Xem mẫu

  1. Câu hỏi 51: Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Nội dung của phong trào là gì? Đáp: Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động tại Hội nghị lần thứ 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa III), tháng 1-1978. Nội dung của phong trào như sau: - Xung kích trên mặt trận lao động sản xuất. - Xung kích thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. - Xung kích trong học tập; rèn luyện và xây dựng cuộc sống mới. Câu hỏi 52: Cuộc vận động hưởng ứng “Ba mũi tiến công chống tiêu cực, toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Mục đích, ý nghĩa của phong trào này? Đáp: Thực hiện chủ trương của Đảng về việc khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội, cuộc vận động hưởng ứng “Ba mũi tiến công chống tiêu cực, toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào 42
  2. năm 1981. Với mục đích đấu tranh chống tệ ăn cắp của công, tệ hối lộ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân và thanh niên, chống thói vô kỷ luật trong lao động và các hành động càn quấy trong thanh niên. Câu hỏi 53: Hãy cho biết một số “Công trình Thanh niên cộng sản” tiêu biểu của tuổi trẻ cả nước được thực hiện trong giai đoạn 1982 - 1985? Đáp: Một số “Công trình Thanh niên cộng sản” tiêu biểu của tuổi trẻ cả nước được thực hiện trong giai đoạn 1982 - 1985 là: - “Công trình Thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình”. - “Công trình Thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy nhiệt điện Phả Lại”. - “Công trình Thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy thủy điện Trị An”. - “Công trình Thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy thủy điện Đa Nhim”. - “Công trình Thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy thủy điện Yaly”... Câu hỏi 54: Cuộc “Hành quân theo bước chân những người anh hùng” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Nhằm mục đích gì? Đáp: Cuộc “Hành quân theo bước chân những người 43
  3. anh hùng” được Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm 1983. Nhằm mục đích thông qua các chương trình giáo dục cơ bản, các hoạt động cụ thể, thiết thực để nâng cao nhận thức của thanh thiếu nhi về truyền thống cách mạng vẻ vang, về lịch sử chiến đấu hào hùng của Đảng và nhân dân ta; bồi dưỡng lòng yêu xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản chân chính và làm cho tuổi trẻ nhận thức rõ sứ mệnh của mình đối với đất nước, dân tộc. Câu hỏi 55: Cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Nêu mục tiêu của cuộc vận động. Đáp: Cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh” được Hội nghị Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ II (khóa V) phát động vào tháng 2-1988. Cuộc vận động có hai mục tiêu chính: - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở, đặc biệt là chi đoàn. - Nâng cao chất lượng đoàn viên; làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên và công tác phát triển đoàn viên mới. 44
  4. Câu hỏi 56: Phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Nội dung của phong trào là gì? Đáp: Phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được Hội nghị Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ II (khóa VI) phát động vào năm 1993. Nội dung như sau: - Phong trào “Thanh niên lập nghiệp” nhằm vận động, cổ vũ, tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn thanh niên lập thân, lập nghiệp với những nội dung và cách làm phù hợp với từng đối tượng thanh niên. - Phong trào “Tuổi trẻ giữ nước” nhằm giáo dục tuổi trẻ Việt Nam kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Câu hỏi 57: Hội thi “Tin học trẻ không chuyên” là hoạt động do ai tổ chức? Có mục đích, ý nghĩa như thế nào? Đáp: Hội thi “Tin học trẻ không chuyên” là hoạt động do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thường xuyên hằng năm trên toàn quốc. 45
