Xem mẫu

  1. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA HỖN HỢP NANO DỊCH CHIẾT TỎI VÀ ỚT TRÊN MỘT SỐ BỆNH Ở CÂY TRỒNG Vũ Bảo Quốc - 1710842 Phan Đức Hiệp - 1411241 Nguyễn Hoàng Phong - 1413187 Bùi Hồ Song Tuyền - 1610756 Bùi Hồ Song Tuyên - 1610753 LỚP CSK38 - CSK40 - CSK41, Khoa Sinh học 1. MỞ ĐẦU Nông nghiệp sạch đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là phương thức sản xuất sử dụng các kỹ thuật canh tác, chăm sóc để thu được sản lượng cao mà không tác động xấu đến môi trường và các đối tượng làm việc trong môi trường đó, hướng đến sự hòa hợp với thiên nhiên thay vì chống lại thiên nhiên (HDRA., 1998). Tính đến năm 2014, nông nghiệp sạch đã được áp dụng trên 172 nước, với tổng diện tích 43,7 triệu hecta (Willer và cộng sự, 2016). Nông nghiệp sạch được quan tâm chính là vì tính thân thiện với môi trường – một yếu tố mà nền nông nghiệp truyền thống vốn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học không có được. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển nông nghiệp sạch, điều này đặt ra nhu cầu rất lớn về việc sử dụng các chế phẩm bảo vệ thực vật “sạch”. Vì vậy, việc phát triển các chế phẩm BVTV có nguồn gốc sinh học sẽ có tiềm năng ứng dụng rất lớn. Từ giữa thế kỷ trước, để chống lại sâu bệnh nhằm giảm thiểu sự thất thoát sản lượng nông nghiệp, thuốc BVTV hóa học đã được sử dụng rộng rãi (Matson và cộng sự, 1997; FAO, 2002; Damalas, 2009). Bên cạnh những lợi ích, việc sử dụng thuốc BVTV hóa học đã gây ô nhiễm môi trường do thời gian phân hủy dài, tích lũy trong môi trường, đi vào chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, động vật và hệ sinh thái (Covaci, 2006; Kromer và cộng sự, 2004; Arias-Estevez và cộng sự, 2008). Ví dụ, như đề cập trong nghiên cứu của Tiryyzki và cộng sự, hay của Liu và cộng sự, chỉ khoảng 0,1% lượng thuốc trừ sâu tác động lên côn trùng, phần còn lại sẽ bị thất thoát vào môi trường (Liu và cộng sự, 2010; Pimentel, 1995; Tiryyaki & Temur, 2010; Wang & Liu, 2007). Thêm vào đó, hơn 95% chất diệt cỏ tác động đến các thành phần sinh thái (Miller 2004). Vì những lí do đó, trong những năm gần đây, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học (Biopesticides) đã được nghiên cứu, phát triển và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp sạch (Chandler và cộng sự, 2011). Điều này là do thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học thường có thời gian phân hủy nhanh, thân thiện với môi trường, tính chọn lọc cao hơn so với thuốc BVTV hóa học và có đa cơ chế tác dụng nên hạn chế sự kháng thuốc của các sinh vật gây hại (Zhang và cộng sự, 2016; Khanobporn & Gadi, 2014). Khoảng hơn 3.000 tấn thuốc BVTV nguồn gốc sinh học đã được sản xuất mỗi năm (chiếm 2% tổng lượng thuốc BVTV được sử dụng toàn cầu) và có xu hướng gia tăng 10% mỗi năm (Aktar và cộng sự, 2009). Riêng ở Việt Nam, một số chế phẩm thuốc BVTV nguồn gốc sinh học đã được thương mại hóa như OLICIDE 9SL, 138
