Xem mẫu

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

TRẦN NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO
THANH NIÊN Ở TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Huy Thành

Đà Nẵng – Năm 2017

Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Huy Thành

Phản biện 1: TS. Lê Thị Tuyết Ba
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thế Tư

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Triết học họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 25 tháng 03 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
 Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác
định: “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức
dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia”.
Theo đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách
nhiệm và tình yêu biển đảo, góp phần bảo vệ vững chắc chủ
quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ quan
trọng, thường xuyên của hệ thống chính trị các cấp và lực lượng vũ
trang nhân dân.
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, tinh thần yêu nước, yêu biển
đảo cùng với ý thức tự tôn dân tộc đã hun đúc tạo thành nền tảng tinh
thần vững chắc, xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta. Về quân sự, quốc phòng, biển đảo, thềm lục địa và đất liền
hình thành một khối liên hoàn, vững chắc; sự liên kết giữa các đảo,
cụm đảo, quần đảo tạo thành hệ thống cứ điểm tiền tiêu, lá chắn quan
trọng, bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Lịch sử dân tộc ta ghi
nhận đã có 2/3 các cuộc tiến công xâm lược, kẻ thù sử dụng đường
biển để mở đầu. Do đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý
thức, trách nhiệm và tình yêu biển đảo, góp phần bảo vệ vững chắc
chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ có
ý nghĩa quan trọng, thiết thực.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển đảo trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), Đảng và Nhà nước ta luôn
dành sự quan tâm đặc biệt đối với biển đảo. Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 4 (khoá X) Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020 đã xác định rõ quan điểm, định hướng mục tiêu cơ bản để phấn

2
đấu: đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ
biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên
biển. Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, giáo dục về biển
đảo có sự đổi mới; các hoạt động từ đất liền hướng về biển đảo được
tổ chức thường xuyên. Nổi bật là “Tuần lễ Biển và hải đảo Việt
Nam” diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương, góp phần nâng cao ý thức,
trách nhiệm, tình yêu biển đảo của các tầng lớp nhân dân. Thông qua
các phong trào, như: “Cả nước vì Trường Sa – Trường Sa vì cả
nước”, “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1”, các dự án và các công
trình phục vụ đời sống sinh hoạt trên các đảo đã tạo thêm điều kiện
để bộ đội và nhân dân trên đảo thêm gắn bó với biển đảo “vững vàng
nơi đầu sóng, ngọn gió”. Bộ đội Hải quân với vai trò là lực lượng
nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đã tích cực phối
hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền bằng nhiều
hình thức phong phú, đa dạng về biển đảo, đạt hiệu quả thiết thực,
góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của mỗi người đối
với nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, tỉnh Quảng
Ngãi có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo,
tăng cường quốc phòng và an ninh của khu vực và cả nước. Quán
triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nghị định của Chính
phủ, Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi đã tích cực khắc phục khó
khăn, phát huy nội lực, chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường, đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển đảo, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia
và đạt được những thành tựu quan trọng.
Thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi đa số là ưu tú, giàu tâm huyết,
nhiệt tình và say mê với lý tưởng cách mạng. Họ là những người rất
nhạy cảm với cái mới, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của

3
điều kiện và hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ, kinh
nghiệm sống chưa nhiều, làm cho thanh niên rất dễ bị tác động bởi
những yếu tố tiêu cực từ các kênh thông tin khác nhau. Vấn đề chủ
quyền biển đảo trên biển Đông trong những năm gần đây đang tác
động rất lớn tới thanh niên tỉnh Quảng Ngãi từ nhiều góc độ khác
nhau. Sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái ph p giàn khoan Hải Dương
981, xây dựng các đảo đá nhằm tạo ra đường băng sân bay, gây hấn
với ngư dân trên biển. Những hành động đó đang ảnh hưởng tới mọi
mặt đời sống của thanh niên, đến niềm tin của thanh niên đối với các
chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước trong vấn đề bảo vệ chủ
quyền thiêng liêng của đất nước.
Thực trạng niềm tin của thanh niên tỉnh Quảng Ngãi trên có
nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do chúng ta chưa chú trọng
đúng mức việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo các tầng
lớp thanh niên. Để củng cố và tiếp tục xây dựng niềm tin cho thanh
niên vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ chủ
quyền biển đảo, đ ng thời gắn trách nhiệm, nghĩa vụ của thanh niên
với vấn đề này. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Gi o ục

thức

o

v chủ qu ền iển đ o cho thanh ni n ở t nh Qu n N i hi n
nay” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu n hi n cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận và từ thực trạng giáo dục ý thức
chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay; đề
tài đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên tỉnh Quảng
Ngãi trong thời gian tới.
Với mục tiêu đó, đề tài có những nhiệm vụ sau:

nguon tai.lieu . vn