Xem mẫu

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0063 Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 82-97 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỔNG QUAN CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN ÂM LỜI NÓI Ở TRẺ EM Phạm Thị Vấn1,2, Phạm Thị Bền3, Sharynne McLeod4, và Võ Nguyên Trung1 1 Khoa Điều dưỡng Kĩ thuật Y học, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh 2 Khoa Phục hồi Chức năng, Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương 3 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4 Đại học Charles Sturt, Bathurst, NSW, Úc Tóm tắt. Rối loạn âm lời nói là một dạng rối loạn giao tiếp phổ biến và có ảnh hưởng lâu dài ở trẻ em. Việc chẩn đoán và đánh giá rối loạn âm lời nói có vai trò quan trọng trong quá trình can thiệp, giúp xác định được tình trạng rối loạn âm lời nói, hỗ trợ thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch can thiệp và kiểm soát sự tiến bộ của trẻ. Nhằm mục đích xác định và mô tả các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em, bài báo này sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng quan mô tả và phân tích nội dung từ 14 nghiên cứu ở 6 nước khác nhau trên thế giới. Kết quả phân tích cho thấy, tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em được đề cập trong 14 nghiên cứu bao gồm: 1) phần trăm âm vị đúng (ví dụ, phần trăm phụ âm đúng, phần trăm nguyên âm đúng); 2) quy trình âm vị; 3) sự “lo lắng” của phụ huynh và giáo viên về lời nói và phát âm của trẻ; và 4) tính dễ hiểu lời nói của trẻ. Mặc dù điểm trung bình phần trăm âm vị đúng khác nhau ở các nghiên cứu nhưng điểm trung bình phần trăm âm vị đúng để xác định rối loạn âm lời nói ở trẻ em trong các nghiên cứu được xác định là thấp hơn điểm trung bình theo 4 mức: 1 độ lệch chuẩn, 1,33 độ lệch chuẩn, 1,5 độ lệch chuẩn và 2 độ lệch chuẩn. Quy trình âm vị được xác định là tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói là những quy trình âm vị ít hoặc hiếm gặp hoặc bất thường so với quy trình âm vị ở trẻ bình thường. Trẻ rối loạn âm lời nói đều có lo lắng của cha mẹ và giáo viên về tình trạng phát âm. Điểm trung bình của tính dễ hiểu lời nói được đo bằng Thang đo tính dễ hiểu theo ngữ cảnh được xác định là ở dưới mức 4 điểm. Bài báo tổng quan mô tả về các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em này góp phần cung cấp thông tin hữu ích trong lượng giá và chẩn đoán rối loạn âm lời nói cho trẻ em ở những ngôn ngữ mà những tiêu chuẩn này chưa được xác lập như tiếng Việt. Từ khoá: tiêu chuẩn chẩn đoán, rối loạn âm lời nói, nghiên cứu tổng quan mô tả. 1. Mở đầu Rối loạn âm lời nói (RLALN) là một dạng rối loạn giao tiếp thường gặp ở trẻ em [1]. Trẻ có RLALN gặp phải những khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội cũng như trong các hoạt động sống khác [2]. Những khó khăn này sẽ tiếp tục tồn tại khi khi trẻ lớn lên, từ đó ảnh hưởng đến học tập, đặc biệt là trong đọc và viết [3]. Nếu không được can thiệp kịp thời, RLALN có thể tiếp tục tồn tại ở trẻ khi đến tuổi trưởng thành và tác động đến khả năng tìm kiếm việc làm và hoà nhập xã hội [4, 5, 6]. Can thiệp RLALN có vai trò quan trọng, giúp giảm thiểu tối đa mức độ của khiếm khuyết, từ đó làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của khiếm khuyết tới cuộc sống của trẻ đồng thời tăng cường Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021. Tác giả liên hệ: Phạm Thị Vấn. Địa chỉ e-mail: phamthivan@teacher.hmtu.edu.vn 82
  2. Tổng quan các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em khả năng tham gia của trẻ trong xã hội [7]. Để có thể thực hiện can thiệp sớm, trẻ cần phải được lượng giá chi tiết và chẩn đoán sớm tình trạng RLALN. Lượng giá RLALN có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, công cụ và phương pháp khác nhau nhưng đều nhằm mục đích xác định hay chẩn đoán được sự hiện diện hay vắng mặt của RLALN ở trẻ cũng như mức độ nghiêm trọng của dạng rối loạn này. Việc chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng của rối loạn hỗ trợ việc xác định mục tiêu và lên kế hoạch can thiệp cũng như theo dõi được sự tiến triển của quá trình trị liệu cho trẻ. Các tiêu chuẩn để xác định một trẻ có RLALN đã được đề cập trong một số nghiên cứu ở các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay các tiêu chuẩn xác định RLALN vẫn chưa thực sự có sự nhất quán. Trong các nghiên cứu ở trẻ em nói tiếng Anh cũng như tiếng Quảng Đông, các tác giả đã đưa ra tiêu chuẩn để xác định RLALN dựa vào việc so sánh điểm số trung bình của phần trăm phụ âm và nguyên âm đúng ở các trẻ tham gia nghiên cứu với dữ liệu từ một thang đo chuẩn hóa của cùng một ngôn ngữ [6, 8, 9]. Một tiêu chí cũng được sử dụng để xác định RLALN ở trẻ em là dựa vào mức độ “lo lắng” của cha mẹ về lời nói của trẻ [6, 8]. Một số nghiên cứu khác lại xác định trẻ có RLALN thông qua xác định các quy trình âm vị ở các trẻ mà xuất hiện với tỉ lệ hiếm hoặc không xuất hiện trên các trẻ phát triển điển hình [9, 10, 11]. Ở Việt Nam hiện nay, các hướng dẫn chẩn đoán rõ ràng về RLALN ở trẻ em còn rất thiếu thông tin. Với câu hỏi nghiên cứu là các tiêu chuẩn nào hiện tại được sử dụng để chẩn đoán RLALN ở trẻ và phạm vi áp dụng các tiêu chuẩn này như thế nào, bài viết này được thực hiện nhằm mục đích tổng quan lại các nghiên cứu về tiêu chí chẩn đoán trẻ RLALN. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này tìm hiểu tổng quan về các tiêu chí chẩn đoán xác định RLALN ở trẻ em từ các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu tổng quan mô tả (scoping review) được sử dụng để thu thập dữ liệu. Nghiên cứu tổng quan mô tả là một cách tiếp cận tương đối mới trong nghiên cứu tổng quan. Khác với nghiên cứu tổng quan hệ thống, nghiên cứu tổng quan mô tả giúp xác định và thảo luận các đặc điểm hay khái niệm nhất định trong các bài báo hoặc nghiên cứu, lập bản đồ các tài liệu nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan bao quát. Nghiên cứu tổng quan mô tả cũng có thể được thực hiện nhằm mục đích tóm tắt các kết quả nghiên cứu, xác định các lỗ hổng và đưa ra các khuyến nghị cho nghiên cứu trong tương lai. Tổng quan mô tả được sử dụng khi tài liệu không thể được xem xét một cách toàn diện với một khối lượng tài liệu lớn [12]. Để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng một số nguồn tài liệu quốc tế và trong nước từ một vài trang tìm kiếm khác nhau. Trang tìm kiếm đầu tiên mà chúng tôi sử dụng là Google Scholar (https://scholar.google.com) với nguồn tài liệu miễn phí và sẵn có để tìm kiếm cả tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt. Cơ sở dữ liệu số PubMed là nguồn tìm kiếm thứ hai mà chúng tôi sử dụng để tìm kiếm các tài liệu tiếng Anh. Các tài liệu tham khảo tiếng Việt được chúng tôi tìm kiếm từ một số trang bao gồm: Tạp chí Y học Việt Nam (https://tapchiyhocvietnam.vn/), tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh (https://yhoctphcm.ump.edu.vn), Tạp chí Ngôn ngữ (http://www.vienngonnguhoc.gov.vn). Các từ khóa được sử dụng để tìm kiếm cho tài liệu tiếng Việt là “trẻ”, “rối loạn âm lời nói”, “rối loạn phát âm”, “khó khăn phát âm”, và “chẩn đoán”,. Thông qua các từ khóa tìm kiếm bằng tiếng Việt, chúng tôi tìm được hai tài liệu về RLALN ở trẻ có chứa các thông tin liên quan đến tiêu chí chẩn đoán RLALN. Các từ khóa được sử dụng để tìm kiếm cho tài liệu tiếng Anh là “speech sound disorders”, “speech sound disorder”, “speech disorder”, “speech impairment”, “children”, “diagnosis”. Kết quả từ các trang tìm kiếm với các từ khóa tiếng Anh, có 8 bài liên quan đến nội dung mà chúng tôi cần. Từ 14 bài báo được nhóm nghiên cứu tìm thấy, chúng tôi đọc, phân tích 83