  5. Hội thi được tổ chức nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; động viên thanh thiếu nhi tích cực học tập công nghệ thông tin; xây dựng phong trào học tập tin học rộng rãi và góp phần phát hiện, bồi dưỡng tài năng tin học trong thanh thiếu nhi. Câu hỏi 58: Phong trào “Thanh niên tình nguyện” bắt nguồn từ đâu? Hãy cho biết ý nghĩa của phong trào? Đáp: Trước những kết quả đạt được của chiến dịch “Ánh sáng văn hóa hè” do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Đại hội toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ III ngày 8-12-1994, đã kêu gọi thanh niên cả nước tình nguyện tham gia vào sự nghiệp chống xóa nạn mù chữ, chống thất học... thông qua việc thành lập các Đội Thanh niên tình nguyện. Bên cạnh đó, Hội Sinh viên Việt Nam cũng tiến hành triển khai, thực hiện dự án “Đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn miền núi”, dự án “Y bác sĩ trẻ tình nguyện” đến công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn. Phong trào “Thanh niên tình nguyện” được tổ chức sôi nổi và ngày càng thu hút đông đảo thanh niên cả nước tham gia, 46
  6. thu được những kết quả tốt đẹp, được xã hội đánh giá cao. Năm 1999, để đẩy phong trào lên một tầm cao mới, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chính thức phát động phong trào thanh niên tình nguyện trong cả nước và lãnh đạo, chỉ đạo phong trào phát triển sâu rộng, phong phú, đa dạng về hình thức và nội dung tình nguyện theo nhu cầu của xã hội như: thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, thanh niên tình nguyện “Tiếp sức mùa thi”, thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường... Phong trào “Thanh niên tình nguyện” đã tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở. Qua việc thành lập các Đội Thanh niên tình nguyện, tổ chức Đoàn - Hội các cấp đã tập hợp được lực lượng đoàn viên thanh niên tham gia vào các hoạt động, góp phần nâng cao uy tín của tổ chức Đoàn - Hội tại cơ sở đồng thời khơi dậy được lòng nhân ái, tính tích cực xã hội của tuổi trẻ. Đây chính là quá trình tự giáo dục đối với bản thân thanh niên, hình thành từng bước một thế hệ thanh niên biết sống, làm việc vì lợi ích và sự phát triển của cộng đồng. Câu hỏi 59: Hãy cho biết nguồn gốc của chiến dịch “Mùa hè xanh”? Đáp: Mùa hè năm 1994, sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh ra quân xóa mù chữ, thực hiện chiến dịch 47
  7. “Ánh sáng văn hóa hè” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động. Qua kinh nghiệm và thành tích của ba mùa chiến dịch, năm 1997, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh quyết định nâng phong trào lên một bước với tên gọi “Mùa hè xanh” cùng khẩu hiệu: “Ở dân thương, làm dân tin, đi dân nhớ”... Bằng những kết quả thiết thực ý nghĩa, tuổi trẻ Thành phố đã chân thành chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, góp phần vào xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, nhân dân ở những vùng đặc biệt khó khăn. Năm 2003, khi đánh giá về phong trào, đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Hoàng Bình Quân, đã phát biểu: “Mùa hè xanh là chiếc nôi của phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện những năm qua...”, “hình ảnh thanh niên tình nguyện ngày nay có thể ví như anh bộ đội ngày xưa xả thân cứu quốc...”. Câu hỏi 60: Hãy cho biết ý nghĩa của phong trào “Hiến máu nhân đạo”? Đáp: Phong trào “Hiến máu nhân đạo” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức là hoạt động tình nguyện hiến máu cao cả, một nghĩa cử cao đẹp của thanh niên với xã hội, là tình cảm của con người với con người, được xã hội tôn vinh. Những giọt máu tình nguyện hiến tặng sẽ đem lại sự sống, mang đến 48
  8. niềm tin, niềm hy vọng cho những người kém may mắn. Đây không chỉ đơn thuần là một hoạt động mang tính phong trào mà còn là hoạt động thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đúng với truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam. Câu hỏi 61: Đợt sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống - mãi mãi tuổi hai mươi” được bắt nguồn từ đâu? Đáp: Năm 2006, hai cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Nhật ký Đặng Thùy Trâm của anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm xuất bản. Cuốn sách thấm đượm sự sinh động, hào hùng, quả cảm... trong cuộc sống và chiến đấu của một thế hệ thanh niên Việt Nam thời kỳ đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Để thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn về chiến tranh và noi gương chiến đấu dũng cảm của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, Trung ương Đoàn đã phát động tuổi trẻ cả nước đọc hai cuốn nhật ký. Cuộc vận động sâu rộng này được hàng chục triệu đoàn viên, thanh thiếu niên hưởng ứng sôi nổi; đã đi vào tình cảm; khơi dậy lòng yêu nước trong giới trẻ và được nâng lên thành đợt sinh hoạt chính trị mang tên “Tiếp lửa truyền thống - mãi mãi tuổi hai mươi” với nhiều hình thức 49