  2. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Exin 2.0 SC, Exin 4.5 HP, Nấm đối kháng Tricoderma – B, nano chitosan, Sautiu 3.6 EC, v.v.. Bên cạnh đó, người nông dân Việt Nam cũng đã tự sản xuất ra những chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ những nguyên liệu tự nhiên (ví dụ dịch ngâm tỏi ớt, tinh dầu cam, sả, v.v). Tuy nhiên, do thuốc BVTV nguồn gốc sinh học cũng thể hiện một số nhược điểm như nhạy cảm với điều kiện bất lợi của môi trường, tác dụng chậm hơn so với thuốc trừ sâu hóa học thông thường dẫn đến hiệu quả đạt được chưa như mong muốn, dễ bị thất thoát do các điều kiện môi trường (như mưa, ánh sáng, phân hủy do vi sinh vật hoặc theo cơ chế hóa học v.v.), ở dạng thô thì các chất hoạt tính chính khó phân tán trong nước (như là capsaicin, thành phần hoạt tính chính của ớt, có độ phân tán trong nước rất kém do độ tan thấp, v.v.) nên hiệu quả của các chế phẩm này chưa cao (Chandler và cộng sự, 2011). Do vậy, các nghiên cứu và biện pháp mới nhằm tăng hiệu quả sử dụng của thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học trở nên rất cần thiết. Tỏi và ớt là những gia vị rất phổ biến của người Việt Nam. Trong đó, dịch chiết ớt với thành phần chính là capsaicin, dihydrocapsaicin, v.v. có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng và phòng trừ các vi sinh vật gây bệnh (virus, vi khuẩn và vi nấm) (Mikaili và cộng sự, 2013). Có nhiều nghiên cứu cho thấy capsaicin có khả năng làm rối loạn chức năng, gây mất màng ty thể, cắt đứt DNA và phá hỏng bộ máy di truyền của tế bào, nên được ứng dụng nhiều trong bảo quản thực phẩm, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về cơ chế tác động của capsaicin trên các đối tượng vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng (Chatterjee và cộng sự, 2010; Ha & Kang, 2013; Mikaili và cộng sự, 2013; Islam và cộng sự, 2014; Marini và cộng sự, 2015; Yamakawa và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, các chất hoạt tính chính của dịch chiết ớt đều có độ tan trong nước kém (ví dụ capsaicin có độ tan trong nước là 0,013 g/L) (Lewis và cộng sự, 2004; O’neil và cộng sự, 2013). Bên cạnh đó, dịch chiết tỏi với thành phần chính là alliin, allicin, v.v. có khả năng chống viêm nhiễm mạnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm, đồng thời ức chế sự hình thành các độc tố sinh từ chúng bằng cách ức chế các enzyme trong tế bào vi sinh vật (Dipaolo, 1960; Feldberg và cộng sự, 1988; Ozolin và cộng sự, 1990; Focke và cộng sự, 1990; Lawson và cộng sự, 1996; Ankari và cộng sự, 1997; Sun, 2003). Tuy nhiên, dịch chiết tỏi có độ tan trong nước không cao và các chất hoat tính chính cũng dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Vì vậy, việc sử dụng các chế phẩm tỏi, ớt ở dạng thô (dịch ngâm tỏi ớt) đã thể hiện hiệu quả không cao khi ứng dụng ngoài thực tế. Mặt khác, hệ mang nano (nanocariers) đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, đặc biệt là trong nông nghiệp, do các ưu điểm vượt trội. Thứ nhất, hệ mang