  3. Phạm Thị Vấn, Phạm Thị Bền, Sharynne McLeod và Võ Nguyên Trung và tóm tắt nội dung của bài theo thứ tự: Nghiên cứu, ngôn ngữ, cỡ mẫu, độ tuổi, công cụ đánh giá, tiêu chí và tiêu chuẩn chẩn đoán. Thông tin tóm tắt 14 bài nghiên cứu được trình bày theo bốn nhóm tiêu chuẩn ở Bảng 1. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan về rối loạn âm lời nói ở trẻ em RLALN được định nghĩa là “toàn bộ các khó khăn trong việc tri nhận, thể hiện lại/tái hiện âm vị (nhận thức) và hoặc tạo lời nói mà những khó khăn này có ảnh hưởng tới độ dễ hiểu, sự chấp nhận và không phù hợp lứa tuổi” [3tr.4, 13tr.1]. RLALN biểu hiện những khó khăn khi nói các âm trong từ một cách chính xác, tương phản với biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ là những khó khăn khi sử dụng, hiểu đúng ngữ pháp, từ vựng và ngôn ngữ xã hội [14]. Trẻ có RLALN có thể có một hoặc kết hợp các khó khăn kể trên [3, 13]. Lời nói là phương tiện mà chúng ta truyền đạt thông điệp bằng miệng [15]. Âm vị là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống biểu đạt thành tiếng một ngôn ngữ, giúp phân biệt từ này với từ khác như “gà” và “cà”. Âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói và thường ứng với một âm vị. Ngữ âm học là ngành học nghiên cứu về âm lời nói và thuộc tính của các âm lời nói [16]. Âm vị học là một mô tả về âm vị và tổ chức, kết hợp các âm vị của một ngôn ngữ. Còn thuật ngữ cấu âm đề cập đến các quá trình vận động tham gia vào việc thực hiện các cử động cho sự sản xuất âm lời nói [18]. Vốn âm vị bao gồm các đơn vị phân đoạn nhỏ nhất của các âm được dùng để hình thành lên các tương phản có ý nghĩa của lời nói [17]. Vốn âm vị cũng bao gồm các âm xuất hiện trong phát âm của trẻ, trong đó mỗi âm được tạo ra ít nhất 2 lần khi trẻ phát âm [18]. Quy trình âm vị là những thay đổi trong phát âm có thể ảnh hưởng đến một âm vị hoặc toàn bộ âm tiết nhằm thay thế những âm khó phát âm thành những âm dễ phát âm hơn do sự tồn tại mẫu lỗi từ lứa tuổi trước hoặc do sự lĩnh hội không đầy đủ các âm vị và các quy tắc âm vị của ngôn ngữ [17]. Phần trăm phụ âm đúng (percentage of consonants correct, PPC) thể hiện tỉ lệ phần trăm tổng số phụ âm phát âm chính xác trong một mẫu hội thoại và được tính bằng tổng số phụ âm phát âm đúng trên tổng số phụ âm được kiểm tra [19]. Trong tiếng Anh, PPC được tính là tổng số phụ âm đầu, phụ âm giữa từ và phụ âm cuối của từ phát âm đúng trên tổng số lượng các phụ âm này xuất hiện trong mẫu lời nói thu thập. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, PPC được tính bằng tổng số phụ âm đầu, phụ âm cuối và bán nguyên âm đúng trên tổng số phụ âm đầu, phụ âm cuối và bán nguyên âm được kiểm tra. Phần trăm nguyên âm đúng hay phần trăm thanh điệu đúng được tính bằng tổng số nguyên âm hay thanh điệu đúng trên tổng số nguyên âm hay thanh điệu được kiểm tra [20]. Đây là các chỉ số phân tích để xác định tình trạng lời nói của trẻ em. Bảng 1. Tóm tắt các nghiên cứu về tiêu chí và tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em Tiêu Nghiên cứu Ngôn Cỡ mẫu Độ tuổi Công cụ Tiêu chuẩn chẩn chí ngữ (N, tình (năm) lượng giá đoán cụ thể sử dụng trạng) Phần McLeod và Anh (Úc) 1.097 3;3–6;4 DEAP PCC < 1SD dưới điểm trăm cộng sự, trung bình (M=68,09, âm vị 2013 [6] SD=14,31, dải phân đúng bố: 17,9 – 96,4) Harrison và Anh (Úc) 1.097 3;3–6;4 DEAP PCC < 1SD dưới cộng sự, điểm trung bình 2017 [8] (M=69,78 %, SD = 14,9, dải phân bố: 17,9 – 100%) 84
  4. Tổng quan các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em Lee, 2018 Hàn 145 2;6–6;5 APAC PCC < 1,5SD so với [36] Quốc 33 điểm chuẩn RLALN Lee, 2018 Hàn 55 4;0–6;9 APAC PCC < 2SD so với [33] Quốc 23 điểm chuẩn RLALN Ng và cộng Quảng 39 3;0 – 6;0 HKCAT PICC, PFCC, PVC, sự, 2014 [9] Đông 33 PVVC < 1,33SD dưới RLALN điểm chuẩn Kok and To, Quảng 642 2;4–6;9 HKCAT PICC 5% trẻ em ở mọi lứa tuổi theo dữ liệu chuẩn. So & Dodd, Quảng 17 3;6 – 6;4 Bài kiểm tra (1) Ít nhất hai quy 1994 Đông RLALN âm vị phân trình âm vị được sử [39] đoạn tiếng dụng bởi hơn 10% số Quảng Đông trẻ em thuộc các nhóm (Cantonese tuổi nhỏ hơn trong Segmental nghiên cứu quy chuẩn; Phonology (2) Quy trình âm vị mà Test, So, được ít hơn 10% số trẻ 1992) sử dụng trong nghiên cứu quy chuẩn ở mọi lứa tuổi, hoặc không được sử dụng bởi bất kì trẻ nào trong nghiên cứu quy chuẩn. Haelsig Anh 50 2;10–5;2 PPA Quy trình âm vị ở trẻ &Madison, (Mỹ) lứa tuổi thấp hơn hay 1986 [10] hiếm khi được tạo ra ở bất kì lứa tuổi nào. Hodson & Anh 120 3–8 Đánh giá các Quy trình âm vị khác Paden, 1981 (Mỹ) quá trình ngữ biệt với trẻ có lời nói [11] âm dễ hiểu. (Assessment of Phonological Processes) Độ dễ McLeod và Anh (Úc) 525 4;0–5;5 ICS ICS < 4.6 (độ nhạy: hiểu cs, 2015 278 0,82, độ đặc hiệu: 85
  5. Phạm Thị Vấn, Phạm Thị Bền, Sharynne McLeod và Võ Nguyên Trung của lời [43] RLALN 0,58) nói Ng và cộng Quảng 39 3;0 – 6;0 ICS-TC ICS-TC < 4,29 (độ sự, 2014 [9] Đông 33 nhạy: 0,7, độ đặc hiệu: RLALN 0,59) Kok and To, Quảng 642 2;4–6;9 ICS-TC ICS-TC < 3,64 (độ 2019 [32] Đông 147 nhạy: 0,8, độ đặc hiệu: RLALN 0.74 ở các trẻ từ 4;0 – 4;5 tuổi) Lee, 2018 Hàn 145 2;6–6;5 ICS-K - [36] Quốc 33 RLALN Lousada và Bồ Đào 51 3;11– ICS-EP ICS-EP < 4,36 (độ cộng sự, Nha (châu 25 6;2 nhạy: 0,8, độ đặc hiệu: 2019 [46] Âu) RLALN 0,84) Lo lắng McLeod và Anh (Úc) 1097 3;3–6;4 PEDS PEDS: “lo lắng” và của cha cộng sự, “một chút lo lắng” mẹ và 2013 [6] giáo McLeod và Anh (Úc) 525 4;0–5;5 PEDS PEDS: “lo lắng” và viên cs, 2015 [43] “một chút lo lắng” 278 RLALN Harrison và Anh (Úc) 1097 3;3–6;4 PEDS PEDS: “lo lắng” và cộng sự, “một chút lo lắng” 2017 [8] Tang và Tiếng 4 RLALN 4;4 – 5;5 Lo lắng của giáo viên Balow, 2006 Việt tuổi và phụ huynh về sự [49] (phương suy giảm tính dễ hiểu ngữ Nam) lời nói của trẻ Harrison và Anh (Úc) 1097 3;3–6;4 AusTOMS AusTOMS: Dưới 5 cộng sự, điểm 2017 [8] Nguyễn Thị Tiếng 298 2;6 – 6;3 Nhận xét của Trẻ có “khó khăn về Ly Kha, Việt 5 RLALN giáo viên phát âm” 2011 [52] (phương ngữ Nam) Ghi chú. AusTOMS =Australian Therapy Outcomes Measures (Thang đo lường kết quả trị liệu của Úc, Perry & Skeat, 2004); APAC = Assessment of Phonology and Articulation for Children (Lượng giá cấu âm và âm vị học của trẻ, Kim, Pae, & Park, 2007); DEAP=Diagnostic Evaluation of Articulation and Phonology, Dodd et al, 2002 (Đánh giá chẩn đoán cấu âm và âm vị học, Dodd và cộng sự, 2002); HKCAT = Hong Kong Cantonese Articulation Test (Bài kiểm tra cấu âm tiếng Quảng Đông, Cheung và cộng sự, 2006); ICS = The Intelligibility in Context Scale (Thang đo tính dễ hiểu theo ngữ cảnh); ICS-TC = The Intelligibility in Context Scale- Traditional Chinese (Thang đo tính dễ hiểu theo ngữ cảnh tiếng Trung Quốc truyền thống); ICS-K = The Intelligibility in Context Scale Korean (Thang đo tính dễ hiểu theo ngữ cảnh tiếng Hàn Quốc); PCC = Percentage of Consonants Correct (Phần trăm phụ âm đúng); PICC = Percentage of Initial Consonants Correct (Phần trăm phụ âm đầu đúng); PFCC = Percentage of Final Consonants Correct (Phần trăm phụ âm cuối đúng); PVC = Percentage of Vowels/Diphthongs Correct (Phần trăm nguyên âm đúng); PEDS = Parents’ Evaluation of Developmental Status (Thang Đánh giá của cha mẹ về tình trạng phát triển); RLALN = Rối loạn âm lời nói; M = Mean (Giá trị điểm trung bình); SD = Standard Deviation (Độ lệch chuẩn). 86