  9. phong phú, tạo không khí và hành động thi đua rộng khắp trong các đối tượng thanh niên Việt Nam. Câu hỏi 62: Hãy cho biết nội dung của phong trào “Sáng tạo trẻ” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động? Đáp: Phong trào “Sáng tạo trẻ” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động bao gồm ba nội dung: - Động viên, khuyến khích đoàn viên thanh niên đề xuất các ý tưởng, các phát minh sáng chế; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến. - Đẩy mạnh các hoạt động học tập, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất. - Đảm nhận các công trình khoa học kỹ thuật, các công trình sáng tạo theo phương châm: “Mỗi đoàn viên thanh niên một ý tưởng, mỗi chi đoàn một hộp thư sáng kiến, mỗi cơ sở Đoàn một vườn ươm sáng tạo”. Câu hỏi 63: Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Ở đâu? Và có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi trẻ Việt Nam? Đáp: Ngày 7/11/2006, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 06- CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm 50
  10. theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động được phát động rộng rãi trong toàn xã hội, bắt đầu từ ngày 3-2-2007 và tổng kết vào ngày 3-2-2011. Hưởng ứng sự kiện này, ngày 27-2-2007, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” tại Bến cảng Nhà Rồng - Thành phố Hồ Chí Minh, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Cuộc vận động là cơ hội quý để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của thế hệ trẻ. Câu hỏi 64: Hãy cho biết phong trào “Góp đá xây Trường Sa” được tổ chức vào năm nào và do ai phát động? Ý nghĩa của phong trào? Đáp: Phong trào ”Góp đá xây Trường Sa” do báo Tuổi Trẻ thuộc Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng, sau đó được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động rộng rãi trong đoàn viên, thanh niên cả nước từ tháng 5-2011. Đây là một phong trào mang nhiều ý nghĩa, có tác động mạnh đến mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam; 51
  11. kêu gọi sự chung tay góp sức, chia sẻ của toàn thể đồng bào hướng về các chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa; thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi viên đá (bằng một tin nhắn điện thoại) gửi đến Trường Sa là hiện thân của quyết tâm giữ gìn biển đảo quê hương, giữ gìn chủ quyền dân tộc của mỗi công dân. Bên cạnh đó, phong trào chính là hiện thân của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nhằm xây dựng Trường Sa nhanh chóng trở thành huyện đảo giàu đẹp, pháo đài kiên trung, bất khả xâm phạm. Với tuổi trẻ, tham gia phong trào thể hiện tình yêu và trách nhiệm đối với đất nước; thể hiện vai trò xung kích tích cực của đoàn viên, thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu hỏi 65: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ mấy được tổ chức đầu tiên trong thế kỷ mới? Khẩu hiệu hành động của Đại hội là gì? Đáp: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 8 đến ngày 11-12-2002 là Đại hội được tổ chức đầu tiên trong thế kỷ mới. Khẩu hiệu hành động của Đại hội là: “Đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội”. 52
  12. Câu hỏi 66: Năm nào là “Năm Thanh niên” đầu tiên của Đoàn? Nêu ý nghĩa và hoàn cảnh ra đời. Đáp: Năm 2000 là “Năm Thanh niên” đầu tiên của Đoàn. Theo đề nghị của Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 20-1-2000, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có công văn đồng ý cho lấy năm 2000 làm “Năm Thanh niên” với ý nghĩa là năm chuyển giao thiên niên kỷ; năm để tuổi trẻ khởi đầu cuộc hành trình học tập và truyền thụ lý tưởng yêu nước, nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực nghiệp vụ; năm tình nguyện, xông pha đem hết sức trẻ và hoài bão cách mạng hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và Nhà nước giao cho. Câu hỏi 67: Hãy nêu nguồn gốc, ý nghĩa của “Tháng Thanh niên”? Đáp: Năm 2002, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chủ động lấy tháng Ba làm “Tháng Thanh niên” để phát động phong trào hành động cách mạng rộng rãi trong tuổi trẻ cả nước, góp sức thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mong muốn toàn xã hội chăm lo bồi dưỡng cho thanh niên. Sau một năm thực hiện, từ những 53
