Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CAO THỊ HOÀI HƯƠNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH KONTUM
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN

Phản biện 1: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

Phản biện 2: PGS.TS. VÕ NGUYÊN DU

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 22
tháng 08 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản là bộ phận hợp thành của
quá trình giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục- đào tạo của
nhà trường, đó là những hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch, có chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện đặc biệt.
Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản đã được nhiều người
nghiên cứu, tìm hiểu, đề cập đến trên nhiều phương diện: từ hình
thức, nội dung, biện pháp, hiệu quả hoạt động… nhưng trên địa bàn
tỉnh KonTum vẫn chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách thỏa
đáng. Để hoạt động giáo dục SKSS thành công cần thiết phải có quản
lý, tuy nhiên hiện chưa có nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục
SKSS tại KonTum.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi
chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông tỉnh KonTum”.
2. Mục đính nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động giáo dục SKSS cho học sinh tại các trường THPT tỉnh
KonTum.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản học
sinh THPT tỉnh KonTum.
Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản
học sinh THPT tỉnh KonTum.

2

4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh ở các trường
THPT trên địa bàn tỉnh KonTum còn hạn chế.
Nếu xác định rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng
quản lý hoạt động giáo dục SKSS ở các trường THPT thì có thể đề
xuất được các biện pháp quản lý hợp lý, khả thi góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh
ở các trường THPT tỉnh KonTum.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục
SKSS ở trường Trung học phổ thông;
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
SKSS ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh KonTum;
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động giáo dục SKSS cho học sinh các trường THPT tỉnh Kon Tum.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục SKSS ở một số
trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh KonTum
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
7.2.2. Phương pháp điều tra
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ lưu trữ

3

7.3. Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp của đề tài
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động giáo dục SKSS.

nguon tai.lieu . vn