  6. Tổng quan các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em Tỉ lệ RLALN ở trẻ em đã được báo cáo trong một số nghiên cứu và những tỉ lệ này có sự khác nhau. Nghiên cứu của Law và cộng sự [21] cho thấy: Tỉ lệ lưu hành của trẻ RLALN chiếm 2,3% đến 24,6%. Tỉ lệ lưu hành đối với trẻ “chậm nói và/ hoặc chậm trễ ngôn ngữ” chiếm 2,28% đến 6,68%. Trong nghiên cứu về RLALN ở trẻ từ đủ 4 tuổi đến 4 tuổi 11 tháng của Eadie và cộng sự, tỉ lệ RLALN ở trẻ là 3,4% [22]. Các dạng rối loạn giao tiếp được điều trị ở trẻ mẫu giáo khi khảo sát 6,624 trẻ trong nghiên cứu của Mullen và Schooling năm 2010 đã xác định: Rối loạn liên quan “cấu âm/tính dễ hiểu” chiếm 74,7%; Rối loạn liên quan “tạo lời nói” chiếm 61,3%; và rối loạn liên quan “hiểu lời nói” chiếm 42%. Phần lớn các trẻ trong lứa tuổi từ mẫu giáo đến lớp 12 nhận dịch vụ ngôn ngữ trị liệu liên quan đến việc “sản sinh âm lời nói”, trong đó các trẻ từ mẫu giáo đến lớp 3 chiếm 55,8% [23] Trong một nghiên cứu trên 4,983 trẻ em từ 4 tuổi tròn đến 5 tuổi 11 tháng, McLeod và Harrison cũng đã báo cáo tỉ lệ phụ huynh lo lắng về cách con họ “nói và phát âm” chiếm đến 25,2% và tỉ lệ phụ huynh có lo lắng về lời nói của con họ mà “được hiểu bởi những người khác” chiếm đến 12% [24]. Như vậy, có thể thấy tỉ lệ RLALN ở trẻ em có sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Sự khác nhau này có thể là do cách chọn mẫu cũng như mục đích của nghiên cứu dựa theo những tiêu chí xác định khác nhau. Dù kết quả nghiên cứu khác nhau nhưng đều cho thấy rối loạn lời nói là một dạng rối loạn tồn tại và tương đối cao về mức độ phổ biến so với các dạng rối loạn giao tiếp khác. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào công bố về tỉ lệ RLALN ở trẻ em nói tiếng Việt. Nguyên nhân của RLALN được phân thành hai nhóm chính là thành hai nhóm là: Nhóm RLALN không rõ nguyên nhân và nhóm xác định được nguyên nhân [3]. RLALN không rõ nguyên nhân được cho là chiếm tỉ lệ lớn hơn so với nhóm RLALN xác định được nguyên nhân [3, 25]. Nhóm RLALN xác định được nguyên nhân bao gồm: Nguyên nhân di truyền, bao gồm cả hội chứng di truyền; Rối loạn chức năng hệ vận động/hệ thần kinh: rối loạn vận ngôn, mất điều khiển hữu ý lời nói (CAS), bại não; Rối loạn cảm giác/tri giác: khiếm thính; Khiếm khuyết hoặc các rối loạn cấu trúc sọ-mặt: khe hở môi-chẻ vòm; Suy giảm nhận thức/trí tuệ: hội chứng Down; và Rối loạn phổ tự kỉ [3]. RLALN ở trẻ em bao gồm năm dạng chính [3]. Đó là: Rối loạn âm vị, rối loạn lời nói bất ổn định, khiếm khuyết cấu âm, mất điều khiển hữu ý lời nói và rối loạn vận ngôn. Khiếm khuyết/rối loạn âm vị là khó khăn trong nhận thức ngôn ngữ với việc học hệ thống âm vị của một ngôn ngữ, đặc trưng bởi những mẫu lỗi lời nói cơ bản. Rối loạn lời nói bất ổn định là khó khăn trong lựa chọn và sắp xếp âm vị của một từ mà không kết hợp với khó khăn vận động vùng miệng, được đặc trưng bằng việc phát âm không nhất quán giữa các lần phát âm của những từ giống nhau. Khiếm khuyết cấu âm là khó khăn trong vận động lời nói bao gồm sự sản xuất về mặt vật lí (ví dụ: cấu âm) của những âm lời nói đặc biệt, những lỗi trong âm lời nói điển hình chỉ bao gồm sự biến đổi của các âm xát /s, z/. Mất điều khiển hữu ý lời nói (Childhood Apraxia of Speech, CAS) là một rối loạn vận động lời nói bao gồm khó khăn trong lập kế hoạch và lập trình vận động, kết quả là những lỗi trong tạo âm lời nói và ngôn điệu. Rối loạn vận ngôn là một dạng rối loạn vận động lời nói với những khó khăn trong chu trình cảm giác - vận động đặc biệt là giai đoạn lập trình vận động và thực hiện để tạo lời nói [3]. Dựa vào hệ thống chẩn đoán phân biệt (Differential Diagnosis System, DDS), Dodd phân loại RLALN thành bốn nhóm nhỏ với những mô tả về khiếm khuyết [26]. Bốn dạng RLALN bao gồm: 1) rối loạn cấu âm; 2) trì hoãn âm vị; 3) rối loạn âm vị ổn định; và 4) rối loạn âm vị bất ổn định. Rối loạn cấu âm là việc suy giảm khả năng phát âm các âm vị cụ thể, thường là âm /s, z/. Trì hoãn âm vị biểu hiện các mẫu lỗi lời nói là điển hình của các trẻ nhỏ tuổi hơn được xác định bởi dữ liệu quy chuẩn. Rối loạn âm vị ổn định là việc sử dụng nhất quán một số mẫu lỗi không phát triển. Rối loạn âm vị bất ổn định là dạng lỗi đa âm vị cho cùng một mục từ vựng khi không có khó khăn về vận động miệng. Lượng giá RLALN ở trẻ em nhằm mục đích xác định các đặc điểm về âm lời nói của trẻ, giúp chẩn đoán được tình trạng RLALN, từ đó thiết lập mục tiêu và đưa ra các chiến lược can 87
  7. Phạm Thị Vấn, Phạm Thị Bền, Sharynne McLeod và Võ Nguyên Trung thiệp phù hợp, đồng thời hỗ trợ việc đánh giá tiến triển của trị liệu. Tuỳ vào mục đích của lượng giá mà có lượng giá sàng lọc, lượng giá chẩn đoán hay lượng giá mô tả đặc điểm lời nói của trẻ [3]. Khi lượng giá RLALN ở trẻ em, tùy thuộc vào khía cạnh và mục đích lượng giá mà lựa chọn hình thức và công cụ lượng giá phù hợp. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng đa dạng các công cụ lượng giá [27]. Hình thức lượng giá chính thức sử dụng phương pháp trắc nghiệm thông qua các công cụ lượng giá chuẩn hóa hoặc chưa/không chuẩn hóa. Hình thức lượng giá không chính thức sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, quan sát, bảng hỏi. Đặc biệt báo cáo của phụ huynh và giáo viên về tình trạng phát triển lời nói của trẻ cũng được sử dụng để thu thập thông tin một cách triệt để và hiệu quả [8]. Dựa vào thông tin lời nói đã thu thập từ các phương pháp và công cụ đánh giá, tình trạng lời nói của trẻ được xác định dựa vào các chỉ số đánh giá như phần trăm âm vị đúng, các quy rình âm vị, vốn âm vị, và vốn loại hình âm tiết [3]. Đây là các chỉ số thuộc chức năng cơ thể của Bảng phân loại quốc tế Chức năng, Khuyết tật và Sức khoẻ-Phiên bản trẻ em và thanh thiếu niên (International Classification of Function, Disability, and Health-Children and Youth version, ICF-CY) [28]. Để có thể lượng giá được toàn diện RLALN ở trẻ em, bên cạnh việc lượng giá các đặc điểm về âm lời nói của trẻ, các thông tin về cấu trúc và chức năng vùng miệng, thính giác, nhận thức lời nói, ngôn ngữ, chất lượng giọng, độ trôi chảy, kĩ năng đọc viết, độ dễ hiểu của lời nói, khả năng kích thích những âm lỗi, sự tham gia trong các hoat động khác nhau của trẻ, các yếu tố về tiền sử phát triển, tiền sử y khoa và các đặc điểm về hoàn cảnh môi trường sống cũng cần được thu thập. Những nội dung đánh giá này cũng thuộc các thành phần của ICF- CY [3, 19, 28]. 