  13. kết quả tốt đẹp đã đạt được và thực tế cơ sở, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã đề nghị Trung ương Đảng lấy tháng Ba, tháng kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, làm “Tháng Thanh niên”. Ngày 16-10-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có văn bản đồng ý và ngày 13-1- 2004, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo đến các bộ, ngành và các cấp chính quyền trong cả nước thực hiện “Tháng Thanh niên”. Từ đó đến nay, tháng Ba hằng năm được gọi là “Tháng Thanh niên”. Câu hỏi 68: Hãy cho biết nội dung của chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới do Trung ương Đoàn triển khai năm 2009? Đáp: Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới do Trung ương Đoàn triển khai năm 2009 có nội dung như sau: * Năm tiêu chí rèn luyện: - Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa. - Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng. - Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật. - Giàu tri thức, có sức khoẻ, kỹ năng. - Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập. * Mười tiêu chí hành động: - Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước Việt Nam với bạn bè trong và ngoài nước. 54
  14. - Sẵn sàng đảm nhận những công việc khó, việc mới. - Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện. - Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống tệ nạn xã hội. - Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái. - Thường xuyên chấp hành pháp luật. - Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn. - Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao. - Thường xuyên vận động thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội. Giới thiệu được thanh niên kết nạp vào Đoàn. Câu hỏi 69: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đã phát động các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam với những nội dung gì? Đáp: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đã phát động các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam với các nội dung sau: * Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp: - Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. - Đồng hành với thanh niên trong hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm. 55
  15. - Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần. - Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội. * Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc: - Xung kích lao động sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội. - Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. - Xung kích bảo vệ Tổ quốc; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. - Xung kích cải cách hành chính. - Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế. Câu hỏi 70: Dưới sự phụ trách của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã tổ chức các phong trào hoạt động để góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước và xây dựng Đội vững mạnh, hãy cho biết một số phong trào tiêu biểu? Đáp: - Năm 1948: Phong trào Trần Quốc Toản bắt nguồn từ lá thư Bác Hồ khuyến khích thiếu nhi làm công tác Trần Quốc Toản. - Năm 1954: Phong trào “Vì miền Nam ruột thịt, đi thăm miền Nam” của thiếu nhi miền Bắc. - Năm 1958: Phong trào “Kế hoạch nhỏ” xây dựng 56
  16. Nhà máy nhựa Tiền phong tại Hải Phòng (nay là Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong) và phong trào xây dựng “Hợp tác xã măng non”. - Năm 1963: Phong trào “Làm nghìn việc tốt thực hiện năm điều Bác Hồ dạy”. - Năm 1976: Phong trào “Kế hoạch nhỏ” xây dựng Đoàn tàu Thống nhất mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Năm 1980: Phong trào “Kế hoạch nhỏ” xây dựng Khách sạn Khăn quàng đỏ. - Năm 1985: Phong trào “Xây dựng Khu di tích lịch sử Kim Đồng” tại Cao Bằng. - Năm 1994: Phong trào “Áo lụa tặng bà”. - Năm 1998: Phong trào “Vòng tay bè bạn”. - Năm 2003: Phong trào “Tấm áo tặng bạn”. - Năm 2008: Phong trào “Giúp bạn đến trường”... Câu hỏi 71: Hãy cho biết một số công trình, dự án thanh niên tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước? Đáp: Một số công trình, dự án thanh niên tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước là: - Dự án Thanh niên xung phong tham gia xây dựng đường Trường Sơn. - Dự án “Xóa cầu khỉ” ở đồng bằng sông Cửu Long. 57
