving Social Skills and Disruptive Behavior inChildren with Autism through Self-Management. Journal of Applied Behavior Analysis, 25, 341-353. Konstantareas, M.M., Papageorgiou, V. (2006). Effects of temperament, symptom severity and level of functioning on maternal stress in Greek children and youth with ASD. Autism, 10, 6, 593-607. Lam, L.W., & Mackenzie, A.E. (2002). Coping with a child with Down syndrome: The experiences of mothers in Hong Kong. Qualitative Health Research, 12 (2), 223- 37. 302
  13. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Lazarus R.S. & Folkman S. Coping as a Mediator of Emotion. Journal of personality and social psychology, 54, 1988, 75. Lê, T. H (2013), Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luật người khuyết tật Việt Nam (2010) Milo, E.M. (1997). Maternal responses to the life and death of a child with a development disability: A story of hope. Death studies, 21(5), 443-76. Montes, G. and Halterman, J.S. (2007) Psychological Functioning and Coping among Mothers of Children with Autism: A Population-Based Study. Pediatrics, 119, 1040-1046. Montes, G., Halterman, J.S. (2008). Child care problems and employment among families with preschool-aged children with autism in the United States. Pediatrics, 122 (1), e202-208. Nayak, J. (2008), Factors influencing stress and coping strategies among the degree college teachers of dharwad city, Karnataka, Master of Home Science In Family Resource Management, University of Agricultural Sciences, Dharwad. Nga, Đ.H (2011), Những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật phát triển và nhu cầu của họ đối với các dịch vụ xã hội. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Công tác xã hội. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn, T. K (2001), Nghiên cứu stress ở cán bộ quản lý, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Nguyễn, T.M. H (2014), Ứng phó với cảm xúc tiêu cực của học sinh trung học cơ sở. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tấp 30, Số 4 (2014) 25-34. Oltanifar, A., Akbarzadeh, F., Moharreri, F., Soltanifar, A., Ebrahimi, A., Mokhber, N. and Naqvi, S.S.A. (2015) Comparison of Parental Stress among Mothers and Fathers of Children with Autistic Spectrum Disorder in Iran. Iranian Journal of Nursing and Midwifery Research, 20, 93-98. Osborne, L.A. and Reed, P. (2009) The Relationship between Parenting Stress and Behavior Problems of Children with Autistic Spectrum Disorders. Exceptional Children, 76, 54-73. Pakenham, K.I., Samios, C. and Sofronoff, K. (2005) Adjustment in Mothers of Children with Asperger Syndrome: An Application of the Double ABCX Model of Family Adjustment. Autism, 9, 191-212 Phan,T.M. H (2005), Mối tương quan giữa cách ứng phó của trẻ vị thành niên trong hoàn cảnh khó khăn với các nhân tố nhân cách, Tạp chí Tâm lý học, số 5 (74) 6. Phan,T.M. H (2005), Mối tương quan giữa cách ứng phó của trẻ vị thành niên trong hoàn cảnh khó khăn với các nhân tố xã hội, Tạp chí Tâm lý học, số 1 (70) 303
  14. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 Phetrasuwan, S. and Shandor Miles, M. (2009) Parenting Stress in Mothers of Children with Autism Spectrum Disorders. Journal for Specialists in Pediatric Nursing, 14, 157-165 Radhey Shyam, Kavita and Deepika Govil (2014). Stress and Family Burden in Mothers of Children with Disabilities. International Journal of Interdisciplinary and Multidisciplinary Studies (IJIMS), Vol 1, No 4, 152-159. Singer, G.S. (2006) Meta-Analysis of Comparative Studies of Depression in Mothers of Children with and without Developmental Disabilities. American Journal on Mental Retardation, 111, 155-169. Sullivan, A. (2002). Gender differences in coping strategies of parents of children with Down syndrome. Down ‘s Syndrome, Research, and Practice: The Journal of the Sarah Duffen Centre/University of Portmouth, 8 (2), 67-73. Tehee, E., Honan, R. and Hevey, D. (2009) Factors Contributing to Stress in Parents of Individuals with Autistic Spectrum Disorders. Journal of Applied Research in Intellectual Disabilities, 22, 34-42. Then, N.V (2016). Stress ở giáo viên mầm non. Luận án Tiến sĩ Tâm lý học. Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tomanik, S., Harris, G.E. and Hawkins, J. (2004) The Relationship between Behaviours Exhibited by Children with Autism and Maternal Stress. Journal of Intellectual and Developmental Disability, 29, 16-26. Tô, N. K (1997), Đại cương tâm sinh lý học lao động, và tâm lý học kỹ thuật, NXB Khoa học kỹ thuật, HN Tổ chức Y tế thế giới (1999) UNESCAP (2006). Thoáng nhìn Vấn đề khuyết tật, danh mục 28 nước và khu vực tại Châu Á – Thái Bình Dương. UNICEF (2009), Báo cáo về trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng. Kiến thức – Thái độ - Hành vi. USAID (2009): “ Đánh giá vấn đề khuyết tật và chương trình d ự án tại Việt Nam”, http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/Pdacf476.pdf. Yeo Kee Jiar & Lu Xi (2012). Parenting stress and Psychological Distress among Mothers of Children with Autism in Johor Bahru and Hangzhou. Journal of Educational Psychology & Counseling, Volume6, Pages 129-153. Walenski, M., Tager-Flusberg, H., Ullman, M. T. (2006). Language in autism. In: Understanding autism. From basic neuroscience to treatment, Moldin S. O., Rubenstein, J. L. R. (eds), pp. 175-203. Boca Raton, FL: Taylor & Francic Group. Wang, S.Y., Parrila, R. and Cui, Y. (2013) Meta-Analysis of Social Skills Interventions of Single-Case Research for Individuals with Autism Spectrum Disorders: Results from Three-Level HLM. Journal of Autism and Developmental Disorders, 43, 1701-1716. 304
nguon tai.lieu . vn