2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói Từ việc phân tích nội dung 14 nghiên cứu về RLALN ở trẻ em đã thống kê ở bảng 1, các tiêu chí và tiêu chuẩn chẩn đoán RLALN ở trẻ em được đề cập trong các nghiên cứu như sau. 2.2.2.1. Tiêu chuẩn dựa trên phần trăm âm vị đúng Đây là tiêu chuẩn được 7/14 nghiên cứu sử dụng là tiêu chí chẩn đoán RLALN ở khách thể khảo sát tham gia trong nghiên cứu. Trong 7 nghiên cứu này, có 5/7 nghiên cứu sử dụng PCC, 1/7 nghiên cứu sử dụng PICC, và 1/7nghiên cứu sử dụng 1 trong bốn chỉ số PICC hoặc PFCC hoặc PVC hoặc PVVC. Các nghiên cứu tiến hành thu mẫu lời nói của các trẻ tham gia nghiên cứu thông qua việc sử dụng một bộ công cụ lấy mẫu lời nói theo ngôn ngữ của trẻ. Công cụ lấy mẫu lời nói theo ngôn ngữ của trẻ bao gồm cả công cụ chuẩn hóa hoặc không/chưa chuẩn hóa. Mẫu lời nói này sau đó được phân tích để tính toán các chỉ số về các chỉ số PPC. Mức điểm của các chỉ số PPC được các nghiên cứu lựa chọn để nhận diện trẻ RLALN là khác nhau. Nghiên cứu sử dụng PPC mà cụ thể là PCC để xác định RLALN ở trẻ là nghiên cứu cộng đồng về trẻ RLALN của McLeod và cộng sự [6] trên 1.097 trẻ mầm non từ đủ 4;0 tuổi đến 5 tuổi 11 tháng ở Úc. Các tác giả đã thực hiện thu mẫu lời nói thông qua bài kiểm tra cấu âm và âm vị học (Diagnostic Evaluation of Articulation and Phonology, DEAP) [29]. Đây là một bài kiểm tra cung cấp dữ liệu chuẩn cho trẻ em Úc và Anh. Với thang DEAP, các trẻ được yêu cầu gọi tên 50 bức tranh để thu thập mẫu lời nói của trẻ. Từ kết quả về phát âm của trẻ, tác giả tính toán điểm số PCC. Điểm số trung bình của PCC đạt được ở 143 trẻ trong nghiên cứu là 68,09 (SD = 14,31, dải phân bố: 17,9 - 96,4) trong đó có 124 trẻ đạt điểm PCC thấp hơn 1 SD dưới điểm trung bình, 115 trẻ có điểm PCC thấp hơn 2SD dưới điểm trung bình. Với mục đích của nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra tiêu chí xác định các trẻ RLALN khi thỏa mãn điều kiện về điểm số PCC sao cho điểm PCC thấp hơn 1 SD dưới điểm trung bình. Bên cạnh đó, điểm số trung bình của PCC cũng được các tác giả McLeod và cộng sự sử dụng trong phân loại mức độ nghiêm trọng của các trẻ trong nghiên cứu dựa theo chỉ số mức độ nghiêm trọng của Shriberg và cộng sự [30]. Dựa vào cách xác định mức độ nghiêm trọng này, số trẻ được xác định là RLALN trong nghiên cứu này được chia thành 4 mức độ nghiêm trọng, bao gồm: 15 trẻ là có 88
  8. Tổng quan các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em RLALN nhẹ, 75 trẻ có RLALN mức độ nhẹ-vừa, 13 trẻ em được phân loại là nặng, và 40 trẻ có mức độ trung bình-nặng Nghiên cứu của Harrison và cộng sự [8] cũng thực hiện trên cùng nhóm khách thể khảo sát từ nghiên cứu của McLeod và cộng sự [6]. Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng sử dụng thang DEAP trong đánh giá và thu thập mẫu lời nói của trẻ, từ đó tính toán điểm số PCC. Bên cạnh đó, tác giả của nghiên cứu cũng chẩn đoán RLALN khi điểm số PCC thấp hơn 1 SD dưới điểm trung bình. Kết quả thu được điểm PCC trung bình của 157 trẻ là 69,78 % (SD = 14,9, dải phân bố: 17,9 - 100%) với 132 trẻ đạt điểm PCC thấp hơn 1 SD dưới điểm trung bình và được chẩn đoán là RLALN. Với mục đích xác định tính giá trị và độ tin cậy của thang đo tính dễ hiểu theo ngữ cảnh tiếng Trung Quốc truyền thống (Intelligibility in Context Scale - Traditional Chinese, ICS-TC) ở phụ huynh và các trẻ nói tiếng Quảng Đông, Ng và cộng sự [9] đã tiến hành nghiên cứu trên 72 trẻ mẫu giáo gồm 39 trẻ phát triển điển hình và 33 trẻ RLALN. Các trẻ được tuyển chọn vào nghiên cứu theo hai nhóm, một nhóm gồm các trẻ mà cha mẹ hoặc giáo viên có lo lắng về khả năng nói của trẻ, nhóm còn lại là các trẻ phát triển điển hình. Cha mẹ được yêu cầu trả lời thang ICS-TC và các thông tin cơ bản về nhân khẩu học cũng như tình trạng phát triển của trẻ. Các trẻ mà được tham gia đánh giá lời nói sẽ được lấy mẫu lời nói thông bài kiểm tra cấu âm tiếng Quảng Đông (Hong Kong Cantonese Articulation Test, HKCAT) của Cheung cộng sự [31]. 33/72 trẻ trong nghiên cứu được nhận diện RLALN dựa vào tiêu chí điểm chuẩn của PICC hoặc PFCC hoặc PVC, hoặc PVVC thấp hơn 1,33 SD dưới điểm trung bình khi kết hợp kết quả từ bài đánh giá với dữ liệu chuẩn từ sách hướng dẫn HKCAT. Tiêu chuẩn sử dụng điểm số của phần trăm các loại âm vị đúng cũng được lựa chọn trong một nghiên cứu khác trên 789 trẻ nói tiếng Quảng Đông từ 2;4-6;9 tuổi của Kok and To [32] với cùng mục đích xác định tính giá trị của thang đo tính dễ hiểu theo ngữ cảnh ICS-TC. Tiêu chuẩn chẩn đoán RLALN trong nghiên cứu là điểm trung bình của PICC thấp hơn 1,33 SD dưới điểm trung bình khi đánh giá lời nói bằng HKCAT. Với tiêu chuẩn này, 147/789 trẻ tham gia nghiên cứu được chẩn đoán là RLALN, 642 trẻ còn lại được chẩn đoán là không có RLALN. Hai nghiên cứu ở các trẻ nói tiếng Hàn Quốc ở Busan cũng được Lee tiến hành năm 2018 nhằm mục đích xem xét khả năng phân biệt trẻ có RLALN và trẻ phát triển điển hình dựa trên thang đo tính dễ hiểu theo ngữ cảnh phiên bản Hàn Quốc (Intelligibility in Context Scale-Korea version, ICS-K). Nghiên cứu thứ nhất được Lee [33] thực hiện trên 78 trẻ gồm 23 trẻ RLALN và 55 trẻ phát triển điển hình. Các trẻ được lựa chọn tham gia vào nghiên cứu khi không có vấn đề về thể chất, hay các bệnh lí khác kèm theo. Ngôn ngữ của những trẻ tham gia nghiên cứu cũng được xác định là bình thường khi đạt trên 1 SD so với điểm trung bình thông qua bài kiểm tra Từ vựng hiểu và diễn đạt (Receptive and Expressive Vocabulary Test, REVT) [34]. Thang lượng giá cấu âm và âm vị (Assessment of Phonology and Articulation for Children, APAC) [35] được tác giả sử dụng để đánh giá lời nói của trẻ và làm tiêu chí chẩn đoán trẻ RLALN. Dựa vào kết quả đánh giá lời nói bằng APAC, các trẻ đạt điểm trung bình PCC thấp hơn 2SD so với điểm chuẩn được xác định là RLALN. Kết quả điểm trung bình của PCC ở nhóm trẻ RLALN đạt được là 78,1% (SD = 19,8; dải phân bố: 24.3%-95.7%) và nhóm phát triển điển hình là 98,7% (SD = 2,5; dải phân bố: 90.0%-100%). Nghiên cứu thứ hai [36] được thực hiện trên 178 trẻ từ tám trường mẫu giáo và sáu trung tâm, trong đó có 145 trẻ phát triển điển hình và 33 trẻ RLALN. Các trẻ được nhận vào trong nghiên cứu phải đảm bảo không có bất cứ khiếm khuyết nào về nhận thức, thính giác và/hoặc thần kinh. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng APAC để đánh giá lời nói của trẻ cũng như xác định tình trạng RLALN ở trẻ. Trẻ được nhận diện có RLALN khi đạt điểm số của PCC thấp hơn 1,5SD so với điểm chuẩn của APAC. Kết quả PCC trung bình trên nhóm trẻ phát triển 89
  9. Phạm Thị Vấn, Phạm Thị Bền, Sharynne McLeod và Võ Nguyên Trung điển hình là 93.38 (SD =7,3; dải phân bố: 67,1%–100%) và nhóm trẻ RLALN là 65.11 (SD = 17,29; dải phân bố: 14,28–87,14%). Tác giả Hoàng Văn Quyên và cộng sự [37] thực hiện nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh án của 65 trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 7 tuổi đến khám âm ngữ trị liệu tại Phòng khám bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh và Phòng khám Gia đình tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2018. Các trẻ này đều có cha mẹ lo lắng về khả năng phát âm và nhận xét tính dễ hiểu lời nói thấp. Mẫu lời nói của các trẻ được đánh giá thông qua bảng lượng giá phát âm gồm 48 từ đơn bằng hình ảnh [38]. Mặc dù nghiên cứu không trình bày về tiêu chí chẩn đoán tình trạng RLALN của các trẻ được khảo sát hồ sơ bệnh án, điểm số PCC tính toán được sau khi thu thập mẫu lời nói của những trẻ em được xác định là RLALN trong nghiên cứu này đều thấp hơn 60%. Như vậy, các chỉ số PCC, PICC, PFCC, PVC, PVVC đã được sử dụng trong 7 nghiên cứu để làm tiêu chí xác định RLALN ở 4 ngôn ngữ và thể hiện tính tương đồng ở một nghiên cứu là mức 17,9% đến 96,4%, một nghiên cứu 17,9% – 100% và độ lệch chuẩn được xác định thấp hơn ở 4 mức là: 1SD; 1,33SD; 1,5SD; và 2SD. 2.2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào quy trình âm vị Quy trình âm vị được sử dụng trong 4/14 nghiên cứu để chẩn đoán RLALN ở trẻ. Trong 4 nghiên cứu này có 1/4 nghiên cứu lựa chọn tiêu chí 5% của các quy trình âm vị, 1/4 nghiên cứu lựa chọn tiêu chí 10%. Hai nghiên cứu còn lại đưa ra tiêu chí chung về sự xuất hiện của các quy trình âm vị là “khác” so với trẻ phát triển điển hình hoặc xuất hiện ở các trẻ thuộc nhóm tuổi nhỏ hơn hoặc hiếm khi xảy ra ở mọi lứa tuổi sẽ được nhận diện RLALN. So và Dodd [39] đã lựa chọn tiêu chí quy trình âm vị để chẩn đoán RLALN trong nghiên cứu cứu trên 17 trẻ có rối loạn âm vị học nói tiếng Quảng Đông từ 3;6 – 6;4 tuổi nhằm phân loại các trẻ theo 4 nhóm khác nhau của RLALN. 