nano giúp chất BVTV thấm nhanh và sâu vào trong mô thực vật do chúng có khả năng làm tăng độ tan (nhưng thực chất là tăng độ phân tán) cho các chất BVTV kị nước cùng với kích thước nhỏ (10-1000 nm) nên dễ dàng thấm trực tiếp vào mô (lá, thân) và khí khổng (kích thước khí khổng khoảng 50 µm, lớn hơn rất nhiều so với kích thước của hệ mang nano) (Wang và cộng sự, 2014). Điều này giúp tăng hiệu quả tác dụng đồng thời giảm thiểu sự thất thoát của chế phẩm (do mưa, gió, v.v.) khi được sử dụng trong điều kiện thực tế ở đồng ruộng. Bên cạnh đó, với khả năng điều khiển tốc độ phóng thích và khả năng bảo vệ hoạt chất BVTV khỏi các tác động bất lợi của môi trường (sự phân hủy của ánh sáng, vi sinh và các yếu tố hóa học), hệ mang nano giúp kéo dài hiệu quả tác dụng của hoạt chất (Bang và cộng sự, 2009; Mishra và cộng sự, 2010; Nguyen và cộng sự, 2013; Nguyen và cộng sự, 2014). Do vậy, việc “đóng gói” các chất BVTV nguồn gốc sinh học (như các chất hoạt tính 139
  3. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 trong dịch chiết ớt và dịch chiết tỏi) vào hệ mang nano sẽ hứa hẹn đem lại những hiệu quả cao hơn rất nhiều lần so với việc sử dụng các chế phẩm này ở dạng thô. Hệ nhũ nano bản chất lipid với các ưu điểm như quy trình tổng hợp đơn giản, nguyên vật liệu rẻ tiền, hiệu suất đóng gói cao và có thể tổng hợp ở nồng độ cao (nồng độ pha phân tán có thể lên đến 20%), gấp nhiều lần so với các hệ nano khác như liposome, hạt mang nano bản chất polymer (nồng độ pha phân tán chỉ khoảng 1-2%). Ngoài ra, hệ nano này sử dụng thành phần tổng hợp chủ yếu là dầu thực vật, có nhiều chất chống oxi hóa như tocopherol, các acid béo không no, v.v., nên cũng góp phần làm tăng khả năng bảo vệ cho chất BVTV (Richard và cộng sự, 2008). Với các ưu điểm đó, hệ mang nano bản chất lipid rất thích hợp cho việc ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Đậu cove lùn (Phaseolus vulgaris) là một loài thực vật được trồng phổ biến, có vòng đời ngắn (khoảng 42 ngày), dễ trồng và chăm sóc. Với những ưu điểm về đặc điểm sinh trưởng cũng như dễ bị nhiễm các loại bệnh phổ biến nên đậu cove lùn là đối tượng rất thích hợp để nghiên cứu. Bên cạnh đó, bệnh gỉ sắt, do nấm Hemileia vastatrix kí sinh gây ra, là một trong những bệnh thường gặp nhất trên cây đậu cove, cà chua, cà phê, khoai tây, v.v. nên cũng rất thích hợp làm đối tượng nghiên cứu. Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, có chứa nhiều vitamin C. Cây cà chua có 2 loại hình sinh trưởng: có hạn và vô hạn. Cà chua là cây dài ngày, tự thụ phấn. Giả sương mai là bệnh gây hại phổ biến trên cây cà chua. Bệnh hại có thể làm giảm năng suất đến 40-70%. Bệnh nặng có thể làm thất thu năng suất hoàn toàn. Tác nhân: do nấm Phytophthora infestans gây ra. Đậu cove lùn và cây cà chua với những ưu điểm về đặc điểm sinh trưởng cũng như dễ bị nhiễm loại bệnh phổ biến nêu trên nên chúng rất thích hợp là đối tượng được chọn để nghiên cứu. Do vậy, với mục tiêu tổng hợp các chế phẩm