  17. - Công trình thanh niên huyện đảo Bạch Long Vĩ. - Công trình thanh niên đảo Cồn Cỏ. - Dự án xây dựng “Làng thanh niên lập nghiệp” dọc đường Trường Sơn. - Dự án xây dựng “Làng thanh niên lập nghiệp” biên giới tại Tây Nguyên. - Công trình tuổi trẻ tham gia xây dựng Nhà máy Khí - Điện - Đạm Cà Mau. - Dự án xây dựng Khu di tích lịch sử về Thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc... Câu hỏi 72: Hãy cho biết một số khẩu hiệu hành động cách mạng tiêu biểu mang tính thời đại của thanh thiếu nhi Việt Nam? Đáp: Một số khẩu hiệu hành động cách mạng tiêu biểu, mang tính thời đại của thanh thiếu nhi Việt Nam là: - “Vì chủ nghĩa xã hội, vì thống nhất Tổ quốc, vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”. - “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. - “Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - “Sinh viên Việt Nam rèn đức, luyện tài vì tương lai tươi sáng”. - “Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. 58
  18. - “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!”... Câu hỏi 73: Hãy cho biết các hình thức khen thưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hiện nay? Đáp: Các hình thức khen thưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như sau: - Kỷ niệm chương: “Vì thế hệ trẻ”; “Thanh niên xung phong”. - Huy hiệu: “Tuổi trẻ dũng cảm”; “Tuổi trẻ sáng tạo”; “Phụ trách giỏi”; “Thanh niên tiên tiến”; “Thanh niên tình nguyện”. - Cờ: Cờ của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tặng các đơn vị xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên 3 năm liền (cấp tỉnh); các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua cấp huyện và các khối thuộc tỉnh thành Đoàn 3 năm liền; cờ “Đơn vị xuất sắc 5 năm liền” cho các Nhà văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa Thiếu nhi, khối các Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm do Đoàn quản lý. - Bằng khen. Câu hỏi 74: Hãy cho biết các loại quỹ học bổng hỗ trợ thanh thiếu nhi do các cơ quan thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý? Đáp: Các loại quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ thanh thiếu nhi 59
  19. do các cơ quan thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý là: - Quỹ học bổng “Thiếu nhi nghèo vượt khó” của Hội đồng Đội Trung ương. - Quỹ học bổng “Hỗ trợ tài năng trẻ” của báo Nhi Đồng. - Quỹ học bổng “Vừ A Dính” của báo Thiếu niên Tiền phong. - Quỹ học bổng “Doremon” của Nhà xuất bản Kim Đồng. - Quỹ học bổng “Nguyễn Thái Bình” của báo Thanh niên. Câu hỏi 75: Đại hội Liên hoan (Festival) Thanh niên và Sinh viên thế giới đã tổ chức mấy lần? Tại đâu? Khẩu hiệu của mỗi lần Festival là gì? Đáp: Liên hoan (Festival) Thanh niên và Sinh viên thế giới đã tổ chức 17 lần như sau: - Tháng 7-1947: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ I được tổ chức tại Praha (Tiệp Khắc). Do đất nước đang chiến tranh nên Việt Nam không cử Đoàn đại biểu sang dự. Tuy vậy, một thanh niên Việt Nam ở Praha đã được mời tham dự qua sự giới thiệu ngoại giao của ta, anh mang lá cờ đỏ sao vàng chạy vòng quanh sân vận động trong tiếng hô “Việt Nam, Việt Nam” vang dậy của hàng 60
  20. chục nghìn đại biểu có mặt. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Thanh niên thế giới đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì một nền hòa bình lâu dài và bền vững”. - Năm 1949: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ II được tổ chức tại Buđapét (Hunggari). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 15 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Thanh niên thế giới đoàn kết lại vì một nền hòa bình bền vững, vì dân chủ, độc lập dân tộc và vì tương lai tươi sáng”. - Tháng 8-1951: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ III được tổ chức tại Béclin (Cộng hòa Dân chủ Đức). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 30 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Thanh niên hãy đoàn kết chống hiểm họa một cuộc chiến tranh mới, vì nền hòa bình trên thế giới”. - Tháng 8-1953: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ IV được tổ chức tại Bucarét (Rumani). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 40 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Không, thế hệ chúng ta sẽ không phục vụ cho chết chóc và hủy diệt”. - Tháng 8-1955: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ V được tổ chức tại Vácsava (Ba Lan). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 197 thành viên tham gia. Khẩu hiệu 61
nguon tai.lieu . vn