17 trẻ tham gia nghiên cứu đều không có bất thường nào liên quan đến thính lực hay chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên 2 trong số 17 trẻ được xác định là có bất thường nhỏ về cấu trúc vùng miệng và 4 trẻ có các vấn đề khác (ngôn ngữ, giọng và cộng hưởng) kèm theo. Mẫu lời nói của các trẻ gồm từ đơn và lời nói liên tục được thu thập thông qua Bài kiểm tra âm vị phân đoạn tiếng Quảng Đông (Cantonese Segmental Phonology Test) [40]. Mẫu lời nói của các trẻ này sau đó được so sánh với mẫu lời nói từ dữ liệu quy chuẩn của 268 trẻ để xác định vốn âm vị và các quy trình âm vị ở trẻ, từ đó có thể phân loại các trẻ theo các nhóm RLALN. Bốn phân loại được tác giả đưa ra trong nghiên cứu để xác định và phân loại RLALN của các trẻ tham gia với hai phân loại liên quan đến tiêu chí về quy trình âm vị. Thứ nhât là các trẻ mà mắc lỗi chậm phát triển âm vị hay trì hoãn âm vị khi mà trẻ tồn tại ít nhất hai quy trình âm vị được sử dụng bởi hơn 10% số trẻ em thuộc các nhóm tuổi nhỏ hơn trong nghiên cứu quy chuẩn. Loại thứ hai liên quan đến tiêu chí về quy trình âm vị được xác định khi trẻ xuất hiện các mẫu quy trình âm vị mà được sử dụng ít hơn 10% số trẻ em trong nghiên cứu quy chuẩn ở mọi lứa tuổi hoặc không được sử dụng bởi bất kì trẻ nào trong nghiên cứu quy chuẩn. Trong trường hợp này, trẻ được phân loại là rối loạn âm vị nhất quán. Kết quả thu được từ nghiên cứu cho thấy, các quy trình âm vị tắc hóa, trước hóa và giảm bật hơi là 3 quy trình âm vị phổ biến ở nhóm trẻ chậm phát triển/trì hoãn âm vị, trong khi các trẻ có rối loạn âm vị thì xuất hiện chủ yếu hai quy trình âm vị là sau hóa và mất phụ âm cuối. Bên cạnh lựa chọn tiêu chí về điểm số trung bình của PCC, nghiên cứu của Ng và cộng sự [9] cũng đưa tiêu chuẩn về quy trình âm vị để chẩn đoán RLALN ở các trẻ tham gia vào nghiên cứu. Các trẻ được xác định là có RLALN nếu trẻ xuất hiện các lỗi phát âm không điển hình bao gồm các mẫu quy trình âm vị hay lỗi cấu âm mà xuất hiện dưới 5% số trẻ em ở mọi lứa tuổi theo dữ liệu chuẩn. Tuy nhiên kết quả về quy trình âm vị của các trẻ này không được báo cáo trong nghiên cứu. 90
  10. Tổng quan các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em Với mục đích thu thập dữ liệu về việc sử dụng quy trình âm vị của trẻ từ 3 -5 tuổi, nghiên cứu của Haelsig và Madison [10] đã tiến hành thu thập mẫu lời nói của 50 trẻ phát triển điển hình gồm 25 trẻ nam và 25 trẻ nữ trong độ tuổi từ 2;10 tuổi – 5;2 tuổi từ các trường mầm non và trung tâm chăm sóc ban ngày. Các trẻ này đều không có lo lắng của cha mẹ về lời nói – ngôn ngữ, cũng như không có vấn đề về thính lực, thị lực kèm theo. Mẫu lời nói của các trẻ sau đó đã được các tác giả trong nghiên cứu phân tích dựa trên phân tích quy trình âm vị (Phonological Process Analysis, PPA) [41]. Kết quả thu được cho thấy, một số quy trình âm vị học được mong đợi xảy ra ở trẻ em dưới hoặc dưới 3 tuổi lại xuât hiện ở các trẻ 3 tuổi và 3;5 tuổi như thay thế âm thanh hầu, đồng hóa, và lướt hóa. Từ kết quả này, các tác giả đã chỉ ra rằng một trẻ có thể bị chậm phát triển âm vị hoặc rối loạn âm vị nếu chúng tạo ra một quy trình âm vị học được mong đợi ở trẻ em ở độ tuổi nhỏ hơn hoặc hiếm khi xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Một nghiên cứu khác của Hodson và Paden [11] cũng đã tiến hành trên 60 trẻ có lời nói dễ hiểu từ 4 – 5 tuổi và 60 trẻ có lời nói khó hiểu từ 3 – 8 tuổi nhằm so sánh các quy trình âm vị được sử dụng ở hai nhóm trẻ này. Các trẻ có lời nói dễ hiểu được lấy từ các trường mầm non và giáo viên của các trẻ này đều báo cáo là có thể hiểu hết được lời nói của trẻ, trong khi những trẻ có lời nói khó hiểu được giới thiệu thông qua các chuyên viên ngôn ngữ trị liệu, bác sĩ nhi khoa hay cha mẹ của trẻ với đặc điểm là có nhiều lỗi về cấu âm và lời nói “không thể hiểu được”. Các trẻ có lời nói “khó hiểu” đều đã nhận được các dịch vụ về lời nói – ngôn ngữ. Mẫu lời nói của tất cả các trẻ được thu thập thông qua việc gọi tên 55 đối tượng và sau đó các quy trình âm vị học được phân tích cho từng trẻ bằng phân tích Đánh giá các quá trình ngữ âm (Assessment of Phonological Processes) của Hodson [42]. Thông qua việc so sánh sự khác biệt về quy trình âm vị giữa hai nhóm, nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các quy trình âm vị học cụ thể đã giúp phân biệt được hai nhóm trẻ này. Trong khi nhóm có lời nói khó hiểu tạo ra nhiều quy trình âm vị như đồng hóa, tắc hóa, giảm cụm phụ âm, sau xóa, mất phụ âm, trước hóa, và thay thế âm thanh hầu… thì nhóm có lời nói dễ hiểu tồn tại ít quy trình âm vị hơn và khả năng phát âm gần như người trưởng thành. Như vậy, quy trình âm vị là một chỉ số được sử dụng để chẩn đoán RLALN trong 4 nghiên cứu ở 2 ngôn ngữ với 2 tiêu chí được đưa ra là mức 5% và 10%. 2.2.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào độ dễ hiểu của lời nói Dựa vào độ dễ hiểu của lời nói được 4/14 nghiên cứu lựa chọn làm tiêu chuẩn để chẩn đoán RLALN. Độ dễ hiểu của lời nói được đo lường bằng thang đo tính dễ hiểu theo ngữ cảnh (Intelligibility in Context Scale, ICS). Trong 4 nghiên cứu này có 2/4 nghiên cứu lựa chọn mức điểm thấp hơn điểm trung bình ICS = 4,29, 1/4 nghiên cứu đưa ra mức điểm thấp hơn điểm trung bình ICS = 4,6 và 1 nghiên cứu đưa ra mức điểm thấp hơn điểm ICS trung bình là 4,64 để phân biệt trẻ RLALN và trẻ bình thường. Ngoài ra có 1/4 nghiên cứu cũng đề xuất điểm ICS = 3,64 để phân biệt trẻ bình thường hay rối loại âm lời nói ở nhóm trẻ từ 4;0 – 4;5 tuổi. McLeod và cộng sự [43] đã tiến hành một nghiên cứu trên 803 trẻ nói tiếng Anh Úc từ 4;0– 5;5 nhằm mục đích mô tả dữ liệu quy chuẩn và tính giá trị của ICS [44]. DEAP được sử dụng để đánh giá lời nói của các trẻ và tính toán mức độ nghiêm trọng của lời nói thông qua xác định điểm số PCC, PVC và PPC. Điểm số ICS trung bình của các trẻ trong nghiên cứu là 4,4 (SD=0,7). Những trẻ có cha mẹ không có lo lắng về lời nói đạt điểm ICS cao hơn đáng kể (M = 4,6, SD=0,5) so với những trẻ có cha mẹ lo lắng (M = 3,9, SD=0,8). Sự khác biệt đáng kể trong ICS chỉ ra rằng điểm số trung bình của ICS có hiệu quả trong việc phân biệt trẻ em đã và chưa được xác định gặp khó khăn khi nói và phát âm. ICS có độ nhạy (0,82) và độ đặc hiệu (0,58) cao trong việc sàng lọc RLALN của trẻ em tại mức điểm cắt tối ưu của điểm trung bình của ICS là 4,6. Với tiêu chuẩn đầu vào để chẩn đoán RLALN ở trẻ em dựa trên điểm phần trăm âm vị đúng khi đánh giá lời nói bằng thang HKCAT, Ng và cộng sự [9] cũng đã đề xuất một tiêu chuẩn nhận diện trẻ RLALN dựa trên độ dễ hiểu của lời nói khi đánh giá bằng thang ICS-TC. Kết quả 91