nano cho các chất BVTV có nguồn gốc sinh học nhằm ứng dụng làm tăng hiệu quả sử dụng, giảm giá thành và ứng dụng trong nông nghiệp sạch, đề tài “Tổng hợp và khảo sát hiệu quả của hỗn hợp nano dịch chiết tỏi và ớt trên một số bệnh ở cây trồng” được thực hiện với các nội dung sau: • Tổng hợp hệ nhũ nano bản chất lipid của dịch chiết tỏi và dịch chiết ớt (gọi tắt là nano tỏi, nano ớt). • Khảo sát thông số đặc điểm của nano tỏi và nano ớt (kích thước hạt, chỉ số phân tán, thế zeta và hình thái). • Khảo sát tính thấm qua lá cây đậu cove (Phaseolus vulgaris) của nano tỏi, nano ớt (quan sát lát cắt dọc, quan sát lát cắt ngang). • Khảo sát hiệu quả ức chế nấm gây bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix) bằng phương pháp in vitro. 140
  4. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 • Khảo sát hiệu quả của chế phẩm trong việc ngăn ngừa bệnh gỉ sắt trên cây đậu cove (khảo sát trong điều kiện nhà kính ex vitro). • Khảo sát hiệu quả của chế phẩm đến sự tăng trưởng của cây cà chua (Lycopesium esculentum). Kết quả của nghiên cứu này sẽ là nền tảng giúp tạo ra chế phẩm thuốc BVTV sinh học dạng nano có hiệu quả trên các giống cây trồng ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Chế phẩm hỗn hợp nano ớt và nano tỏi (tỉ lệ 1:1, v/v); Đậu cove lùn (Phaseolus vulgaris); Cây cà chua (Lycopesium esculentum); Bệnh gỉ sắt (do nấm Hemileia vastatrix); Phạm vi nghiên cứu: Tổng hợp nano tỏi; Tổng hợp nano ớt; Khảo sát đặc điểm kích thước, chỉ số phân tán, thế zeta của nano tỏi/ nano ớt; Khảo sát khả năng thấm qua lá của nano tỏi và nano ớt; Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh gỉ sắt ở cây đậu cove (các thí nghiệm in vitro và ex vitro trong nhà kính). Ý nghĩa của đề tài: • Tổng hợp được chế phẩm dạng nano của thuốc BVTV có bản chất sinh học từ các nguyên liệu rẻ tiền và phổ biến trong đời sống (như tỏi, ớt) để phục vụ cho nông nghiệp sạch. Đây là một trong những chế phẩm thuốc BVTV sinh học dạng nano đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung. Việc nội địa hóa các chế phẩm BVTV có nguồn gốc sinh học dạng nano sẽ giúp cho người nông dân Việt Nam tiếp cận được với các chế phẩm có hiệu quả cao nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các chế phẩm ngoại nhập đang có mặt trên thị trường hiện nay. Từ đó, giúp thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp sạch, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam. • Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở để tạo ra các chế phẩm nano thuốc BVTV sinh học ứng dụng trong phòng trừ bệnh gỉ sắt ở cây đậu cove, khoai tây, cà chua, cà phê, v.v.. Ngoài ra, đây cũng là nghiên cứu nền tảng để phát triển thêm các chế phẩm nano thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học khác giúp phòng trừ nhiều côn trùng và tác nhân gây bệnh cây trồng. • Kết quả của nghiên cứu này cũng là cơ sở để phát triển các dòng chế phẩm nano của thuốc kích thích sinh trưởng có nguồn gốc sinh học (biostimulants). • Phát huy khả năng sáng tạo trong việc nghiên cứu khoa học của sinh viên. 141
  5. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 2.1. Tổng hợp hệ nhũ nano bản chất lipid của dịch chiết ớt/ tỏi Hình 1. So sánh độ phân tán giữa dịch chiết tỏi, ớt và hệ nhũ nano tỏi, ớt. Ghi chú: (A) Dịch chiết ớt dạng thô; (B) Dịch phân tán nano ớt sau khi được tổng hợp; (C) Dịch chiết tỏi dạng thô; (D) Dịch phân tán nano tỏi sau khi được tổng hợp. Bảng 1. Thông số đặc điểm của dịch phân tán nano tỏi và nano ớt Tên mẫu Kích thước hạt (nm) Thế zeta (mV) Chỉ số phân tán Nano tỏi 156,6 ± 3,6 -35,4 ± 0,9 0,260 ± 0,009 Nano ớt 137,9 ± 5,9 -36,8 ± 0,7 0,256 ± 0,013 Hình 2. Phổ đo kích thước trên máy zeta sizer 3.2. Khảo sát tính thấm của hệ nhũ nano ớt/ nano tỏi qua lá đậu cove Hình 3. Lát cắt dọc của mô lá sau khi xử lý nano ớt chứa Nile Red 142
  6. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Hình 4. Lát cắt dọc của mô lá sau khi xử lý nano tỏi chứa Nile Red Hình 5. Hình ảnh đa chiều lát cắt ngang kết hợp giảm thiểu sự tự phát huỳnh quang của diệp lục tố của mẫu lá khi xử lý chế phẩm nano ớt và nano tỏi. Ghi chú: (A) Mẫu lá trước khi xử lý chế phẩm; (B) Mẫu lá xử lý chế phẩm nano ớt trong 60 phút; (C) Mẫu lá xử lý chế phẩm nano tỏi trong 60 phút Hình 6. Đồ thị đa chiều mô tả hiệu quả thấm qua lá của nano ớt và nano tỏi. Ghi chú: (A) Mẫu lá trước khi xử lý chế phẩm; (B) Mẫu lá sau khi xử lý nano ớt; (C) Mẫu lá sau khi xử lý nano tỏi 143
  7. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3.3. Khảo sát khả năng kháng nấm Hemileia vastatrix của hỗn hợp nano tỏi/ ớt (1:1, v/v) (A) (B) Hình 7. Chứng minh khả năng kháng nấm Hemileia vastatrix của chế phẩm nano ớt/nano tỏi. Ghi chú: (A) Môi trường nuôi cấy không có bổ sung chế phẩm nano ớt/nano tỏi; (B) Môi trường nuôi cấy có bổ sung chế phẩm nano ớt/nano tỏi 3.4. Khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh gỉ sắt và khả năng kích thích sinh trưởng, phát triển của cây đậu cove khi được xử lý hỗn hợp nano tỏi/ ớt Hình 8. Hiệu quả phòng bệnh gỉ sắt của chế phẩm nano tỏi/ớt Ghi chú: (A) (C) (E) Mẫu lá không bị bệnh gỉ sắt; (B) Mẫu A không được xử lý chế phẩm trước khi nhiễm bệnh; (D) Mẫu C được xử lý chế phẩm nano ớt/nano tỏi với nồng độ pha loãng 100 lần; (F) Mẫu E được xử lý chế phẩm nano ớt/nano tỏi với nồng độ pha loãng 200 lần. Hình 9. Hiệu quả phòng trừ bệnh gỉ sắt của chế phẩm nano tỏi/ớt. Ghi chú: (A) (C) (E) Mẫu lá bị bệnh gỉ sắt; (B) Mẫu A sau 7 ngày không được xử lý chế phẩm; (D) Mẫu C được xử lý chế phẩm nano ớt/nano tỏi với nồng độ pha loãng 100 lần sau 7 ngày; (F) Mẫu E được xử lý chế phẩm nano ớt/nano tỏi với nồng độ pha loãng 200 lần sau 7 ngày. 144