  11. Phạm Thị Vấn, Phạm Thị Bền, Sharynne McLeod và Võ Nguyên Trung về điểm số ICS của nhóm trẻ phát triển điển hình là 4,56 (SD =0.48) và nhóm trẻ RLALN là 4.14 (SD = 0.65). Nghiên cứu cũng đưa ra điểm ICS-TC được giới hạn để xác định trẻ RLALN là 4,29 với độ nhạy đạt ngưỡng yêu cầu (0.7) và độ đặc hiệu đạt mức thấp hơn (0.59). Điều này có nghĩa là có thể sử dụng ICS-TC như một công cụ sàng lọc RLALN ở trẻ em. Điểm số ICS-TC là 4,29 cho tất cả các trẻ cũng như riêng từng nhóm trẻ cũng được Kok and To [34] đề cập đến trong nghiên cứu sau khi lập bảng chéo với kết quả chẩn đoán HKCAT. Độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng với điểm ICS-TC ở mức 4,29 cho tất cả các trẻ trong nghiên cứu lần lượt là 0,86 và 0,32. Với riêng từng nhóm tuổi, độ nhạy ở điểm ICS-TC = 4,29 nằm trong khoảng từ 0,78–1, trừ nhóm trẻ từ 5;6–5;11 (0,54), và độ đặc hiệu nhìn chung là thấp (0,16–0,46). Ngoài ra, điểm số ICS-TC, độ nhạy và độ đặc hiệu cũng được ước tính theo các nhóm tuổi. Kết quả thu được cho thấy các trẻ trong nhóm tuổi 4;0 – 4;5 có độ nhạy (0,8) và độ đặc hiệu (0.742) đều đạt yêu cầu ở điểm ICS-TC là 3,64. Như vậy điểm ICS-TC giới hạn = 3,64 có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn chẩn đoán RLALN ở các trẻ từ 4;0 – 4;5 tuổi, Kết quả khi so sánh điểm số ICS-K giữa hai nhóm trẻ phát triển điển hình và nhóm RLALN trong nghiên cứu, Lee [36] cho thấy có sự khác biệt đáng kể về điểm số ICS-K giữa hai nhóm trẻ này với độ nhạy cao (90.9%) và độ đặc hiệu phù hợp (77.9%). Điểm số ICS-K của tất cả các trẻ trong nghiên cứu là 4,46 (SD = 0,59), với điểm số ICS-K của nhóm phát triển điển hình (M= 4,64, SD = 0,41) cao hơn hẳn điểm số ICS-K của nhóm trẻ có RLALN (M = 3,67, SD = 0,62). Từ kết quả thu được cho thấy, tính dễ hiểu lời nói có thể là một tiêu chuẩn thích hợp trong phân loại một trẻ là phát triển điển hình hay có RLALN. Với mục đích đánh giá giá trị, độ tin cậy, độ nhạy và độ đặc hiệu của thang đo tính dễ hiểu theo ngữ cảnh phiên bản-Bồ Đào Nha châu Âu (European-Portuguese version of the Intelligibility in Context Scale, ICS-EP) [45], Lousada và cộng sự [46] đã tiến hành nghiên cứu trên 76 trẻ từ 3;11– 6;2 gồm 25 trẻ có cha mẹ lo lắng về lời nói và 51 trẻ mà cha mẹ không có lo lắng về lời nói. Công cụ lấy mẫu lời nói của các trẻ được thực hiện bằng bài kiểm tra ngữ âm – âm vị (Teste Fonético-Fonológico-Avaliação da Linguagem Pré- Escolar, TFF-ALPE) [47]. Tổng điểm trung bình trung bình ICS-EP là 4,49 (SD = 0,60) cho toàn bộ các trẻ trong nghiên cứu. Điểm số ICS-EP của nhóm cha mẹ có lo lắng về lời nói (3,91) thấp hơn điểm số ICS-EP của nhóm mà cha mẹ không có lắng về lời nói một cách đáng kể (4,78). Độ nhạy (0,8) và độ đặc hiệu (0,84) tương ứng với điểm ICS-EP = 4,36 là thỏa đáng. Như vậy, điểm số ICS cũng được coi là một tiêu chí để nhận diện RLALN ở trẻ em. Tiêu chí này đã được sử dụng để chẩn đoán RLALN trong 5 nghiên cứu ở 4 ngôn ngữ khác nhau. Mức điểm trung bình của ICS được đề xuất để xác định RLALN ở trẻ em lần lượt là: 3,64 ở tiếng Quảng Đông [34], 3,67 ở tiếng Hàn Quốc [36], 3,9 ở tiếng Anh [43], 3,91 ở tiếng Bồ Đào Nha châu Âu [46] và 4,14 ở tiếng Quảng Đông-Hồng Kông [9]. 2.2.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa trên lo lắng của cha mẹ và giáo viên Lo lắng của cha mẹ và giáo viên về lời nói và phát âm của trẻ là tiêu chuẩn chẩn đoán RLALN được đề cập trong 4/14 nghiên cứu. Trong đó 3/4 nghiên cứu lựa chọn thang sàng lọc Đánh giá của cha mẹ về tình trạng phát triển (Parents’ Evaluation of Developmental Status, PEDS) [48] làm công cụ sàng lọc mức độ lo lắng của cha mẹ, nghiên cứu còn lại dựa vào báo cáo của cha mẹ hoặc giáo viên. Nghiên cứu của McLeod và cộng sự [45, 43] đã đưa ra tiêu chí lựa chọn các trẻ tham gia nghiên cứu ở bước thứ hai – bước đánh giá lời nói phải thỏa mãn điều kiện là có sự lo lắng của cha mẹ về lời nói của con họ khi trả lời câu hỏi trên thang PEDS. Tuy nhiên khi phân tích điểm số ICS, tác giả vẫn tính toán điểm số của cả nhóm trẻ mà cha mẹ và giáo viên có lo lắng về lời nói của trẻ và điểm số ICS của nhóm trẻ mà cha mẹ không có lo lắng về lời nói của trẻ. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy có mối tương quan thuận giữa điểm số của ICS với lo lắng của cha mẹ. 92
  12. Tổng quan các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em Bên cạnh sử dụng tiêu chuẩn dựa trên điểm số PCC để chẩn đoán trẻ có RLALN, nghiên cứu của McLeod và cộng sự [6], sử dụng sự lo lắng của cha mẹ và giáo viên là tiêu chuẩn chẩn đoán RLALN. Với tiêu chí này, những trẻ mà cha mẹ và/hoặc giáo viên “có lo lắng” và “lo lắng một chút” cho lời nói của trẻ khi trả lời câu hỏi được lấy từ PEDS được xác định là RLALN. Câu hỏi được đưa ra là liệu họ có lo lắng khi các trẻ “nói chuyện và phát âm”. Kết quả cho thấy sự tương quan thuận giữa lo lắng của cha mẹ với kết quả đánh giá lời nói của DEAP. Harrison và cộng sự [8] cũng sử dụng PEDS làm công cụ sàng lọc mức độ lo lắng của cha mẹ về lời nói của trẻ. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy có sự tương quan cao và vừa phải (88% và 71%) giữa báo cáo của cha mẹ và giáo viên với đánh giá trực tiếp của chuyên viên ngôn ngữ trị liệu. Sự tương quan này cho thấy việc thu thập các thông tin từ phụ huynh và giáo viên khi lượng giá trẻ RLALN là bước làm quan trọng, cũng như khẳng định vai trò quan trọng của cha mẹ trong chẩn đoán RLALN ở trẻ em. Nhằm mục đích mô tả đặc điểm âm lời nói của các trẻ RLALN nói tiếng Việt phương ngữ Nam. của Tang và Balow [49] thực hiện nghiên cứu trên bốn trẻ có rối loạn âm vị học với hai trẻ 4;4 tuổi và 2 trẻ 5;5 tuổi. Các trẻ tham gia nghiên cứu đều được xác định là bình thường về thính lực, thị lực, cấu trúc vùng đầu mặt cổ, hay không có các bệnh lí khác kèm theo. Các tác giả đã thực hiện thu mẫu lời nói của trẻ bằng bảng từ thử Thăm dò ngữ âm tiếng Việt (Vietnamese phonological probe) [50] gồm 85 từ, trong đó bao gồm cả từ đơn, từ ghép (cây dừa), và kết hợp từ (coi phim). Kết quả phân tích dựa vào số lượng phụ âm đầu, phụ âm cuối, nguyên âm và thanh điệu phát âm đúng và các quy trình âm vị. Tác giả đã đưa ra tiêu chuẩn duy nhất xác định trẻ có khiếm khuyết về âm vị học dựa trên sự lo lắng của giáo viên và phụ huynh về sự suy giảm tính dễ hiểu lời nói của trẻ cũng như lo lắng của điều tra viên. Như vậy, sự lo lắng của phụ huynh và giáo viên về lời nói của trẻ cũng được coi là một chỉ số được sử dụng để chẩn đoán RLALN. Tiêu chí này đã được sử dụng trong 3 nghiên cứu ở 2 ngôn ngữ để chẩn đoán RLALN ở trẻ với mức độ tương quan với chỉ số đánh giá lời nói từ 71% đến 88%. 