  8. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Hình 10. So sánh khả năng kích thích sinh trưởng, phát triển cây đậu cove của chế phẩm nano ớt/nano tỏi Ghi chú: (A) (B) Mẫu đối chứng cây không bệnh không được xử lý chế phẩm; (C) (D) cây bị bệnh được xử lý chế phẩm nano ớt/nano tỏi với nồng độ pha loãng 100 lần sau 7 ngày; (E) (F) cây bị bệnh được xử lý chế phẩm nano ớt/nano tỏi với nồng độ pha loãng 200 lần sau 7 ngày. Bảng 2. Ảnh hưởng của chế phẩm nano đến chiều cao cây và số quả trên cây Chế phẩm nano ớt/nano tỏi Chế phẩm nano tỏi/ ớt nồng độ Nghiệm thức Đối chứng nồng độ pha loãng 100 lần pha loãng 200 lần Chiều cao cây (cm) 31,7 ± 0,8a 40,6 ± 0,5b 39,1 ± 0,6b Số quả/ cây 15,9 ± 1,3a 24,4 ± 2,28b 20,5 ± 1,2 ab Ghi chú: Số liệu trình bày là trung bình ± độ lệch chuẩn; Các chữ cái a,b chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các dòng, với p < 0,05 qua phép thử Duncan. 3.6. So sánh hiệu quả của chế phẩm hỗn hợp dịch chiết nano tỏi/ nano ớt (tỉ lệ 1:1) và thuốc BVTV hoá học đối với sự tăng trưởng của cây cà chua trong điều kiện ngoài đồng ruộng Hình 11. So sánh hiệu quả của chế phẩm hỗn hợp nano dịch chiết tỏi/ ớt và thuốc BVTV hóa học đối với sự tăng trưởng của cây cà chua Ghi chú: (A) (B) (C) Cây cà chua được xử lý thuốc BVTV hóa học; (B) (E) (F) Cây cà chua được xử lý hỗn hợp dịch chiết nano tỏi/ ớt. 145
  9. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận • Hệ nhũ nano bản chất lipid của dịch chiết ớt/tỏi được tổng hợp với kích thước trung bình về kích thước hạt, độ phân tán và thế zeta lần lượt là: • Nano ớt: 137,9 nm – 0,256 – -36,8mV • Nano tỏi: 156,6 nm – 0,260 – -35,4 mV • Hệ nhũ nano bản chất lipid của dịch chiết ớt/tỏi có hiệu quả rất tốt (thấm sâu vào toàn bộ lá sau 60 phút). • Thí nghiệm in vitro chứng minh khả năng ngăn ngừa sự phát triển của nấm Hemileia vastatris. • Thí nghiệm ex vitro đã chứng tỏ khả năng phòng, trị bệnh gỉ sắt của chế phẩm. Ngoài ra thí nghiệm còn thể hiện khả năng kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây của chế phẩm. 3.2. Kiến nghị • Khảo sát hiệu quả của chế phẩm trong phòng trừ bệnh gỉ sắt với đầy đủ 11 nghiệm thức như bảng phụ lục (đang tiến hành). Trong đó, việc so sánh hiệu quả với các thuốc BVTV hóa học sẽ giúp đề tài có ý nghĩa hơn. • Khảo sát hiệu quả phòng trị bệnh gỉ sắt của chế phẩm hỗn hợp nano tỏi ớt ở các tỉ lệ khác nhau. Tìm ra công thức tối ưu nhất cho từng loại cây trồng. • Tiếp tục tiến hành khảo sát hiệu quả của chế phẩm hỗn hợp nano tỏi/ ớt trên các loại bệnh và đối tượng cây trồng khác. • Tiến hành khảo sát thực tế đồng ruộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abd El-Rzek, E., Abd El-Migeed, M.M.M., Abdel-Hamid, N., 2011. Effect of Spraying Garlic Extract and Olive Oil on Flowering Behavior, Yield and Fruit Quality of ‘Canino’ Apricot Trees. American-Eurasian J. Agric. & Environ. Sci. 11, 776–781. 2. Aktar, M.W., Sengupta, D., Chowdhury, A., 2009. Impact of pesticides use in agriculture: their benefits and hazards. Interdiscip. Toxicol. 2, 1–12. 3. Nguyen. M.H., Lee, J.S., Hwang, I.C., Park, H.J., 2014. Evalution of penetration of nanocarriers into red pepper leaf using confocal laser scanning microscopy. Crop Prot. 66, 61–66. 146
nguon tai.lieu . vn