2.2.2.5. Các tiêu chuẩn chẩn đoán khác Ngoài 4 tiêu chuẩn được 12/14 nghiên cứu sử dụng để chẩn đoán RLALN, 2/14 nghiên cứu đưa ra 2 tiêu chuẩn khác để chẩn đoán RLALN. Thang đo lường kết quả trị liệu của Úc (Australian Therapy Outcomes Measures, AusTOMS) [51] chứa bốn lĩnh vực thể hiện mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết lời nói và ảnh hưởng của khiếm khuyết này tới hoạt động - sự tham gia của trẻ theo thang điểm từ 5 đến 0, với 5 điểm là “không có khó khăn” và 0 điểm là “hết sức khó khăn được sử dụng làm tiêu chí chẩn đoán trẻ RLALN trong nghiên cứu của Harrison và cộng sự [8]. Những trẻ được đánh giá dưới 5 điểm trên thang AusTOMS, trẻ sẽ được xác định là có RLALN. Một tiêu chí khác được tác giả Nguyễn Thị Ly Kha [52] nhận diện 5 trẻ RLALN trong nghiên cứu 303 trẻ mẫu giáo. Mẫu khảo sát của nghiên cứu bao gồm 298 trẻ phát triển bình thường từ 2;6 – 6;3 tuổi và năm trẻ có nguy cơ RLALN sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Trẻ được xác định là có nguy cơ RLALN được xác định dựa vào nhận xét của giáo viên dạy trẻ ở trên lớp là có “khó khăn về phát âm”. Với những phát hiện từ những nghiên cứu trên có thể thấy cả 5 tiêu chuẩn trên đều khẳng định giá trị của nó trong việc chẩn đoán RLALN ở trẻ em. Yêu cầu đặt ra là cần những công cụ đánh giá lời nói cho phép có các kết quả phân tích và dữ liệu chuẩn ở trẻ em bình thường. Kết quả từ nghiên cứu tổng quan mô tả đã đưa ra một các nhìn chung nhất về các tiêu chuẩn chẩn đoán RLALN ở trẻ em đã được mô tả và phân tích. Tuy nhiên nghiên cứu hiện tại cũng còn tồn tại một vài nhược điểm. Thứ nhất là số lượng nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu tổng quan mô tả hiện tại này còn ít. Bên cạnh đó, một số tài liệu đã được xuất bản trong một thời gian trước đó khá dài do nguồn tài liệu tham khảo trong nước còn hạn chế. 93
  13. Phạm Thị Vấn, Phạm Thị Bền, Sharynne McLeod và Võ Nguyên Trung 3. Kết luận RLALN ở trẻ em là một nội dung đã được đề cập tới trong nhiều tài liệu cũng như các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới bởi các tác động tiêu cực của nó tới giao tiêp, tương tác xã hội cũng như sự tham gia vào cuộc sống hàng ngày của trẻ. Chấn đoán RLALN là một trong những nội dung quan trọng khi cung cấp các dịch vụ ngôn ngữ trị liệu cho trẻ có RLALN, giúp xác định và lập kế hoạch can thiệp trị liệu phù hợp cho từng trẻ. Từ kết quả của phân tích các nghiên cứu cho thấy, bốn tiêu chí chính được lựa chọn để chẩn đoán một trẻ có RLALN bao gồm: điểm số trung bình phần trăm các âm vị đúng (PCC, PICC, PFCC, PVC, và PPC); quy trình âm vị; tính dễ hiểu của lời nói; và sự lo lắng của cha mẹ hoặc giáo viên về lời nói của trẻ. Mỗi tiêu chí lại được xác định dựa vào những tiêu chuẩn cụ thể ở từng nghiên cứu. Tuy nhiên, để có thể sử dụng các tiêu chuẩn này trong chẩn đoán trẻ có RLALN, cần các công cụ cho phép đánh giá mẫu lời nói của trẻ cùng với dữ liệu chuẩn của trẻ em phát triển điển hình để có thể so sánh và đối chiếu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Black LI, Vahratian A, Hoffman HJ, National Center for Health Statistics, 2015. Communication disorders and use of intervention services among children aged 3-17 years: United States, 2012, Hyattsville, MD: U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Health Statistics. [2] McCormack J, McLeod S, McAllister L, Harrison L J, 2010. “My speech problem, your listening problem, and my frustration: The experience of living with childhood speech impairment”. Language, Speech and Hearing Services in Schools, 41, pp. 379–392. [3] McLeod S, Baker E, 2017. Children’s speech: An evidence-based approach to assessment and intervention, Pearson Education. [4] Felsenfeld S, Broen PA, McGue M, 1994. “A 28-year followup of adults with a history of moderate phonological disorder: Educational and occupational results”. Journal of Speech and Hearing Research, 37, pp. 1341–1353. [5] Hesketh A, 2004. “Early literacy achievement of children with a history of speech problems”. International Journal of Language and Communication Disorders, 39, pp. 453–468. [6] McLeod S, Harrison LJ, McAllister L, McCormack J, 2013. “Speech sound disorders in a community study of preschool children”. American Journal of Speech-Language Pathology, 22 (3), pp. 503-522. [7] Baker E, McLeod S, 2011. “Evidence-based practice for children with speech sound disorders: Part 1 narrative review”. Language, Speech, and Hearing Services in Schools, 42, pp. 102–139. [8] Harrison LJ, McLeod S, McAllister L, McCormack J, 2017. “Speech sound disorders in preschool children: correspondence between clinical diagnosis and teacher and parent report”. Australian Journal of Learning Difficulties, 22 (1), pp. 35–48. [9] Ng KYM, To CKS, Mcleod S, 2014. “Validation of the Intelligibility in Context Scale as a screening tool for preschoolers in Hong Kong”. Clinical Linguistics & Phonetics, 28 (5), pp. 316-328. [10] Haelsig P C, Madison C L, 1986. “A Study of Phonological Processes Exhibited by 3-, 4-, and 5-Year-Old Children”. Language Speech and Hearing Services in Schools, 17 (2), pp. 107. 94
  14. Tổng quan các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em [11] Hodson BW, Paden EP, 1981. “Phonological Processes Which Characterize Unintelligible and Intelligible Speech in Early Childhood”. Journal of Speech and Hearing Disorders, 46 (4), pp. 369. [12] Peters MDJ, Godfrey CM, Khalil H, McInerney P, et al, 2015. “Guidance for conducting systematic scoping reviews”. International Journal of Evidence-Based Healthcare, 13 (3), pp. 141–146. [13] International Expert Panel on Multilingual Children's Speech, 2012. Multilingual children with speech sound disorders: Position paper, Bathurst, Australia: Research Institute for Professional Practice, Learning and Education (RIPPLE), Charles Sturt University. [14] McLeod S, Crowe K, Masso S, Baker E, et al, 2017. “ Profile of Australian preschoolers with speech sound disorders at risk for literacy difficulties”. Australian Journal of Learning Difficulties, 22 (1), pp. 15 - 33. [15] McLeod S, McCormack J, 2015. Introduction to speech, language and literacy, Melbourne, Australia: Oxford University Press, pp. 4 - 6. [16] Đoàn Thiện Thuật, 2003. Ngữ âm tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [17] Stein C, Fabus R, 2011. A Guide to Clinical Assessment and Professional Report Writing in Speech-Language Pathology. Cengage Learning, pp. 140 - 149. [18] Fabiano-Smith L, 2019. “Standardized Tests and the Diagnosis of Speech Sound Disorders”. Perspectives of the ASHA special interest groups, 4 (1), pp. 58 - 66. [19] Shriberg LD, Austin D, Lewis B, McSweeny JL, et al, 1997. “The Percentage of Consonants Correct (PCC) metric: Extensions and reliability data”. Journal of Speech, Language, and Hearing Research, 40 (4), pp. 708-722. [20] Phạm B, McLeod S, 2019. “Vietnamese-speaking children's acquisition of consonants, semivowels, vowels, and tones in Northern Viet Nam”. Journal of Speech, Language, and Hearing Research, 62 (8), pp. 2645- 2670. [21] Law J, Boyle J, Harris F, Harkness A, et al, 2000. “Prevalence and natural history of primary speech and language delay: Findings from a systematic review of the literature”. International Journal of Language and Communication Disorders, 35 (2), pp. 165 - 188. [22] Eadie P, Morgan A, Ukoumunne OC, Ttofari Eecen K, et al, 2015. “Speech sound disorder at 4 years: prevalence, comorbidities, and predictors in a community cohort of children”. Developmental Medicine & Child Neurology, 57 (6), pp. 578-584. [23] Mullen R, Schooling TL, 2010. “The national outcomes measurement system for pediatric speech-language pathology”. Language, Speech, and Hearing Services in Schools, 41, pp. 44 - 60. [24] McLeod S, Harrison LJ, 2009. “Epidemiology of speech and language impairment in a nationally representative sample of 4- to 5-year-old children”. Journal of Speech, Language, and Hearing Research, 52 (5), pp. 1213-1229. [25] Shriberg LD, Lewis BA, Tomblin JB, McSweeny JL, 2005. “Toward diagnostic and phenotype markers for genetically transmitted speech delay”. Journal of Speech, Lan- guage, and Hearing Research, 48 (4), pp. 834-852. [26] Dodd B, 2014. “Differential Diagnosis of Pediatric Speech Sound Disorder”. Current Developmental Disorders Reports, 1, pp. 189- 196. [27] McLeod S, Baker E, 2014. “Speech-language pathologists’ practices regarding assessment, analysis, target selection, intervention, and service delivery for children with speech sound disorders”. Clinical Linguistics & Phonetics, 28 (7-8), pp. 508-531. 95
  15. Phạm Thị Vấn, Phạm Thị Bền, Sharynne McLeod và Võ Nguyên Trung [28] World Health Organization, 2007. ICF-CY: International classification of functioning, disability and health - Children and youth version, Geneva, Switzerland: World Health Organization. [29] Dodd B, Hua Z, Crosbie S, Holm A, et al, 2002. Diagnostic Evaluation of Articulation and Phonology, Psychological Cooporation. [30] Shriberg LD, Kwiatkowski J, Best S, Hengst J, et al, 1986. “Characteristics of children with phonologic disorders of unknown origin”. Journal of Speech and Hearing Disorders, 51, pp. 140-161. [31] Cheung PPS, Ng AKH, To CKS, 2006. Hong Kong Cantonese Articulation Test. Hong Kong. Language Information, Sciences & Research Centre, City University of Hong Kong. [32] Kok ECE, To CKS, 2019. “Revisiting the Cutoff Criteria of Intelligibility in Context Scale-Traditional Chinese”. Language, Speech, and Hearing Services in Schools 50 (4), pp. 629-638. [33] Lee Y, 2018. “Exploring the utility of speech intelligibility rated by parents for screening children with speech sound disorders”. Communication Sciences & Disorders, 23 (1), pp. 198-207. [34] Kim YT, Hong GH, Kim KH, Jang HS, Lee JY, 2009. Receptive and expressive vocabulary test (REVT), Seoul: Seoul Community Rehabilitation Center. [35] Incheon: Human Brain Research & Consulting Co. [36] Lee Y, 2018. “Validation of the Intelligibility in Context Scale for Korean-speaking pre- school children”. International Journal of Speech-Language Pathology, Vol 21, Issue 4, pp.395-403. [37] Hoàng Văn Quyên, Trà Thanh Tâm, Nguyễn Thị Thu Hương, Trần Thị Minh Diễm, et al, 2019. “Đặc điểm âm lời nói của trẻ bị rối loạn âm lời nói đến khám tại bệnh viện nhi đồng 1 và trƣờng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2018”. Y Học TP Hồ Chí Minh, 23 (4), pp. 199 - 202. [38] Hoàng Văn Quyên, Đỗ Thị Bích Thuận, 2013, Bộ test đánh giá phát âm từ đơn bằng hình ảnh, Bệnh viện Nhi Đồng 1. [39] So L, Dodd B, 1994. “Phonologically disordered Cantonese-speaking children”. Clinical Linguistics and Phonetics, 8, pp. 235–255. [40] So L K H, 1992. Cantonese Segmental Phonology Test (Research Version). (Hong Kong: University Department of Speech and Hearing Sciences), pp. [41] Weiner F F, 1979. Phonological Process Analysis. Baltimore: University Park Press. [42] Hodson B W, 1980. The assessment of phonological processes., Danville: Interstate. [43] McLeod S, Crowe K, Shahaeian A, 2015. “Intelligibility in Context Scale: Normative and validation data for English-speaking preschoolers”. Language, Speech, and Hearing Services in Schools, 46 (3), pp. 266-276. [44] McLeod S, Harrison L J, McCormack J, 2012. Intelligibility in Context Scale, Bathurst, New South Wales, Australia: Charles Sturt University. http://www.csu.edu.au/research /multilingual-speech/ics. [45] Beaton DE, Bombardier C, Guillemin F, Ferraz MB, 1998. Recommendations for the crosscultural adaptation of health status measures. Rosemont, IL: American Academy of Orthopedaedic Surgeons and Institute for Work & Health [46] Lousada M, Sa-Couto P, Sutre D, Figueiredo C, et al, 2019. “Validity and reliability of the Intelligibility in Context Scale: European Portuguese version”. Clinical linguistics & phonetics, 33 (12), pp. 1125-1138. 96
  16. Tổng quan các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn âm lời nói ở trẻ em [47] Lousada M, Mendes AP, Valente ARS, Hall A, 2012. “Standardization of a phonetic- phonological test for European Portuguese children”. Folia Phoniatrica Et Logopaedica, 64, 151–156. doi:10.1159/000264712 [48] Glascoe FP, 2000. Parents’ Evaluation of Developmental Status: Authorized Australian Version, Centre for Community Child Health. [49] Tang G, Barlow J, 2006. “Characteristics of the sound systems of monolingual Vietnamese-speaking children with phonological impairment”. Clinical linguistics & phonetics, 20 (6), pp. 423-445. [50] Tang G, 2002. Phonological probe for the Vietnamese southern dialect, San Diego, CA: School of Speech, Language, and Hearing Sciences, San Diego State University. [51] Perry A, Skeat J, 2004. Australian therapy outcome measures for speech pathology, Melbourne: La Trobe University. [52] Nguyễn Thị Ly Kha, 2011. “Nội dung đánh giá khả năng phát âm âm tiết tiếng Việt của trẻ mẫu giáo”. Ngôn ngữ, 9, pp. 6 – 17. ABSTRACT Review of diagnostic criteria for speech sound disorders in children Pham Thi Van1,2, Pham Thi Ben3, Sharynne McLeod4 and Vo Nguyen Trung1 1 Faculty of Nursing &Medical Technology, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 2 Rehabilitation Department, Hai Duong Medical Technical University 3 Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education 4 Charles Sturt University, Bathurst, NSW, Australia Speech sound disorders (SSD) is a common communication disorder with long-term consequences in children. Diagnosis and assessment play an important role in the identification of SSD and its severity, to assist goal setting and intervention planning and to measure progression. In order to define and describe diagnostic criteria regarding SSD in children, this review paper uses content analysis of 14 studies reporting on children with SSD. Results reveal that diagnostic criteria for SSD in children include: 1) Mean scores of percentage phonemes correct (e.g., percentage of consonants correct, PCC, and percentage of vowels correct, PVC); 2) phonological processes; 3) “concern” from parents, teachers, and children themselves about children’s speech and pronunciation; and 4) children's speech intelligibility. While mean scores of the percentage of consonants correct were varied between studies, diagnostic criteria for identifying SSD were achieving a PCC score between one and two standard deviations below the mean for the child’s age. Some children with SSD were reported to use phonological processes that are occasional (>10%) and rare (>5%), or are still being used at an older age compared to typically developing children. Many children with SSD had parents and teachers who were concerned about their speech and pronunciation. Mean scores of young children’s speech intelligibility measured by the Intelligibility in Context Scale were typically below 4.0. This review provides useful information and a foundation for research and clinical practice in a language in which diagnosis criteria for SSD have not been established. Keywords: children, diagnostic criteria, review, speech sound disorder. 97
nguon tai.lieu . vn